You are on page 1of 39

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI GIẢNG MÔN

Kĩ thuật mạng truyền thông


(Fundamentals of Communications Networks)

Giảng viên: TS. Phạm Anh Thư


Điện thoại/E-mail: 0912528188, thupa80@yahoo.com, thupaptit@gmail.com
Bộ môn: Mạng viễn thông - KhoaViễn thông 1
Học kỳ/Năm biên soạn: II/ 2021-2022
1-
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN


Khái niệm tắc nghẽn

 Khi có quá nhiều gói tin hiện diện trong một


mạng (hoặc một phần của nó), hiệu năng hoạt
động của hệ thống bị giảm. Tình trạng này
được gọi là "tắc nghẽn".

1- 3
Khái niệm tắc nghẽn

 Khi số lượng gói tin


chạy trong mạng con
nằm dưới ngưỡng cho
phép, chúng đều được
phân phối đến đích
(ngoại trừ những gói tin
bị lỗi), và số lượng gói
tin được phân phối tỉ lệ
thuận với số lượng gói
tin được phát ra lúc
đầu.
 Nguyên nhân?
1- 4
Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn

 Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn


 Lưu lượng đến trên nhiều lối vào và đều cần cùng một
đường ra
 Tốc độ xử lý tại router chậm
 Các đường truyền có băng tần thấp, dẫn đến hiện tượng
thắt cổ chai
 Nhu cầu băng thông cao của các dịch vụ đa phương tiện và
các loại hình dịch vụ mới
 Biểu hiện tắc nghẽn: thời gian khứ hồi RTT tăng cao
bất thường
 Biện pháp khắc phục?

1- 5
Nguyên lý điều khiển tắc nghẽn

 Duy trì điểm hoạt động của mạng luôn ở mức lưu
lượng đưa vào nhỏ.
 Đảm bảo các bộ đệm của bộ định tuyến không bị tràn.
 Đảm bảo phía gửi dữ liệu nhanh mà phía nhận
vẫn có thể xử lý, giúp sử dụng tài nguyên mạng
một cách hiệu quả nhất.

1-
Điều khiển tắc nghẽn trong mạng VC

 Một giải pháp đơn giản là điều khiển cấp phép


(admission control): cho phép một kết nối mới chỉ khi
mạng có thể đáp ứng được.
 Khi có cảnh báo về tắc nghẽn, hệ thống sẽ không thiết
lập thêm mạch ảo nào nữa đến khi sự cố qua đi. Vì
thế, trong lúc tắc nghẽn xảy ra, những cố gắng thiết
lập mạch ảo đều thất bại.
 Cách tiếp cận khác là cho phép tạo ra các mạch ảo
mới nhưng cẩn trọng trong việc tìm đường cho các
mạch ảo mới này đi vòng qua khu vực bị vấn đề tắc
nghẽn.

1-
Điều khiển tắc nghẽn trong mạng VC

Phần mạng đã loại bỏ nghẽn


Phần mạng bị nghẽn
và mạch ảo từ A đến B 1-
Điều khiển tắc nghẽn trong mạng Datagram

 Trong mạng dạng Datagram, mỗi router có thể dễ


dàng kiểm soát hiệu năng của các đường ra và các tài
nguyên khác
 Các đường truyền chuẩn bị rơi vào tình trạng tắc
nghẽn sẽ có cảnh báo
 Mỗi gói tin mới tới sẽ được giữ lại và chờ kiểm tra
xem đường ra có ở trạng thái cảnh báo không. Nếu
có, một số hành động tránh tắc nghẽn sẽ được thực
hiện.
1-
Điều khiển tắc nghẽn trong mạng Datagram

 Các gói tin chặn (Choke Packets)


 Khi một gói tin đến router và đầu ra của nó đang ở trong trạng thái
báo động, router sẽ gửi một gói tin chặn ngược về nút nguồn đã gửi
gói tin đó.
 Gói tin gặp tắc nghẽn sẽ được đánh dấu để nó không làm phát sinh
các gói tin chặn khác nữa.
 Khi gói tin chặn đến được nút nguồn, nút nguồn sẽ giảm lưu lượng
thông tin đến điểm bị nghẽn đi X phần trăm.
 Có thể còn vài gói tin đang trên đường đi đến đích bị nghẽn, nút
nguồn sẽ bỏ qua các gói tin chặn phát ra tiếp từ đích đó.

