You are on page 1of 7

BTVN - BÀI TẬP VỀ CÁC LOẠI HẠT TRONG NGUYÊN TỬ, ION

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


MÔN: HÓA HỌC 10
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ HS tính được các loại hạt dựa vào dữ kiện đề bài.

Câu 1: (ID: 437824) Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. neutron, electron. B. electron, neutron, proton.
C. electron, proton. D. proton, neutron.
Câu 2: (ID: 574755) Nguyên tử X có 9 hạt electron ở lớp vỏ. Vậy điện tích hạt nhân (Z) của X là:
A. +6. B. -6. C. +9. D. -9.
Câu 3: (ID: 574756) Nguyên tử Y có điện tích hạt nhân là +8. Vậy số proton của Y là:
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 4: (ID: 574757) Nguyên tử T có số khối A = 23 và điện tích hạt nhân Z = 11. Vậy số neutron của T là:
A. 23. B. 12. C. 11. D. 20.
Câu 5: (ID: 574758) Hạt nhân của nguyên tử R có 14 hạt neutron, còn lớp vỏ của R có 13 hạt electron quay xung
quanh. Số khối của R là:
A. 27. B. 28. C. 26. D. 13.
Câu 6: (ID: 574759) Nguyên tử M có tổng số hạt cơ bản là 46 hạt. Trong đó, số hạt mang điện bằng 1,875 lần số
hạt không mang điện. Số proton của X là:
A. 23. B. 12. C. 15. D. 16.
Câu 7: (ID: 574760) Nguyên tử D có tổng số hạt cơ bản là 28 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 8 hạt. Số electron của D là:
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 8: (ID: 574761) Nguyên tử E có số khối là 39. Trong hạt nhân của E, số hạt mang điện ít hơn số hạt không
mang điện là 1 hạt. Số neutron của E là:
A. 20. B. 19. C. 18. D. 11.
Câu 9: (ID: 574762) Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện là 12. Điện tích hạt nhân của X là:
A. +8. B. +6. C. -8. D. -6.
Câu 10: (ID: 574763) Nguyên tử Y có tổng số hạt trong hạt nhân là 14. Số khối của Y là:
A. 7. B. 12. C. 18. D. 14.
Câu 11: (ID: 574764) Nguyên tử X có 9 hạt electron. Trong ion X-, số hạt electron là:
A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.

1
Câu 12: (ID: 574765) Nguyên tử Y có 12 hạt electron. Trong ion Y2+, số hạt eletron là:
A. 10. B. 13. C. 16. D. 19.
Câu 13: (ID: 574766) Nguyên tử T có 19 hạt electron. Trong ion T+, số hạt proton là:
A. 18. B. 19. C. 20. D. 24.
Câu 14: (ID: 574767) Tổng số hạt cơ bản trong ion X2+ là 58 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 18 hạt. Số proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là:
A. 12, 12, 10. B. 12, 12, 12. C. 10, 10, 10. D. 20, 20, 20.
Câu 15: (ID: 574768) Tổng số hạt cơ bản trong ion X2- là 50 hạt. Biết số khối của X2- là 32. Số neutron của
X2- là:
A. 16. B. 18. C. 19. D. 17.
Câu 16: (ID: 574769) Nguyên tử T có số khối là 9. Số neutron trong T là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 17: (ID: 574770) Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 16 hạt. Biết số proton của R là số lẻ. Số neutron của
R là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 18: (ID: 426702) Nguyên tử X có số khối là 16, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là
A. 36. B. 24. C. 16. D. 8.
Câu 19: (ID: 517188) Nguyên tử của nguyên tố (A) có tổng số hạt p, n, e là 34 trong đó tỉ lệ giữa số hạt mang
điện và số hạt không mang điện là 11 : 6. Số hạt không mang điện trong nguyên tử A là
A. 11. B. 12. C. 10. D. 9.
Câu 20: (ID: 426713) Trong phân tử XY2 có tổng số hạt mang điện là 44. Tổng số khối của các nguyên tử trong
XY2 là 44. Số hạt không mang điện trong Y nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 2. Biết rằng trong
nguyên tử X các hạt có số lượng bằng nhau. Số proton của Y là
A. 16. B. 14. C. 8. D. 6.

2
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.D 2.C 3.C 4.B 5.A 6.D 7.B 8.A 9.B 10.D

11.C 12.A 13.B 14.D 15.A 16.C 17.C 18.C 19.B 20.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là proton và neutron.
Chú ý khi giải:
Lưu ý: Đề bài hỏi "hạt nhân".
Chọn D.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e
Cách giải:
Số p = số e = 9 ⟹ Điện tích hạt nhân của X là +9.
Chọn C.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e
Cách giải:
Điện tích hạt nhân của Y là +8 ⟹ số p = 8
Chọn C.
Câu 4 (TH):
Chọn .
Câu 5 (VD):
Phương pháp:
A = p + n; p = e
Cách giải:
Ta có: n = 14; e = 13 ⟹ p = e =13
⟹ A = p + n = 13 + 14 = 27
Chọn A.

