You are on page 1of 21

Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

NHIẾP LOẠI HỌC


Chìa khóa thần mở trăm cửa đạo lý luận
Tác giả: Jampal Trinley Yonten Gyatso

Tóm tắt theo bài giảng của Thầy Geshe Loyang


được Việt dịch bởi Sư cô Pháp Đăng
ngày 24 tháng 04, năm 2022

Bài 2: KIẾN LẬP TIỂU LÝ ĐẠO: MÀU

I. KIẾN LẬP TIỂU LÝ ĐẠO


Đầu tiên, kiến lập tiểu lý đạo nếu phân loại thì có 8: Màu, Thành sở y, Nhận
diện phản thể, Nghịch lại là và Nghịch lại không là, Đã trở thành là và Đã trở
thành không là, Tổng và Biệt, Tiểu nhân quả, Thực pháp và Phản pháp.
དང་པོ་རིགས་ལམ་ཆུང་ངུའི་རྣམ་གཞག དེ་ལ་དབེ་ན། ཁ་དོག གཞི་གྲུབ འདོག་པ་ངོས་འཛིན། ཡིན་ལོག་མིན་
ལོག ཡིན་གྱུར་མིན་གྱུར། སི་བེ་བྲག རྒྱུ་འབྲས་ཆུང་བ། རྫས་ལོག་བཤད་པ་དང་བརྒྱད་ལས།
~ Kiến lập Nhiếp loại học

1. Màu (và hình):


Đầu tiên màu trắng, màu đỏ được trích từ Thích Lượng Luận, trong
phẩm Tự lợi dạy rằng:
དང་པོ་ཁ་དོག་དཀར་དམར་ནི། རྣམ་འགེལ་རང་དོན་ལེའུ་ལས།

Bởi vì khả năng thấy mỗi màu


Màu xanh vân vân trước nhãn thức.
སོ་སོགས་མིག་གི་རྣམ་ཤེས་ལ། །ནུས་པ་སོ་སོར་མཐོང་བའི་ཕིར། །ཞེས་པའི་གཞུང་སོགས་ལས་འཕོས།

~ Kiến lập Nhiếp loại học

Màu || 1
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Giải thích:
Ở đây, mình học theo truyền thống Nalanda này thì ‘nói có sách, mách có
chứng’ – điều gì nói cũng phải có nguồn gốc chứ không phải vị tác giả tạo bộ luận
chỉ nói mà không có một cơ sở gì cả.
Vị tác giả tạo bộ luận này đã kết tập những ý chánh trong Câu-xá Luận và
Thích Lượng Luận, nên “ý chánh đem vào” thì gọi là “nhiếp” – thâu nhiếp lại, gom
tập lại và trước tác bộ luận Nhiếp Loại Học này.
Đầu tiên, mình sẽ học về màu và Ngài trích dẫn rằng: màu được nói ở đâu?
Đó là được nói trong Thích Lượng Luận của ngài Pháp Xứng; và quyển luận này có
bốn chương (hay bốn phẩm). Đây là phẩm đầu tiên, tên là Phẩm Tự Lợi, trong đó có
nói:

“Bởi vì khả năng thấy mỗi màu


Màu xanh vân vân trước nhãn thức.”

 Bởi vì màu có rất nhiều màu, ở đây, chỉ thí dụ là ‘màu xanh’ nhưng thực
tế thì còn nhiều màu khác nữa.
 ‘khả năng thấy mỗi màu’ thì cái gì có khả năng thấy mỗi màu, đó là ‘nhãn
thức’.
 Vậy câu này có ý nghĩa rằng: nhãn thức chấp trì màu xanh dương thì chỉ
thấy màu xanh dương – tức là
o nhãn thức chấp trì màu xanh dương thì chỉ có màu xanh dương
trình hiện trước nhãn thức đó,
o nhãn thức thấy màu vàng thì chỉ có màu vàng trình hiện trước
nhãn thức đó.
Cho nên, đối với mỗi màu như vậy, mỗi nhãn thức chấp trì mỗi màu nào
thì chỉ có màu đó trình hiện trước nhãn thức đó.

Màu || 2
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Tánh tướng của Màu: Thích hợp như là màu sắc1.


དེ་ཡང་མདོག་ཏུ་རུང་བ། ཁ་དོག་གི་མཚན་ཉིད།
~ Kiến lập Nhiếp loại học

Giải thích:
 Chữ “tánh tướng” theo triết học, có nghĩa là định nghĩa (Eng. definition);
ví dụ, tánh tướng của màu là định nghĩa của màu, hay còn gọi là ý nghĩa
của màu.
o Cái được định nghĩa: gọi là sở tướng, ví dụ như màu, và
o Định nghĩa: gọi là tánh tướng, ví dụ như thích hợp như là màu sắc.
 Để “Thích hợp như là màu sắc” là tánh tướng của “màu” thì nó phải thỏa
2 điều kiện:
1) mối tương quan giữa nó - ‘thích hợp như là màu sắc’ với màu được
được thành lập.
2) 8 ngả nhất thiết phải được khẳng định.
 thì thích hợp như là màu sắc này mới là tánh tướng của màu.

