You are on page 1of 8

1.2.

Quyền truy tố ở các nước theo đuổi mô hình tố tụng thẩm vấn

1.2.1. Cộng hoà Liên bang Đức

1.2.1.1. Quá trình tiếp thu quyền tùy nghi truy tố ở Cộng hòa Liên bang Đức

Là một nước theo đuổi mô hình thẩm vấn, việc giải quyết vụ án hình sự ở
Đức có mục tiêu chính là tìm ra sự thật khách quan thay vì đề cao việc đối đầu,
tranh tụng giữa các bên trước Tòa. Theo đó, khác với các nước như Mỹ và Pháp,
cộng hòa liên bang Đức áp dụng nguyên tắc truy tố bắt buộc (Legalitätsprinzip),
thể hiện qua Điều 152 BLTTHS Đức: Theo đó, Viện công tố phải tiến hành các
hoạt động cần thiết để giải quyết mọi tội phạm có thể bị truy tố ra trước Tòa khi có
dấu hiệu xác định hành vi phạm tội là có thật. Đây được coi là một đặc trưng nổi
bật, cơ bản và có tính truyền thống của pháp luật TTHS Đức 1. Mục đích ban đầu
của của quy định như trên là để giới hạn việc độc quyền của các công tố viên Đức
thông qua việc bắt buộc các họ phải thực hiện những hoạt động điều tra cần thiết
khi đã có dấu hiệu về tội phạm 2. Vị trí truyền thống của công tố viên trong hệ
thống hình sự Đức được coi là người đi tìm sự thật một cách khách quan, trung lập
và phải đưa mọi tội phạm ra trước Tòa để xử lý hình sự.
Trong khoảng ba thập kỉ gần đây, một vấn đề nổi trội dễ thấy trong công tác
giải quyết án hình sự ở Đức là sự gia tăng không ngừng của số lượng án cần giải
quyết. Kết hợp với tính chất phức tạp, nặng về thủ tục của công tác tố tụng khiến
cho việc giải quyết án theo định hướng truyền thống là không tưởng, các công tố
viên không thể điều tra cụ thể, khách quan từng vụ án từ tội nhỏ cho đến những
trọng tội mà vẫn giữ được năng suất và hiệu quả giải quyết yêu cầu công việc.

1
Đàm Quang Ngọc (2020), Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức , Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại
học Luật Hà Nội. Trích Elsner, Beatrix, và Julia Peters, (2006), “The prosecution service function within the German criminal
justice system, in trong cuốn Coping with Overloaded Criminal Justice Systems”, Springer Berlin Heidelberg, tr.207.
2
The University of Chicago Law Review VOLUME 41, NUMBER 3, SPRING 1974, Controlling Prosecutorial Discretion in
Germany* John H. Langbeint, tr.444
Thực tế nêu trên đòi hỏi cần đưa ra những hướng giải quyết nhanh chóng để xử lý
vấn đề.
Hệ thống pháp luật cộng hòa liên bang Đức đã phải thay đổi dần để đối phó
với vấn đề về khối lượng án gia tăng từng ngày và bài toán quản lý tài nguyên của
các cơ quan tố tụng. Những thể hiện bước đầu của việc tiếp thu nguyên tắc tùy
nghi truy tố trước khi quyền này được chính thức được ghi nhận trong pháp luật tố
tụng hình sự là đã có những ghi nhận về việc các công tố viên và các luật sư biện
hộ đã bắt đầu sử dụng tới cách thức giải quyết vụ án thông qua thỏa thuận, đặc biệt
là trong những vụ án cổ cồn trắng phức tạp3.
1.2.1.2. Sự thể hiện của quyền tùy nghi truy tố trong hệ thống pháp luật Cộng
hòa Liên bang Đức
Nguyên tắc truy tố bắt buộc yêu cầu các công tố viên Đức phải có hành động
cần thiết để giải quyết mọi vụ án, tuy nhiên yêu cầu này không bao gồm việc bắt
buộc phải đưa ra các cáo buộc hình sự (public charges) trong mọi trường hợp 4.
Trên thực tế, việc các cơ quan công tố Đức áp dụng quyền tùy nghi truy tố để xử lý
án được coi là chuyện xảy ra hằng ngày5.
Việc áp dụng nguyên tắc tùy nghi truy tố (Principle of Opportunity/Principle
of Non-Prosecution) trong TTHS ở Đức được mở rộng chủ yếu đối với các tội
phạm ít nghiêm trọng (Misdemeanors)6 hoặc các tội phạm liên quan đến chính trị,
an ninh quốc gia. Quy định về thẩm quyền tùy nghi truy tố được thiết kế ngay sau
điều luật quy định về nguyên tắc truy tố bắt buộc (khoản 2 Điều 152). Điều này