3
Câu 6 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
2p + n = 46 và 2p = 1,875.n
⟹ p = 15; n = 16
Chọn D.
Câu 7 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
2p + n = 28; 2p – n = 8
⟹ p = 9 = e ; n = 10
Chọn B.
Câu 8 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
p + n = 39; n – p = 1
⟹ p = 19; n = 20
Chọn A.
Câu 9 (VD):
Phương pháp:
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p
Cách giải:
2p = 12 ⟹ p = 12:2 = 6 ⟹ Điện tích hạt nhân của X là +6
Chọn B.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
A=p+n
Cách giải:
p + n = 14 ⟹ A = 14
Chọn D.
Câu 11 (TH):
Phương pháp:

4
Nguyên tử nhận thêm electron thành ion mang điện tích âm, nguyên tử cho bớt electron thành ion mang điện tích
dương.
Cách giải:
Số hạt electron trong X- là 9 + 1 = 10
Chọn C.
Câu 12 (TH):
Phương pháp:
Nguyên tử nhận thêm electron thành ion mang điện tích âm, nguyên tử cho bớt electron thành ion mang điện tích
dương.
Cách giải:
Số hạt electron trong Y2+ là 12 - 2 = 10
Chọn A.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Trong nguyên tử, hạt proton và neutron không đổi.
Cách giải:
Số hạt proton trong T+ là 19
Chọn B.
Câu 14 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
+) 2p + n – 2 = 58
+) 2p – 2 – n = 18
⟹ p = e = n = 20
Chọn D.
Câu 15 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
+) 2p + n + 2 = 50
+) p + n = 32
⟹ p = e = n = 16
Chọn A.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:

5
1 ≤ n/p ≤ 1,53
Cách giải:
+) p + n = 9 ⟹ n = 9 – p
+) 1 ≤ n/p ≤ 1,53
⟹ p ≤ n ≤ 1,53p ⟹ p ≤ 9 – p ≤ 1,53p
⟹ 3,55 ≤ p ≤ 4,5
⟹p=4⟹n=5
Chọn C.
Câu 17 (VD):
Phương pháp:
1 ≤ n/p ≤ 1,53
Cách giải:
+) 2p + n = 16 ⟹ n = 16 – 2p
+) 1 ≤ n/p ≤ 1,53
⟹ p ≤ n ≤ 1,53p ⟹ p ≤ 16 – 2p ≤ 1,53p
⟹ 4,53 ≤ p ≤ 5,33
⟹p=5⟹n=6
Chọn C.
Câu 18 (VD):
Phương pháp:
Nguyên tử X có số khối là A = p + n.
Số hạt không mang điện là n ⟹ p, e
⟹ Tổng số hạt mang điện là 2p
Cách giải:
Số khối là 16: p + n =16 (1)
Số hạt không mang điện là 8: n = 8 (2)
Từ (1) và (2): p = 8, hạt mang điện gồm p và e ⟹ p + e = 16.
Chọn C.
Câu 19 (VD):
Phương pháp:
Gọi số hạt mang điện và không mang điện lần lượt là x và y.
- Từ tổng hạt → phương trình (1)
- Từ tỉ lệ hạt mang điện và không mang điện → phương trình (2)
Giải hệ tìm được x, y.
Cách giải:

6
Gọi số hạt mang điện và không mang điện lần lượt là x và y.
Ta có hệ phương trình:
 x + y = 34
  x = 22
 x 11 → 
y = 6  y = 12

Chọn B.
Câu 20 (VDC):
Phương pháp:
Gọi số hạt trong X là p1, n1, e1 và trong Y là p2, n2, e2 (biết số p = số e).
Phương trình (1) tổng số hạt mang điện là 44.
Phương trình (2) tổng số khối của các nguyên tử trong XY2 là 44.
Phương tình (3) số hạt không mang điện trong Y nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 2.
Phương trình (4) nguyên tử X các hạt có số lượng bằng nhau.
Từ (1) (2) (3) (4) xác định p1, p2, n1, n2.
Cách giải:
Gọi số hạt trong X là p1, n1 và trong Y là p2, n2 (biết số p = số e).
Phương trình (1) tổng số hạt mang điện là 44: 2p1 + 4p2 = 44.
Phương trình (2) tổng số khối của các nguyên tử trong XY2 là 44: p1 + n1 + 2p2 + 2n2=44.
Phương tình (3) số hạt không mang điện trong Y nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 2: n1 + 2 = n2.
Phương trình (4) nguyên tử X các hạt có số lượng bằng nhau: p1 = n1.
Từ (1) (2) (3) (4) suy ra p1 = 6, n1= 6, p2= 8, n2 = 8.
Chọn C.

You might also like