1. Điều kiện 1:
o Ví dụ, người ta hỏi: “nhà của Thầy ở đâu?” Người ta không đứng
trước nhà của Thầy, chỉ đứng đằng xa trên núi. Thì Thầy mới chỉ tay
về phía nhà và nói rằng: “nhà của Thầy là có con chim đang đậu trên
cành cây”. Bởi vì ngay trước nhà của Thầy có cái cây. Vậy thì, “có
con chim đậu trên cảnh cây” biểu trưng cho “nhà của Thầy”; nên ví
dụ này giống như là trong trường hợp của “Thích hợp như là màu
sắc” biểu trưng cho “màu” (tánh tướng biểu trưng cho sở tướng).

1
Như đã biết, các năm trước, tánh tướng của màu, đó là Thích hợp như là màu. Nhưng năm nay,
có lẽ sẽ đổi sang là “Thích hợp như là màu sắc” thì sẽ chính xác hơn. Chữ “màu sắc” có từ “sắc”
– là tiếng Hán và có một ý nghĩa khác nữa trong triết học Phật giáo. Cho nên, khi xưa để vào sẽ dễ
bị nhầm lận. Bây giờ, hỏi thầy kỹ hơn nữa thì khi nói đến màu sắc của gương mặt của một người,
mình thường sử dụng thuật ngữ “sắc diện” (sắc mặt) chứ không phải nói là “màu của mặt” người
đó; hoặc là, từ màu sắc mà đó là màu. Cho nên, bây giờ mình đổi lại tanh tướng của màu, đó là
Thích hợp như là màu sắc là vậy.

Màu || 3
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

 Cho nên, ví dụ này biểu thị (biểu trưng) cho cảnh của tâm thức mà
mình nhìn thấy được, biết rằng: “ồ! Cái đó là nhà của Thầy.”

2. Điều kiện 2:
o Chỉ đơn thuần là điều kiện thứ nhất thôi – chỉ nói rằng: ‘nó biểu
trưng cho cái đó’ – tức là tánh tướng biểu trưng cho sở tướng thôi
cũng không hội đủ điều kiện, bởi vì còn phải có điều kiện thứ nhì,
đó là 8 ngả nhất thiết phải khẳng định.
o Tám ngả nhất thiết, đó là
 2 nhất thiết là,
 2 nhất thiết không là,
 2 nhất thiết có, và
 2 nhất thiết không có.

Áp dụng cho trường hợp cho màu là (A) và thích hợp như màu sắc là (B) thì:
a. Hai nhất thiết là: nếu là A thì nhất thiết là B,
nếu là B thì nhất thiết là A.
b. Hai nhất thiết không là: nếu không là A thì nhất thiết không là B,
nếu không là B thì nhất thiết không là A.
c. Hai nhất thiết có: nếu có A thì nhất thiết có B,
nếu có B thì nhất thiết có A.
d. Hai nhất thiết không có: nếu không có A thì nhất thiết không có B,
nếu không có B thì nhất thiết không có A.

Ví dụ, áp dụng cho trường hợp màu và tánh tướng của màu – thích hợp như là
màu sắc, như sau:
a. Nếu là màu thì nhất thiết là thích hợp như là màu sắc,
Nếu là thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết là màu.
b. Nếu không là màu thì nhất thiết không là thích hợp như là màu sắc,

Màu || 4
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Nếu không là thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết không là màu.
c. Nếu có màu thì nhất thiết có thích hợp như là màu sắc,
Nếu có thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết có màu.
d. Nếu không có màu thì nhất thiết không có thích hợp như là màu sắc,
Nếu không có thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết không có màu.

Dĩ nhiên, cũng có người sẽ khởi tâm nghi ngờ rằng: “ồ! Mình học Phật học
nhưng lại học màu và hình vậy? Học trắng, xanh, vàng, đỏ để làm gì?”
Đáp rằng:
 Mình đi học Phật học mà trong đó học về những tinh túy của đạo Phật, đó
là Nhị đế (Thắng nghĩa đế và Tục đế) và Tứ thánh đế, giải thoát, Nhất thiết
chủng trí v.v. là những điều mắt mình không dễ dàng thấy được, còn màu
thì dễ dàng thấy được, ai cũng thấy được.
 Hơn nữa, bởi vì những cái mình không thấy được thì khó hiểu hơn cho nên
đầu tiên, mình phải học những gì dễ, đập vào mắt mình hằng ngày (từ
những cái đơn giản nhất rồi từ từ học đến những cái sâu xa hơn).
 Hình và màu là những vật thể bên ngoài – gọi là trên phương diện thô thiển
nhất mà ai cũng có thể nhìn thấy được. Khi mình hiểu rõ được thực trạng
của vật thể thô bên ngoài, thì từ từ mình sẽ hiểu rõ. Một khi đã hiểu rồi,
mình biết: đây là những màu, hình mà đó là những thí dụ cho những vật
thể thô; rồi từ từ mình dựa vào cơ sở dựa vào thực trạng của các vật thể thô
rồi thì mình mới hiểu những điều gọi là sâu xa, vi tế hơn.
 Đó là lý do tại sao mình học những cái thô thiển trước!

