You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC


--------------- o0o ----------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CAO SU VÀ


COMPOSITE – CH4102
Đề tài: Structure reaction injection molding – Tìm hiểu phương pháp
phản ứng và phun nhựa vào khuôn với vật liệu kết cấu

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng


GS.TS. Bùi Chương
Sinh viên:
1. Nguyễn Bá Lâm 20180789
2. Ngô Lê Đoàn Lâm 20180778
3. Nguyễn Thị Lành 20174830
4. Bùi Thị My 20174955
5. Vũ Thị Mai Lan 20180796
6. Nguyễn Thị Bích Ngọc 20180874
7. Lê Kim Ngân 20174983
8. Cù Thị Linh 20180805

HÀ NỘI – 2021
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

MỤC LỤC

1
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Hình 1: Sơ đồ công nghệ của phương pháp phản ứng và phun nhựa vào...............6
khuôn cấu trúc...........................................................................................................6
Hình 2: Sơ đồ bố trí các thiết bị trong dây chuyền phương pháp SRIM trước khuôn
...................................................................................................................................9
Hình 3: Đầu trộn trong phương pháp SRIM...........................................................10
Hình 4: Khuôn nhôm được sử dụng trong phương pháp SRIM..............................11
Hình 5: Hình ảnh đa dạng các sản phẩm nhựa được sản xuất bằng phương pháp
SRIM........................................................................................................................14
Hình 6: Hình ảnh một sô sản phẩm SRIM trong lĩnh vực y tế.................................14
Hình 7: Hình ảnh một số sản phẩm SRIM trong lĩnh vực thể thao.........................14
Hình 8: Ứng dụng vật liệu composite trong ngành công nghiệp ô tô.....................15

2
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

I. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các sản phẩm từ nhựa đã trở nên vô cùng quen thuộc vào đời
sống của con người, từ những vật dụng gia đình phổ biến đến các trang thiết
bị máy móc công nghiệp. Sản phẩm làm từ nhựa mang tính đột phá thay thế
cho nhũng vật liệu khác làm tăng cao hiệu năng sử dụng cũng như mang lại
nhiều lợi nhuận kinh tế. Các phương pháp mới để sản xuất vật liệu, sản
phẩm nhựa cũng được phát triển dựa trên những thành tựu, khảo học kỹ
thuật của thời đại; cùng với đó, những phương pháp gia công truyền thống
cũng được cải tiến một cách
Với đề tài: “ Phương pháp phản ứng và phun nhựa vào khuôn với vật
liệu kết cấu”, chúng ta sẽ hiểu được phương pháp phản ứng và phun nhựa
vào khuôn như nào, ưu nhược điểm và ứng dụng. Đánh giá được vai trò của
phương pháp đến sản phẩm nhựa.
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy GS.TS. Bùi
Chương và thầy PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng đã hướng dẫn tận tình, chi tiết,
giúp chúng em hoàn thành tiểu luận môn học này. Trong quá trình thực hiện
đề tài này, chúng em đã rất cố gắng để hoàn thành tốt nhưng có lẽ vốn kiến
thức còn hạn hẹp cũng như các yếu tố khách quan khác mà không thể tránh
khỏi những thiếu ót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê
bình và hướng dẫn thêm của thầy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

II. PHẦN NỘI DUNG


1. Giới thiệu phương pháp phản ứng và phun nhựa vào khuôn với vật
liệu kết cấu
Đúc phun phản ứng – Reaction injection molding (RIM) là một công
nghệ sản xuất tương đối mới để sản xuất các bộ phận nhựa nhiệt rắn hoặc
nhựa nhiệt dẻo chủ yếu là polyurethane chất lượng cao, công nghệ này được
nhà khoa học Bayer phát triển vào năm 1969. Công nghệ này đã trở thành
quy trình đúc nhựa hàng đầu mang lại tính linh hoạt trong các lựa chọn xử lý
và hệ thống hóa chất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa chất
lượng cao. (1)