3
Prosecutorial Discretion in Three Systems: Balancing Conflicting Goals and Providing Mechanisms for Control Sara Sun
Beale* Draft June 2014, tr.17
4
Eberhard Siegismund. 2002. “The Public Prosecution Office in Germany: Legal Status, Functions, and Organization.”
Report presented by the Deputy Director General, Judicial System Division, German Federal Ministry of Justice to the 120th
UNAFEI International Senior Seminar. (January 2002) at 63, 58-76.
5
Eberhard Siegismund. 2002. “The Public Prosecution Office in Germany: Legal Status, Functions, and Organization.”,
Tlđd, tr.62.
6
Bộ luật hình sự Đức phân loại tội phạm thành 02 nhóm: (1) Tội phạm nghiêm trọng (Felonies) là hành vi vi phạm có thể bị
phạt tù ít nhất 1 năm; (2) Tội phạm ít nghiêm trọng (Misdemeanors) là hành vi vi phạm có thể bị phạt tù dưới 1 năm hoặc phạt
tiền. Xem: Điều 12 Bộ luật hình sự Đức (bản tiếng anh), xem trực tuyến tại
https://ec.europa.eu/antitrafficking/sites/antitrafficking/files/criminal_code_germany_en_1.pdf
cho thấy, tư duy của nhà làm luật ở Đức vẫn luôn khẳng định nguyên tắc truy tố
bắt buộc là nguyên tắc “rường cột” trong TTHS. Sự ghi nhận tùy nghi truy tố được
xem như những ngoại lệ của nguyên tắc truy tố bắt buộc7. Thẩm quyền tùy nghi
cho phép CQCT “lọc bỏ” các vụ án nhỏ [đối với tội phạm ít nghiêm trọng
Misdemeanors] (khoản 1 Điều 153)8 hoặc các vụ án được thực hiện ở nước ngoài
(Điều 153c), vụ án có liên quan đến chính trị (Điều 153d) hoặc an ninh quốc gia
(Điều 153e).
Trong đó phổ biến nhất là việc vận dụng Điều 153a về việc Công tố viên có
quyền không truy tố về các tội Vergehen (có thể hiểu là misdemeanors – tội nhẹ)
nếu mức độ của tội là không nghiêm trọng không có sự chú ý từ phía công chúng.
Cơ chế này được sử dụng rộng rãi trong công tác giải quyết án hình sự tại Đức.
Nhiều ý kiến cho rằng cơ chế tùy nghi truy tố đối với các tội ít nghiêm trọng có
nguồn gốc từ các chính sách phi hình sự hóa trước đó 9. Trong trường hợp áp dụng
quy định tại Điều 153, người phạm tội sẽ không có quyền từ chối tham gia thủ tục
thay thế này; Công tố viên có quyền áp đặt bắt buộc thực hiện một số nội dung như
bắt bồi thường thiệt hại hoặc nộp tiền cho những tổ chức từ thiện như một điều
kiện cho việc không truy tố vụ án. Nội dung không truy tố có điều kiện này đã từng
bị trỉ trích và gây nhiều tranh cãi ở Đức khi mới đưa vào áp dụng bởi về cơ bản,
đây là một dạng thương lượng nhận tội, trong khi truyền thống và luật thành văn
Đức trước đó chưa hề có cơ sở nào ủng hộ cơ chế này 10. Để giới hạn tính độc
quyền của Công tố viên, nếu không hài lòng với việc công tố viên áp dụng quy
định tại Điều 153a, pháp luật tố tụng Hình sự Đức cho phép người bị hại có quyền
7
Đàm Quang Ngọc, Chức năng công tố trong tô tụng hình sự Việt Nam và Đức, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, 2020, tr.118-119.
8
Điều 153.1 BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định: "Liên quan đến một tội phạm ít nghiêm trọng, Cơ quan Công tố
có thể miễn truy tố với sự phê chuẩn của Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án nếu xét thấy tính chất của hành vi phạm tội là ít
nghiêm trọng và lợi ích của cộng đồng không đòi hỏi việc truy tố. Không cần phải có sự phê chuẩn của Toà án đối với một tội
phạm ít nghiêm trọng, không bị áp dụng hình phạt tối thiểu tăng nặng (an increased minimum penalty) và hậu quả của tội phạm
là không đáng kể."
9
The University of Chicago Law Review VOLUME 41, NUMBER 3, SPRING 1974, Controlling Prosecutorial Discretion in
Germany* John H. Langbeint, trích lời Beulke, nguyên văn: “‘the most objective agency in the world.’” tr.459
10
Eberhard Siegismund. 2002, Tlđd, tr.460
tự mình truy tố vụ án ra trước Tòa (trong trường hợp này thì công tố viên thường
sẽ xem đây là “có sự chú ý của công chúng” để thay tiếp tục truy tố), hoặc gửi
kháng cáo (Mandamusing the Prosecutor) tới công tố viên, yêu cầu xem xét lại.
Một vấn đề khác cần lưu ý ở đây là về phạm vi nội hàm của "Tội ít nghiêm
trọng": Nhiều tội phạm thường được xem là nghiêm trọng ở nhiều quốc gia nhưng
lại được phân loại vào nhóm tội Vergehen, những ví dụ điển hình là các tội Xâm
hại tình dục trẻ em dưới 14 tuổi tại Điều 176(1), tội Hiếp dâm tại Điều 177, tội
Mua bán người tại Điều 180b và một phần lớn những tội phạm về kinh tế.
Ngoài ra, Điều 407 BLTTHS Đức ghi nhận cơ chế giải quyết các vụ án có tội
phạm thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng thông qua một thủ tục khác, sử dụng thông
báo về hình phạt thay vì truy tố ra trước tòa. Theo đó, công tố viên có thể gửi đề
xuất xử lý vụ án cho Tòa, nếu phía Tòa án đồng ý với đề xuất này thì tiếp đến phía
người phạm tội quyết định xem có nhận hình phạt trong thông báo và kết thúc quá
trình tố tụng, hay yêu cầu được xử lý theo thủ tục thông thường. Những hình phạt
này có thể bao gồm phạt tiền, cảnh báo, cưỡng chế, thu giữ tài sản, hủy bằng lái xe,
án treo dưới 1 năm…
Sử dụng những cơ chế nêu trên, mặc cho những nguyên lý pháp lý truyền
thống về bắt buộc truy tố, chỉ một phần nhỏ các vụ án ở Đức được trải qua trình tự
tố tụng cơ bản. Báo cáo năm 2011 tại Hội thảo phòng chống hối lộ do Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) tổ chức đã chỉ ra rằng hơn một nửa số án về hối lộ
có yếu tố quốc tế ở Đức vào khoảng từ 2006 - 2010 không bị truy tố do áp dụng
Điều 153a11.
1.2.2. Việt Nam
Tại Việt Nam, về cơ bản, quyền công tố thuộc về Viện kiểm sát 12 với nguyên tắc
