You are on page 1of 10

Tr í tuệ cả m

xúc v à g ia o
tiếp x ã h ội
FLF1010 1 _Thứ 2 [tiết 2-5]

Sinh viên: Trần Mai Phương

MSV: 20041318
REFLECTION
TUẦN 2

Buổi học vừa rồi giúp em dừng lại để


lắng nghe "đứa trẻ" trong mình. Em
nhận ra rằng trong khoảng thời gian
rất dài, em đã bỏ qua sức khỏe tâm
lý của chính mình! Nhờ bài học hôm
nay em đã tìm được cách thấu hiểu,
nuôi dưỡng và trưởng thành hơn.
Hoạt động thiền cũng trở thành một
việc em làm hằng ngày luôn ạ. Đồng
thời em còn được học thêm cách yêu
thương bản thân hơn. Từ trước đến
nay em chưa thực hành việc thiền,
sau buổi học này em học được cách
thiền mạ vàng cơ thể mỗi ngày.
Trong bài học em còn thấy ấn tượng
là khả năng kiểm soát cảm xúc và
hành động của mình. Em đã áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày của mình
và nhận thấy điều này đem lại rất
nhiều lợi ích.
TUẦN 3

Chủ đề của bài học là cảm xúc. Nhờ bài học, em có


nhiều kiến thức về những phản ứng cơ thể và cách để
thể hiện và đối mặt với cảm xúc của bản thân một cách
đúng đắn. Em ấn tượng với bài học ở phần làm việc
nhóm vì khi làm việc nhóm với các bạn, em có cái nhìn
đa chiều, khách quan hơn so với ý kiến cá nhân. Phần
định nghĩ cảm xúc là gì giúp em nhận ra rằng Cảm xúc là
một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ
não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật
hay sự việc; cách cảm xúc khác nhau đến từ thế giới
quan của từng người khác nhau. Em cực kỳ ấn tượng
với phần lead in của nhóm bạn Hà Anh! Bạn hát rất hay ạ
và phần book review cũng rất cuốn hút. Trước đây em
chưa từng nhìn hình ảnh "trái tim kim cương" như vậy.
Qua bài học em mới nhận ra rằng khi trải qua những khó
khăn trong thì chúng ta mới trở nên kiên cường và dũng
cảm hơn. Hình ảnh còn tượng trưng cho cảm xúc của
mỗi người,sống trong thời đại hiện nay, cảm xúc thường
bị bỏ qua và việc thấy người khác sống đúng cảm xúc
trở nên “hiếm lạ”.
TUẦN 4
Buổi học hôm nay bắt đầu với hoạt động bói đầu giờ rất thú vị! Em đã tìm
thấy 3 từ "money, health và self-confident" cho năm Nhâm Dần của mình
ạ. Sau đó là hoạt động thiền đầu giờ giúp em tĩnh tâm, nạp năng lượng
cho một ngày mới tràn đầy sự tốt đẹp, tử tế. Buổi học 4 (Ôm ấp trái tim:
Lý thuyết cốt lõi về quản trị và chuyển hóa cảm xúc) nằm trong module 1
"Nhận diện bản thân" giúp em cảm thấy quý trọng hiện tại, phấn đấu cho
tương lai. Em hiểu rằng để chuyển hóa được cảm xúc cần trải qua 3 quá
trình; từ tìm hiểu nguyên nhân đến ôm ấp cảm xúc rồi tái cấu trúc. Lấy ví
dụ của bạn Lan hôm trước, bạn đã thực hiện được bước tìm hiểu nguyên
nhân qua việc thực sự hiểu ra nguồn gốc gây ra cơn tức giận rồi bước qua
bước tiếp là dỗ dành cảm xúc. Thông thường em sẽ đi nghe nhạc hoặc ngủ
1 giấc để thay đổi cảm xúc cho mình. Buổi học còn cho em biết rằng cần
phải điều chỉnh lại nhận thức từ đó tái cấu trúc ý nghĩa của kích thích và
cuối cùng tìm được kịch bản mới cho tình huống tương tự. Điều chỉnh
nhận thức bằng "quy tắc" stop, breath, notice, reflect, respond. Em còn
hiểu rằng cần khoảng lặng để chuyển hóa cảm xúc, càng không thể sốt
ruột được vì cách vận hành trí tuệ, cảm xúc của mình không thể nhanh
được.
Tuần 5
Nố i tiế p Module 1, bài đầ u tiên "Mắ t thương nhìn cuộc đời" của Module 2 rèn
luyện cho chúng ta về sự thấ u cảm. Em rấ t thích hoạt động đầ u giờ đó là thiề n
5 phút để cảm nhận được sự tích cực cùng với kéo lấ y sự tập trung cho buổi
học. Bài học khai thác rấ t sâu và cho em biế t những điề u mới như sau:
Thấ u cảm là gì? Thấ u cảm là cảm nhận sâu sắ c với ai hay vấ n đề nào đó bằ ng