Đúc phun phản ứng cấu trúc – Structural reaction injection molding
(SRIM) là một quy trình RIM biến thể bổ sung các yếu tố cấu trúc vào
khuôn trước khi ép, được sử dụng để sản xuất vật liệu tổng hợp
polyurethane có chứa các thảm sợi thủy tinh liên tục ngẫu nhiên. SRIM là
một quy trình tương đối mới kết hợp tốc độ sản xuất cao của RIM với đặc
tính mô đun cao, mạnh mẽ cho các bộ phận do RIM thực hiện. Không giống
như "urethane" RIM, sợi gia cường có thể được sử dụng cho SRIM để tăng
độ cứng, độ dẻo dai và sức bền. Polyurethane, vật liệu phổ biến nhất được
tạo ra bởi quy trình RIM tiêu chuẩn, được bơm vào khuôn (công cụ) đã được
gia cố trước ở độ nhớt rất thấp, nơi nó phản ứng hóa học và đóng rắn. Vì vật
liệu có độ nhớt thấp như vậy tạo ra rất ít ứng suất lên dụng cụ, nên dụng cụ
SRIM có thể chế tạo các bộ phận 3 chiều lớn và phức tạp chỉ bằng một phần
nhỏ so với đầu tư dụng cụ đúc phun tương đương.

Ngoài ra, vật liệu SRIM có thể được xây dựng để phản ứng nhanh với
năng suất sản xuất cao. Giống như tên gọi của phương pháp, sản phẩm tổng
hợp thông qua SRIM mạnh hơn và cứng hơn các sản phẩm urethane được
làm bằng RIM thông thường. Điểm mạnh và mô-đun của SRIM biến vật liệu
tổng hợp mạnh nhất gấp hai đến mười lần hoặc hơn vật liệu RIM gia cố.
4
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Khả năng chống chịu nhiệt độ cao cho phép các bộ phận SRIM được sử
dụng trong khi urethan RIM thì không thể. Các ứng dụng hiện tại của SRIM
tập trung vào các bộ phận yêu cầu độ bền cao. Giảm trọng lượng có thể đạt
được khi thay thế thép hoặc thậm chí nhựa dày hơn các bộ phận được làm
bằng SRIM. Chi phí lắp ráp có thể được giảm bớt bằng cách giảm tổng số
bộ phận xuống. Bởi vì các bộ phận được làm bằng SRIM rất mạnh và cứng,
các phương pháp thiết kế bộ phận khác với các phương pháp thông thường
urethan hoặc vật liệu nhiệt dẻo phản ứng. Các bộ phận mỏng có hình dạng
nhẹ nhưng rất bền. Thiết kế phức tạp hơn, có thể bị loại bỏ bằng cách sử
dụng các kỹ thuật thiết kế sáng tạo của kỹ sư.

2. Đặc điểm công nghệ phương pháp


Khi so sánh với phương pháp phản ứng và phun nhựa vào khuôn (RIM)
thông thường, phương pháp phản ứng và phun nhựa vào khuôn cấu trúc
(SRIM) có sự khác biệt ở quá trình lắp cấu trúc gia cường vào khuôn trước
như đã trình bày ở phần trên. Trong phần “2. Đặc điểm công nghệ phương
pháp” này, quá trình tiến hành phương pháp, những yếu tố kỹ thuật liên
quan cũng như yêu cầu của nguyên liệu sử dụng sẽ được trình bày. (2)

2.1. Quy trình tiến hành


Đối với phương pháp SRIM, quy trình công nghệ bao gồm 4 bước
chính: Chuẩn bị nguyên liệu, Chuẩn bị hệ cấu trúc trong khuôn, Phun
nguyên liệu vào khuôn cấu trúc và Làm nguội san phẩm.

Quy trình công nghệ này được mô tả trong sơ đồ công nghệ ở hình
ảnh bên dưới.

5
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Sơ đồ công nghệ:

Hình 1: Sơ đồ công nghệ của phương pháp phản ứng và phun nhựa vào
khuôn cấu trúc

Quy trình công nghệ mô tả từ sơ đồ ở trên bao gồm những đặc điểm sau:
 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Hai hoặc nhiều loại nhựa nóng chảy, chẳng hạn như polyisocyanate
được đổ vào các bể chứa chất phản ứng riêng biệt nhau được trang bị cơ
chế kiểm soát nhiệt độ và nguồn cấp dữ liệu. Sau đó, chất lỏng được giải
phóng vào các đường cung cấp tương ứng của chúng và được chuyển vào
một buồng đo lường có chức năng điều chỉnh áp suất và luân chuyển
nhựa vào đầu trộn.
 Bước 2: Chuẩn bị hệ thống cấu trúc trong khuôn
Các thành phần cấu trúc được đặt vào khuôn thành một tổng thể
chung, kết nối với nhau từ trước.