1-
Các gói tin chặn (tiếp)

A choke packet that affects only the source.. 1-


Điều khiển tắc nghẽn trong mạng Datagram

 Các gói tin chặn (tiếp)


 Sau giai đoạn trên, nút nguồn chờ thêm một
khoảng thời gian để lắng nghe thêm các gói tin
chặn khác.
 Nếu còn nhận được gói tin chặn, nghĩa là đường
nối vẫn bị nghẽn, nút nguồn tiếp tục giảm dung
lượng truyền.
 Nếu không còn gói tin chặn nào chạy ngược về
nút nguồn trong thời gian lắng nghe, nó có thể
từng bước tăng lưu lượng truyền lên.

1-
Điều khiển tắc nghẽn trong mạng Datagram

 Gửi các gói chặn từng bước một ( Hop-by-


Hop Choke Packets)
 Ở tốc độ cao hoặc qua khoảng cách xa, việc gởi
gói tin chặn ngược về nút nguồn là không hiệu
quả, bởi vì phản ứng của nút nguồn sẽ chậm.
 Một cách tiếp cận khác là làm cho gói tin chặn
có tác dụng tại mọi nút trung gian mà nó đi qua.

1-
Gửi các gói chặn từng bước một (tiếp)

A choke packet that affects each hop it passes through.


1-
Một số kỹ thuật điều khiển tắc nghẽn thông dụng

Loại bỏ gói:

- Loại bỏ gói mới (giữ gói cũ):


Tốt cho truyền file (Wine)
- Loại bỏ gói cũ (giữ gói mới):
Tốt cho đa phương tiện (Milk)

-Phát hiện gói sớm (RED -


Random Early Detection): Khi
độ dài hàng đợi trung bình vượt
quá ngưỡng, các gói được loại
ngẫu nhiên khỏi hàng đợi.

15
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1-
Chất lượng dịch vụ

 Chất lượng dịch (QoS) vụ là một thành phần quan trọng của các
mạng gói đa dịch vụ. Các mạng hỗ trợ QoS có thể cung cấp đồng
thời các loại dịch vụ khác nhau bằng cách xử lý hợp lý lưu lượng
ở các điểm tắc nghẽn.

1-
Yếu tố ảnh hưởng đến QoS trong mạng IP

 Băng thông (bandwidth)  Độ khả dụng của mạng (availability)


 Trễ (delay)  Độ bảo mật (security)
 Biến động trễ (jitter)  Tỉ lệ mất gói (packet loss)

Trễ truyền Truyền lan


lan Truyền lan Truyền lan
Mã hóa, Giải mã,
Đóng/ Xử lý và hàng Mở/đóng
Xử lý và hàng
mở gói đợi, tổn thất gói
đợi, tổn thất

Xử lý và hàng
đợi, tổn thất
Độ khả dụng

 Là tỉ phần thời gian mạng hoạt động trên tổng thời gian. Giới hạn thông thường
cho mạng thoại là 99,999% hoặc là khoảng 5,25 phút không hoạt động trong 1
năm. Độ khả dụng đạt được thông qua sự kết hợp của độ tin cậy thiết bị với khả
năng sống của mạng.
 Độ khả dụng là một tính toán
xác suất B 90% C
85% 70% Tính sẵn sàng Tổng thời gian ngừng hoạt
của mạng động trong một năm
70% 95%
A
E F 99% 3,65 ngày
75% 75% 99,5% 1,825 ngày
D 99,9% 8,76 giờ
 Với mạng gói, độ tin cậy liên quan đến tỷ 99,95% 4,38 giờ
lệ lỗi bít/lỗi gói, các ứng dụng cần độ tin 99,99% 52,56 phút
cậy cao có khá nhiều cơ chế hỗ trợ như 99,995% 26,28 phút
kiểm tra, truyền lại.
99,999% 5,25 phút
Băng thông (bandwidth)

