You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN GỬI FILE VÀ XẾP FILE THÉP TẤM

1. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo tất các nhân viên trong bộ phận điều hiểu rõ quy trình gửi và xếp tôn thép tấm đúng
với quy định.

2. PHẠM VI ÁP DUNG
- Áp dụng cho tất cả các nhân viên trong bộ phận THÂN LÒ có liên quan đến xếp tôn và đề nghị
thép tấm.

3. THAM THẢO
- Họp về quy cách gửi file và xếp file : 20-0006/BB
- Xếp tôn trên pronest, các thông số xếp tôn : 20-0032/BB

4. NỘI DUNG
4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG DỤNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC MÁY CẮT PLASMA CÓ Ở XƯỞNG.

 CÔNG DỤNG CỦA MÁY CŨ ( MÁY 105A, A125A, MAX200)


- Cắt được các loại có bề dày (t) như sau:
+ Đối với thép đen: t < 18mm
+ Đối với thép trắng: t ≤ 12mm
- Cắt các chi tiết không khoan lỗ, không khoét lỗ hạt xoài.

 CÔNG DỤNG CỦA MÁY MỚI ( MÁY KF2614 )


- Cắt được các loại có bề dày (t) như sau:
+ Đối với thép đen: 6 ≤ t ≤ 65mm
+ Đối với thép trắng: t ≤ 12mm
- Ưu tiên các chi tiết khoan lỗ, khoét lỗ hạt xoài, marking có độ chính xác cao.
- Các mũi khoan có trên máy mới: Ø12-Ø26 ( mũi chẵn ).
- Các mũi đột hạt xoài có trên máy:

-
L D
10 20
12 24
14 28
16 32
18 36
20 31
21 32
- Nếu muốn cắt đường kính hình tròn không có mũi khoan,lỗ hạt xoài thì phải có kích
thước lớn hơn bằng 4 lần chiều dày tôn. Ví dụ: Tôn 8mm thì sẽ cắt được lỗ tròn có
đường kính từ Ø32 trở lên.
- Nếu muốn cắt các lỗ hạt xoài ngoài kích thước có sẵn trê máy mà dùng phương khoan 2
lỗ rồi về cắt gió đá thì khoảng cắt giữa 2 lỗ khoan phải lớn hơn bằng 3mm.

 Ghi chú: Đối với thép trắng >12mm máy mới và cũ vẫn cắt được nhưng biên dạng đường
cắt xấu. ( Nên hỏi ý kiến của quản lý trước khi cho cắt ).
4.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM DÙNG CHO MÁY CŨ VÀ MÁY MỚI
- Máy cũ ( Máy 105A, 125A và MAX200): sẽ được sử dụng bởi 2 phần mềm là: Pronest và
SheetCam
- Máy mới ( Máy KF2614): dùng phần mềm Lantek Expert.
4.3. HƯỚNG DẪN XẾP FILE CHO MÁY CŨ VÀ MÁY MỚI
 ĐỐI VỚI MÁY CŨ ( ƯU TIÊN XẾP TRÊN PHẦN MỀM PRONEST)
 DÙNG PHẦN MỀM SHEETCAM
- Xếp cắt chi tiết có 1 kích thước bằng với khổ tôn.
- Xếp chi tiết lên đúng khổ tôn, đúng chủng loại ( đúng với khổ tôn đề nghị trên QLDA).
- Các chi tiết đơn giản ( hình vuốn tròn, chữ nhật, ke không góc cạnh,….) không xử lý trùng
line.
- Các chi tiết phức tạp (đường tròn, cong, ke có góc cạnh,….) xếp hở khoảng cách 5-7mm.
- Xếp tôn phải tối ưu hạn chế tole phế lệu.
- Xếp các loại tôn chung trong 1 file cad.
Ví dụ:

 DÙNG PHẦN MỀM PRONEST


- Xếp cắt các chi tiết nằm trong khổ tôn đã trừ lượng dư canh lề là: 10mm
Ví dụ: Ta có khổ tôn 1500x6000x10mm --> sau khi trừ lượng dư anh lề thì chỉ xếp được các
chi tiết nằm trong khổ 1480x5980, xem hình minh họa để dễ hình dung.

- Khoảng cách giữa 2 chi tiết: 15mm Tôn dày 15mm: khoảng cách 2 chi tiết là 15mm
Tôn dày 20mm trở lên khoảng cách 2 chi tiết là 20mm

- Đối với phần mềm pronest thì khi xếp chú ý: mỗi file cad là 1 loại vật liệu 1 loại bề dày,
có bao nhiêu loại vật tư là bấy nhiêu file cad.
- Khi xếp tôn bằng pronest thì trong file cad đó chỉ để biên dạng chi tiết cần cắt không để
kích thước, text hay bất cứ gì. Cần bao cắt bao nhiêu chi tiết thì copy ra đúng số lượng.
VÍ DỤ: Cần cắt chi tiết 1 số lượng 10 tấm ( vật liệu A36/SS400-6MM) thì xếp file cad như sau.

LƯU Ý: Đối với máy cũ ưu tiên xếp tôn bằng phần mềm pronest.
 ĐỐI VỚI MÁY MỚI ( MÁY KF2614 )
- Quy cách xếp tôn từ mép tôn vào là 20mm, mép kẹp tôn là 120mm và góc kẹp là 30mm.

- Khoảng cách giữa 2 chi tiết:


+ Đối với tôn có độ dày từ: 6 ≤ t ≤ 14 : khoảng cách là 20mm
+ Đối với tôn có độ dày từ: t ≥ 16 : khoảng cách là 25mm
- Khi xếp file chỉ cần ghi: tên chi tiết, số lượng, kích thước tổng, vật liệu và độ dày tôn.
4.4. HƯỚNG DẪN LÀM FILE ĐỂ GỬI LÊN QLDA

NGƯỜI SOẠN THẢO NGƯỜI KIỂM TRA NGƯỜI DUYỆT


LÊ HOÀNG PHƯƠNG PHAN QUANG CHÁNH

You might also like