Khoa học cũng nghiên cứu về màu và hình. Ở đây, cũng nghiên cứu về màu.
 Khoa học nghiên cứu về màu thì họ dùng, ví dụ như kính hiển vi nghiên
cứu sâu về một đề tài nào đó hoặc là tiến hành thí nghiệm trong phòng lab,
v.v.
 Mình cũng học màu nhưng lại không rành những điều đó.

Màu || 5
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

 Cho nên, việc học màu sắc của bên Phật giáo thì không giống như bên
khoa học gia khi họ nghiên cứu.

Đối với màu sắc, về sở tri2, v.v. những cái tồn hữu (existents) thì khoa học
nghiên cứu về chúng thì họ không có một động cơ là giải thoát, tiêu diệt phiền não,
v.v. mà kết quả của sự nghiên cứu đó có thể làm tăng trưởng phiền não của nhân loại
hơn.
 Trong Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên trước tác, cũng có dạy rằng:
“Trăm con sông diệu thuyết của đức Phật thì cũng đổ về một biển tinh túy
của đạo Phật, đó là nói về tánh không và tâm bồ-đề.”
 Ngài Gyaltsab Rinpoche3 trước tác bộ luận Minh Chiếu Giải Thoát Đạo,
có nói rằng: “Tất cả những lời của đức Phật, từng chữ trong quyển Thích
Lượng Luận đều bao hàm ý nghĩa của quy y Tam bảo.”
 Mình đừng cho chuyện học màu sắc là việc tầm thường, bởi vì từng lời,
từng chữ khi mình mở miệng biện kinh thì đều có nghĩa thâm sâu cả.

Bây giờ, trở lại phần biện kinh…

Biện kinh 1:
LG4: Lấy thích hợp như là màu sắc làm biện đề, ứng thành là tánh tướng của màu
sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao là tánh tướng của màu?

2
Sở tri (Eng. object of knowledge) có nghĩa là đối tượng của sự nhận thức chính xác. (chúng ta
sẽ học sau)
3
Từ đây về sau, chúng ta sẽ nghe nhiều về những vị Tổ mà mình đang học theo dòng truyền thừa
này; bắt nguồn từ một vị Tổ, đó là ngài Tsongkhapa, và ngài có 2 đại đệ tử, đó là Gyaltsab Rinpoche
và Khedrub Rinpoche (ngài Gyaltsab Rinpoche thì lớn tuổi hơn ngài Khedrub Rinpoche). Trước
ngài Tsongkhapa cũng có chư Tổ khác, nhưng ngài Tsokhapa là người sáng lập ra dòng Gelug.
4
LG là viết tắt của Lập giả, ĐLG là viết tắt của Đối lập giả.

Màu || 6
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

ĐLG: Bởi vì mối tương quan giữa nó và màu – giữa tánh tướng và sở tướng được
thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
 Đây là câu để chứng minh một cái gì đó là tánh tướng của cái gì đó.

Phân loại (của màu) có 2: Màu chánh và màu phụ.


དབེ་ན་གཉིས། རྩ་བའི་ཁ་དོག་དང་ཡན་ལག་གི་ཁ་དོག་གོ

Tánh tướng của Màu chánh: Thích hợp như là màu sắc chánh.
།རྩ་བའི་མདོག་ཏུ་རུང་བ། རྩ་བའི་ཁ་དོག་གི་མཚན་ཉིད།

Phân loại có 4: Xanh dương, vàng, trắng, đỏ.


དབེ་ན། སོ་སེར་དཀར་དམར་བཞི། ~ Kiến lập Nhiếp loại học

Giải thích:

Biện kinh 2:
LG: Lấy thích hợp như là màu sắc chánh làm biện đề, ứng thành là tánh tướng của
màu chánh sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao là tánh tướng của màu chánh?
ĐLG: Bởi vì mối quan hệ giữa nó và màu chánh – giữa tánh tướng và sở tướng (là)
được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
LG: Ứng thành mối quan hệ giữa nó và màu chánh – giữa tánh tướng và sở tướng
là được thành lập như thế nào?
ĐLG: Đó là, để màu chánh được khẳng định bởi lượng thì trước đó thích hợp như là
màu sắc chánh phải được khẳng định bởi lượng.
(Ở trong hai cái này – giữa sở tướng và tánh tướng, để biết được sở tướng -
cái được định nghĩa, đó là màu chánh, thì trước đó phải biết được cái định
nghĩa, đó là thích hợp như là màu sắc chánh. Để nói cho dễ hiểu thì để biết
được màu chánh thì trước đó phải biết thích hợp như là màu sắc chánh).
LG: Tám ngả nhất thiết được khẳng định như thế nào?

Màu || 7
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

ĐLG: Tám ngả nhất thiết được khẳng định, đó là hai ngả nhất thiết là, hai ngả nhất
thiết không là, hai ngả nhất thiết có, và hai ngả nhất thiết không có.

 Phân loại của màu chánh: xanh dương, vàng, trắng, đỏ. Theo tiếng Việt
nếu đọc cho xuôi thì đó là trắng, xanh, vàng, đỏ. Tiếng Tạng thì họ viết
ngược ‘ngo, xer, kar, mar’ (xanh, vàng, trắng, đỏ) thì cũng như vậy thôi.

