You are on page 1of 15

Chöông V : Sinh ñeû 1

CHƯƠNG V: DEH DÙH = SINH ĐẺ


I. TIỀN ĐỀ
Xin sao chép lại ở đây một số câu văn vần có liên quan đến niềm tin vào Thần linh
ở chuyên đề này :
* Bun mơ kòn Yàng dê klăc mhàm
Thai và con chính Thần linh nặn máu
* Deh mơ dùh Yàng cih gur
Sinh và đẻ Thần linh vạch mầu
* Bun mơ kòn Yàng dê ơn sò
Bun mơ kòn Yàng dê crò swàn.
Thai và con chính Thần linh đặt nhau
Thai và con chính Thần linh phú hồn.
* Yàng klăc he gơs kòn : Thần linh nặn chúng ta thành con
Yàng mòn he gơs bơnus. : Thần linh tạo chúng ta thành người.
* Yàng neh ơm bơh tam tăp : Thần linh đã ở từ trong trứng nước
Yàng neh grăp bơh tam sò : Thần linh đã ẩn từ trong nhau con
Yàng neh crò bơh tam swàn : Thần linh đã lận từ trong linh hồn
Yàng neh tàm bơh tam ndul : Thần linh đã linh từ trong lòng mẹ.
* Yàng tơmoh kòn : Thần linh đặt tên con
Yàng tơmòn bồ : Thần linh nắn tạo đầu
Khởi đầu cho một nhân linh, từ khi tượng thai cho đến khi có mặt trên cõi đời mà
diễn tả ra được như vậy, thì quả là dồi dào phong phú ý nghĩa ; vừa cao cả vừa quan
trọng. Với nhạy cảm nghiệp vụ, thì đâu có khác gì các lời Kinh Thánh Công giáo đã nói
về đề tài này. Nếu ai cố công lẩy ra được một số câu Kinh Thánh này, rồi đem so sánh
vào đây, chắc chắn sẽ bắt gặp ngay một số nội dung ý đồng hình đồng dạng. Giữa tiền
mạc khải và chính mạc khải, theo Kinh Thánh Cựu Ước, cũng đã có một số liên hệ nào
đó ở đây.
Một liên hệ khác ở đây cũng khá thiết thân với nghiệp vụ, mà bất cứ người dạy Giáo
lý Công giáo nào cũng đụng chạm thường xuyên, nhưng lại lúng túng khi cắt nghĩa cho
có lý chứng. Đó là khi giải thích về Bí tích Rửa tội, trong đó có câu hỏi : Những người
Chöông V : Sinh ñeû 2

ngoài Công giáo hay chưa lãnh Bí tích Rửa tội có được ơn cứu rỗi không ? Dĩ nhiên là
sách Giáo lý cũng đã trả lời rất đầy đủ rồi, cứ theo đó mà học hỏi rồi trình bày. Nhưng điều
muốn đề cập là, khi giúp anh em Kơ Ho học Giáo lý ở điểm này, mà có được các nội dung
ý có sẵn nơi tâm tư tình cảm, nơi niềm tin kể ra trên đây, thì có lẽ dễ thuyết phục hơn.
Vấn đề chắc chắn không có đơn giản và dễ dàng. Bởi lẽ khi chấp nhận có liên hệ bất
cứ một vấn đề gì thuộc đức tin, cũng như luân lý giữa Dân tộc Kơ Ho với Giáo hội Công
giáo, thì lập tức kéo theo một giây chuyền những sự kiện và sự cố. Cho nên rất thực là
nếu có suy nghĩ gì đó hoặc áp dụng cách nào đó … thì hoàn toàn vẫn chỉ là vòng ngoài,
kiểu có thể, có lẽ, tương tự … chứ không phải là thế, là vậy … Đánh lận con đen hay ỡm
ờ nước đôi là không đúng với đức tin, cũng chẳng hay ho gì cho niềm tin và phong tục
tập quán của anh em Kơ Ho.
Sự nhạy cảm bắt gặp được cái gì đó mang nội dung ý tương hợp hay đối chọi là tốt,
để tự huấn luyện mình, làm cho cuộc sống chung được hài hoà, chuẩn mực. Đúng hơn là
cho mọi cuộc đối thoại, học hỏi có chất lượng, có chiều sâu … để cùng nhau đi tới và đi
lên. Nhưng cái gì của Thiên Chúa vẫn phải trả cho Thiên Chúa, của Cesar thì hoàn lại cho
Cesar. Ở mọi đề tài về Dân tộc Kơ Ho đều có ít nhiều liên hệ tương tự, chứ không riêng
gì ở đây.
Có điều, ít là qua tư liệu đã sưu tập được, trong các đề tài thuộc phong tục tập quán,
thì chuyên đề sinh đẻ này được Dân tộc Kơ Ho nại đến niềm tin vào Thần linh nhiều hơn
hết. Những câu trích dẫn trên đây chỉ là vài câu cửa miệng được nói ra hằng ngà. Nó
nghiễm nhiên trở thành một nếp sống, một nhân đức, một cung cách hành xử rất tự nhiên.
Từ cái cội rễ cao cả và siêu việt này, mà mỗi diễn tả ra trong cuộc sống nhân linh nơi Dân
tộc Kơ Ho luôn có được một sự chuẩn mực, hài hoà … đúng với bậc thang giá trị giữa vũ
trụ vạn vật.
Qua các phương tiện truyền thông đang dồn dập diễn tả ra cho thấy, một đàng khoa
học kỹ thuật do con người sáng chế ra, đã đem một số người nào đó lên địa vị bất chấp
luôn mọi giá trị truyền thống, một đàng đẩy đưa gần như toàn thể nhân loại dần dần vào
chỗ diệt vong. Cụ thể trước mắt thấy biết bao cảnh coi thường nhân phẩm, hành hạ và
giết chóc nhau không một chút thương tiếc, kể cả các hài nhi vô tội. Người ta dùng chính
con người như các đồ vật thí nghiệm cho mọi loại khoa học được mệnh danh là “văn
minh tiến bộ”. Chưa kể việc có nhiều thế lực đã cố tình dồn con người vô tội vào cảnh
đầy đoạ, chết chóc … Kiểu “con tin” hay “bia đỡ đạn”.
Nếu đem các đề này ra mà so sánh với quan điểm của Dân tộc Kơ Ho về con người
linh ư vạn vật, thì sẽ thấy có nhiều khác biệt từ cơ bản, mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra
dễ dàng.
Chöông V : Sinh ñeû 3