6
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Có nhiều phương pháp để sản xuất cấu trúc gia cường của khuôn:Đối
với các cấu trúc sợi ngẫu nhiên, một trong những phương pháp đó là
phun sợi (spray-up), các cuộn sợi liên tục được cắt thành các đoạn dài từ
10 đến 80 mm bằng cách sử dụng súng cắt và các sợi đã cắt nhỏ được
phun lên khung đã được định hình trước hình dạng sản phẩm. Hút chân
không được áp dụng để giữ cố định các sợi trên khung. Nhựa kết dính
nhiệt rắn được phun với các sợi giữ cho chúng ở đúng vị trí và duy trì
hình dạng đã định hình sẵn.
Với các cấu trúc dạng sợi liên tục có chứa các sợi dài ngẫu nhiên
được tạo ra bằng quá trình dập bằng cách sử dụng máy ép đơn giản cùng
khuôn định hình trước. Cả hai chất kết dính nhựa nhiệt dẻo và nhiệt rắn
đều có thể sử dụng để duy trì hình dạng đã hình thành sau khi dập cảu
cấu trúc.
Với các loại vải dệt thoi có chứa các sợi hai chiều, phương pháp 'cắt
và dệt' được sử dụng trong đó các sợi khác nhau ban đầu được cắt từ vải
và sau đó được khâu lại với nhau bằng polyester, thủy tinh,…
 Bước 3: Phun nguyên liệu vào khuôn cấu trúc
Sau khi ở đầu trộn nhựa áp dụng áp suất khoảng 1.500 đến 3.000 psi
để trộn nhựa, các phản ứng tạo liên kết giữa các mạch polymer xẩy ra
dựa trên quá trình trộn thay vì dựa trên quá trình tăng nhiệt độ. Sản phẩm
sau trộn được bơm vào khuôn ở vận tốc cao. Đầu trộn ngừng giải phóng
chất phản ứng khi khuôn đầy. Phản ứng hóa học tỏa nhiệt xảy ra bên
trong khuôn, dẫn đến hiện tượng trùng hợp nhựa.
 Bước 4: Làm nguội
Sau khi polyme đông đặc, hoặc "đóng rắn", sản phẩm được tháo ra
khỏi khuôn theo hình dạng của khuôn.

7
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

2.2. Các yêu cầu làm việc của phương pháp


Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành phương pháp phản ứng và phun
nhựa vào khuôn cấu trúc (SRIM), ngoài yếu tố liên quan tới cấu trúc gia
cường, điều kiện phản ứng của nguyên liệu nhựa, những yêu cầu về nguyên
liệu đầu vào, nhiệt độ ép khuôn và áp suất ép khuôn cũng ảnh hưởng tới
mức độ hiệu quả của phương pháp. (3)

 Yêu cầu nguyên liệu: Đặc tính của polymer nguyên liệu trong phương
phương pháp SRIM cần phải đáp ứng những yêu cầu sau (5):

- Độ nhớt thấp

- Độ nhớt duy trì thấp trong quá trình phun

- Phản ứng xảy ra nhanh

- Tương thích với thiết bị của phương pháp RIM

- Khả năng tương thích tốt với kết cấu gia cường

Đối với yếu tố độ nhớt của polymer nguyên liệu, độ nhớt của hỗn hợp
nguyên liêu được phun vào phải đủ thấp để cho phép nhựa chảy qua cấu
trúc gia cường mà không phá hủy hoàn toàn hoặc biến dạng nó. Ở điều
kiện tối ưu nhất, độ nhớt phải duy trì đủ lâu để khuôn được lấp đầy và các
sợi gia cường được tương tác với nguyên liệu nhựa.
 Thời gian: Thời gian trong một vòng sản xuất sản phẩm trong phương
pháp phản ứng và phun nhựa vào khuôn cấu trúc (SRIM) ngắn, thường
mất khoảng 30 giây để quá trình phản ứng diễn ra. Tổng thời gian cho cả
quá trình đóng và mở khuôn là khoảng 1 phút, ngắn hơn nhiều lần so với
các phương pháp khác. Thời gian phản ứng nhanh của các loại nhựa
nhiệt dẻo sử dụng cũng như thời gian của một vòng sản xuất ngắn giúp
cho năng suất trong sản xuất của phương pháp này ở mức cao.