Chúng ta phải tập biện kinh, như Thầy đã dạy lúc nãy, đó là hỏi & đáp, tại sao
nó là tánh tướng của cái kia, ví dụ, tại sao thích hợp như là màu sắc chánh là tánh
tướng của màu chánh, bởi vì mối tương quan giữa tánh tướng và sở tướng – giữa nó
và màu chánh được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.

Mình tập đối đáp như vậy nhiều lần để tạo thói quen.

Mình học tánh tướng và sở tướng không thôi thì chưa đủ, mà còn cần có một
cái gì cụ thể, gọi là sự tướng. Sự tướng là thí dụ minh họa, ví dụ, mình phải chỉ ra
một cái gì đó, cho biết đó là màu chánh. Như ở ngoài đời, mình chỉ và nói: “ồ! Màu
chánh có nghĩa là cái màu này nè!” khi có người yêu cầu mình nêu ra sự tướng, nêu
ra thí dụ đi, chứ mình nói khơi khơi thì không ai hiểu, mà mình phải chỉ ra một thí
dụ. Ví dụ, khi nói về màu xanh dương thì mình chỉ và nói: “ồ! Đó là màu xanh dương
đó là màu chánh đó.”

Biện kinh 3:
LG: Xin hãy cho sự tướng của màu chánh.
ĐLG: Lấy màu sắc của Tôn thân của đức Dược Sư làm biện đề.

Dĩ nhiên, mình có thể lấy nhiều màu trên thế gian này, nhưng mình đang học
Phật học thì để cho có được sự gia trì thì mình dùng những thí dụ có liên hệ đến chư
Phật. Cho nên, mình lấy “màu sắc của Tôn thân của đức Dược Sư (Lưu Ly Quang

Màu || 8
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Phật)” làm biện đề thì mới đúng. Nếu mình nói rằng: “lấy màu của đức Dược Sư làm
biện đề thì có lỗi. Tại sao?
 Bởi vì để biết được màu của đức Dược Sư là gì thì trước đó phải biết được
màu sắc của Tôn thân của Đức Dược Sư là gì. Hai điều này có sự xảy ra
trước sau.
 Bởi vì nếu nói: “lấy màu của đức Dược Sư làm biện đề” thì có vấn đề. Hiện
tại, mình không biết màu đó thì khi được hỏi: “xin cho biết sự tướng của
màu chánh” mà mình lại trả lời rằng: “lấy màu của đức Dược Sư làm biện
đề” thì lúc đó, nếu mình biết màu của đức Dược Sư thì nhất thiết là mình
biết màu rồi.
o Ví dụ, mình biết cái bình vàng (cái bình làm bằng vàng); nếu
mình biết cái bình vàng rồi thì nhất thiết mình biết cái bình.
Tương tự như vậy, nếu mình nói mình biết màu của đức Dược
Sư thì nhất thiết mình phải biết màu.
o Nhưng mình chưa biết màu mà, mình đang đưa ra sự tướng mà,
thí dụ của màu mà tôi không biết mà.
 Cho nên, nếu mình đưa sự tướng, đó là: “lấy màu sắc của Tôn
thân của đức Dược Sư” thì mới đúng. Tại sao? Bởi vì có sự xảy
ra trước sau – để biết được màu thì trước đó mình phải biết được
màu sắc của Tôn thân của đức Dược Sư (rồi mình mới biết được
màu).

Ví dụ, nếu một người không biết cái bình5 là cái gì, rồi mình nói: “cái bình
vàng kìa! Bình ngọc kìa, bình sứ, bình đá, v.v.”. Nhưng do bởi người đó không biết
cái bình là gì mà mình lại nói câu đó thì người ta sẽ không hiểu thí dụ như vậy, sự
tướng như vậy. Mình phải chỉ cho người ta thấy và diễn tả, nói rằng: “ở đó có một
cái bụng tròn, chân bằng, có công năng chứa nước” thì người ta sẽ hiểu cái vừa được

5
Ngày xưa các vị hiền triết Ấn Độ đặt tánh tướng của cái bình, đó là bụng tròn, chân bằng, có
công năng chứa nước. Thì đó gọi là cái bình.

Màu || 9
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

diễn tả đó là cái bình. Nếu mình nói: “cái bình vàng” mà không diễn tả thì khi người
ta đã không biết cái bình là gì thì làm sao họ biết cái bình vàng là gì.
Tóm lại, khi mình đưa sự tướng ra thì mình không thể nói sở tướng ra. Nhưng
nếu có người hỏi: “cái bình là gì vậy?” mà mình diễn tả rằng: “cái mà bụng tròn,
chân bằng, có công năng chứa nước, bằng vàng, ở chỗ đó đó” thì người ta mới biết
cái đó gọi là cái bình vàng. Cho nên, khi nêu sự tướng mình không thể nói là “cái
bình vàng” được, mà phải nói là “bụng tròn, chân bằng, có công năng chứa nước,
được làm bằng vàng”. Tương tự như vậy, sự tướng của màu chánh thì mình phải nói
rằng là “lấy màu sắc của Tôn thân của đức Dược Sư làm biện đề” chứ mình không
nói “lấy màu của đức Dược Sư làm biện đề”’ được.

