You are on page 1of 3

GV: Trương Phước Hải

TẬP HUẤN ĐỘI DỰ TUYỂN


Ngày 27/07/2022

TỔNG QUAN ĐỀ BÀI

STT Tên bài File chương trình File dữ liệu File kết quả Hạn chế
1 GIÁ TRỊ CÂN BẰNG BALANCE.* BALANCE.INP BALANCE.OUT 1 giây
2 CÂY ĐỀ CÁC CARTESIAN.* CARTESIAN.INP CARTESIAN.OUT 1 giây
3 ĐƯỜNG ĐI DÀI NHẤT LP.* LP.INP LP.OUT 1 giây

GIÁ TRỊ CÂN BẰNG

Xét dãy số nguyên gồm 𝑛 phần tử có giá trị phân biệt từ 1 đến 𝑛. Ta gọi 𝑥 là giá trị cân bằng của dãy nếu
số phần tử nhỏ hơn 𝑥 và số phần tử lớn hơn 𝑥 là bằng nhau. Như vậy chỉ có những dãy có số phần tử là lẻ
thì mới có giá trị cân bằng. Chẳng hạn dãy {2, 5,8,10, 3} có giá trị cân bằng là 5.

Yêu cầu: Cho dãy 𝑎1 , 𝑎2 , … , 𝑎𝑛 có giá trị phân biệt từ 1 đến 𝑛. Đếm số dãy con độ dài lẻ gồm các phần tử
liên tiếp có giá trị cân bằng là số nguyên 𝑥 cho trước.

Dữ liệu: Vào từ tập tin văn bản BALANCE.INP

- Dòng đầu tiên chứa số nguyên 𝑛, 𝑥(1 ≤ 𝑛 ≤ 105 ; 1 ≤ 𝑥 ≤ 𝑛)


- Dòng tiếp theo chứa dãy gồm 𝑛 số nguyên có giá trị phân biệt từ 1 đến 𝑛.

Kết quả: Ghi ra tập tin văn bản BALANCE.OUT một số nguyên là kết quả tìm được.

Ví dụ:

BALANCE.INP BALANCE.OUT
7 4 4
5 7 2 4 3 1 6

Giải thích: có 4 dãy con có giá trị cân bằng là 4: {4}, {7,2,4}, {5,7,2,4,3}, {5,7,2,4,3,1,6}

1/3
GV: Trương Phước Hải

CÂY ĐỀ CÁC

Cây nhị phân tìm kiếm là cây nhị phân mà ở mỗi nút 𝑣 của nó có ghi một số gọi là khoá tìm kiếm (trong
bài này, khoá tìm kiếm là số nguyên dương) và các khoá thoả mãn điều kiện: các khoá ở cây con phải của
𝑣 lớn hơn khoá ở nút 𝑣, còn các khoá ở cây con trái của 𝑣 bé hơn khóa ở nút 𝑣.

Cây nhị phân tìm kiếm được gọi là cây Đề Các nếu ở đỉnh 𝑢, ngoài khoá 𝑥𝑢 còn có khoá phụ 𝑦𝑢 thoả mãn
điều kiện: nếu 𝑣 là cha của 𝑢 thì 𝑦𝑣 < 𝑦𝑢 .

Tập các cặp số (𝑥1 , 𝑦1 ), (𝑥2 , 𝑦2 ), … , (𝑥𝑛 , 𝑦𝑛 ) gọi là hợp thức, nếu 𝑥𝑖 nhận các giá trị khác nhau từ 1 tới 𝑛,
𝑦𝑖 cũng nhận các giá trị khác nhau từ 1 tới 𝑛. Dễ dàng chứng minh được rằng với mỗi tập hợp thức các
cặp số tồn tại đúng một cây Đề Các nhận các số trong cặp làm khoá tìm kiếm. Ví dụ, với cây nhị phân bên
trái có 3 tập hợp thức biến nó thành cây Đề Các: {(1,2); (2,3); (3,1); (4,4)}, {(1,2); (2,4); (3,1); (4,3)}, và
{(1,3); (2,4); (3,1); (4,2)}.
(3,1) (3,1)
(3,1)
Yêu cầu: Cho cây nhị phân 𝑇 có 𝑛 1 1 1 1
(1,2) (1,2) (4,3)
(4,4) (1,3)
nút, các nút được đánh số từ 1 tới 2 3 2
(4,2)
2 3 3 2 3
𝑛(1 ≤ 𝑛 ≤ 200). Hãy xác định số (2,3) (2,4)
(2,4)
4 4 4 4
tập hợp thức có các cặp số có thể
đặt vào các nút để nhận được cây Đề Các.

Dữ liệu: Vào từ tập tin văn bản CARTESIAN.INP

- Dòng đầu tiên chứa số nguyên n,


- Dòng thứ 𝑖 trong 𝑛 dòng sau chứa 2 số nguyên xác định nút con trái và phải của 𝑖. Giá trị 0 tương ứng
với việc không có nút con.
- Nút gốc được đánh số là 1.

Kết quả: Ghi ra tập tin văn bản CARTESIAN.OUT một số nguyên – số lượng tập hợp thức thoả mãn yêu
cầu đã nêu.

Ví dụ:

CARTESIAN.INP CARTESIAN.OUT
4 3
2 3
0 4
0 0
0 0

2/3
GV: Trương Phước Hải

ĐƯỜNG ĐI DÀI NHẤT

Cho đồ thị vô hướng liên thông 𝐺 = (𝑉, 𝐸) gồm 𝑛 đỉnh, các cạnh của 𝐺 được gán một trọng số nguyên.
Giữa hai đỉnh phân biệt bất kỳ của 𝐺 có duy nhất một đường đi đơn nối chúng, độ dài của một đường đi
đơn là tổng trọng số các cạnh trên đường đi.

Yêu cầu: Hãy tìm một đường đi đơn dài nhất (có độ dài lớn nhất) trên 𝐺.

Dữ liệu: Vào từ tập tin văn bản LP.INP

- Dòng 1 chứa số đỉnh 𝑛 của đồ thị 𝐺(2 ≤ 𝑛 ≤ 105 ).


- Các dòng tiếp theo, dòng thứ 𝑖 chứa ba số nguyên 𝑢𝑖 , 𝑣𝑖 , 𝑐𝑖 cho biết có một cạnh (𝑢𝑖 , 𝑣𝑖 ) trên đồ thị và
trọng số của cạnh đó là 𝑐𝑖 . (1 ≤ 𝑢𝑖 , 𝑣𝑖 ≤ 𝑛; |𝑐𝑖 | ≤ 106 ).

Kết quả: Ghi ra tập tin văn bản LP.OUT

- Dòng đầu tiên ghi độ dài đường đi đơn tìm được.


- Dòng tiếp theo ghi các đỉnh trên đường đi đơn tìm được theo đúng thứ tự trên đường đi.

Ví dụ:
LP.INP LP.OUT
6 12
2 5
1 2 1 3 1 4 5
1 3
1 3 4
1 4 5 1 5 4

4 5 3 4 2

4 6 2 3 6

3/3

You might also like