You are on page 1of 4

111Equation Chapter 1 Section 1 Hóa học

Chương 4: Oxi - Không khí:


1. Tính chất hóa học của oxi
- Tác dụng với kim loại:
+ Hiện tượng: Sắt cháy không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nóng
chảy màu nâu là oxit Sắt từ ( Fe3 O4)
+PTHH: 3Fe +2O2 Fe3 O 4
* Oxi + nhiều kim loại (trừ Ag, Au, PT) oxit kim loại
- Tác dụng với phi kim
+ Hiện tượng 1: Lưu huỳnh cháy trong oxi với ngọn lửa mà xanh, tạo ra khí mùi
hắc là khí sunfurơ
+PTHH: S + 2 O2 SO2
+Hiện tượng 2: Photpho cháy trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói
trắng là điphotpho pentaoxit.
+PTHH: 4P+ 5O2 2 P2 O 5
-Tác dụng với hợp chất:
+Hiện tượng: Metan cháy trong oxi với ngọn lửa mà xanh, tỏa nhiều nhiệt’
+PTHH: C H 4 + 2O2 CO2 + H 2 O
Kết luận: Oxi là đơn chất phi kim hoạt động mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao, oxi dễ
dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.
2. Sự oxi hóa, sự cháy
- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
3. Định nghĩa phản ứng hóa hợp(PUHH) và phản ứng phân hủy(PUPH):
- PUHH là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được sinh ra và 2 hay
nhiều chất ban đầu.
- PHPH là phản ứng hóa học trong đó có một chất ban đầu sinh ra hai hay nhiều
chất mới.
4. Oxit:
- Oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Phân làm 2 loại:
+ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
+ Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Gọi tên: Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit.
+ Nếu kim loại nhiều hóa trị:Tên oxit= tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
+ Nếu phi kim nhiều hóa trị:
Tên oxit= Tên phi kim + oxit
( có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
5. Điều chế khí oxi:
- Trong phòng thí nghiệm, điều chế oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu
oxi và dễ bị nhiệt phân hủy như KCL O3, KMn O4.
- PTHH:2 KCL O3 2 KCl + 3O2
2 KMn O4 K 2 Mn O4 + Mn O2 + O2
Chương 5: Hiđro - nước:
1.Tính chất hóa học của hiđro:
-Tác dụng với oxi:
+ Hiđro cháy với ngọn lửa màu xanh tạo ra hơi nước.
+ PTHH: 2 H 2 + O2 H2O
- Tác dụng với oxit kim loại:
+ Hiđro làm cho bột đồng (II) oxit (màu đen) chuyển thành Cu( màu đỏ gạch) và
hơi nước.
+ PTHH: CuO + H 2 H 2 O + Cu
=> Hiđro có tính khử.
* H 2 + một số oxit kim loại (CuO, PbO, Fe2 O3,...) H 2 O + kim loại.
2. Phản ứng thế:
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử
của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
- PTHH: H 2 + CuO H2O + Cu
Fe + CuCl 2 Fe Cl2 + Cu
3. Tính chất hóa học của nước:
-Tác dụng với kim loại:
+PTHH: 2Na + 2H 2 O 2NaOH + H2
* H 2 O + một số kim loại (K, Ba, Ca, Li, Na) dd bazơ + H 2
-Tác dụng với oxit bazơ:
+ PTHH: CaO + H2O Ca(OH )2
* H2O + một số oxit bazơ ( K 2 O, Na2 O , BaO, CaO, ...) dd bazơ
- Tác dụng với oxit axit:
+ PTHH: P2 O5 + 3H 2 O 2 H 3 P O4
* H2O + một số oxit axit (trừ Si O2) dd axit
4. Axit - Bazơ - Muối:
- Định nghĩa và CTHH( được gạch chân):
+ Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các
nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: H 3 P O 4 , H NO3, H 2 S ,...
+ Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hiđroxit (-OH). CTHH có dạng: M (OH )n
VD: NaOH, Cu(OH )2,...
+ Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay
nhiều gốc axit.
VD: ZnCl2, KHCO 3 , …
-Phân loại và gọi tên:
a) Axit : + Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hiđric
+ Axit có oxi: Axit + tên phi kim + ic
b)Bazơ + Bazơ tan gọi là kiềm
+ Bazơ không tan
Gọi tên: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại đa hóa trị) + hiđroxit
Chương 6: Dung dịch:
1.Định nghĩa:
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
+ Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
+ Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác tạo thành dung dịch.
- Ở nhiệt độ xác định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
2. Công thức:
C% = mct : mdd x 100%.
CM= n : V l

You might also like