You are on page 1of 4

2.

ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM

- Vấn đề sức khỏe khi ô nhiễm nguồn nước ngầm

+ Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Ở những khu
vực lắp đặt bể phốt không đúng cách, chất thải của con người có thể làm ô
nhiễm nguồn nước. Chất thải có thể chứa vi khuẩn gây viêm gan có thể dẫn đến
tổn thương gan không thể phục hồi

+ Ngoài ra, nó có thể gây ra bệnh kiết lỵ dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng, mất
nước và một số trường hợp có thể tử vong. Các vấn đề sức khỏe khác bao gồm
ngộ độc có thể do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc hóa chất tự nhiên. Các
hóa chất ngấm vào nguồn nước và gây nhiễm độc cho chúng. Uống nước từ một
nguồn như vậy có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe

- Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khi ô nhiễm nguồn nước ngầm

+ Ô nhiễm nguồn nước ngầm khiến khu vực này không thể duy trì sự sống của
thực vật, con người và động vật. Giá trị khu dân cư giảm và đất bị mất giá. Một
tác động khác là nó dẫn đến sự kém ổn định trong các ngành công nghiệp dựa
vào nước ngầm để sản xuất hàng hóa. Do đó, các ngành công nghiệp ở các khu
vực bị ảnh hưởng sẽ phải thuê nước từ các khu vực khác, điều này có thể trở
nên đắt đỏ. Ngoài ra, họ có thể sẽ phải đóng cửa do chất lượng nước kém

- Có thể dẫn đến các tác động gây tổn hại đến môi trường như hệ thống
thủy sinh và hệ sinh thái tổng thể

+ Ô nhiễm nước ngầm có thể dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng về môi
trường. Một trong những thay đổi đó là làm mất đi một số chất dinh dưỡng cần
thiết cho sự tự nuôi dưỡng của hệ sinh thái. Ngoài ra, khi các chất ô nhiễm trộn
lẫn với các vùng nước, sự thay đổi của hệ sinh thái thủy sinh cũng có thể xảy ra.
Động vật thủy sinh như cá có thể chết nhanh chóng do có quá nhiều chất gây ô
nhiễm trong các vực nước.

+ Động vật và thực vật sự dụng nước bị

ô nhiễm cũng có thể bị ảnh hưởng. Các chất độc hại tích tụ theo thời gian trong
các tầng chứa nước và một khi chất độc phát tán , nó có thể làm cho nước ngầm
không thích hợp cho con người và động vật tiêu thụ. Các tác động nghiêm trọng
đặc biệt là những người sống dựa vào nước ngầm trong thời kỳ hạn hán

Ví dụ:TP.HCM: Bảo vệ nguồn nước ngầm


là vấn đề cấp thiết
Ngày 17.3, Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn
TNHH MTV (SAWACO) tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Bảo vệ nước ngầm,
đừng để quá muộn” nhằm hưởng ứng ngày Nước thế giới (22.3).

Dù đã có hệ thống nước máy đạt chuẩn an toàn vệ sinh, nhưng nhiều hộ dân
ở TP.HCM vẫn còn thói quen sử dụng nước ngầm để sinh hoạt, ăn uống và ít
quan tâm đến chất lượng nguồn nước có đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh không.
Cụ thể, vào tháng 11.2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã thực hiện
kiểm định chất lượng nước tại các giếng nước do các hộ dân tự khai thác ở các
quận 8, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, TP.Thủ Đức và các huyện
Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn. Kết quả: tất cả các mẫu nước giếng đều không
đạt chỉ số hóa lý, 20% mẫu không đạt chỉ số vi sinh. Trước đó 1 tháng, công tác
kiểm định cũng cho kết quả tương tự.
Điều này cho thấy, nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực ở TP.HCM bị ô nhiễm, ảnh
hưởng đến sức khỏe người sử dụng và việc bảo vệ nguồn nước ngầm đã và đang
là vấn đế bức thiết.

