You are on page 1of 34

TỔNG QUAN VỀ ĐĨA CỨNG

Hard Disk Drive (HDD)

Chapter 1 1
CƠ BẢN VỀ ĐĨA CỨNG

Ổ cứng (Harddisk driver) là một kiểu thiết bị lưu trữ


dữ liệu (storage device).
Hiện nay ổ cứng xuất hiện rất nhiều và có rất nhiều
chuẩn giao tiếp như IDE, SCSI, SATA…

Chapter 1 2
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
Bộ khung, Đĩa từ, Các đầu đọc/ghi, Bộ dịch chuyển đầu từ,
Mô tơ trục quay, Các loại mạch điện của ổ cứng

Chapter 1 3
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
1.Bộ khung: cơ khí rất quan trọng đối với hoạt động chính
xác của ổ đĩa cứng, ảnh hưởng đến sự hợp nhất về cấu trúc,
về nhiệt và về điện của ổ đĩa. Khung cần phải cứng và tạo
nên một cái nền vững chắc để lắp ráp các bộ phận khác. Các
ổ đĩa cứng thường dùng khung nhôm đúc, nhưng các ổ cứng
loại nhỏ của máy tính xách tay thường dùng vỏ plastic.

Chapter 1 4
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
2. Đĩa từ
Đĩa từ của ổ cứng là các đĩa bằng nhôm, thuỷ tinh, hoặc sứ có chế độ
hoạt động tương đối nặng. Đĩa được chế tạo rất đặc biệt giúp cho nó có
khả năng lưu trữ tốt, an toàn và không bị “nhão” (nhả từ) như các thiết bị
đọc ghi bằng từ tính khác. Đĩa được phủ vật liệu từ ở cả hai mặt (môi
trường lưu trữ thực) và bao bọc bằng lớp vỏ bảo vệ. Sau khi đã hoàn tất
và đánh bóng, các đĩa này được xếp chồng lên nhau và ghép nối với
môtơ quay; có một số loại đĩa cứng chỉ có một đĩa từ. Trước khi chồng
đĩa được lắp cố định vào khung, cơ cấu các đầu từ được ghép vào giữa
các đĩa.

Chapter 1 5
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
3. Các đầu đọc ghi
Hiện nay, các thiết kế đầu từ đã loại bỏ các kiểu quấn dây cổ điển mà
dùng loại đầu từ màng mỏng. Nó được chế tạo giống như vi mạch dùng
công nghệ quang hóa. Do kích thước nhỏ và nhẹ nên độ rộng của rãnh
ghi cũng nhỏ hơn và thời gian dịch chuyển đầu tư nhanh hơn.
Trong cấu trúc tổng thể, các đầu đọc/ghi này được gắn vào các cánh tay
kim loại dài điều khiển bằng các môtơ. Các vi mạch tiền khuếch đại của
đầu từ thường được gắn trên tấm vi mạch in nhỏ nằm trong bộ dịch
chuyển đầu từ. Toàn bộ cấu trúc này được bọc kín trong hộp đĩa.

Chapter 1 6
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
4. Bộ dịch chuyển đầu từ

Nhiều loại đĩa cứng sử dụng môtơ cuộn dây di động (voice coil motor) còn gọi là
môtơ cuộn dây quay (rotary coil) hoặc servo để điều khiển chuyển động của đầu
từ. Các môtơ servo có kích thước nhỏ, nhẹ rất thích hợp với ổ cứng nhỏ gọn và
có thời gian truy cập nhanh.
Thách thức lớn nhất trong việc điều khiển đầu tư là giữ cho được nó đúng ngay
tâm rãnh mong muốn. Nói cách khác là các nhiễu loại khí động học, các hiệu ứng
nhiệt trên đĩa từ và các biến thiên của dòng điều khiển môtơ servo có thể gây nên
sai số trong việc điều định vị đầu từ. Vị trí của đầu từ phải luôn luôn được kiểm
tra và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo vị trí rãnh thật chính xác. Quá trình hiệu
chỉnh đầu từ theo rãnh gọi là phương pháp servo đầu từ.