sự trân trọng và thấ u hiểu. 2. Vậy tại sao chúng ta cầ n thấ u cảm? Hãy tưởng
tượng, con người thường dựa vào những yế u tố bên ngoài của người khác để
phán đoán yế u tố bên trong của họ. Cầ n thấ u cảm vì nó giúp ta hiểu được cảm
giác của người khác từ đó ta có thể phản ứng phù hợp với tình huố ng.
hận cuộc số ng và trải nghiệm cá nhân)
3. Thấ u cảm bằ ng cách nào? Quan sát; Lắ ng nghe; Nghiên cứu, tìm hiểu; Dấ n
thân, trải nghiệm, đặt mình vào vị trí của người khác.
4. Hiệu ứng Tâm lý - sự sai lệch trong đánh giá
+ Hiệu ứng Hào quang: Một cá nhân có sự hấ p dẫn bề ngoài dễ được đánh
giá tích cực ở cả các phẩm chấ t khác.
+ Hiệu ứng Sừng: Một cá nhân có một điểm tiêu cực nổi bật sẽ có xu hướng
bị đánh giá các điểm còn lại cũ ng tiêu cực.
+ Hiệu ứng thiên vị người giố ng mình: (về thói quen, tuổi tác, chủng tộc,...)
Giá trị của bài học: Để nhìn thấ u một cá nhân, chúng ta cầ n có một cái nhìn
khái quát không chỉ đánh giá con người qua những yế u tố bên ngoài mà còn
cầ n dùng con mắ t trí tuệ và trái tim của mình để đánh giá họ. Không những
thế ta còn cầ n một khoảng thời gian đủ lâu, tiế p xúc đủ gầ n, cầ n đặt mình vào
vị trí họ nữa.
TUẦN 6
Đây sẽ là buổi học offline đầu tiên sau chuỗi nghỉ dịch dài đằng đẵng nhưng không may khi trên đường
xuống Hà Nội đi học em ngồi cạnh F0 và trở thành F1, để cho an toàn em phải tự cách ly 5 ngày. Bắt đầu
buổi học như mọi khi bằng cách thiền 5 phút và đến chuyên mục book review của nhóm 4 "Yêu những điều
không hoàn hảo". Bài học chính của ngày hôm nay là "Lắng nghe với lòng từ ái". Nghe là gì? Nghe là quá
tình sinh lí tự nhiên; quá trình bị động tiếp nhận mọi âm thanh; là một phản xạ tự nhiên của con người. So
với nghe thì lắng nghe là một kỹ năng lĩnh hội thông tin một cách hiệu quả trong giao tiếp và mang tính
chủ động. Theo Golden Circle, kỹ thuật nghe: what: nghe lấy thông tin; how: nghe hiểu cảm xúc; why:
nghe đoán động cơ. Kỹ thuật lắng nghe: Cần nghe bằng lý trí để ủng hộ hoặc đánh giá hay chỉ trích ngầm
hoặc thẳng thắn chỉ trích và cần nghe bằng cả trái tim, nghe với lòng nhân ái để đạt được sự thức tỉnh.
Những điều kiện để lắng nghe là có mặt trọn vẹn: đối tượng giao tiếp phải trao sự chú ý cho đối phương,
lắng nghe chăm chú bằng toàn bộ cơ thể. Không thành kiến: Không nên cho rằng mình biết điều gì đó mà
phải dùng tâm trong suốt để lắng nghe, hiểu chiều sâu. Sự chân thành: Không nghe vì cả nể. Thấu cảm:
Lắng nghe với sự thấu cảm
TUAN 7
Trước khi bắt đầu vào bài học chính, câu chuyện "Nồi cơm của Khổng Tử"
cho em thấy được bài học là luôn thận trọng với những phán xét của mình
đặc biệt liên quan tới việc đánh giá tới người khác. Đến một vĩ nhân như
Khổng Tử còn có lúc phạm phải sai lầm nhưng cách ông thoát khỏi sai lầm
thật tuyệt vời bằng cách cho đối phương một cơ hội để bày tỏ. Đôi khi nhìn
chỉ là chưa đủ, phải tạo ra điều kiện để kết nối. Buổi 7 module 2 mang tên
"Gửi tình thương cho nhau", em được học về 3 thành phần của sự thấu cảm
đó là cảm xúc, lý trí và hành động. Để thấu cảm tốt hơn nữa ta cần các điều
kiện sau: nhìn nhận từ nhiều góc độ; tôn trọng sự khác biệt;... Bên cạnh đó
em ấn tượng nhất về "Sự tích cực độc hại". Sự tích cực độc hại xuất hiện khi
ta quá tập trung vào những suy nghĩ tích cực mà bỏ qua cảm nhận khác.
Điều này dẫn đến sự từ chối, đánh giá thấp các trải nghiệm thật của con
người. Bài học còn đề cập tới 5 cách khởi phát tình thương. Hãy trồng cây
yêu thương: Càng lớn càng có nhiều hoa trái để cho người khác
⇒ nỗ lực để sử dụng năng lực của mình rồi gửi đi tình thương
cho những người cần thiết.
TUẦN