1. Việc có mặt của con người trên trần gian là do Thần linh nắn tạo và lãnh đạo.
Đương nhiên Ngài chỉ muốn cho con người được hạnh phúc mà thôi. Ý thức và nương
theo đó mới có được hoà bình trật tự lâu bền. Mọi người đều bình đẳng như nhau. Không
có kiểu con vua thì lại được làm vua, còn con bác sãi chùa thì phải quét lá đa. Càng không
phải là thắng thì có quyền làm vua, còn thua thì phải chịu làm giặc.
2. Cả thể xác và linh hồn của con người nói chung, đều có một giá trị tuyệt đối và
vượt trội hơn hẳn mọi loài khác trong vũ trụ vạn vật. Nói khác chính con người đã được
Thần linh trao quyền điều hành vũ trụ vạn vật, vì lợi ích chung lâu dài, chứ không hề có
ngược lại. Ví dụ : Chỉ vì tham quyền cố vị mà giết người như ngoé …
3. Quan niệm bình dân Kơ Ho cho rằng : Bất cứ sự phối hợp nào giữa người nữ và
người nam, đưa đến việc thụ thai (dờp bun) là hiểu ngay đó là thai nhi (bun kòn). Đứa
con cho dù mới chỉ là trứng nước (bun tăp) hay mới tượng hình (kơnăc bun) … thì cũng
đã là con người toàn diện (Kòn-bơnus). Còn nếu theo niềm tin thì từ xa xưa ngày trước,
mỗi một nhân linh đã được Thần linh vạch mầu (Yàng cih gur). Rồi liên tiếp là Thần nắn
(Yàng klăc), Thần tạo (Yàng mòn), Thần đặt nhau (Yàng ơn sò), Thần phú hồn (Yàng crò
swàn) … Thế nên việc phá thai, cho dù ở bất cứ thời điểm nào, cũng là một trọng tội ghê
tởm nhất. Đương nhiên là bị Thần linh nguyền rủa (Yàng sơntơm), và cũng thường là bị
Thần linh phạt nhãn tiền (Yàng glài).
4. Niềm tin này dẫn đến việc các bậc phụ mẫu, đặc biệt người mẹ, cảm nhận ra rằng
mình được Thần linh trao phó cho một sứ vụ đặc biệt, gần như là kiểu Giáo hội Công
giáo có nói đến, đó là sinh sản cho Giáo hội nhiều con cái mới. Xin xem lại chuyên đề
“Mẫu hệ” sẽ thấy có một liên hệ nào đó. Chính ở điểm này mà người ngoài cuộc vẫn
nhận định là người Mẹ Kơ Ho yêu thương chiều chuộng con cái mình hơn nơi nhiều Dân
tộc khác.
Tình mẫu tử còn vượt qua cả tình nghĩa vợ chồng. Cụ thể, khi đôi trai gái lấy nhau,
người Kơ Ho có một cụm từ khá đặc biệt để gọi, là kòn bau hay tam kòn tam bau. Diễn
dịch đúng nội dung ở đây là : con rồi chồng, chứ không phải là: chồng rồi con ; lấy con
lấy chồng chứ không phải là lấy chồng sinh con. Có nghĩa trước khi lấy chồng, người nữ
Kơ Ho đã nghĩ đến phải có con cái trước. Cho nên cũng dễ thấy khi người mẹ (vợ) có con
rồi, thì người cha (chồng) gần như là “thứ yếu”. Đến nỗi vì một lý do gì đó mà phải bỏ
nhau, thì người mẹ cũng đã ổn định rồi.
Cho nên không lạ gì sau khi kết hôn khoảng một năm mà chưa có con, thì kể là bất
bình thường. Để giữ vững tình yêu vợ chồng, thì việc nuôi con nuôi là một nhu cầu bắt
đầu được nghĩ tới, và càng ngày càng phải tìm mọi cách để đáp ứng cho bằng được. Cũng
đã xẩy ra trường hợp một cô gái lỡ thì, vì khao khát có con, mà đành phải lấy bất cứ một
anh nào đó làm chồng. Và còn tệ hơn thế nữa, kiểu “không chồng mà chửa mới ngoan”.
Chöông V : Sinh ñeû 4

Quả thực đây là vấn đề tiêu cực không thể chấp nhận được. Nhưng vì đã có trong thực tế
nên cứ phải nói ra. Dĩ nhiên tư liệu hiện có cũng đã chỉ ra là phong tục tập quán không đề
cập tới vấn đề này như một chuyện nên làm bao giờ.
II. VIỆC CHUẨN BỊ CHO ĐỨA CON RA ĐỜI.
Từ đề mục này, dựa theo tư liệu, có đôi chỗ phải “tả chân” một chút. Nhưng là để
dẫn tới một bối cảnh chung cục tích cực, đáng suy nghĩ và học hỏi.
1. Lời cầu chúc cửa miệng khi cử hành nghi lễ thành hôn là sinh con đẻ cái đầy nhà
chật cửa (Deh oh, deh kòn, hòn sơnwăn bềng hìu bềng đăm). Dòng dõi nẩy nở đông đảo
(Rơ sơmpài, rài pơjềng). Đây là niềm ao ước mong mỏi chung của cả Dân tộc, còn là
nghĩa vụ và bổn phận của mỗi người. Đến nỗi trong tư tưởng cũng như ngôn ngữ … đã
không bao giờ thấy có những nội dung ý hay lời lẽ như : Tu hành, tu giới, tu sỹ, tăng lữ,
sư sãi, đĩ thánh, điếm thiêng … Hơn thế những người mà ngôn ngữ Kơ Ho gọi là ơm
rơlùng (Ở vậy, ở giá …) rất hiếm, và đều bị coi là bất bình thường với ý tiêu cực. Còn
những người chẳng may mang tật “ái nam, ái nữ” (Tul), thì người ta vừa thương hại vừa
tránh né cách nào đó, vì sợ bị lây nhiễm.
2. Vì mục đích cao cả và gần như duy nhất của đời sống vợ chồng là có con, càng
nhiều càng tốt, mục đích là để nối dõi tông đường, giữ gìn phong tục tập quán truyền đời
của cha ông … nên việc phòng the chăn gối (păng ồi tơ să, nơm bềl lă bic) là điều có thể
hiểu mà không sợ sai là rất chuẩn mực, nghiêm túc …Ít ra không nguyên chỉ vì đam mê
tình dục mà muốn tránh né hậu quả. Ngôn ngữ Kơ Ho ở đây cũng có diễn tả các cảnh
“tiền sự”, nhưng luôn nhắm tới việc cùng “tượng con” (Ku-kă, bă jơng, lơng kòn = đung
đưa, gác chân, tượng con). Mọi cách thế cũng được phong tục tập quán chỉ khá rõ : Tìp
să tìp bồ, tìp să kwă măt … Nghĩa đen ở đây là : Đầu ra đầu, đuôi ra đuôi, mặt ra mặt …
Chưa kể cái hướng đầu nằm (bồ bic) như đã trình bày ở đề tài “Nhà” luôn phải cẩn tắc và
giữ nghiêm túc.
3. Ngày thành hôn, các trưởng bối không bao giờ quên căn dặn đôi vợ chồng mới,
cần sống nết na lịch sự, không những chỉ ở nơi riêng tư (Anih), mà còn cả ở những chỗ
khác nữa (Tiah).
* Ùr bơlau lah oh mơ lo : Vợ chồng là anh và em
Khi lo klau he lo ùr : Họ anh trai, mình em gái
Măng he lơh bau : Đêm thì chúng mình làm vợ chồng
Ngai he lơh lo. : Ngày thì chúng mình làm anh em.
Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng đến việc em bé sinh ra sau này.
Chöông V : Sinh ñeû 5