8
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

 Nhiệt độ và áp suất: Trong phương pháp phản ứng và phun nhựa vào
khuôn cấu trúc, ngoài nhiệt độ cần để làm nóng chảy nguyên liệu nhựa
dẻo thì nhiệt độ ở mức thấp. Nhiệt độ nằm ở khoảng 60oC tới 120oC.
Ngoài yếu tố liên quan tới nhiệt độ, áp suất phun khuôn được sử dụng
trong phương pháp này nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1,5 Mpa.

3. Thiết bị
Ngoài các yếu tố khác nhau về khuôn, hệ thống thiết bị vận hành trong
phương pháp SRIM giống với phương pháp RIM. Trong phần này, các thiết
bị dùng trong vận hành sản xuất phương pháp SRIM sẽ được trình bày.

3.1. Các thiết bị trong vòng tuần hoàn nguyên liệu.


Các thiết bị trong vòng tuần hoàn nguyên liệu bao gồm Bể chứa nguyên
liệu, Bơm nguyên liệu, Piston điều chỉnh dòng nguyên liệu và thiết bị trao
đổi nhiệt. (4)

Hình 2: Sơ đồ bố trí các thiết bị trong dây chuyền phương pháp SRIM trước khuôn

Các bể chứa nguyên liệu chứa các thành phần cho quá trình phản ứng,
nguyên liệu đi từ các bể chứa được vận chuyển qua các ống cung cấp tới đầu
9
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

phun. Dòng nguyên liệu tuần hoàn sau khi tới vị trí của đầu phun sẽ đi qua
thiết bị trao đổi nhiệt để điều chỉnh lại nhiệt độ trước khi quay trở về bể
chứa nguyên liệu.

Bơm nguyên liệu là thiết bị cung cấp động lực chuyển cho dòng nguyên
liệu. Trong khi đó, để điều chỉnh áp suất của dòng nguyên liệu chính xác thì
thiết bị Piston điều chỉnh được sử dụng. Trong một số dây chuyền, hai thiết
bị này có thể được kết hợp lại với nhau trong một thiết bị thực hiện đồng
thời cả hai nhiệm vụ cung cấp động lực và điều chỉnh áp suất.

Với nhiệt độ không quá cao, thiết bị trao đổi nhiệt thường sử dụng chất
lỏng trao đổi nhiệt là nước. Vị trí đặt của thiết bị trao đổi nhiệt có thể ở
trước đầu trộn hoặc sau đầu trộn, ngay trước khi dòng nguyên liệu trở lại bể
chứa.

3.2. Đầu trộn


Ở đầu trộn, các phản ứng tạo liên kết giữa các mạch polymer xảy ra khi
quá trình trộn diễn ra.
Sau khi trộn, van ở đầu trộn mở, hỗn hợp chất phản ứng lỏng đi vào
khoang ở đầu trộn và được bơm vào khuôn ở vận tốc và áp suất cao. Khi
hỗn hợp được bơm ra khuôn, pit- tong bên trong đầu trộn sẽ chuyển động
ngược lại, hút chất phản ứng rồi lại thực hiện tiếp chu trình phun nhựa thành
dòng vào khoang khuôn.

10
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Hình 3: Đầu trộn trong phương pháp SRIM

3.3. Khuôn trong phương pháp SRIM

Hình 4: Khuôn nhôm được sử dụng trong phương pháp SRIM

Đối với phương pháp SRIM, khuôn được sử dụng trước khi được lắp đặt
thêm kết cấu cần phải được kiểm định trước khi đưa vào vận hành sản xuất,
những yêu cầu đối với khuôn bao gồm:

- Đảm bảo độ chính xác về kích thước, hình dáng biến dạng sản phẩm;
- Đảm bảo độ bóng cần thiết cho cả lòng khuôn và lõi để đảm bảo độ
bóng của sản phẩm;
- Đảm bảo vị trí chính xác về tương quan giữa 2 nửa khuôn;
- Đảm bảo lấy sản phẩm ra khỏi khuôn một cách dễ dàng;
- Vật liệu chế tạo khuôn phải có tính chống mòn cao và dễ gia công;
- Khuôn phải có hệ thống làm lạnh bao quanh lòng khuôn sao cho lòng
khuôn phải có nhiệt độ ổn định để vật liệu dễ điền đầy vào lòng khuôn

