You are on page 1of 5

Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ NHƯNG KĨ NĂNG DẠY HỌC CƠ BẢN

KHI TRUYỀN THỤ KIẾN THỨC MỚI


A. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
I. Các phương tiện trực quan
Trước khi nghiên cứu những phương pháp sử dụng các phương pháp tiện trực
quan trong dạy học hoá học cần phải xác định nội dung khái niệm “Phương tiện
trực quan”.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu (sự vật, hiện tượng, thiết bị và mô hình đại
diện cho hiện thực khách quan). Nguồn phát ra thông tin về sự vật và hiện tượng
đó, làm cơ sở cho sự lĩnh hội trực tiếp nhờ các giác quan những kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo về các sự vât và hiện tượng được nghiên cứu đều gọi là các phương
tiện trực quan.
Trong dạy học hoá học người ta sử dụng các phương tiện trực quan sau đây:
a/ Đối tượng, quá trình: Mẫu vật (vật thật, các chất hoá học), dụng cụ
máy móc, thiết bị, các quá trình vật lí và hoá học (tức là thí nghiệm hoá học).
b/ Đồ dùng trực quan tạo hình: Mô hình, hình mẫu các thiết bị, máy móc,
tranh ảnh, hình vẽ, phim đèn chiếu, sách giáo khoa,…
c/ Tài liệu trực quan tượng trưng: Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,…
Khi tiến hành thí nghiệm hoá học GV và HS sử dụng phối hợp các phương
tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật dạy học. Khi điều kiện không cho
phép tiến hành các thí nghiệm ở trên lớp học hay trong phòng thí nghiệm thì các
phương tiện kĩ thuật và các phương tiện trực quan có thể giúp làm sáng tỏ một
số công đoạn của tiến trình thí nghiệm hay một sản phẩm trung gian của một thí
nghiệm.
II. Phương pháp trực quan:
Là phương pháp GV trình bày sự vật, hiện tượng hoặc hình vẽ nhằm giúp HS
hiểu được dễ dàng và vững chắc những kiến thức về hoá học. Phương pháp trực
quan có thể được vận dụng khi giảng bài mới, khi hoàn thiện kiến thức hoặc
kiểm tra kiến thức và còn phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp khác nó có
tác dụng kích thích sự chú ý, sự tò mò và gây hứng thú học tập cho HS. Tạo
điều kiện liên hệ việc giảng dạy với lao động sản xuất, đời sống, tham quan
v.v…
III. Thí nghiệm trong giảng dạy hoá học
1. Vai trò của thí nghiệm trong giảng dạy hoá học:
Thí nghiệm hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học. Nó giữ vai trò
cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường
phổ thông vì những lí do sau đây:
- Thí nghiệm giúp cho HS hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm là cơ
sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của HS. Từ đây xuất phát
quá trình nhận thức cảm tính của HS, rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá và sự
tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy.
- Thí nghiệm giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học và phát triển tư
duy của HS. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn
đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là
phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy
kĩ thuật.
- Thí nghiệm do tự tay GV làm, thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu về
thao tác cho trò học tập và bắt chước, để rồi sau khi HS làm thí nghiệm, các em
sẽ học được cách thức làm thí nghiệm. Do đó có thể nói thí nghiệm do GV trình
bày sẽ giúp cho việc hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên một cách
chính xác.
- Thí nghiệm , do đó nâng cao hứng thú học tập môn hoá học của HS.
2. Các loại thí nghiệm hoá học:
Trong các trường phổ thông sử dụng các hình thức thí nghiệm sau đây:
a/ Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là hình thức thí nghiệm do GV
tự tay trình bày trước HS.
b/ Thí nghiệm học sinh: do HS tự làm với các dạng sau:
- Thí nghiệm đồng loạt của HS trong khi học bài mới ở trên lớp để nghiên
cứu một vài nội dung của bài học. Khi không có điều kiện cho tất cả HS (hoặc
tất cả các nhóm HS) làm thì một vài HS được chỉ định biểu diễn một vài thí
nghiệm khi nghiên cứu bài mới.