truy tố bắt buộc. Nguyên tắc truy tố bắt buộc không được ghi nhận trực tiếp bằng
11
PHASE 3 REPORT ON IMPLEMENTING THE OECD ANTI-BRIBERY CONVENTION IN GERMANY at 41,nguồn:
https://www.oecd.org/germany/Germanyphase3reportEN.pdf,
12
Điều 107 Hiến pháp 2013
ngôn từ, nhưng tinh thần của nguyên tắc này được thể hiện thông qua quy định tại
Điều 243, về quyết định truy tố, và Điều 248, về quyết định đình chỉ vụ án của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015).
Điều 243 không có quy định cụ thể trường hợp nào sẽ quyết định truy tố, mà chỉ
quy định về hình thức của việc truy tố sẽ được thể hiện bằng bản cáo trạng, cùng
với những nội dung cần phải có của bản cáo trạng. Ngược lại, Điều 248 thì quy
định rõ những trường hợp mà Viện kiểm sát có thể không truy tố vụ án, thay vào
đó là ban hành quyết định đình chỉ. Những trường hợp đó bao gồm (1) tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội; (2) được miễn trách nhiệm hình sự; (3) người dưới
18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm
nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, gồm: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251,
và 252, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định
tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự, trừ tội phạm quy định tại các điều 123,
124, 141, 142, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251, và 252, người dưới 18 tuổi
là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án; (4) bị hại hoặc đại diện
của bị hại rút yêu cầu khởi tố trong các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134,
135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, và 226; (5) không có sự việc phạm tội; (6) hành
vi không cấu thành tội phạm; (7) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; (8) người mà hành vi phạm tội của họ đã
có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; (9) đã hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự; (10) tội phạm đã được đại xá; (11) và người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với
người khác13.
13
Điều 248 BLTTHS năm 2015 quy định: “Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án
khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại
Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự”.
Như vậy, rơi vào các trường hợp đình chỉ vụ việc, mọi vụ án sau khi được cơ quan
điều tra chuyển sang Viện kiểm sát thì đều phải bắt buộc truy tố. Vấn đề ở đây là,
các trường hợp đình chỉ đều được luật quy định một cách cụ thể với các tiêu chuẩn
cứng và các tiêu chuẩn này không hoàn toàn phù hợp với các chức năng của quyền
công tố trong nền dân chủ. Các quy định trên không cho phép Kiểm sát viên có
quyền quyết định truy tố hay không dựa trên sự phù hợp của chứng cứ với các dấu
hiệu cấu thành tội phạm. Cụ thể, liên quan đến chứng cứ, Kiểm sát viên chỉ có thể
đình chỉ vụ án nếu không có sự việc phạm tội, hoặc hành vi không cấu thành tội
phạm. Thế nhưng việc xác định các trường hợp trên dựa vào căn cứ nào trong thực
tiễn lại là một chuyện không đơn giản.
Ở đây, vấn đề quan trọng là cần phân biệt giữa (1) chứng cứ thu thập đủ để xác
định có hay không tội phạm và (2) chứng cứ thu thập có đủ để buộc tội bị cáo
trước tòa hay không. Trong nhiều trường hợp, một hành vi phạm tội đã thực sự xảy
ra và hành vi đó đã cấu thành tội phạm, nhưng vấn đề là chứng cứ đã thu thập được
thì chỉ thể hiện được có hành vi phạm tội ở một vài phương diện mà không thể bảo
đảm được sự buộc tội vững chắc ở mọi khía cạnh của cấu thành tội phạm. Bên
cạnh đó, ở lưng chừng trạng thái “không có tội phạm” không cấu thành tội phạm”
và “có tội phạm” cấu thành tội phạm” là sự nghi ngờ, không chắc chắn về việc có
hay không có tội phạm và có hay không có cấu thành tội phạm. Thế nhưng, nếu
chiếu theo câu chữ của Điều 248 BLTTHS năm 2015 thì những trường hợp đó
không thuộc trường hợp đình chỉ vụ án bởi Viện kiểm sát chỉ có thể đình chỉ nếu
xác định rằng “không có tội phạm” và hoặc “không cấu thành tội phạm”. Ngược
lại, Viện kiểm sát phải ra quyết định truy tố dù các khả năng bảo vệ quyết định truy
tố đó tại Tòa là không cao do nền tảng chứng cứ không đủ mạnh.
Tuy nhiên, nguyên tắc suy đoán vô tội đã giúp Viện kiểm sát có quyền không truy
tố trong những trường hợp không chắc chắn về việc có hay không có phạm tội. Nội
dung của nguyên tắc đoán vô tội được hiểu là suy không ai bị xem là có tội khi
chưa có bản án kết án có hiệu lực của Tòa án, người bị buộc tội có quyền nhưng
không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội, và mọi nghi ngờ trong quá trình
chứng minh tội phạm phải được giải thích có lợi cho người bị buộc tội. Như vậy,
tuy các điều khoản về đình chỉ truy tố không quy định rõ ràng về vấn đề tùy nghi
truy tố dựa trên sự kiểm tra về chứng cứ, nhưng nguyên tắc này được ngầm thừa
nhận thông qua nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo đó, những trường hợp mà Viện
kiểm sát cảm thấy không chắc chắn về sự phù hợp của chứng cứ với các dấu hiệu
cấu thành tội phạm thì không được truy tố do mọi sự nghi ngờ phải được giải thích
theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Mặt khác, các quy định về đình chỉ việc truy tố không cho phép Kiểm sát viên
được quyền đình chỉ vụ án dựa trên sự cân nhắc, so sánh giữa các lợi ích công cộng
với nhau. Có nghĩa là, một quyết định truy tố dù có khả năng gây hại hoặc xung
đột với một lợi ích công cộng khác lớn hơn, thì Viện kiểm sát cũng buộc phải truy
tố do đây không thuộc trường hợp đình chỉ theo luật định.