Chapter 1 7
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
5. Môtơ trục quay
Một trong những yếu tố xác định chất lượng của ổ cứng là tốc độ mà đĩa từ
lướt qua dưới đầu đọc/ghi. Đĩa từ lướt qua đầu từ với tốc độ khá cao (ít nhất
là 3600 vòng/phút). Môtơ trục (spindle môtơ) có chức năng làm quay các đĩa
từ. Môtơ trục là loại môtơ không có chỗi quét, chiều cao thấp, dùng điện một
chiều, tương tự như môtơ trong ổ đĩa mềm. Khi môtơ được cấp điện, một từ
trường được tạo ra trong các cuốn dây môtơ. Khi điện cắt, năng lượng từ
trường lưu trữ trong các cuộn dây môtơ được giải phóng dưới dạng xung
điện thế ngược. Kỹ thuật Hãm động (dynamic braking) sẽ sử dụng năng
lượng của xung điện thế ngược đó để làm dừng đĩa lại.

Chapter 1 8
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
6. Các mạch điện tử của ổ cứng

Mạch điện tử được gắn dưới bộ khung và chứa hoàn toàn các mạch cần
thiết để truyền tải các tín hiệu điều khiển và dữ liệu với bộ giao diện vật lý
riêng, điều khiển đầu đọc/ghi, thực hiện đọc/ghi theo yêu cầu và để quay các
đĩa từ. Mỗi một chức năng kể trên phải được thực hiện hoàn hảo với độ
chính xác cao. Bo mạch điều khiển này bao gồm bộ chip controller, chip
input/output IO, bộ nhớ đệm cho ổ cứng (HDD cache), một ổ cắm nguồn 5+
5- 12- 12+, và chân cắm chuẩn IDE 39/40 chân. Đối với các thế hệ ổ cứng
trước đây bộ nhớ đệm rất thấp chỉ có từ 512kb trở xuống còn với các thế hệ
ổ cứng hiện đại sau này thì số lượng cache rất cao từ 1Mb trở lên.

Chapter 1 9
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
7. Các thành phần trong đĩa từ
a) Track (rãnh)
Có thể coi mỗi mặt đĩa cứng là một trường hai chiều: cao và rộng. Theo kiểu
hình học này thì dữ liệu được ghi vào các vòng tròn đồng tâm, phân bố từ
trục quay ra tới rìa đĩa. Mỗi vòng trong đồng tâm trên đĩa gọi là track. Thông
thường, mỗi đĩa có từ 312 đến 2048 rãnh. Track là một tập hợp bao gồm một
số sector nhất định nhưng dung lượng từng track khác nhau có độ lớn từ
trong ra ngoài (Track 0>track 1 >track 2 >…>track N>track N+1)

Chapter 1 10
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
7. Các thành phần trong đĩa từ
b) Sector (cung từ): Mỗi track là một vòng tròn dữ liệu có tâm là tâm của trục
quay đĩa từ. Một track chia thành rất nhiều cung, người ta gọi các cung này
là sector (cung từ). Sector là vùng vật lý chứa dữ liệu nhỏ nhất trong ổ cứng
kể cả khi đọc và ghi. Thông thường thì 1 sector chứa được 512 byte dữ liệu.
Mỗi track đều chia thành một lượng sector nhất định. Tuy nhiên, vì các track
bên ngoài bao giờ cũng lớn hơn các track phía trong (gần trục) cho nên càng
vào sâu các track phía trong thì dung lượng mà 1 sector có thể chứa được
càng thấp.

Chapter 1 11
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
7. Các thành phần trong đĩa từ
c) Cylinder: bao gồm những track có chung một tâm và đồng trục nằm trên
những mặt đĩa từ.

-Số sector trên một track: khi sản xuất ra đĩa cứng nhà sản xuất luôn ghi rõ
ràng những thông số liên quan đến ổ cứng trong đó có phần số sector trên
một track (sector per track). Những ổ cứng hiện đại ngày nay sử dụng rất
nhiều kích cỡ khác nhau trên từng track. Ổ cứng ghi và đọc theo nguyên tắc
từ ngoài vào trong trên mặt đĩa từ. Các track nằm ngoài cùng thì bao giờ
cũng có nhiều không gian cho sector hơn là các track nằm sâu ở bên trong
(gần tâm đĩa từ). Do đó những phần dữ liệu nằm trên sector và track đầu tiên
của ổ cứng bao giờ cũng được truy xuất nhanh nhất.
Chapter 1 12
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
7. Các thành phần trong đĩa từ
- Tốc độ quay của motor chính (motor quay đĩa từ) : Thông thường thì các
loại đĩa cứng hiện nay có tốc độ quay từ 5200rpm đến 7200rpm. Không chỉ có
thế trên thị trường hiện nay đã có những loại ổ cứng chuyên dụng “đụng nóc”
với khả năng có tốc độ đến 10000rpm.