 Là tốc độ truyền thông tin cho một phiên truyền thông (một ứng
dụng trên nền IP)/hoặc là độ rộng băng thông của một liên kết
trong mạng IP
 PSTN 64 kbit/giây, ISDN 384kb/s, …
 ADSL 2 Mbit/giây, LAN 10Mb/s; 100 Mb/s, …
 Băng thông thông tin phụ thuộc vào nguồn gửi thông tin và băng
thông khả dụng của các tuyến đường.
Serial 64k
2 10Mb/s
3
FE 10M 10Mb/s 10Mb/s

5Mb/s 5Mb/s
1
FE 10M 5Mb/s 6

5Mb/s
5Mb/s
10Mb/s
4 5
Trễ (latency/delay)

 Tính trễ VoIP


 Số lượng nút trung gian: 5  Trễ xử lý trung bình 2ms
 Mã hóa G.723.1 (khối mẫu  Trễ hàng đợi trung bình 2ms
30ms, trễ mã hóa 5-20ms)  Khoảng cách: 1000Km

Trễ truyền Truyền lan


lan Truyền lan Truyền lan
Mã hóa, Giải mã,
Đóng/ mở Xử lý và hàng Xử lý và hàng Mở/đóng
gói đợi đợi gói

Xử lý và hàng
đợi
Trễ (latency)

 Trễ là thời gian truyền trung bình của dịch vụ từ điểm vào
đến điểm ra khỏi mạng.
 Có nhiều dịch vụ - đặc biệt là các dịch vụ thời gian thực như
truyền thông thoại- bị ảnh hưởng rất lớn bởi trễ quá lớn và
không cần thiết. Truyền thông thoại sẽ trở thành khó khăn
khi trễ vượt quá ngưỡng 150 ms vì khi trễ vượt quá 200 ms,
người sử dụng sẽ thấy sự ngắt quãng và đánh giá chất lượng
thoại ở mức thấp.
 Để cấp được thoại chất lượng cao, mạng VoIP phải có khả
năng đảm bảo trễ nhỏ. Khuyến nghị ITU-T G.114 giới hạn
thời gian trễ vòng tối đa chấp nhận được là 300 ms giữa hai
gateway VoIP (trễ mỗi chiều là 150ms)
Trễ trong mã hóa VoIP

Bộ mã hóa Tốc độ Khối mẫu Trễ của bộ mã hóa Trễ của bộ mã hóa
yêu cầu trong trường hợp trong trường
tốt nhất hợp xấu nhất
ADPCM, G.726 32 Kb/s 10ms 2,5ms 10ms
CS-ACELP, 8 Kb/s 10ms 2,5ms 10ms
G.729A
MP-MLQ, G.723.1 6,3 Kb/s 30ms 5ms 20ms
MP-ACELP, 5,3 Kb/s 30ms 5ms 20ms
G.723.1
Biến động trễ (jitter)

 Biến động trễ là sự khác


biệt về trễ của các gói
khác nhau cùng trong
một dòng lưu
 Jitter chủ yếu do sự sai
khác về thời gian xếp
hàng của các gói liên
tiếp trong một luồng gây
ra và là vấn đề quan
trọng nhất của QoS
 Jitter quá nhiều có thể
được xử lý bằng bộ
đệm, song nó lại làm
tăng trễ
Tổn thất gói (packet loss)

 Tổn thất, hoặc là bit hoặc là gói, có ảnh hưởng lớn với dịch vụ IP
 Trong khi truyền thoại, việc mất nhiều bit hoặc gói của dòng tin có thể tạo ra hiện
tượng nhảy (pop) thoại gây khó chịu cho người sử dụng
 Trong truyền dữ liệu, việc mất một bit hay nhiều gói có thể tạo gây hiện tượng
không đều trên màn hình nhất thời song hình ảnh (video) sẽ nhanh chóng được xử
lý như trước
 Tuy nhiên, nếu việc mất gói xảy ra theo dây chuyền, thì chất lượng của toàn bộ
việc truyền dẫn sẽ xuống cấp
Độ bảo mật (security)