8
Trước khi vào bài học cô mở cho lớp nghe bài hát "Mình soi gương", trong
đó có vài câu khá vui nhộn như "mình cười trong gương vì mình thích mình
đẹp" thể hiện sự yêu thương mình. Buổi 8: Tình thương đích thực giúp em
hiểu được rất nhiều điều. Để có self-love là yêu bản thân - kết nối và chữa
lành. Để có thể Yêu và Thấu hiểu cho nỗi đau của người khác, trước hết, ta
cần học cách tập Yêu và Thấu hiểu cho nỗi đau của riêng ta. Cần tập dần
quay về lắng nghe chính mình, ôm ấp, vỗ về bản thân bằng tình yêu sâu sắc,
vô điều kiện nhất. Chỉ khi nào ta đã thực sự chữa lành được trái tim, mở
rộng trái tim với vô vàn tình yêu thương của ta - Chỉ khi đấy, ta mới biết
được Tình yêu đích thực - một tình yêu trong trẻo, yêu thương vô bờ bến -
đấy là như thế nào. Chất liệu để tạo nên tình thương yêu là từ và bi. Từ là
tạo niềm vui và bình yên; Bi là khả năng hành động làm vơi đi nỗi buồn khổ
của người khác; Hỉ là tình cảm chân thật, chân thành; Xả là không kì thị,
phân biệt, thương vô điều kiện và bao dung. Ví dụ về bi của giáo viên không
chỉ là khích lệ, lắng nghe mà còn làm cảm hứng cho học sinh. Lòng từ bi là
quá trình đi từ tôi đến chúng tôi; giúp đạt trạng thái hạnh phúc nhất, và đòi
hỏi phải tương tác với cuộc sống thực (kết hợp giữa việc xa lánh thế giới
disconnect và tương tác với thế giới connect). Quá tình của từ-bi-hỉ-xả: 1.
Thành phần nhận thức: "Tôi hiểu bạn", kết quả tạo ra Từ. 2. Thành phần yêu
thương: - Chấp nhận cả mặt tốt và xấu,.. 3. Thành phần động lực: Bi.
TUẦN 9
Nói thật thì em không hay soi gương khi bước ra khỏi nhà nhưng qua hôm
nay em phần nào biết được rằng soi gương là một hành động giúp mình xem
xét lại mình để trở nên tốt đẹp hơn. Không chỉ vậy còn nắm bắt lại hiện trạng
của bản thân một cách chính xác. Tiếp theo là hoạt động viết, em đã viết về
bố mình. Tất nhiên là thành viên nào trong gia đình em cũng quan trọng với
em nhưng bố em là người em thường "lãng quên" những sự đóng góp cho
mình và gia đình. Em còn thấy cần việc nuôi dưỡng và chuyển hóa cảm xúc
cực kì quan trọng. Câu chuyện về Dòng sông và những đám mây khiến em
thấy ấn tượng rất mạnh bởi bài học: Phải trân trọng và nâng niu những giá trị
thật sự đừng mải mê đuổi theo những điều phù phiếm ở cuộc sống bên ngoài.

TUẦN 10

Trước khi vào buổi học chính, chúng em đã được xem phần thuyết trình
book review rất hay của các bạn. Trong đó có một câu em rất tâm đắc đó
là "Nếu biết trăm năm là hữu hạn thì thời gian đâu để ta đợi chờ…?" Đúng
vậy, quỹ thời gian của con người là hữu hạn nên phải tận dụng từng giây
từng phút để tận hưởng cuộc sống của mình. Bắt đầu vào bài học, em
được học về trái tim mách bảo. Bản năng là reaction (1 tác nhân đến với
mình) nhưng trái tim đồng nghĩa với trái tim mindful hoặc tình cảm ổn
định để respond. Intuition là trực giác kết nối với vũ trụ universal wisdom
⇒ sản phẩm dễ dàng, hợp lý. Trí tuệ cảm xúc là am hiểu bản thân,
kỹ năng xã hội. Hình ảnh dòng sông không ở một mình mà ở cùng những
thứ khác. Phẩm chất của dòng sông: + Vô thường: không một sự vật nào
thoát, mọi thứ thay đổi. Khi nhìn từ xa thác nước không chuyển động
nhưng nhìn gần thì có do đó phụ thuộc tầm nhìn. Tùy duyên: là hiểu quy
luật vũ trụ “Mọi chuyện đều cũng qua”: muốn qua nhanh thì phải cố gắng.
Trân trọng những duyên lành, tận hưởng từng khoảnh khắc: duyên là
những tình huống khách quan; Tiếp nhận những duyên nghịch với lòng
bao dung, đừng sợ vì mọi chuyện rời cũng qua:TÙY DUYÊN: “Tùy duyên là
hoan hỉ chấp nhận những gì trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình
thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ” (Thầy Minh Niệm) Ý niệm
(Hành động kiện trì)→ Năng lượng → Liên kết với các năng lượng khác
trong vũ trụ→ gộp đủ nhân duyên tạo hiệu ứng.Tận dụng (Hành động
dựa trên) những nhân duyên mới mẻ đang hội tụ, sẵn sàng bỏ qua những
kế hoạch, khuôn mẫu định sẵn → linh hoạt và chủ động.

You might also like