- Thời gian tìm, thời gian chuyển đầu đọc và thời gian chuyển cylinder: Cách
tổ chức dữ liệu trên ổ cứng là cách tổ chức dữ liệu có tính liên tục do đó khi
bộ controller phát lệnh seek (tìm kiếm) thì bộ controller sẽ chờ đầu đọc một
khoảng thời gian nhất định để đầu đọc tìm ra đúng track,sector. Thời gian đó
gọi là thời gian dùng để xác định vị trí (tìm kiếm ra sector,track).

Chapter 1 13
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
7. Các thành phần trong đĩa từ
- Thời gian tìm sector trên 1 track xác định (Rotational latency) hay còn gọi là
“góc trễ quay”: khi đầu đọc đã tìm được track xác định, bộ controller tiếp tục
thực hiện việc tìm sector trên track này. Lúc này đầu đọc sẽ không di chuyển
nữa mà sẽ đứng yên trong lúc đó đĩa từ quay liên tục cho đến khi nào đầu
đọc xác định được vị trí sector mà nó cần tìm. Thời gian để làm công vịêc này
gọi là “Thời gian tìm sector trên 1 track xác định“ - Rotational latency. Tốc độ
của ổ cứng càng nhanh thì thời gian tìm sector trên 1 track càng ít. Thời gian
trung bình mà đầu đọc tìm ra sector chính xác trên 1 track là 4ms(7200rpm)
đến 6ms(5400rpm )

Chapter 1 14
CẤU TẠO ĐĨA CỨNG
7. Các thành phần trong đĩa từ
- Thời gian truy cập dữ liệu (Data Access time) : Thời gian truy cập dữ liệu là
tổng thời gian tìm kiếm, chuyển đầu đọc và tìm sector trên 1 track xác định.
Nói như thế là vì đầu tiên bộ controller phải xác định vị trí để đưa đầu đọc đến
vị trí trên cylinder cần tìm. Sau đó khi dữ liệu đã được đọc hoặc ghi thì cần
thêm thời gian để chuyển đầu đọc để tìm ra track và cuối cùng sau khi xác
định được track thì phải tốn thêm một ít thời gian cho việc tìm ra đúng sector
trên track đó.

Chapter 1 15
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Bộ điều khiển ổ cứng (disk-controller) nắm giữ toàn quyền điều khiển ổ cứng.
Nó cho phép CPU và ổ cứng có thể làm việc tốt với nhau. Có rất nhiều chuẩn
giao tiếp đã ra đời và phát triển để xác định nguyên tắc làm việc giữa ổ cứng
và CPU. Những chuẩn dưới đây đại diện cho những chuẩn thông dụng nhất
thường được sử dụng giữa bộ điều khiển và ổ cứng:

- ST-506/412

- ESDI (Enhanced Small Device Interface )


- SCSI (Small Computer System Interface)

- IDE (Intergrated Drive Electronics)

- EIDE (Extended Intergrated Drive Electronics)

Chapter 1 16
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Công nghệ giao diện truy xuất dữ liệu

- Ultra DMA (Direct Memory Access)

- ATA (Address Transfer Area)

- ATAPI

- PIO

Chapter 1 17
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Công nghệ giao diện truy xuất dữ liệu Serial ATA
Serial ATA là một bước phát triển của giao diện lưu trữ vật lý song song
ATA, thay thế cáp chuẩn 40 sợi và đầu kết nối IDE thành cáp 7 sợi và đầu
kết nối SATA.

Tính tương thích phần mềm : đối với các phần mềm hệ thống, một thiết bị
Serial ATA chẳng khác chút gì sơ với các thiết bị xưa cũ UDMA/ATA. Với
các phần mềm ngày nay, không tương thích là mấy với các thiết bị cũ ,
Serial ATA hứa hẹn một sự chuyển đổi không liền mạch và sự chấp thuận
nhanh chóng.