- Thí nghiệm thực hành ở lớp nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện
kĩ năng, kĩ xảo làm thí nghiệm, thường được tổ chức sau một số bài học hoặc
vào cuối học kì.
- Thí nghiệm ngoại khoá (ngoài lớp) như thí nghiệm vui trong các buổi
học vui vẽ về hoá học.
- Thí nghiệm ở nhà, một hình thức thí nghiệm đơn giản, có thể dài ngày, giao
cho HS làm ở nhà riêng.
IV. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
Trong các hình thức thí nghiệm nêu ở trên, thí nghiệm của GV là quan trọng
nhất. Ngoài những ý nghĩa đã nêu ở I.3.a, thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu
điểm riêng như:
- Tốn ít thời gian hơn.
- Đòi hỏi ít dụng cụ hơn.
- Có thể thực hiện được với những thí nghiệm phức tạp, có dùng chất nổ,
chất độc hay những thí nghiệm đòi hỏi phải dùng một lượng lớn hoá chất thì
mới có kết quả hoặc  mới cho những kết quả đáng tin cậy.
1. Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm:
a/ Thí nghiệm phải dảm bảo an toàn cho học sinh:
- Kiểm tra lại dụng cụ, hoá chất (dụng cụ sạch, hoá chất tinh khiết) trước
khi làm thí nghiệm.
- Tuân theo tất cả những qui định về bảo hiểm.
- Nắm vững kĩ thuật thí nghiệm (trật tự, động tác, liều lượng hoá chất,…).
- Làm đúng hướng dẫn, nói khác đi là tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của
thí nghiệm (phải hiểu được vì sao lại phải làm thế này mà không làm thế kia).
- Phải trao dồi kĩ năng thí nghiệm: Sau khi đã nắm vững kĩ thuật, làm
đúng hướng dẫn thì phải làm cho quen, cho thành thạo.
- Luôn bình tĩnh, cẩn thận, đề cao tinh thần trách nhiệm.
- Hiểu kĩ nguyên nhân của những trường hợp xảy ra nguy hiểm.
b/ Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn thí nghiệm
c/ Thí nghiệm rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ:
- GV không được đứng che lấp thí nghiệm
- Kích thước dụng cụ và lượng hoá chất phải đủ lớn để HS ngồi xa trông
thấy.
- Bàn thí nghiệm cao vừa phải, cần bố trí dụng cụ thí nghiệm để mọi HS
đều thấy rõ.
- Nên lựa những thí nghiệm có kèm theo sự thay đổi màu sắc, có các khí
sinh ra hoặc có các chất kết tủa tạo thành (nếu cần có thể dùng phông có màu
sắc thích hợp, dùng thiết bị bổ sung để làm nổi bật kết quả của thí nghiệm).
d/ Các thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng mỹ
thuật, đồng thời phải  đảm bảo tính khoa học:
e/ Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải, hợp lí
g/ Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm biểu diễn với bài giảng:
2. Phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm:
a/ Các cách phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm:
Cách 1 (biện pháp quan sát trực tiếp): HS quan sát trực tiếp và tự rút ra kết
luận, GV dùng lời nói hướng dẫn HS quan sát để rút ra kết luận
Cách 2 (biện pháp qui nạp): HS quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói
hướng dẫn của GV họ tái hiện kiến thức cũ có liên quan, trình bày ra được và
biện luận giải thích những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà họ không thể
nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp
Cách 3 (biện pháp minh hoạ): HS thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc
tính chất của sự vật trước tiên từ lời GV, sau đó GV biểu diễn thí nghiệm để
minh hoạ (khẳng định hoặc cụ thể hoá) những kết luận vừa thông báo cho HS.
Cách 4 (biện pháp diễn dịch): GV mô tả các sự vật quá trình, GV nhắc lại
những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng, rồi
kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà HS không thể nhận thấy
được trong quan sát trực tiếp. Sau đó thầy biểu diễn thí nghiệm để minh hoạ lời
vừa giảng.
b/ Nhận xét và lưu ý các cách kết hợp lời giảng của GV và việc biểu diễn
thí nghiệm:
V. Các phương tiện trực quan khác
1. Hình vẽ của giáo viên
Nó có ý nghĩa to lớn và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau về mặt
phương pháp:
- Dùng làm sáng tỏ cấu tạo các dụng cụ và máy móc phức tạp.