 Độ bảo mật (security) liên quan tới tính riêng tư, sự tin
cậy và xác nhận khách và chủ.
 Các vấn đề liên quan đến bảo mật thường được gắn
với một vài hình thức của phương pháp mật mã (mã
hóa và giải mã) của cả phía mạng và thiết bị đầu cuối
phía người sử dụng.
 Có thể thực hiện một phần bảo mật qua
 Firewall
 Xác nhận ID và password
 Nhận thực …
 Mã khoá dữ liệu, mã khoá đường hầm
Các phương pháp cải thiện QoS
trong mạng IP

 Biện pháp tổng thể:  Các biện pháp từ phía mạng


cấp đủ dung lượng
Tốc độ truy nhập cam kết
router, không gian

đệm và băng thông  Định hình lưu lượng (Traffic shaping)


 Xếp hàng trên cơ sở lớp
 Các biện pháp từ phía  Lớp dịch vụ, kiểu dịch vụ
người sử dụng  Các dịch vụ phân biệt
 tăng cường độ thông  Quyền ưu tiên IP , định tuyến theo
minh của các thiết bị chính sách
đầu cuối  Chuyển mạch nhãn đa giao thức
 sử dụng dịch vụ vào MPLS, giao thức dự trữ tài nguyên
những thời điểm hợp RSVP, loại bỏ sớm ngẫu nhiên RED
lý  Xếp hàng hợp lý theo trọng số …
Các yêu cầu chức năng chung của IP QoS

 Đánh dấu gói tin IP là chức năng đầu tiên mà các


bộ định tuyến IP áp dụng vào các luồng lưu lượng
người sử dụng để phân biệt kiểu của gói tin IP với
các gói tin IP khác.
 Phân loại gói sử dụng để nhóm các gói tin IP theo
luật phân lớp dịch vụ. Điểm khởi tạo phân lớp lưu
lượng có thể đặt tại thiết bị đầu cuối. Trong mạng,
các gói tin IP được lựa chọn dựa trên các trường
chức năng của tiêu đề IP sử dụng cho đánh dấu
gói tin IP.

1-
Các yêu cầu chức năng chung của IP QoS

 Chính sách lưu lượng được sử dụng để kiểm tra các


luồng lưu lượng gói tin IP đến trên các cổng đầu vào
của bộ định tuyến có phù hợp với các tốc độ lưu lượng
đã được thoả thuận và xác định hay không.
 Chính sách lưu lượng gồm bộ đo lưu lượng để xác định lưu
lượng đầu vào và đầu ra, trên cơ sở đó áp dụng chính sách
điều khiển tốc độ lưu lượng phù hợp với đầu ra bởi bộ đánh
dấu gói.
 Các gói tin có thể đánh dấu lại hoặc bị loại bỏ nếu không phù
hợp với lưu lượng đầu ra.

1-
Các yêu cầu chức năng chung của IP QoS

 Quản lý hàng đợi tích cực: dự đoán trước khả


năng tắc nghẽn và đưa ra một số hoạt động
điều khiển để chống lại hoặc giảm thiểu khả
năng tắc nghẽn.
 Lập lịch cho các gói tin IP thể hiện cách thức
thiết lập thứ tự cho các gói đi ra khỏi các hàng
đợi, dựa trên các đặc tính của các cổng đầu ra,
các gói tin sẽ được phân bố và chuyển tới đầu
ra theo luật.
1-
Các yêu cầu chức năng chung của IP QoS