Chapter 1 18
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Công nghệ giao diện truy xuất dữ liệu Serial ATA
Cáp serial : Các thiết bị Serial ATA kết nối đến hệ thống thông qua một
sợi cáp không đắt (khá rẻ) cung cấp một đầu nối nhỏ thích hợp cho môi
trường tiết kiệm không gian tối đa của server. Điều này cho phép Serial
ATA giảm bớ số lượng tín hiệu từ 26 tín hiệu như Parallel ATA thành 4 tín
hiệu. Cáp Serial ATA còn có thể cung cấp điện năng cho thiết bị (tuỳ chọn
không phải là mặc định)
Duy nhất 1 thiết bị trên 1 cáp: Khác xa với Parallel ATA, Serial ATA bỏ hẳn
việc phân chia Master và Slave thay vào đó là chỉ duy nhất một thiết bị
trên 1 cáp được hệ thống công nhận là thiết bị Master ATA

Chapter 1 19
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Công nghệ giao diện truy xuất dữ liệu Serial ATA
Công nghệ truyền chuỗi dữ liệu: Serial ATA sử dụng công nghệ truyền chuỗi
8B/10B để truyền nhận dữ liệu thông qua serial cáp. Sơ đồ bảo toàn dữ liệu
cao cấp này được nhanh chóng chấp nhận trên diện rộng như là một sơ đồ
truyền chuỗi thực tế và thường được dùng trong nhiều công nghệ như
GigabitEthernet và Fibre Channel. Đây thực sự là giai đoạn chuyển tiếp
Serial ATA thành một phần của việc phát triển iSCSI trong tương lai.
Điện thế thấp phân biệt tín hiệu: Serial ATA sử dụng điện thế thấp nhằm
phân biệt tín hiệu (LVD) bằng nguồn điện 250mV. Nó còn bao gồm cả một
nguồn điện nuôi thấp và cần bộ giải nhiệt.

Chapter 1 20
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Công nghệ giao diện truy xuất dữ liệu Serial ATA
Những lợi thế của Serial ATA:

-Hiệu suất cao hôm nay và tương lai

-Hiệu quả kinh tế cao

-Tháo ráp “nóng” và hữu dụng

-Cáp kết nối trực tiếp (Point-to-point cabling)

-Dễ lắp đặt (cáp) và có lợi cho việc lưu chuyển không khí

Chapter 1 21
Phương Pháp Truy Xuất Dữ Liệu Và
Chuẩn Giao Tiếp Đĩa Cứng
Điểm đặc trưng của SerialATA :

-Được thiết kế có tốc độ cao cho tương lai.


-Giao diện tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 150Mbyte/s (và sẽ còn cao hơn)
-Chi phí thấp
-Chuyển từ việc thiêt bị lưu trữ trong thànhthiết bị lưu trữ ngoài trong tương lai
-Kết nối trực tiếp từ máy đến một thiết bị duy nhất
-Điện thế thấp
-Sử dụng ít pin ASIC hơn
-Giao tiếp điều khiển điên năng mới
-Driver và phần mềm khác biệt hoàn toàn so với Parallel ATA
-Lệnh điều chỉnh.
-DMA nhóm đầu tiên
-Cáp và đầu kết nối khác hẳn so với Parallel
Chapter 1 22
Phân chia và định dạng đĩa

Chapter 1 23
Phân chia và định dạng đĩa
Cung khởi động
Cung khởi động nằm ở cung logic 0 của một volume.
Cung khởi động chứa thông tin về cách phân vùng trên
volume và chứa chương trình khởi động hệ điều hành.

Bảng FAT
Nằm ngay sau cung khởi động. Mỗi volume thường có
hai bảng FAT # 1 và FAT # 2, nội dung hai bảng này
giống hệt nhau.
Lưu giữ thông tin về cách thức các tập tin đã được cất
giữ như thế nào trong các cluster riêng biệt

Chapter 1 24
Phân chia và định dạng đĩa
Thư mục gốc (Root Directory)
Mỗi volume có một thư mục gốc. Thư mục gốc nằm sau bảng FAT #
2.
Lưu trữ thông tin: Tên tập tin hoặc tên thư mục con, phần tên mở
rộng, thuộc tính tập tin, dự phòng, thời gian tạo hoặc cập nhật tập tin,
ngày tạo hoặc cập nhật tập tin, số thứ tự cluster đầu tiên của tập tin,
kích thước tập tin.
Vùng chứa tập tin và thư mục con
Vùng chứa tập tin và thư mục con là toàn bộ vùng còn lại nằm sau
thư mục gốc
Vùng này được coi là tập hợp của các cluster
Một tập tin được lưu trữ trên một hoặc nhiều cluster khác nhau, tuỳ
thuộc kích thước tập tin. Các cluster chứa dữ liệu của một tập tin
không nhất thiết phải liền kế nhau.
Nếu voloume chứa hệ thống khởi động hệ điều hành thì các cluster
đầu tiên của vùng này được dành để chứa các tập tin hệ thống của
hệ điều hành
Chapter 1 25
BẢNG FAT

Đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên đĩa là sector gồm 512 byte. Để quản lí đĩa
và theo dõi sector nào đã sử dụng và sector nào còn trống có thể cấp
phát cho các file mới, DOS sử dụng một cấu trúc gọi là bảng FAT. Đây
là từ viết tắt của "File Allocation Table" dịch sang tiếng Việt là "Bảng
cấp phát file". Bảng FAT bao gồm các thẻ dữ liệu về mỗi sector trên đĩa.
Con số đi sau FAT chỉ kích thước của FAT. FAT16 có 216= 65536 thẻ dữ
liệu còn FAT32 có 232= 4294967296 thẻ.

Khi sử dụng FAT16, bạn chỉ có 65536 thẻ để quản lí các sector trên đĩa.
Vì vậy nếu đĩa cứng có nhiều hơn 65536 sector thì FAT16 không thể
quản lí hết từng sector một. Do đó từ phiên bản DOS 4.0 Microsoft đã
sử dụng giải pháp cluster. Cluster là một nhóm sector được FAT16
dùng chung một thẻ dữ liệu để quản lí như một sector duy nhất. Bây
giờ khi cấp phát đĩa cho một file mới bạn sẽ phải cấp toàn bộ một
cluster chứ không thể cấp riêng một sector nữa.

Chapter 1 26
BẢNG FAT
Bảng sau đây sẽ cho biết kích thước cluster tuỳ vào ổ cứng của bạn.

Kích thước paritition Kích thước cluster


<128MB 2KB
128MB-256MB 4KB
256MB-512MB 8KB
512MB-1GB 16KB
1GB-2GB 32KB

FAT16 không hỗ trợ các paritition lớn hơn 2GB

Chapter 1 27
BẢNG FAT

Windows 95 và mọi phiên bản của DOS đều quản lí đĩa cứngcủa bạn
theo FAT16. Sự xuất hiện của các đĩa cứng ngày càng lớn hơn sẽ dẫn
tới kích thước cluster lớn hơn và điều này tương đương với lãng phí
đĩa. Bởi vì nếu kích thước cluster trên đĩa cứng 1.2GB của bạn là
32KB, khi cấp phát đĩa cho 1 file chỉ gồm 1 byte bạn vẫn phải cấp cho
nó toàn bộ 1 cluster. Do đó bạn sẽ lãng phí 32KB-1byte còn lại. Chỗ
còn lại này (gọi là slack) không thể sử dụng được cho các file khác.

Sự ra đời của FAT32 đã cải thiện được tình hình FAT16: nó hỗ trợ
các paritition lớn tới 2Terabytes, và kích thước cluster nhỏ hơn 4 K với
mọi parition nhỏ hơn 8 GB. Đó là vì nó có tới 4294967296 thẻ dữ liệu
để quản lí đĩa.

Chapter 1 28
BẢNG FAT
Bảng sau là kích thước cluster mặc định cho FAT32

Kích thước paritition Kích thước cluster


<260 MB 512 bytes
260 MB - 8 GB 4 KB
8 GB - 16 GB 8 KB
16 GB - 32 GB 16 KB

>32 GB 32 KB

Chapter 1 29
BẢNG FAT

Nhược điểm của FAT 32


Kích thước cluster nhỏ, các file sẽ bao gồm nhiều cluster hơn và do đó
việc đọc ghi sẽ lâu hơn. Chẳng hạn trong hệ thống có kích thước
cluster là 16KB, một file ảnh 320KB sẽ bao gồm 20 cluster, việc mở file
này sẽ phải thực hiện 20 lần thao tác đọc cluster. Nhưng nếu kích
thước cluster là 2KB thì file đó sẽ bao gồm 160 cluster và việc mở file
sẽ phải thực hiện tới 160 lần thao tác đọc cluster. Do đó các ứng dụng
có nhiều tác vụ đọc ghi đĩa sẽ chậm đi rõ rệt. Thế nhưng nếu bạn sử
dụng cluster lớn hơn thì dẫn đến lãng phí đĩa cứng.
Trong trường hợp sử dụng cùng kích thước paritition và cluster, các
thử nghiệm cho thấy FAT32 và FAT16 cho tốc độ xấp xỉ nhau (chênh
lệch trong vòng 2%)