4. Từ khi biết là đã có thai (gơ dơng să, gơ ơn bun, bun tăp …), là cả hai vợ chồng đều tỏ ra
vui vẻ, hớn hở hẳn lên … làm cho ai cũng có thể đoán ra được. Và cũng từ đó người mẹ
người cha bắt đầu có những công việc phải làm để chuẩn bị cho đứa con “ngày mai” ra chào
đời.
Việc đầu tiên là người phụ nữ có thai phải kiêng cữ đủ thứ : Một số đồ ăn phải loại trừ,
cử chỉ hành vi luôn phải chậm rãi nhẹ nhàng, nhất là khi lên xuống dốc, công việc nặng
nhọc phải bớt dần, không được nói những điều tục tĩu xàm xỡ, tránh mọi nơi dễ gây xúc
động, sợ hãi … Nói chung là tất cả những gì nghĩ được là sẽ phương hại đến thai nhi. Sợ
nhất là truỵ thai (rơlà bun, gơ yò kòn), hoặc con khó nuôi sau này (ròng kòn ờ gờt).
Ngoài mọi công việc làm ăn theo thông lệ, người cha mẹ tương lai có một số việc riêng
phải làm, đón chờ đứa con ra chào đời. Người mẹ thì đan túi đựng cơm, chiếu cói …
Người cha thì đan gùi, rổ, giỏ … rèn dao nhíp, cào làm cỏ, đúc vòng, khuyên, đẽo mâm
… Cái gì không biết làm thì nhờ người khác làm giúp. Những đồ vật này nói chung đều
nhỏ nhắn, xinh xắn … tất cả phải sẵn sàng cho ngày mở mắt em, đặt tên con (Kàs măt oh,
tơmoh măt kòn).
III. GẦN ĐẾN NGÀY SINH
Mọi công việc chuẩn bị và mọi vật dụng cần thiết phải sẵn sàng, đầy đủ, để không
xẩy ra thiếu thốn những thứ phải dùng khi cần đến. Người chồng (cha) luôn giữ vai trò
chủ động, mọi người khác thì nhắc nhở và hỗ trợ. Người ta còn phải phòng hờ cả đến
những bất trắc có thể xẩy ra.
Việc gia đình phải nghĩ đến và làm trước tiên, là mời người đỡ đẻ (Ăt deh, đơng
deh). Thường trong mỗi dòng tộc đều có một vài người nữ quen làm việc này. Khi bà đỡ
đã nhận lời, là gần như bà ở thường xuyên bên người nữ sắp sinh, vừa thăm thai vừa nhắc
nhở, khích lệ mỗi khi cần thiết. Theo thói quen khi có thai và sinh con so (Bun tơnruh,
kòn tơnruh) thì người ta tìm tới người đỡ đẻ chuyên nghiệp cho chắc ăn.
Một vài biểu hiện người đỡ đẻ cần lưu ý :
Jê jài : là những đợt đau bụng khi thai nhi đã lớn. Cơn đau thưa và chỉ đau phía
trước (jê đah đăp lơm). Người ta gọi đó là cái đau do đứa con trong bụng búng ngón tay,
giẫy ngón chân (jê lòng nđiăs jơng tê kòn tam ndul). Nhưng cũng có thể là do thai nhi
nằm không đúng hướng. Người đỡ đẻ cần biết để nắn xoay thai nhi cho nó đúng chiều và
ở yên một chỗ. Trường hợp đau nhiều, phải nhờ đến việc uống thuốc để trợ lực thêm kẻo
động đến thai nhi.
Thuốc này gọi là sơnơm plòc. Cách dùng được nói ra như sau : Ai nha sơnơm do
rơging tam rơgơm, lơwăn dà, hùc dà ngềt. Geh tu mìng hùc dà so cau neh geh hùc
sơnơm do lài lơm. Ngolah hùc dà so cau bwơn deh - nggui deh, ntào deh. Tạm dịch như
Chöông V : Sinh ñeû 6