11
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

và định hình nhanh chóng trong lòng khuôn từ đó rút ngắn thời gian
cho một san phẩm và tăng năng suất.
- Khuôn phải có kết cấu hợp lý không quá phức tạp sao cho phù hợp với
khả năng công nghệ hiện có.
Sau khi polyme đông đặc, hoặc "đóng rắn", nó được đẩy ra khỏi khuôn theo
hình dạng của khuôn. Các đường dẫn nước lạnh được mở ra để làm mát, loại
bỏ nhiệt làm nguội và được tháo ra khỏi khuôn.
Do nhiệt độ và áp suất khuôn đối với trong phương pháp SRIM thấp hơn
so với những phương pháp khác, những khuôn sử dụng có thể được chế tạo
bằng vật liệu nhẹ, tiết kiệm chi phí nhưng chắc chắn như nhôm. (2)

4. Ưu điểm, nhược điểm

4.1. Ưu điểm
Trong nhiều năm trở lại đây, SRIM đang trở nên được sử dụng rộng rãi
trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa vì những ưu điểm của chúng, những
ưu điểm có thể được kể tới như:
- Ở công nghệ SRIM, sợi được tạo hình trước (do đó có thể định hướng
sợi trước, tạo kết cấu sợi, tăng độ bền cơ lý) và sợi được đưa vào
khuôn trước rồi mới phun hỗn hợp nhựa vào khuôn;
- Không cần sản phẩm trung gian;
- Nhiệt độ xử lý thấp;
- Giảm yêu cầu về áp suất kẹp;
- Độ tự động hóa của quy trình SRIM rất cao;
- Có các đặc tính tốt của sản phẩm cuối cùng;
- Thời gian của một vòng sản xuất ra sản phẩm ngắn, dẫn đến năng suất
cao;
Các sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp SRIM có độ cứng rất
cao khi so sánh với các phương pháp đúc khác. Modun uốn trung bình của
một sản phẩm sản xuất từ phương pháp này là từ 500 đến 1500 ksi, trong khi

12
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

độ bền kéo là từ 7 đến 18,5 ksi. Ngoài độ cứng, sản phẩm làm từ phương
pháp SRIM còn có độ bền, chắc, chống va đập cao. Điều này dẫn đến SRIM
được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp ô tô và hàng không vũ
trụ cũng như trong sản xuất các loại máy móc và thiết bị khác nhau.
Phương pháp SRIM dựa vào các phản ứng hóa học thay vì sử dụng ảnh
hưởng nhiệt để sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Nhờ vậy, nhiệt độ trong
phương pháp SRIM sử dụng thấp hơn so với các phương pháp khác. Điều
này đồng nghĩa với việc yêu cầu lao động ít hơn, làm cho SRIM trở thành
một phương pháp hiệu quả về thời gian và chi phí cao hơn đáng kể so với
các phương pháp sản xuất khác.

4.2. Nhược điểm


Ngoài những ưu điểm vừa trình bày ở trên, phương pháp SRIM giống
như các phương pháp khác cũng có những nhược điểm riêng, dưới đây là
một số những nhước điểm đáng chú ý của phương pháp SRIM:
- Không thể sơn trong khuôn – In - Mold Painting (IMP) với các sản
phẩm SRIM, do phải đặt tấm lót, lưới hoặc khuôn đúc sẵn vào khuôn
khi bắt đầu quá trình sản xuất;
- Các bộ phận được sản xuất bằng SRIM thường yêu cầu công việc sơn
sau khuôn (có khả năng gây hại cho sức khỏe, tùy thuộc vào loại sơn)
và hầu hết thường không có lớp hoàn thiện loại A;
- Chi phí đầu tư hệ thống máy móc, khuôn cao;
- Công nghệ SRIM chưa tạo được bề mặt láng bóng, cần phải gia công
bề mặt thêm;

5. Ứng dụng
Đúc phun phản ứng cấu trúc (SRIM) là một trong hai biến thể phổ biến
nhất của quy trình đúc phun phản ứng (RIM). Trong khi biến thể phổ biến
khác, đúc phun phản ứng tăng cường (RRIM) chủ yếu tập trung vào việc
tăng sức mạnh và kích thước của các sản phẩm, SRIM thay vào đó tập trung

13
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

vào việc tăng độ cứng. Vì thế, SRIM được sử dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp ô tô, y tế, hàng không vũ trụ và các thiết bị giải trí để tạo ra các
bộ phận cứng như bảng điều khiển, cửa, tấm và kệ.