Tài liệu tham khảo


1. Luật Hiến pháp 2013
2. Bộ luật tố tụng Hình sự 2015
3. Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ luật Tố tụng hình sự Đức;
4. Đàm Quang Ngọc, Chức năng công tố trong tô tụng hình sự Việt Nam và
Đức, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2020;
5. ThS. Đàm Quang Ngọc (2015), "Sự cần thiết áp dụng nguyên tắc tùy nghi
truy tố trong tố tụng hình sự Việt Nam", Tạp chí Luật học, số 10/2015, tr.
31-39;
6. The University of Chicago Law, Review VOLUME 41, NUMBER 3,
SPRING 1974, Controlling Prosecutorial Discretion in Germany* John H.
Langbeint, tr.444;
7. Sara Sun Beale (2014), Prosecutorial Discretion in Three Systems:
Balancing Conflicting Goals and Providing Mechanisms for Control, Draft June
2014, tr.17;
8. Eberhard Siegismund (2002), “The Public Prosecution Office in Germany:
Legal Status, Functions, and Organization.”, Report presented by the Deputy
Director General, Judicial System Division, German Federal Ministry of Justice
to the 120th UNAFEI International Senior Seminar. (January 2002) at 63, 58-76;

9. PHASE 3 REPORT ON IMPLEMENTING THE OECD ANTI-BRIBERY


CONVENTION IN GERMANY at 41,nguồn:
https://www.oecd.org/germany/Germanyphase3reportEN.pdf,

You might also like