sau: Lấy lá thuốc này nhai trong miệng, nuốt nước, uống thêm nước lạnh. Có khi chỉ cần
uống nước tóc của người đã dùng thuốc này trước đây cũng được. Hoặc uống nước tóc
của những người dễ đẻ, gọi là ngồi đẻ, đứng đẻ.
Jê deh : Là đau nhiều, đau liên tiếp, đau thấu trước thủng sau (Jê plung đăp plung
ngkời), đau thắt đau quặn (Jê klơiă-klơiòl). Đó chính là lúc đứa con trong bụng tới lúc đòi
thoát ra, nên nó làm dữ. Tư liệu còn kể rõ : Em bé thường nằm ngược trong bụng mẹ (ơm
sơlut, bồ hơ đơm mơ trơlo hơ đăng). Hai cánh tay ở phía trên đầu (bàr nơm kồng-kiăng tê
sơlèt bồ). Nếu là con trai thì nó dùng chân đạp ra (kwài ai jơng), nên cũng thường đau lâu
mới sinh được. Nếu là con gái thì nó lấy tay bới nhau (kwài nsò ai tê), nên sinh mau hơn.
Người hộ sinh lúc này phải rất tỉnh táo, vừa phải bình tĩnh can đảm, vừa phải nhanh
mắt nhậy tay. Tay làm, miệng nói đúng nhịp, đúng lúc để an lòng mọi người có mặt, đặc
biệt là chính người nữ đang đau đẻ. Việc quan trọng trước mắt là vẫn phải xem xem em
bé có nằm đúng chiều hay không. Vừa rờ vừa nghe ngóng vừa đoán định thật cẩn thận và
chuẩn xác (bư, iăt, bòi nề nề …). Tư liệu có chỉ ra phần mông của em bé thì cứng
(klơdăng), phần đầu thì mềm (lơbơn). Sau khi đã xoay sở (rơlăc) đúng vị trí, người hộ
sinh phải canh chừng và giữ vững thai nhi ở cái “tư thế” này.
Khi sinh con, người nữ Kơ Ho ở vị thế ngồi chứ không nằm, hai tay ôm lấy cái gùi
vừa tầm. Nếu đau nhiều và lâu thì cần phải bám chặt vào một cái gì đó vững chắc, ví dụ
cột nhà, để lấy thế, gọi là gai hay jrong đơng deh. Người đỡ đẻ thì ngồi xổm ở phía sau,
hai đầu gối ấn chặt vào thắt lưng người nữ sắp sinh con, hai tay vòng về phía trước cầm
hai mép váy (ồi mpăng) xiết chặt theo nhịp rặn đẻ (sơniăt cê cê ồi mbơn). Chính lúc đó
dùng bốn đầu ngón tay của hai tay (pwăn nơm kòn tê) ấn lần theo hai bên mép bụng từ
trên xuống dưới (ai ràs cồng tê gròi ndăng jăt rơnhùi pung dà, rơmò gròi jăt tồ). Cố gắng
làm sao cho em bé đừng xoay lung tung, giữ vững dạ con (còm niăm hìu kòn). Thường
ngay trước khi sinh, em bé ở yên (ơm ngoi ngoi).
Khi thấy vỡ ối (bơcăh dà nồm), người hộ sinh càng phải giữ vững tư thế của mình,
gọi là lơh kơ să tờm be chi ndăl dà, càng phải chăm chú hơn xiết chặt mép váy, và các
ngón tay phải vừa ấn vừa lần đi mạnh hơn, để giúp cho em bé ra mau, trong khi đó luôn
miệng khích lệ và thúc giục người mẹ rặn mạnh và dài hơi hơi … Lúc này nếu chậm trễ
và ngưng lại là vừa khó sanh vừa dễ gặp nguy hiểm (di blờt sơlơ gen gơ kăn deh). Khi em
bé đã ra một phần (dùh bồ), người hộ sinh vẫn không rời tư thế đã có, vì còn phải dẫn
nhau ra theo ngay nữa. Câu tư liệu nói như sau : (Di ờ rơcăng, pờm tơnơ gơ guh sơlơ hơ
đăng, bòl ngăn jòi tơnơ. Pal khwăn nhiền nhiền ồi mbơn, mơ pwăn nơm kòn tê dro gròi
rơmù rau đơm, geh pờm tơnơ bwơn gơ lik rơlau. Ngolah ơn drài tê mơ jrơlơn bơh đăng,
rơbòc we ma we kiau, chồl hìu kòn nsò geh gơ hùng mơ). Cụ thể là nếu để nhau trở
ngược là rất dễ đưa tới tử vong cho người mẹ.
Chöông V : Sinh ñeû 7

Xin trở lại vấn đề một chút : Một vài ngày trước khi sinh, thì các người trong thân
tộc, thường là nữ giới, đều lần lượt có mặt ngày đêm, gọi là ở canh đẻ (ơm drơng deh), và
ở để khích lệ (ơm sơndài). Sự có mặt này luôn có sức an ủi, và làm cho người sắp sinh đẻ
can đảm đương đầu với việc khó khăn nguy hiểm này (đang nói sinh lần đầu). Cụ thể là
có thể nhờ vả việc này việc nọ khi cần. Trường hợp cũng hay xẩy ra là người mẹ sắp sinh
con hơi yếu sức, quá mệt mã khi rặn đẻ … thì cần có nhiều người hà hơi giúp sức bằng
lời cầu nguyện, bằng sự có mặt ở ngay bên để cùng thông cảm … Khi người nữ đang sinh
con đuối sức, thì người ta lấy chiếc vòng đồng đã đặt ở trên bàn thờ Thần linh (jơnào
Yàng) hay còn ở trong choé gia tiên (Drăp me), bảo mọi người có mặt nhổ nước miếng
vào cái vòng này, rồi đem vòng này áp mạnh vào đầu người đang sinh con. Chiếc vòng
này gọi là kòng đơng deh.
IV. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI CHỒNG (CHA ĐỨA BÉ)
(Trường hợp người chồng vắng mặt hoặc không có khả năng, thì người đàn ông nào
có huyết tộc gần nhất với người nữ sinh con sẽ thay thế. Đôi khi còn thấy chính người bố
của người nữ này làm thế).
1. Khi được thông báo đã đến giờ lâm bồn, thì đun nước tắm, làm dao tre cắt rốn
bằng cật tre, lựa sẵn một cục than kê để cắt cho khỏi xưng cuống rốn, sửa soạn sẵn một
giây chỉ mầu xậm để cột (rơcăng dà duh, lơh đơr pềs cơlnhàl, ai chah lơh kơrnờl siăt,
mbài mồr klo, che brài nđồc làng kơt klo).
2. Lúc rình sinh (bơcah dà nồm) thì lấy roi mây (gai wai) quất đồm độp chung
quanh vách nhà, cả trong lẫn ngoài, để đuổi quỷ. Người Kơ Ho tin rằng : Quỷ rất sính
máu me (mhàm mhu) lúc sinh con. Ngửi thấy mùi máu là nó mò tới hút và làm hại cả mẹ
lẫn con, gọi là cà ntơng sò. Ngay sau đó rút sà gạc ở mái nhà, đi ra ngoài đất trước nhà,
phát xuống đất, làm tung đất lên theo bốn phương trời. Vừa làm vừa thầm thĩ đọc lời cầu
nguyện với Thần linh (xin xem tư liệu riêng).
3. Trường hợp vẫn chưa sinh được, thì phải lanh lẹ chạy đi ngay, chặt loại giây gai
đặc biệt có mùi chanh cam (che lò grồng-greng, bô krwăc) đem về tết thành ba chiếc
hàng rào cản quỷ (lơh piơr brơyăng mơ gle be njràs), một cắm ở gầm nhà, dưới chỗ sinh
con (njùr deh), một cắm ở đầu đường đi lại (bơr gùng), một cắm ở đường ra suối nước
hay giếng nước (gùng dà).
4. Làm xong vậy rồi mà vẫn chưa sinh, thì tiếp tục dùng sà gạc chém xuống đất và
cầu nguyện như trên, rồi lấy một ít đất đã bung lên này, bảo người nữ sinh con ăn một tí
(sa duêt), xức vào trán một tí (lip ù hơ tơ bồ lơyăng). Lấy một khúc giây gai (lò grồng-
greng) chạm vào đầu (cut tơ bồ) … Tất cả vừa làm vừa cầu nguyện.
5. Trường hợp khó sanh, còn có vài cách hay làm :
Chöông V : Sinh ñeû 8

- Uống thuốc dễ sinh (sơnơm plòc) như nói ở trên.