Biện kinh 4:
LG: Xin hãy cho biết tánh tướng của màu xanh dương.
ĐLG: Lấy thích hợp như là màu sắc xanh dương làm biện đề.
LG: Xin hãy nêu sự tướng của màu xanh dương.
ĐLG: Lấy màu sắc của Tôn thân của đức Dược Sư làm biện đề.

LG: Xin hãy nêu tánh tướng của màu vàng.


ĐLG: Lấy thích hợp như là màu sắc vàng làm biện đề.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy màu sắc của Tôn thân của đức Văn Thù Sư Lợi làm biện đề.

LG: Xin hãy nêu tánh tướng của màu trắng.


ĐLG: Lấy thích hợp như là màu sắc trắng làm biện đề.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy màu sắc của Tôn thân của đức Quán Thế Âm làm biện đề.

LG: Xin hãy nêu tánh tướng của màu đỏ.


ĐLG: Lấy thích hợp như là màu sắc đỏ làm biện đề.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy màu sắc của Tôn thân của đức Vô Lượng Quang làm biện đề.

Màu || 10
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Tại sao nãy giờ khi đưa sự tướng ra thì mình lấy sự tướng của những đức Phật, ví
như đức Dược Sư, đức Văn Thù Sư Lợi, đức Quan Âm, đức Vô Lượng Quang?
Bởi vì từ miệng mình nói ra nhằm gieo tập khí, gieo duyên với các ngài và
được sự gia trì. Có hai loại thiền, đó là thiền tịch chỉ và thiền thắng quán. Thiền tịch
chỉ là chuyên nhiếp tâm vào đối tượng; chẳng hạn, mình nhiếp tâm vào linh ảnh của
vị Phật. Thiền chỉ này không phải việc riêng của đạo Phật mà ngoại đạo cũng có
thiền chỉ. Thiền chỉ chỉ có nghĩa là nhiếp tâm chuyên nhất vào một đối tượng trong
một thời gian rất là dài thì đó là luyện tâm mình để nhiếp tâm vào một đối tượng.
Đối tượng của thiền chỉ có thể được chọn bất kỳ đối tượng nào; chẳng hạn, ngoại
đạo chọn nhiếp tâm vào sừng trâu, v.v. bên ngoài hay do tưởng tượng thì cũng đắc
được thiền chỉ. Nhưng đạo Phật không dùng những đối tượng của thế gian mà nhiếp
tâm vào linh ảnh của chư Phật. Nếu hành như thế thì mới có được sự gia trì, tạo được
duyên với chư Phật. Đó là sự khác biệt giữa đạo Phật và ngoại đạo.

Biện kinh 5:
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được các hạng mục
trong Kiến lập Tiểu Lý Đạo.
ĐLG: Lý do không thành lập.

Một mình mình diễn 2 vai – một vai là lập giả và một vai là đối lập giả.
 ĐLG là người bị hỏi và
 LG là người hỏi.
 “Ứng thành không phải như vậy đâu…” là người LG sẽ hỏi người ĐLG.
 Nhiệm vụ của ĐLG là trả lời câu hỏi của LG và người ĐLG có thể nói:
“Lý do không thành lập”, “Không nhất thiết”, “Tại sao?”, hay “Đồng ý”.
 “Tại sao?” có nghĩa là không đồng ý.
o Ví dụ, như người ta nói: “ứng thành là A sao?”

Màu || 11
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

o Nếu người ĐLG đồng ý là A thì sẽ nói: “đồng ý”; còn nếu không
đồng ý là A thì sẽ nói: “tại sao?” chứ không nói “không đồng ý”.
 Thì người ta mới hỏi mình, nhiệm vụ của ĐLG là trả lời rất là ngắn
gọn. Người ta hỏi gì mình đáp đó.
Đầu tiên,

LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được các hạng mục
ở trong Kiến Lập Tiểu Lý Đạo.
ĐLG: Lý do không thành lập.
(Có nghĩa là bạn đưa ra lý do bởi vì tôi chưa nói ra được những hạng mục ở
đâu của Kiến Lập Tiểu Lý Đạo. Tôi nói được mà! Lý do không thành lập đúng
không? Lý do bạn đưa ra không đúng.)

Mình nghe lại.

LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được các hạng mục
ở trong Kiến Lập Tiểu Lý Đạo.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra các hạng mục đó.
ĐLG: (Lấy …A, B, C, D… làm biện đề. Giờ mình điền vô chỗ trống A, B, C, D.)
Lấy Màu, Thành sở y, Nhận diện phản thể, Nghịch lại là và Nghịch lại không
là, Đã trở thành là và Đã trở thành không là, Tổng và biệt, Tiểu nhân quả,
Thực pháp và phản pháp làm biện đề.
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được màu được
trích dẫn từ bộ luận nào.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Xin hãy nói ra.

Màu || 12
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

ĐLG: Được trích dẫn từ Thích Lượng Luận, trong phẩm Tự Lợi của ngài Pháp Xứng.
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được nguyên văn
của trích dẫn đó là gì.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy “Bởi vì khả năng thấy mỗi màu, màu xanh vân vân trước nhãn thức” làm
biện đề.
LG: Lấy “Bởi vì khả năng thấy mỗi màu, màu xanh vân vân trước nhãn thức” làm
biện đề, ứng thành là nguyên văn được trích từ Thích Lượng Luận sao?
ĐLG: Đồng ý.

