You are on page 1of 4

Họ và tên: Lê Đức Hậu

Lớp: DS001
Môn: Cơ sở CNTT

Câu 1: Mô tả hoạt động của RAM, HDD, SSD, CD


RAM:
Đối với loại bộ nhớ thông dụng nhất trên máy vi tính, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
động (DRAM), một bóng bán dẫn và một tụ điện đi đôi với nhau để tạo thành một
tế bào nhớ. Tụ điện sẽ giữ bit thông tin 0 hoặc 1. Bóng bán dẫn hoạt động như một
ngắt để mạch điều khiển trên chip nhớ đọc hoặc thay đổi trạng thái của tụ điện.
Một tụ điện giống như một thùng nước có thể chứa các điện tử. Để lưu 1 vào tế bào
nhớ, thùng nước này sẽ được đổ đầy các điện tử. Để lưu 0, thùng nước sẽ được làm
rỗng. Tuy nhiên, thùng nước có một khuyết điểm là nó có một lỗ thủng. Trong
khoảng vài mili giây, một thùng nước đầy sẽ trở nên trống rỗng. Do đó, để bộ nhớ
động làm việc, hoặc là CPU hoặc là bộ điều khiển bộ nhớ phải nhanh chóng nạp lại
tất cả các tụ điện đang chứa 1 trước khi nó phóng điện. Để làm được việc này, bộ
điều khiển sẽ đọc lại nội dung nhớ rồi ghi nó vào lại. Quá trình làm tươi này tự
động diễn ra hàng ngàn lần trong một giây. Và chính quá trình này tạo nên phần
"động" cho RAM. Ram động phải được làm tươi một cách liên tục nếu không nó
sẽ "quên" mọi thứ nó đang giữ. Mặt hạn chế của quá trình làm tươi là nó sẽ mất
một khoảng thời gian để thực hiện và điều này có thể làm giảm tốc độ của bộ nhớ.
Dram hoạt động bằng cách gửi dòng nạp điện qua cột phù hợp (CAS) để kích hoạt
bóng bán dẫn tại mỗi bit trong cột. Khi ghi, các hàng sẽ chứa trạng thái mà tụ điện
đã mang. Khi đọc, một bộ khuyếch đại hướng sẽ xác định mức nạp điện trong tụ.
Nếu hơn 50%, nó sẽ đọc là 1. Ngược lại, nó sẽ đọc là 0. Một bộ đếm sẽ theo dõi
trình tự làm tươi dựa trên hàng nào được truy xuất theo thứ tự nào. Khoảng thời
gian để làm tất cả việc này rất nhỏ, do đó nó được biểu hiện bằng đơn vị nano giây.
Một chíp nhớ được đánh giá 70ns nghĩa là nó sẽ mất 70ns để hoàn tất quá trình đọc
và nạp lại điện cho mỗi tế bào.
RAM tĩnh (SRAM) sử dụng công nghệ hoàn toàn khác. Các bit của bộ nhớ được
giữ dưới dạng các con bật. Một con bật cho tế bào nhớ tốn từ 4 hoặc 6 bóng bán
dẫn. Và chúng không cần được làm tươi . Nhờ vậy, tốc độ của RAM tĩnh nhanh
hơn rất nhiều so với RAM động. Tuy nhiên, vì nó cần rất nhiều thành phần nên tế
bào nhớ tĩnh chiếm nhiều không gian trên chíp hơn là tế bào bộ nhớ động.
HDD:
Trên bề mặt đĩa người ta phủ một lớp mỏng chất có từ tính, ban đầu các hạt từ tính
không có hướng , khi chúng bị ảnh hưởng bởi từ trường của đầu từ lướt qua , các
hạt có từ tính được sắp xếp thành các hạt có hướng.
Đầu từ ghi – đọc được cấu tạo bởi một lõi thép nhỏ hình chữ U, một cuộn dây quấn
trên lõi thép để đưa dòng điện vào (khi ghi) hay lấy ra (khi đọc), khe hở gọi là khe
từ lướt trên bề mặt đĩa với khoảng cách rất gần, bằng 1/10 sợi tóc .
Trong quá trình ghi, tín hiệu điện ở dạng tín hiệu số 0, 1 được đưa vào đầu từ ghi
lên bề mặt đĩa thành các nam châm rất nhỏ và đảo chiều tuỳ theo tín hiệu đưa vào
là 0 hay 1 .
Trong quá trình phát, đầu từ đọc lướt qua bề mặt đĩa dọc theo các đường Track đã
được ghi tín hiệu, tại điểm giao nhau của các nam châm có từ trường biến đổi và
cảm ứng lên cuộn dây tạo thành một xung điện, xung điện này rất yếu được đưa
vào khuếch đại để lấy ra tín hiệu 0,1 ban đầu.