Chia sẻ tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Quang Khải, Khoa Môi trường và
Tài nguyên (Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, theo ghi
nhận, từ năm 2000 đến nay, lượng khai thác nước ngầm trên địa bàn TP.HCM
ngày càng tăng, hiện tại đã lên đến hơn 700.000m /ngày. Việc khai thác quá mức
3

khiến nước ngầm đang suy giảm, đặc biệt các quận ngoại thành như Gò Vấp, Tân
Bình… mực nước ngầm đã xuống tới 40m so với mặt đất. Việc sụt lún mặt đất
xảy ra ngày càng nhiều do khai thác quá mức lượng nước ngầm trong khối đất
vốn có tác dụng giúp giữ ổn định.

Cụ thể hơn về chấ t lượ ng nguồ n nướ c ngầ m hiện nay, theo bác sĩ Cao Ngô Lẫ m,
Trưở ng Khoa Sứ c khỏ e cộ ng đồ ng - Trung tâm Kiểm soát bệnh tậ t TP.HCM, nă m
2015, Trung tâm đã lấ y mẫ u 1.400 mẫ u nướ c giếng khoan để xét nghiệm và nhậ n
thấ y, tỷ lệ nướ c không đạ t chỉ tiêu hóa lý lên đến hơn 70%, không đạ t chỉ tiêu vi
sinh từ 2 - 5%. Đến nă m 2021, Trung tâm đã lấ y 160 mẫ u nướ c giếng khoan, về
hóa lý chỉ đạ t gầ n 1,88 %, về vi sinh đạ t 85%. Trong đó, chấ t lượ ng nướ c ở các
quậ n, huyện như Quậ n 12, Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn có tỷ lệ
mẫ u nướ c đạ t không cao. “Hiện nay, Bộ Y tế đã có quy chuẩ n đánh giá chấ t
lượ ng nướ c sinh hoạ t mớ i vớ i 99 chỉ tiêu. Nếu đánh giá chấ t lượ ng nướ c giếng
khoan theo quy chuẩ n này, 100% mẫ u sẽ không đạ t”, bác sĩ Cao Ngô Lẫ m thông
tin.

Vì vậ y Chúng ta cầ n tă ng cườ ng tuyên truyền sâu rộ ng về hậ u quả , chấ t lượ ng


nướ c ngầ m. ngườ i dân cầ n hiểu biết hơn sẽ chọ n phương án sử dụ ng nướ c sạ ch,
tậ n dụ ng nướ c mưa để sả n xuấ t, tướ i tiêu. Điều này vừ a giúp giả m ngậ p nướ c,
vừ a tái sử dụ ng nướ c mưa hiệu quả.
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nâng cao ý thức cộng đồng Cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu và ý thức
được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của
mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu, biện pháp
bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên chính là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân
hành động.
Giữ sạch nguồn nước Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải
trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch, không được phóng uế bậy ra
nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối. Hạn chế tối
đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng hướng dẫn.
Tiết kiệm nguồn nước sạch Hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình
sinh hoạt hàng ngày, hoặc khi trời có mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa để tận
dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa tận dụng được nước
mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí.
Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì
nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Vì thế mọi người nên tránh
dùng các túi đựng, sử dụng một lần rồi vứt như: Hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa.
Khi đi mua sắm, nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ môi trường.
Tận dụng sản phẩm có thể tái chế Áp dụng phương pháp tận dụng bất cứ sản phẩm
nào bản thân có thể tái chế sử dụng được thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng
một lần rồi vứt.
Xử lý nguồn nước thải
xNước thải không qua xử lý sẽ làm nước ô nhiễm nặng nề, cần xử lý nước thải đúng
quy trình, đúng kỹ thuật để giảm tải vấn đề này, nên thường xuyên kiểm tra, sửa chữa
những hạ tầng liên quan để tránh rò rỉ nước thải ra ngoài.

You might also like