Musum, mushi, đồng nghĩa, tương nghịch


Bây giờ, mình sẽ học musum, mushi, đồng nghĩa, tương nghịch. Mình học
mình phải biết sự khác biệt giữa A và B. Muốn so sánh sự khác biệt giữa A và B là
như thế nào thì mình học về những khả năng musum, mushi, v.v.

Ý nghĩa của musum, ý nghĩa của mushi là gì? Ý nghĩa của đồng nghĩa, ý nghĩa của
tương nghịch là gì?
Chữ “musum”, “mushi” là tiếng Tạng (མུ་གསུམ། མུ་བཞི།), được giữ nguyên,

không dịch ra tiếng Việt. Một trong những lý do là nếu dịch ra tiếng Việt thì sẽ rất
dài. Bởi vì chữ “mu” (Eng. permutation or possibility) và giữ nguyên thủy cho biết
đây là truyền thống của Tây Tạng, được bảo tồn trên núi tuyết. “Mu” dịch nghĩa là
khả năng, “sum” là ba, và “shi” là bốn. Còn nếu dịch sát nghĩa cũa chữ “mu” thì nó
là “biên”. “Biên” có nghĩa trong toán học, khi vẽ đồ thị epsilon thì có hai cực âm,
cực dương. Chữ “biên” tức là tận cùng.
Ví dụ, sự khác biệt giữa người Việt Nam (A) và người (B) là musum.

Màu || 13
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

 Musum tức là trong bốn khả năng bị thiếu một khả năng, đó là nếu là người
Việt Nam là không là người.
 Tại vì nếu là người Việt Nam thì chắc chắn phải là người, chứ làm sao có
một cái gì là người Việt Nam mà không là người được.
 Vì thế, thiếu khả năng là A mà không là B.
 Nếu là A thì nhất thiết phải là B. (Nếu là người Việt Nam thì nhất thiết là
người).

Tìm hiểu về sự khác biệt giữa A và B có Mushi (4 khả năng), Musum (3 khả năng)
Đồng nghĩa và Tương Nghịch.
Khả năng là Mushi.
1) Nếu là A thì không nhất thiết là B. (Là A, không là B)
2) Nếu là B thì không nhất thiết là B. (Là B, không là A)
3) Nếu là A thì không nhất thiết không là B. (Là cả hai)
(có nghĩa là nếu là A thì không hẳn không là B, “không hẳn không
là B” có nghĩa là B)
4) Nếu không là A thì không nhất thiết là B. (Không là cả hai)
Khả năng là Musum.
1) Nếu là A thì nhất thiết là B.
Nếu là B thì không nhất thiết là A. (Là B, không là A)
(có một khả năng là “nhất thiết” cho nên chỉ còn có 3 khả năng
“không nhất thiết” cho nên gọi là musum)
2) Nếu là A thì không nhất thiết không là B. (Là cả hai)
3) Nếu không là A thì không nhất thiết là B. (Không là cả hai)

Bây giờ, trở lại thí dụ sự khác biệt giữa người và người Việt Nam là musum.
Là musum thì có 3 khả năng thôi.

Màu || 14
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Biện kinh 6:
LG: Ứng thành không phải vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được sự khác biệt giữa
người Việt Nam (A) và người (B) là musum, mushi, đồng nghĩa, hay tương
nghịch.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Là musum.
LG: Cái gì nhất thiết là cái gì?
ĐLG: Nếu là người Việt Nam thì nhất thiết là người.
LG: Ứng thành nếu là người thì không nhất thiết là người Việt Nam sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy người Ấn làm biện đề.
(người Ấn là người nhưng không là người Việt Nam.)
LG: Xin hãy nêu sự tướng của vừa là cả hai.
(Hoặc là có thể nói: “Ứng thành nếu là người Việt Nam thì không nhất thiết
không là người sao? / Đồng ý. / Xin hãy nêu sự tướng.”)
ĐLG: Lấy anh Đỗ Thế Đăng - học sinh đang học môn Nhiếp Loại Học làm biện đề.
(anh đó vừa là người và vừa là người Việt Nam).
LG: Xin hãy nêu sự tướng của không là cả hai.
(Hoặc có thể nói: Ứng thành là nếu không là người Việt Nam thì không nhất
thiết là người sao? / Đồng ý. / Xin hãy nêu sự tướng.)
ĐLG: Lấy con chó làm biện đề.

 Đây là thí dụ của musum, mushi. Cách biện kinh thì sẽ được tìm hiểu sâu trong
các bài học tiếp theo.

Màu || 15
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Sự khác biệt giữa người Việt Nam và Bác sĩ là mushi.


- Nếu là người Việt Nam thì không nhất thiết là bác sĩ. Lấy cô y tá người
Việt Nam làm biện đề.
- Nếu là Bác sĩ thì không nhất thiết là người Việt Nam. Lấy Bác sĩ người Ấn
làm biện đề.
- Nếu là người Việt Nam thì không nhất thiết không là Bác sĩ. Lấy bác sĩ
Thống của bệnh viện Gia Định làm biện đề.
- Nếu không là người Việt Nam thì không nhất thiết là bác sĩ. Lấy 1 học sinh
người Ấn làm biện đề.