SSD:
Ổ cứng SSD có chức năng như ổ cứng HDD, chúng lưu trữ dữ liệu, file với mục
đích sử dụng lâu dài. Điểm khác nhau giữa chúng là ổ SSD sử dụng một loại bộ
nhớ được gọi là bộ nhớ flash, tương tự như RAM nhưng không giống RAM ở chỗ
xóa tất cả các dữ liệu khi máy tính tắt, dữ liệu trên ổ SSD vẫn còn ngay cả khi nó
mất điện.
Nếu tháo một ổ cứng HDD điển hình, bạn sẽ thấy một chồng các đĩa từ với đầu
đọc, giống như đầu đọc trong máy nghe nhạc cổ. Trước khi đầu đọc có thể đọc
hoặc ghi dữ liệu, các đĩa này phải quay đúng vị trí.
Mặt khác, ổ SSD sử dụng một tấm các ô điện để nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu.
Những tấm này được phân chia thành các phần được gọi là “trang” và là nơi lưu
trữ dữ liệu. Các trang này được nhóm lại với nhau tạo thành các “khối”. SSD được
gọi là ổ cứng thể rắn vì chúng không có bộ phận chuyển động.
Cấu tạo bên trong của ổ cứng
Ổ SSD chỉ có thể ghi vào một trang trống trong một khối. Trong ổ cứng HDD, dữ
liệu có thể được ghi ở bất cứ vị trí nào trên đĩa vào bất cứ lúc nào. Điều này có
nghĩa là dữ liệu sẽ bị ghi đè dễ dàng hơn. Các ổ SSD không thể ghi đè trực tiếp dữ
liệu lên từng trang riêng lẻ, chúng chỉ ghi dữ liệu lên trang trống trong một khối.

CD:
Trong khi đĩa quay với tốc độ cao và súng lazer sẽ chiếu lên bề mặt đĩa, thì tia
lazer được điều khiển tắt sáng tương ứng với tín hiệu 0 hay 1 đưa vào.Trong đó:
ứng với tín hiệu 0 là tia lazer tắt, ứng với tín hiệu 1 là tia lazer sáng đốt cháy bề
mặt đĩa thành một điểm làm mất khả năng phản xạ.
Mạch servo sẽ điều khiển tốc độ quay đĩa cũng như điều khiển cho tia lazer hội tụ
trên đĩa và ghi dữ liệu thành các đường trắc hình xoắn chôn ốc.
Đĩa có dữ liệu được quay với tốc độ cao, mắt nguyên lí đọc tín hiệu từ đĩa đọc sẽ
đọc dữ liệu ghi trên đĩa theo nguyên tắc : sử dụng tia lazer chiếu lên bề mặt đĩa dọc
theo các đường track có dữ liệu, sau đó hứng lấy tia phản xạ quay lại rồi đổi chúng
thành tín hiệu điện. Khi tia lazer chiếu qua các điểm trên bề mặt đĩa bị đốt cháy sẽ
không có tia phản xạ và tín hiệu thu được là 0. Khi tia lazer chiếu qua các điểm
trên bề mặt đĩa không bị đốt cháy sẽ có tia phản xạ và tín hiệu thu được là 1.
Tín hiệu khi đọc nếu ngược với khi ghi thì chỉ việc cho qua tia phản xạ sẽ được ma
trận Diode đổi thành cổng đảo tín hiệu sẽ được đảo lại tín hiệu điện, sau khi
khuếch đại và xử lý ta thu được tín hiệu.

Câu 2: RAID là gì? Phân biệt các loại RAID


RAID là gì – là viết tắt của Redundant Array of Independent Disks, là một hệ
thống hoạt động bằng việc kết nối dãy những ổ cứng có chi phí thấp, từ đó hình
thành nên một thiết bị nhớ đơn có dung lượng lớn, nhiệm vụ của chúng để hỗ trợ
rất hiệu quả và đáng tin cậy.

Raid 0 Raid 1 Raid 5 Raid 10


Giống nhau Dùng để lưu trữ dữ liệu
Khác nhau Tối thiểu Tối thiểu Tối thiểu
Tối thiểu cần
Số lượng ổ đĩa cần có 2 ổ cần có 3 cần có 4 ổ
có 2 ổ đĩa
đĩa ổ đĩa đĩa

-Ưu:
-Ưu: An Nâng cao
toàn về dữ hiệu suất,
-Ưu: Tốc độ liệu an toàn -Ưu: Lưu
ghi đọc nhanh -Nhược: dữ liệu trữ nhanh,
Ưu và nhược -Nhược: Tiềm Hiệu suất -Nhược: an toàn,
điểm ẩn nguy cơ không phát sinh nâng cao
mất dữ liệu cao, nâng thêm 1 ổ hiệu suất
cao chi đĩa chỉ -Nhược:
phí để lưu Chi phí
trữ thông cao
thường

Kĩ thuật lữu trữ Striping Mirroring Mirrorin Mirroring


g và và
Striping Striping

Những
Những dịch vụ
Những dịch Phù hợp
dịch vụ có số
Đối tượng ưu vụ cần lưu trữ với mọi
yêu cầu về lượng
tiên và truy xuất đối tượng,
sự an toàn truy cập
với tốc độ cao dịch vụ
dữ liệu và yêu
cầu nhỏ

Tài liệu tham khảo


http://hieucomputer.com/tim-hieu-cach-thuc-hoat-dong-cua-o-cung-ssd/
https://cuudulieupro.com/cau-tao-va-cach-thuc-hoat-dong-cua-o-hdd/
http://www.vtec.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=473:nguy-n-ly-ho-t-d-ng-c-a-ram-may-
tinh&catid=79&Itemid=435
https://sualaptopthaiha.com/o-dia-quang-laptop-la-gi.html
http://thuthuatphanmem.vn/raid-la-gi-cac-loai-raid-thuong-gap-so-sanh-su-giong-
va-khac-nhau-cua-chung/

You might also like