- Lấy một khúc củi ở trên nhà thả xuống gầm nhà, hoặc ném xuyên qua gầm nhà,
Trong khi lẩm bẩm cầu nguyện cho em bé được dễ sinh ra như vậy.
- Tháo rời tất cả các đồ dùng thường ngày trong nhà ra từng phần như: sà gạc, rìu,
cào làm cỏ, cày, bừa … vừa tháo vừa cầu nguyện.
V. NGAY SAU KHI SANH.
Với cách làm của người hộ sinh vừa kể, thì thường em bé ra khỏi bụng mẹ, nhau
cũng theo ra luôn. Phải mau chóng làm một số việc như sau :

1. Buộc và cắt rốn bằng dao cật tre (lơh nhiàl làng jơnhàl). Đặt cuống rốn lên cục
than (pơnai chah) mà cắt cho rốn khỏi làm độc (mồr). Cuống rốn cắt ra cộng với nhau, bỏ
cả vào túi cói, đặt vào vỏ trái bầu khô khoét cổ. Bầu này có tết giây mây như chiếc quang
để dễ treo. Người Kơ Ho không chôn nhau mà là treo nhau (siăt klo, yồng sò). Thường là
treo ở một cành cây chắc chắn, khá cao ngay trong vườn sau nhà. Tốt nhất là treo ở loại
cây mà người ta hay dùng cành lá của nó trong nghi thức tẩy uế, có tên gọi là tờm nha
đìng. Có ý làm sao để không có sinh vật gì xâm hại được. Vỏ bầu này còn phải khoét
nhiều lỗ nhỏ để cho nhau dễ thở (bwơn tă nhơm). Nhưng theo tôi là để mau bị phân huỷ.
Tất cả đều có ý nghĩa là để cho cả em bé và mẹ nó khỏi bị dị ứng (gơwă) hay nghẹt mũi
(tăt muh).
2. Lấy trái bồ hòn (plai lơmpăt) bóp ra quệt khắp người em bé. Chất đắng của trái
bồ hòn tránh cho em bé khỏi bị lác (kùh), ghẻ lở (toh kiăt), hạch (bòm), xưng phù (pu),
đau mình mẩy (jê să rơwă pwăc). Nó còn có sức làm cho chính máu thịt của em bé này
cũng có chất đắng luôn (bơtăng mhàm, bơtăng să). Quỷ rất sợ vị đắng nên không xâm hại
được. Sau này em bé lớn lên, cũng là người cứng vía (kră hwềng), tránh được nhiều loại
bệnh hay khí độc … Cụ thể là không bị “sơn ăn” bao giờ.
3. Dùng mũi dao nhíp chọc nhẹ 8 lần vào nhau (cut lis tơ nsò). Vừa chọc vừa đếm
vừa cầu nguyện, để xin cho em bé khỏi bị mọi loại tai bay vạ gió. Muốn cẩn thận hơn,
người ta làm lại một lần nữa như vậy, nhưng thay vì lấy mũi dao nhíp, thì dùng một cọng
cỏ tranh tươi.
4. Tắm cho em bé bằng nước đun sôi để nguội vừa. Điều này thì giống nơi nhiều
Dân tộc khác. Riêng người Kơ Ho, sau khi tắm em bé xong, lau lọt và bọc lại rồi, thì bà
đỡ hay người nhà dùng hai tay nâng bọc em bé lên, hơ qua hơ lại trên bếp lửa (hur yài tơ
ồs bồ nhă). Mục đích cho em khỏi bị ngộp thở. Vừa hơ vừa đọc lời cầu nguyện.
Chöông V : Sinh ñeû 9

5. Người ta cũng giúp cho người mẹ mới sinh tắm rửa tại chỗ bằng nước nóng già
(lèt răm đe) theo cách sau đây : Lau mình mẩy. Sau đó lấy vải hay chiếc váy cũ gấp lại,
đổ nước khá nóng vào, người mẹ mới sinh ngồi bệt và day vào đó (nggui ntram rơlo
klơtiăt tơ biài sùh dà tơhu). Lau và làm như vậy mỗi ngày hai ba lần, bảy ngày liên tiếp
thì sẽ sin să, sir să, ran să … (chín người, liền người, khô người …). Bởi người nữ sau
khi sanh thì lơbơn să, rơha să, mbè să … (mềm người, hở người, nhão người …). Nước
tắm cho cả con và mẹ khi đổ xuống gầm nhà (njùr deh) không được để đọng lại, phải làm
sao cho ngấm đi mau. Nước đọng lại sẽ làm khó thở cả mẹ lẫn con. Ngược lại sẽ làm cho
mẹ con mau khoẻ lại.
Riêng nước tắm cho mẹ, người Kơ Ho cũng hay nấu thêm lá thuốc, lá tốt nhất là hà
thủ ô (nha njră) và thêm lá gừng (nha ca) để mau và có nhiều sữa. Trước khi lau rửa,
người ta dùng nước nóng này chườm day vào vú mẹ cho tan sữa đặc, sẽ được sữa tốt (ceh
klơhăc toh geh hăc piăng bùm, song geh dà toh ngăn).
VI. NẰM LỬA = BĬC ỒS, NDIĂNG ỒS
Cả mẹ và con đều phải ở gần bếp lửa (bơnhă ồs) 7 ngày 7 đêm (poh ngai poh
bơnăng).
Người mẹ chỉ uống nước đun sôi để nóng già, uống kiểu xì xụp (hùc sơmbơi). Ăn
cháo nóng nhiều hơn ăn cơm. Một loại cháo đặc biệt gọi là pòr àp. Người mẹ không được
đứng lâu, chỉ đi lại rất ít. Trong thời gian này người mẹ rất dễ bị chướng bụng do máu tụ
đọng (mhàm kul, kul hau). Người hộ sinh phải giúp chườm, xoa bóp cho máu tan và thoát
ra hết. Kiêng cữ và giữ gìn bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu (Có kiêng có lành). Nếu không rất
dễ bị bệnh, người Việt quen gọi là hậu sản, người Kơ Ho gọi là kò sòng.
Với em bé thì trong những ngày này, cứ sau khi tắm rửa, phải hơ trên lửa như nói
trước đây, người ta còn cử hành cho em bé hai nghi thức nữa, có lời cầu nguyện riêng đi
kèm. Một là đặt trái ớt chín trên miệng em (ơn ai mre dum tơ bơr). Hai là lấy chút muối cà
vào hai bên mé trong môi (ai boh pli tơ kơnăp mbùng). Mục đích là cầu mong cho em sau
này ăn nói lợi khẩu, có lời lẽ khôn ngoan (bă bơr, tàm bơr).
Xin nhắc lại ở đây đang nói về việc sinh đẻ lần đầu (con so), nên người Kơ Ho rất cẩn
thận tỉ mỉ trong mọi việc, cho dù nhỏ nhất. Trường hợp khác, nhất là khi người mẹ và con
đều rất khoẻ mạnh ngay sau khi sinh, thì mọi việc kiêng cữ hay lo lắng tuỳ đấy mà giảm
bớt đi.
VII. ĐẶT TÊN CON = KÀS MĂT OH, TƠMOH MĂT KÒN
Đây không phải chỉ là một nghi thức thông thường, mà còn là một nghi lễ vừa long
trọng vừa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bởi đây là một trong ba mốc điểm công khai và quan
Chöông V : Sinh ñeû 10