Bây giờ, chúng ta cùng học về đồng nghĩa và tương nghịch…

Đồng nghĩa.
- Đồng nghĩa có nghĩa là 8 ngả nhất thiết phải được khẳng định thì gọi là
đồng nghĩa.
- Mình đã học về năm thứ đó là về màu, về màu trắng, xanh, vàng, đỏ; và
học về tánh tướng của trắng, xanh, vàng, đỏ.
 Chúng ta áp dụng vào tìm sự khác biệt giữa màu và tánh tướng của màu,
đó là thích hợp như là màu sắc.

Sự khác biệt giữa màu và ‘thích hợp như là màu sắc’ là đồng nghĩa.
Tại sao? Bởi vì 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
Có nghĩa là sao? Đó là:
- Nếu là màu thì nhất thiết là thích hợp như là màu sắc.
- Nếu là thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết là màu.
- Nếu không là màu thì nhất thiết không là thích hợp như là màu sắc.
- Nếu không là thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết không là màu.
- Nếu có màu thì nhất thiết có thích hợp như là màu sắc.
- Nếu có thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết có màu.

Màu || 16
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

- Nếu không có màu thì nhất thiết không có thích hợp như là màu sắc.
- Nếu không có thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết không có màu.

Biện kinh 7:
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, vì bạn chưa nói ra được sự khác biệt giữa
màu và thích hợp như là màu sắc là musum, mushi, đồng nghĩa, hay tương
nghịch.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Là đồng nghĩa.
LG: Tại sao là đồng nghĩa?
ĐLG: Bởi vì 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được 8 ngả nhất
thiết khẳng định.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Đó là hai nhất thiết là, hai nhất thiết không là, hai nhất thiết có, hai nhất thiết
không có.
- Nếu là màu thì nhất thiết là thích hợp như là màu sắc.
- Nếu là thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết là màu.
- Nếu không là màu thì nhất thiết không là thích hợp như là màu sắc.
- Nếu không là thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết không là màu.
- Nếu có màu thì nhất thiết có thích hợp như là màu sắc.
- Nếu có thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết có màu.

Màu || 17
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

- Nếu không có màu thì nhất thiết không có thích hợp như là màu sắc.
- Nếu không có thích hợp như là màu sắc thì nhất thiết không có màu.

Mọi người có thể thắc mắc rằng là: “tám ngả nhất thiết lúc nãy mình đã học rồi”
thì khi nói về:

LG: Lấy thích hợp như là màu sắc làm biện đề, tại sao là tánh tướng của màu?
Thì khi trả lời thì câu trả lời đó có 2 vế:
ĐLG: Bởi vì mối quan hệ giữa thích hợp như là màu sắc và màu – tánh tướng và sở
tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
LG: Xin hãy nói ra…

Trong khi đó, điều kiện để là Đồng nghĩa chỉ cần 8 ngả nhất thiết được khẳng
định. Cho nên, 8 ngả nhất thiết được khẳng định này giống với 8 ngả nhất thiết được
khẳng định đã được nói ở phần học về tánh tướng của màu: “tại sao thích hợp như
là màu sắc là tánh tướng của màu? v.v.

Tương nghịch.
- Hai cái tương nghịch nhau thì có nghĩa là như thế nào?
- Tánh tướng của tương nghịch: khác và pháp không có đồng vị.
- Có nghĩa là khi nói chữ “tương nghịch” thì mình cần có 2 cái để so sánh.
Hai cái so sánh tức là phải có A và B. Muốn tương nghịch thì phải là khác,
chứ không thể là một.
- Chữ “khác” ở đây trong triết học, không phải là khác nhau, mà khác có
nghĩa là nhiều hơn một.
- “không có đồng vị” là như thế nào? Đồng vị có nghĩa là cùng một lúc đồng
vị trí, không có đồng vị nghĩa là không cùng một lúc đứng chung được. Ví
dụ, trong cùng một quốc gia thì chỉ có một ông vua thôi, “một rừng chỉ có
một con chúa tể sơn lâm”.

Màu || 18
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

 Giữa A và B là tương nghịch nhau có nghĩa là sẽ không tìm được đồng vị


của vừa là A, vừa là B, tức là không thể tìm được một cái gì đó vừa là A,
vừa là B. (chứ không phải “tương nghịch” có nghĩa là cãi lộn nhau.)

Thí dụ, sự tướng của tương nghịch: trong bốn màu, đó là trắng, xanh, vàng,
đỏ thì bốn màu này tương nghịch lẫn nhau. Ví dụ, màu xanh dương và màu vàng là
tương nghịch, bởi vì
o Đầu tiên, hai màu xanh dương và màu vàng là khác.
o Thứ hai, không có một cái gì vừa là A (màu vàng) và vừa là B (màu
xanh). Bởi vì màu vàng là màu vàng, màu xanh là màu xanh.
 Cho nên, mình mới nói rằng: màu vàng và màu xanh là tương nghịch.