Hình 5: Hình ảnh đa dạng các sản phẩm nhựa được sản xuất bằng phương pháp SRIM

14
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Hình 6: Hình ảnh một sô sản phẩm SRIM trong lĩnh vực y tế

Hình 7: Hình ảnh một số sản phẩm SRIM trong lĩnh vực thể thao

Đúc phun phản ứng cấu trúc (SRIM) được công nhận rộng rãi là có tiềm
năng lớn để tăng cường sử dụng trong sản xuất các bộ phận composite
(Macosko, 1989). SRIM đã nhận được sự chú ý đặc biệt trong ngành công
nghiệp xe đường bộ, nơi có sự quan tâm đáng kể đến việc thu được lợi ích
của vật liệu polyme composite với chi phí thấp và tỷ lệ sản xuất khối lượng
lớn. Ước tính mỗi năm có hơn 300.000 bộ phận được sản xuất bằng công
nghệ SRIM trong ngành công nghiệp ô tô.

15
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

Hình 8: Ứng dụng vật liệu composite trong ngành công nghiệp ô tô

SRIM có thể được áp dụng cho các ứng dụng khác như sản xuất các bộ
phận trên máy bay (kết cấu khung xương, thân máy bay, cánh, bộ phận dẫn
hướng,…). Một trong những lý do quan trọng nhất của việc ứng dụng rộng
rãi phương pháp SRIM sử dụng vật liệu composite trong ngành Hàng không
là độ bền và độ cứng tương đối trên trọng lượng riêng của composite lớn.
Điều này làm giảm trọng lượng của máy bay, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô
nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Phương pháp này còn được sử
dụng để chế tạo ra các chi tiết hình dáng phức tạp, góp phần làm giảm số
lượng chi tiết trên máy bay, đồng thời giảm thời gian và chi phí lắp đặt sản
phẩm.

III. PHẦN KẾT LUẬN

Qua tiểu luận tìm hiểu “ Phương pháp phản ứng và phun nhựa vào
khuôn với vật liệu kết cấu”, chúng em đã có cái nhìn tổng quan về cả công
nghệ cũng như ứng dụng của phương pháp trình bày. Có thể nói rằng, những
sản phẩm nhựa được tạo ra từ phương pháp phản ứng và phun nhựa đang
dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta ngày
nay. Bên cạnh nhưng đặc điểm nổi bật, phương pháp phản ứng và phun nhựa
vào khuôn với vật liệu kết cấu cũng giống như các phương pháp khác đều có
những nhược điểm, hạn chế riêng; Do đó, vấn đề đối với kỹ sư polyme
tương lai phát triển máy móc, quy trình sản xuất đa dạng, đa năng, hiệu quả
để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế cho đơn vị kinh
doanh, sản xuất.

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thông tin cho bài tiểu luận cũng đã cho
chúng em cơ hội được tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học. Tuy lượng thông tin được trình bày trong bài tiểu luận là chưa
nhiều nhưng những kiến thức, kỹ năng mà chúng em có được sau bài tiểu

16
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

luận này chắc chắn sẽ giúp em rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu
sắp tới tại Trung tâm Polyme-Composite.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Các bài báo khoa học:
(1) Eckler, J. H., & Wilkinson, T. C. (1987). Processing and designing parts
using structural reaction injection molding. Journal of Materials Shaping
Technology, 5(1), 17–21.
(2) Campbell, F. C. (2004). Commercial Composite Processes: These
Commercial Processes Produce Far More Parts than the High-performance
Processes. Manufacturing Processes for Advanced Composites, 399–438.
(3) González-Romero, V. M., & Macosko, C. W. (1990). Process
parameters estimation for structural reaction injection molding and resin
transfer molding. Polymer Engineering and Science, 30(3), 142–146.
(4) Rosato, D. V., Rosato, D. V., & Rosato, M. V. (2004). REACTION
INJECTION MOLDING. Plastic Product Material and Process Selection
Handbook, 406–427.

17
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Huy Tùng, GS.TS. Bùi Chương

(5) Chick, J. P., Rudd, C. D., Van Leeuwen, P. A., & Frenay, T. I.
(1996). Material characterization for flow modeling in structural reaction
injection molding. Polymer Composites, 17(1), 124–135.

Các trang web tham khảo:

1. https://romeorim.com/srim/

2. https://www.ptonline.com/articles/srim-material-machine-process-
innovations-give-birth-to-srim-truck-box

3. https://www.hanoiplastics.com.vn/he-thong-cua-may-ep-phun

4. https://technicalvnplus.com

18

You might also like