trọng nhất của đời một con người linh ư vạn vật : Sinh đẻ, hôn sự, chết chôn (Deh dùh, bau
kòn, chơt tơp).
Đúng phong tục tập quán truyền đời, thì vào ngày “thứ tám” sau khi sanh, người Kơ
Ho tổ chức nghi lễ này. Nếu nhạy cảm thì thấy có liên hệ cách nào đó với nghi lễ cắt bì
trong đạo Do thái, Bí tích Rửa tội hôm nay (Poh ngai rau kờp bơh ngai deh. Tus ngai
phàm lah ngai kàs măt oh tơmoh măt kòn).
Ngày hôm nay có mặt hết mọi thành viên chủ chốt của gia tộc, dòng tộc, chưa kể
một số bạn bè xa gần tới chung vui. Họ tới để cùng cầu nguyện, cầu chúc, và hân hoan vì
có một thành viên mới. Ngoài việc cử hành nghi lễ chính là kàs măt oh tơmoh măt kòn,
họ còn có mặt để làm chứng cho hai nghi thức thanh tẩy : Rào nau wèr = Rửa cái kiêng
cữ. Một có tên là Kàs bàs deh dùh (làm cho hết cái xấu hổ của việc sinh đẻ). Hai có tên là
Lis jơng tê cau ià deh (đền bồi tay chân người đỡ đẻ). Cả hai nghi thức này là có ý tẩy
rửa đi mọi thứ uế tạp đã đụng chạm hay dính dáng cách nào đó trong các ngày tới và giúp
đỡ sản phụ … Có một tên gọi chung rất tượng nghĩa cho cả hai là Lơh Yàng nô bàs nô sìl
(Tế Thần uống xấu uống hổ).
Xin lần lượt diễn tả tóm tắt như sau :
1. Kàs măt oh, tơmoh măt kòn (Làm sáng mắt em, đặt tên cho con).
Ý chính được diễn tả như sau : Kàs măt oh tơ đăp măt Yàng jơnào. Yal să kòn Yàng
in tơnơ hơ (Mở mắt em trước mặt Thần linh bàn thờ. Nói ra tên con cho Thần linh biết
ngay sau đó).
Ý nghĩa phụ cũng gần như trên theo câu văn vần :
* Khai pa lik yòm go đau trồ
Khai pa jồ yòm go đau Yàng
Nó mới sinh, xin được trông thấy trời đất
Nó mới thăm xin được nhìn thấy Thần linh.
Cụ thể đó là ngày hôm nay, cả mẹ và con mới được chính thức xuất hiện tại gian
khách nhà trước bàn thờ Thần linh và Choé gia tiên, đồng thời có thể đưa con ra nhìn trời
đất trước sàn cửa nhà (mpràp mpồng hìu). Những ngày trước đó thì cả mẹ con chỉ quanh
quẩn ở gian ngủ chính (anih), và gần bếp bên cạnh (kơlik anih). Nếu người mẹ cần ra
ngoài, thì có lối ra (bơrnoh lik) phía sau, ở cạnh gian bếp.
Một ngày trọng đại cho em bé sơ sinh, cũng là ngày vui mừng lớn cho cả dòng tộc.
Quả vậy, trong ngày này toàn thể gia tộc nội ngoại, ba bề bốn bên đều quy tụ lại. Đặc biệt
Chöông V : Sinh ñeû 11

không thể thiếu mặt các bô lão, trưởng bối. Họ tới để chính thức tiếp nhận một thành viên
mới, và cùng nhau tham giavào việc đặt tên cho em bé.
Lễ nghi được diễn tiến như sau :
Trải chiếu nửa gian khách về phía đầu nằm (bồ bic), phía đàng chân (đơm jơng) để
trống cho dễ việc tiếp nước uống rượu (siah dà nha).
Các thứ phải chuẩn bị sẵn sàng :
- Ớt chín và muối : Để đặt và bôi vào miệng em bé .- Các loại lá thuốc vẫn dùng nấu
nước tắm cho mẹ và con.
- Một khúc củi ngo nhựa, tách sẵn ra một chút. Có ý nói miếng ngo nhựa tách ra này
trông sáng đẹp làm sao, thì hàm răng em bé sau này cũng được như vậy.
- Các đồ để cho em bé cầm vào : Con trai thì có : cật giang, dao nhỏ, sà gạc, gùi,
chiếu đệm lưng, vòng đồng … Con gái thì có : Nồi niêu, sợi cói, chỉ sợi, chuỗi hạt, bông
tai, nhẫn, rìu, cào …
- Các vật để Tế Thần và ăn uống : Vịt, gà, rượu …
Khi tất cả đã sẵn sàng, vị trưởng tộc mời mọi người có liên hệ trực tiếp đến gần phía
bàn thờ Thần linh và Choé gia tiên. Ở đây đã đặt sẵn một choé rượu và một chiếc mâm gỗ
… Thứ tự như sau : Người đỡ đẻ và các bô lão ngồi ở phía trước, sát Choé gia tiên (đah
bồ bic bơh jơnào Yàng). Vị chủ sự nghi lễ và bố mẹ bế em bé ngồi ở phía dưới mâm gỗ
(đah đơm jơng sơlào). Các người khác ở hai bên. Như vậy tất cả đều ngồi ở chung quanh
choé rượu và chiếc mâm.
Mọi người cùng giơ tay lên (pồ tê) hướng về phía hũ rượu. Vị chủ sự (trưởng bối)
cất lời cầu nguyện lớn tiếng, mọi người phụ hoạ âm thầm. Lời cầu nguyện đã ghi băng
được khá dài. Đại ý là : Tất cả chúng tôi có mặt hôm nay ở đây, để xin với Thần linh đoái
nhìn và bang trợ cho em bé này, càng ngày càng hoà nhập xứng đáng và chuẩn mực vào
cộng đồng Dân tộc, đúng với niềm tin và phong tục tập quán chung. Sau đó là mời Thần
linh và tiên tổ cùng hiện diện và chung vui với đại gia tộc hôm nay.
Ngay sau đó là các nghi thức : Mở nắp hũ rượu, cắt cổ gà … Lấy máu xức các nơi
đã có quy định, và trên trán các người có mặt. Riêng với em bé thì còn xức trên miệng,
ngực … nữa. Có nơi ngoài xức máu tế vật, người ta còn xức cả nước miếng cho em. Khi
xức cho em bé cũng có một lời cầu nguyện ngắn cho riêng em.
Kế đến là bàn bạc về tên tộc (să tờm) sẽ được đặt cho em. Thông thường tên này có
sự đồng âm với tên của bố mẹ em, tuỳ là trai hay là gái. Ví dụ tên mẹ là Nhim, thì tên con
gái sẽ có ít nhất là một vần đầu là Nh. Có thể là Nhềm, Nhem, Nhom, Nhong, Nheo …
Chöông V : Sinh ñeû 12