 Chia cắt lưu lượng là để thay đổi tốc độ luồng


lưu lượng đến nhằm điều hoà lưu lượng với đầu
ra. Nếu lưu lượng đầu vào có độ bùng nổ cao,
luồng lưu lượng cần phải đệm để đầu ra bớt
bùng nổ và mềm hơn.
 Việc điều chỉnh tốc độ lưu lượng giống như một quá
trình dừng và đi, thời gian trễ tại bộ đệm sẽ làm các
gói tại đầu ra được điều chỉnh theo yêu cầu

1-
Các kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ

 Kỹ thuật đo lưu lượng và màu hoá lưu


lượng
 Kỹ thuật quản lý hàng đợi tích cực
 Kỹ thuật lập lịch cho gói tin
 Kỹ thuật chia cắt lưu lượng

1-
MÔ HÌNH ỨNG DỤNG ĐẢM BẢO QoS

 MÔ HÌNH DỊCH VỤ TÍCH HỢP INTSERV


 MÔ HÌNH DỊCH VỤ PHÂN BIỆT DIFFSERV

1-
Dịch vụ tích hợp IntServ (Integrated Service)

 Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng trong việc


cung cấp các dịch vụ thời gian thực (thoại,
video) và dịch vụ băng rộng (đa phương tiện)
dịch vụ tích hợp IntServ đã ra đời.
 Nếu mạng chỉ cung cấp được một lớp dịch vụ
best effort thì thật khó để đáp ứng được các yêu
cầu của các dịch vụ, do đó mạng phải cung cấp
được đa lớp dịch vụ thì mới hỗ trợ được các
dịch vụ này tốt được.
1-
Dịch vụ tích hợp IntServ (Integrated Service)

 Ý tưởng ban đầu của các dịch vụ tích hợp là để hỗ trợ việc dành
trước tài nguyên cho các luồng lưu lượng. Trái ngược với kiến
trúc chuyển phát datagram (các gói sẽ đi qua các tuyến khác
nhau tại mọi thời điểm chúng được gửi), dịch vụ tích hợp cho
phép dành toàn bộ một tuyến cho luồng dữ liệu.
 Điều đó được thực hiện bởi việc thiết lập một tuyến dành trước
tài nguyên trước khi gửi dữ liệu.
 Thực chất của mô hình này là các bộ định tuyến và thiết bị
mạng phải dành trước nguồn tài nguyên của nó để cung cấp
các mức chất lượng dịch vụ cụ thể cho các gói mang lưu lượng
người dùng. Điều này yêu cầu các bộ định tuyến phải có khả
năng điều khiển các luồng lưu lượng.

1-
Mô hình tích hợp dịch vụ Intserv

1-
Mô hình tích hợp dịch vụ Intserv

 Một vấn đề lớn nhất còn tồn tại của IntServ là các
nguồn tài nguyên cần phải được duy trì trạng thái
thông tin theo từng luồng. Với các mạng có số lượng
dịch vụ và số lượng thiết bị mạng lớn, vấn đề này trở
nên khó khả thi đối với các bộ định tuyến lõi cần phải
xử lý lưu lượng rất lớn trong mạng  DiffServ ra đời
 Tiếp cận của mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ là
không xử lý theo từng luồng lưu lượng riêng biệt mà
ghép chúng vào một số lượng hạn chế các lớp lưu
lượng
1-
Dịch vụ phân biệt DiffServ

 DiffServ sử dụng việc đánh dấu gói và xếp hàng theo
loại để hỗ trợ các dịch vụ ưu tiên qua mạng IP.
 Các gói được đánh dấu và nhận dạng để nhận được
một ứng xử chuyển tiếp ở từng bước cụ thể trên các
nút dọc theo đường truyền của chúng.

1-
Dịch vụ phân biệt DiffServ

 Dịch vụ này phân biệt lưu lượng bởi người sử dụng,
các yêu cầu dịch vụ và các tiêu chuẩn khác nhau
 Các gói được đánh dấu để các node mạng có thể
cung cấp các mức dịch vụ khác nhau thông qua hàng
đợi ưu tiên hoặc phân phối băng tần, hay bằng việc
chọn lựa các router chuyên dụng cho các luồng lưu
lượng đặc biệt.

1-

You might also like