Thí dụ khác của tương nghịch6, đó là:


o Phật và chúng sanh là tương nghịch. Bởi vì không có gì vừa là Phật,
vừa là chúng sanh. Bởi vì chúng sanh tu mới thành Phật, khi là Phật rồi
thì không còn là chúng sanh nữa. Ngay cả vị hóa thân về cõi này, tái
sanh về cõi này thì cho là Phật nhưng vị đó không là chúng sanh. Bởi
vì Phật là Phật, chúng sanh là chúng sanh, hai cái này là tương nghịch,
không có đồng vị.
o Cái bình và cái cột là tương nghịch. Bởi vì không có gì vừa là cái bình,
vừa là cái cột được.

Sư cô nhắn gửi là phải vào học Phụ đạo hoặc xem các đoạn video phụ đạo
của trường gửi nhằm học về cách biện kinh. Bởi vì cách biện kinh có 3 phần: A, B,
C. A là cái gì? A là biện đề, B là câu hỏi, ví dụ, “ứng thành là tương nghịch sao?”
hoặc “Tại sao là tương nghịch?”. Đây là hai dạng câu hỏi, và câu đáp (là C), ví dụ,
bởi vì… (tức là người ta hỏi thì mình đưa ra lý do). Khi mình đã đưa ra lý do rồi thì
người Lập giả sẽ hỏi lại: “ứng thành nếu là C thì nhất thiết là B sao?”

6
Tương nghịch có rất nhiều thí dụ.

Màu || 19
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

Biện kinh 7:
LG: Lấy Phật và chúng sanh (A) làm biện đề, ứng thành là tương nghịch (B)
sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao là tương nghịch?
ĐLG: Bởi vì là khác và là pháp không có đồng vị (C).
thì người Lập giả đã nêu biện đề là A và đã hỏi tại sao là B , và người Đối
lập giả đã trả lời bởi vì là C. Thì người Lập giả sẽ hỏi lại: ứng thành nếu là
C thì nhất thiết là B sao? Có nghĩa là:
LG: Ứng thành nếu là khác và pháp không có đồng vị (C) thì nhất thiết là tương
nghịch (B) sao?
ĐLG: Đồng ý.
Tại sao phải nói câu: “đồng ý” này. Mọi người đã học màu và tánh tướng của
màu, đó là thích hợp như là màu sắc. Thì “thích hợp như là màu sắc” là tánh
tướng của màu, bởi vì mối quan hệ giữa thích hợp như là màu sắc và màu –
tánh tướng và sở tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
Tám ngả nhất thiết được khẳng định, trong đó 2 nhất thiết là, 2 nhất thiết
không là, v.v. thì nếu là thích hợp như là màu thì nhất thiết là màu. Vì thế cho
nên, “tại sao là tương nghịch?”, “bởi vì là khác và pháp không có đồng vị”.
“Khác, pháp không có đồng vị” là tánh tướng của tương nghịch. Cho nên,
mình cũng áp dụng như vậy, “ứng thành nếu là khác và pháp không có đồng
vị (C) thì nhất thiết là tương nghịch (B) sao?” như trong câu “nếu thích hợp
như là màu sắc thì nhất thiết là màu sao?”

Dặn dò:
1. Nhớ những hạng mục được nói trong Kiến Lập Tiểu Lý Đạo.
2. Nói về màu được trích dẫn trong bộ luận nào (đó là được trích trong Thích
Lượng Luận, phẩm Tự Lợi), và đoạn kệ: “Bởi vì mỗi màu...”

Màu || 20
Kiến lập Nhiếp Loại Học 2022

3. Tánh tướng và phân loại của màu, màu chánh, trắng, xanh, vàng, đỏ.
4. Ôn tập lại biện kinh musum, mushi, đồng nghĩa, tương nghịch.

Ban biên kinh phụ đạo thì mọi người nhớ vào phụ đạo thì nhấn mạnh những
phần này, ôn lại những gì Thầy đã cho mọi người học và làm lại những thí dụ
về musum, mushi, … phải ôn lại những công thức biện kinh như hồi đó Thầy
đã dạy mọi người học. Để cho mọi người biết cách và công thức biện kinh, từ
đầu khảo tánh tướng, rồi đến musum, mushi, … biết cách đối đáp.
Lịch biên kinh gồm có hai ngày, đó là ngày thứ ba và thứ bảy hàng tuần từ
20 h đến 22 h. Mọi người chọn 1 trong hai ngày hoặc tham gia cả hai ngày.
Quy định của trường đó là, ví dụ, trong một năm học có 30 tuần thì mọi người
cứ vào biện kinh một lần, không bắt buộc buổi nào nhưng tổng cộng phải ít
nhất là hiện diện 50% của số tuần học trong năm. Còn không thì mình không
được dự thi cuối khóa và không được học tiếp, bị loại ra khỏi trường.

Bài tập về nhà (BTVN) tuần 2 - 24/04/2022


1. Sự khác biệt giữa Phật và con người.
2. Sự khác biệt giữa Bồ tát và súc vật.

Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang,
Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi,
Nguyện cho mật nhũ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi,
Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời.

Nalanda Việt học 2022


Giảng sư: Geshe Loyang
Thông dịch: Ani Tenzin Palyon Pháp Đăng
Hồ Bích Hải, Quốc Hoàn & Hà Trung Kiên kính ghi!

Màu || 21

You might also like