nếu tên bố là Breo, thì tên con trai sẽ có vần đầu là Br. Có thể là Brèo, Brẹo, Brẻoh,
Brem, Brim, Brom …
Người ta cũng thường hỏi ý kiến của bố mẹ em bé trước. Nếu đa số chưa đồng ý, thì
trưởng tộc hay ông bà của em bé sẽ đặt một tên khác cho em. Sau khi đã thoả thuận được
tên gọi, thì vị chủ sự trước đây làm ngay một nghi thức : Dẫn bố mẹ bế con tới trước bàn
thờ Thần linh, gọi lớn tiếng tên này, xin Thần linh chuẩn nhận. Sau đó cũng gọi tên này
trước Choé gia tiên để báo cáo với tổ tiên, xin bang trợ, đồng thời còn thêm nghi thức
cầm tay em bé đặt vào Choé gia tiên, gọi là tơnăt tê oh nga dơ Drăp me. Một nghi thức
phụ đó là khi xướng danh tên em bé trước bàn thờ Thần linh, thì có việc ném mỏ gà vào
tua rua tre dưới bàn thờ (cơm kàng iăr dơ nsồm jơnào Yàng). Khi ném mỏ gà cũng có lời
cầu nguyện riêng. Cụ thể là xin Thần linh chuẩn nhận cái tên mà gia tộc đã đồng thuận
đặt cho em hôm nay.
Trên đây là đặt tên tộc (să tờm) để gọi thông thường khi em còn nhỏ… Người Kơ
Ho cũng có thói quen đặt thêm một tên nữa cho em bé, gọi là biệt danh (să cồng), cũng
để gọi tuỳ nghi khi muốn biện phân giữa những tên gọi trùng nhau. Điểm khác biệt cơ
bản giữa hai tên gọi này, là tên tộc (să tờm) thì chỉ là một danh xưng, không thấy có ý
nghĩa gì, như một số tên gọi ở các nước phương tây. Còn biệt danh (să cồng) thì thường
là có ý nghĩa, vì khi đặt tên này, người ta dựa vào cái nét vẻ đặc trưng gì đó của em bé
mà gọi ra. Ví dụ da em bé đen, thì gọi là Jù ; da em bé trắng, thì gọi là Bò … ; mắt em bé
hơi xếch, thì gọi là Siăng … Loại tên này (să cồng) có thể đặt ra để gọi bất cứ lúc nào
trong đời cũng được.
Khi đã làm nghi thức đặt tên xong, thì tới các nghi thức khác : Vị chủ sự chính thức
và lần chót cho em bé nếm muối, đặt ớt chín trên môi em kèm theo các lời cầu nguyện
diễn tả, như đã nói trước đây. Sau đó là cho em bé cầm vào các vật dụng, mà sau này em
sẽ thường xuyên phải sử dụng trong đời, tuỳ theo là bé gái hay bé trai. Cũng đã kể trước
đây rồi. Vài chục năm trở lại đây, có thêm việc cho em bé cầm bút, vở …
2. Kàs bàs deh dùh, ngolah Cràs me bàp.
Nội dung ý chính của nghi thức này là tẩy rửa đi mọi thứ uế tạp, dơ bẩn … mà mọi
người có liên hệ, đã dính dáng cách nào đó trong những ngày có mặt tại nhà người nữ
sinh con, cho dù chỉ là nhìn thấy hay nghe nói tới, còn nói chi tới việc đã phải giúp đỡ
hay đụng chạm vào mọi thứ đồ đạc có liên hệ trong việc sinh đẻ này.
Theo niềm tin Kơ Ho, mọi dạmg uế tạp thuộc loại này, đều có ảnh hưởng không tốt
tới mọi sinh hoạt thông thường hằng ngày. Có thể hiểu là làm dây vấy lây lan cái nhơ bẩn
tới mọi sự khác, hơn thế , còn dễ gây ra hay gặp phải các loại sui rủi (rềs àr), dị ứng (gơ
Chöông V : Sinh ñeû 13

wă). Cụ thể theo phong tục tập quán, thì còn cho là không xứng đáng để cử hành các nghi
thức, nghi lễ theo niềm tin, ngay cả đến việc vào kho lúa lấy lúa ra cũng không được.
Để tẩy rửa đi tất cả mọi loại cản trở này, có hai nghi thức cùng được cử hành một
lúc :
Một là gia chủ phải kiếm thêm một con gà và một hũ rượu nhỏ, nhờ trưởng tộc
đứng ra chủ trì nghi thức này. Gà và rượu có tên gọi chung là : Phan pàp tràl, ngòt dồn
sa bra si = Đại ý là lễ vật để đền cái bê bối, sợ đốn đời mặt kiếp.
Hai là chính những người có ảnh hưởng hay đã dây vấy nhơ bẩn này, cũng phải tìm
một con gà, một hũ rượu nhỏ làm của lễ, nhờ một người đại diện dâng kính Thần linh,
vừa có ý đền bù cho gia chủ, vừa để cầu nguyện cho mọi người được tai qua nạn khỏi …
Cả hai nghi thức này đều có mọi cung cách cử hành theo như thói quen thường
thấy : Như việc cùng đưa tay lên cầu nguyện, mở hũ rượu, giết gà, bôi máu …
3. Lis jơng tê cau ià deh ceh bun.
Lis cràs cau ià ồi mbơn, khwăn pờm bơ.
Bồi hoàn tay chân người đỡ đẻ nắn thai.
Đền bồi người cầm váy, nắm đồ dơ.
Người hộ sinh là người vất vả nhiều bề, lâu ngày căng thẳng … đồng thời cũng
nhầy nhụa dơ bẩn nhiều nhất. Nên mọi người, đặc biệt gia chủ đều tỏ lòng tôn trọng và
biết ơn sâu sắc. Chính người đỡ đẻ cũng coi đứa trẻ sinh ra này như con mình. Nếu không
có sự thoả thuận nào trước đó, thì thông thường gia chủ phải có một món quà tượng trưng
dâng tặng là một áo, một váy loại khá tốt, gọi là ồi ào bơtrwă. Sau đó là kiếm gà, vịt, một
hũ rượu, nhờ trưởng tộc Tế Thần tẩy rửa các điều phải kiêng cữ, vì đã dây vấy nhơ nhớp
khi giúp sinh đẻ (Rào nau wèr ntiăr deh dùh).
Mọi nghi thức thì cũng theo thông lệ đã kể trước đây. Đặc biệt ở đây thì vịt hay gà,
sau khi làm sạch và Tế Thần xong, trên nguyên tắc người đỡ đẻ có quyền đem mỗi con
một nửa về nhà mình. Nhưng ít khi có ai làm vậy, mà để ăn chung cả. Riêng phần thịt gà
thì dành riêng cho người nữ mới sinh ăn. Có một nghi thức đặc biệt ở đây, đó là lấy một
phần tim gà vịt, cắm vào một cái lông vũ của nó, hoặc cắm vào đầu một que tre có cạo
ngù, cả hai đều có một tên chung là nhit. Que hay lông này dùng đặt vào ngực người hộ
sinh (lis tơ ntơh). Chân gà vịt thì đặt vào tay (lis tơ tê). Đặt từng thứ trước sau và có hai
lời cầu nguyện riêng khác nhau.
Trên đây có nhắc tới một chi tiết dễ sinh thắc mắc, xin làm rõ. Có lẽ cũng giống
nhiều Dân tộc khác, Dân tộc Kơ Ho cũng có những người làm nghề hộ sinh chuyên
nghiệp, gần như sống bằng nghề này là chính … Nên cũng có cái mức giá cả cần được
Chöông V : Sinh ñeû 14