Chapter 1 30
BẢNG FAT

NTFS:
NTFS (New Technology File System): được giới thiệu cùng với phiên
bản Windows NT đầu tiên (phiên bản này cũng hỗ trợ FAT32). Với
không gian địa chỉ 64 bit, khả năng thay đổi kích thước của cluster độc
lập với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ được những
hạn chế về số cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng
đĩa cứng.
NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho
bảng FAT quen thuộc nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật
cho tập tin và thư mục, khả năng mã hóa dữ liệu đến từng tập tin.
Ngoài ra, NTFS có khả năng chịu lỗi cao, cho phép người dùng đóng
một ứng dụng “chết” (not responding) mà không làm ảnh hưởng đến
những ứng dụng khác. Tuy nhiên, NTFS lại không thích hợp với những
ổ đĩa có dung lượng thấp (dưới 400 MB) và không sử dụng được trên
đĩa mềm.
Chapter 1 31
BẢNG FAT

So sánh giữa FAT32 và NTFS


NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn rất nhiều so với FAT32. Nó có đầy đủ các
đặc tính của hệ thống file hiện đại và FAT32 không hề có. Bạn nên dùng NTFS
để thay thế cho FAT32 vì các lý do sau:
- FAT32 không hỗ trợ các tính năng bảo mật như phần quyền quản lý, mã hoá..
như NTFS. Vấn đề này đặc biệt hiệu quả đối với Windows. Với NTFS, bạn có
thể không cần sử dụng các tiện ích mã hoá hay đặt mật khẩu giấu thư mục v.v,
vì đây là đặc tính đã có sẵn của NTFS, chỉ cần bạn biết khai thác. Việc xài các
tiện ích không nằm sẵn trong hệ điều hành để thao tác trực tiếp với đĩa vẫn có
ít nhiều rủi ro.
- FAT32 có khả năng phục hồi và chịu lỗi rất kém so với NTFS. Có một số ý
kiến cho rằng NTFS không tương thích nhiều với các chương trình kiểm tra đĩa
hay sửa đĩa mà người dùng đã quen thuộc từ lâu, như vậy sẽ vô cùng bất tiên
trong trường hợp đĩa bị hư sector. Nên yên tâm vì NTFS là hệ thống file có khả
năng ghi lại được các hoạt động mà hệ điều hành đã và đang thao tác trên dữ
liệu, nó có khả năng xác định được ngay những file bị sự cố mà không cần phải
quét lại toàn bộ hệ thống file, giúp quá trình phục hồi dữ liệu trở nên tin cậy và
nhanh chóng hơn. Đây là ưu điểm mà FAT 32 hoàn toàn không có.
Chapter 1 32
BẢNG FAT

So sánh giữa FAT32 và NTFS

Khi mà mất điện đột ngột thì Windows 98, 2000, XP… đều phải quét lại
đĩa khi khởi động lại nếu đĩa đó được format bằng chuẩn FAT32. Trong
khi format đĩa cứng bằng NTFS thì lại hoàn toàn không cần quét đĩa lại,
bởi vì hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn
dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic
đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi
một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Với FAT32 thì nó phải rà
quét toàn bộ lâu hơn nhiều. Một hệ thống Windows 2000, XP sẽ ổn
định hơn nhiều nếu cài trên phân vùng được format bằng NTFS.
Ngoài ra NTFS còn được trang bị công cụ kiểm tra và sửa đĩa rất tốt
của Microsoft.

Chapter 1 33
Phân chia và định dạng đĩa
, điều hành và các định dạng đĩa cứng
Hệ
FAT 16:
MSDOS
WINDOWS 9X
WINDOWS NT, 2000, XP, 2003
FAT 32:
WINDOWS 9X
WINDOWS NT, 2000, XP, 2003
NTFS:
WINDOWS NT, 2000, XP, 2003, WINDOWS 7,8,10

Chapter 1 34

You might also like