thoả thuận với nhau trước cách nào đó, tuỳ theo các hoàn cảnh cụ thể. Trường hợp này
người hộ sinh cũng có một trách nhiệm nặng hơn. Ví dụ nếu bất cẩn mà xẩy ra các sự cố
không hay … thì sẽ phải đền lại cách nào đó.
VIII. MỘT SỐ ĐIỀU PHẢI KIÊNG CỮ:
- Mọi người trong một làng (ngày xưa) phải nghỉ đi làm một ngày, tính từ lúc em bé
ra khỏi lòng mẹ. Cho dù công việc có gấp gáp đến mấy. Theo niềm tin thì Thần linh đã
quan phòng tất cả rồi, nên mọi người không thấy có vẻ gì tỏ ra bất đắc dĩ, nóng ruột, ra
lời ca thán … Ngược lại còn tỏ ra vui vẻ, vì thiếu gì việc phải làm ở nhà. Nhưng trên hết,
điều này nói lên một nhân linh ra đời, phải có điều gì đặc biệt hơn mọi giống loài khác.
- Cấm kỵ đặc biệt việc trồng trọt gieo sạ, kể cả ở ngay gần nhà. Tin rằng hôm nay là
ngày nước nóng (dà duh), các loại giống má không thể mọc được (gơ khwa dà duh, sơntìl
ờ hòn). Vì thế nếu lúa giống đã ngâm, đã ủ đúng ngày rồi, thì rỡ ra hong, ngày mai mới
đem gieo sạ…
- Các người có liên hệ gần tới việc sinh nở, thì phải kiêng cữ như trên 7 ngày.
- Người nữ mới goá chồng hay quá trễ tuổi mà chưa có chồng, không được đến nhà
có người sinh trong vòng 7 ngày. Kỵ hơn nữa là đến xin hay lấy lửa ở bếp chính mà mẹ
con mới sinh đang nằm ở bên, vì sợ người mẹ sẽ bị tắt sữa. Câu văn tư liệu kể như sau :
Cau bơndrau mut sơnđăn lah tơl trơluc ồs, tơl dà toh kòn pô. Cau neh chơt bau, ờ geh dà
să, gen dà toh swăt.
- Mọi người ở làng khác khi qua đây, cũng không được vào để xin lửa trong vòng 7
ngày.
- Các người trong gia đình có sinh em bé, không được đi đây đi đó xa nhà, sợ sẽ gặp
rủi ro … Các cụm từ nguyên ngữ gọi là : Ngòt àr sreh jơng pơng ntìng, yăr mơng tơng
gai, tìp klìu cà dà rơmơs …
Với chính người nữ lâm bồn, thì có rất nhiều điều phải kiêng cữ. Trước đây đã kể ra
một số, ở đây thêm vài điều :
- Phải uống nước nóng có gừng, cho con khỏi ỉa chảy.
- Không ăn các thức ăn nặng mùi hay tanh tưởi : Nếu con không bị ỉa chảy thì sau
này con sẽ có mùi mồ hôi như vậy.
- Không ăn cá có ngạnh : Sợ thình lình phát bệnh nặng cả mẹ và con (lơs kòp)
- Không ăn cua tôm : Sợ sau này con có thói quen cấu véo bạn bè mỗi khi chơi
chung.
- Không ăn cá lóc : Sợ không nuôi được con (ờ gờt kòn). Vì cá lóc ăn con.
Chöông V : Sinh ñeû 15

- Không ăn ốc hến : Sợ mắt con bị lé (lè măt kòn).


- Có một số rau không nên ăn : Sợ con ỉa cứt cò.
- Rau nào có ngọn xoăn thì không ăn : Sợ tóc con xoăn.
- 7 ngày nằm lửa, không được ra ngoài lúc trời sáng, dễ bị hậu sản (kò sòng).
- Không đeo gì nặng, sợ bị trĩ tiền (lùh tul).
- Không ăn mỡ màng : Dễ đau bụng cả mẹ và con.
IX. MỘT SỐ LIÊN HỆ KHÁC:
Còn khá nhiều điều có liên hệ trực tiếp đến việc sinh đẻ … Đặc biệt về các bệnh tật
của người mẹ cũng như của người con, ít ra là trong vài tháng đầu. Vì chưa kịp tham
khảo đầy đủ tư liệu, nên chưa thể trình bày rõ ràng được. Chỉ xin liệt kê danh xưng :
- Con đẻ ngược (Kòn deh jơng)
- Con sinh đôi, sinh ba (Kòn deh bàr, deh pe)
- Con sinh ra cả bọc (Kòn mur rò sò glòm)
- Con quấn chặt lấy cuống rốn (Kòn wàr pròc tơ ngko)
- Con chết trong bụng (Kòn chơt ờ buk deh)
- Con vừa sinh ra chết liền (Kòn chơt tơ njơng)
- Con bị quỷ hành (Cà lơh)
- Con khóc ngày đêm (nìm hwơt)
- Con lên kinh (Kòn phăt)
- Con chết ngất (Kòn chơt mòs)
- Con chết qúa sớm (Kòn ờ gờt).
- ……………………………………………………………

You might also like