- Dùng phóng đại những bộ phận máy móc trong thực tế khó quan sát.
- Dùng trừu tượng hóa và đơn giản hóa thiết bị, máy móc quá phức tạp,
đồng thời cụ thể hóa những cái trừu tượng như nguyên tử, hạt nhân nguyên tử.
- Dùng để mô tả các thí nghiệm không có điều kiện tiến hành được.
- Hình thành mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ cho HS.
- Phát triển khả năng tư duy trừu tượng cho HS.
- Dùng củng cố, ôn tập và kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Sử dụng hình vẽ tạo ra các dạng bài tập hoá học.
Để mô tả các thí nghiệm hoá học, các dụng cụ, thiết bị,… trong giảng dạy
hoá học thường dùng ba phép vẽ hình cơ bản:
+ Phép vẽ cắt: Là cách vẽ cho biết bên trong của sự vật, cho biết độ dày
của các chi tiết và người ta qui ước các vết cắt đều được gạch chéo 450.
+ Phép chiếu hình học (hay chiếu đứng): Vẽ chiếu đứng là phép vẽ cho
biết bên ngoài của sự vật, nhưng nếu là dụng cụ thuỷ tính thì cho thấy cả bên
trong.
+ Phép vẽ phối cảnh: Vẽ phối cảnh là phép vẽ theo qui luật gần xa (cùng
kích thước ở gần thì vẽ cao hơn, to hơn, còn ở xa thì vẽ thấp hơn). Hình vẽ phối
cảnh trông giống với vật thật, có đường chân trời và có điểm tụ.
2. Bảng vẽ sơ đồ các dụng cụ máy móc:
3. Sử dụng phim đèn chiếu và phim xinê giáo khoa:
4. Biểu diễn mô hình, hình mẫu:
Trong giảng dạy hoá học thường có sử dụng:
a/ Mô hình các tinh thể và phân tử các chất hữu cơ.
b/ Mẫu giả các chất không thể giữ được trong phòng thí nghiệm hoá học.
c/ Hình mẫu các máy móc sử dụng trong sản xuất hoá học.
d/ Hình mẫu các thiết bị máy móc.
Về vai trò trong giảng dạy:
Đối với đồ dùng trực quan gần giống vật thể tự nhiên khi biểu diễn chúng
có thể sử dụng các cách phối hợp lời nói với các phương tiện trực quan đã trình
bày ở trên.
Các hình mẫu máy móc dùng trong sản xuất hoá học nếu có thể tháo lắp
được sẽ có ý nghĩa to lớn trong giảng dạy.
Ngoài ra các mô hình hoạt động được có ý nghĩa to lớn giúp hiểu rõ bản
chất của nền sản xuất hoá học. Nếu nó lại được phối hợp với các phương tiện
trực quan khác thì càng có ý nghĩa.
5. Sử dụng mẫu vật phân phát
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH.
I. Ý nghĩa của thí nghiệm học sinh:
Thí nghiệm HS khi nghiên cứu tài liệu mới còn có những ưu điểm như sau:
a/  Giúp hình thành khái niệm hoá học ở HS một cách chính xác, có hiệu quả:
b/ Rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, công tác và khả năng tư duy logic:
c/ Phát triển các kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm hoá học.
d/ Kết quả học tập được nâng cao nếu chúng ta biết phối hợp phương pháp này
với các phương pháp khác một cách hợp lí.
II. Phương pháp nghiên cứu trong dạy học
1. Nội dung của phương pháp
Yêu cầu cao đối với phương pháp nghiên cứu trong dạy học hoá học thể hiện ở
những điểm sau:
a/ GV nêu lên đề tài nghiên cứu, giải thích rõ mục đích cần đạt được.
b/ GV hoặc HS dưới sự chỉ dẫn của GV, có thể đề ra giả thuyết, có thể vạch ra
phương hướng nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu, hướng dẫn tài liệu tham khảo để
nghiên cứu.
c/ GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu đề tài đó.
d/ Rút ra kết luận từ sự quan sát và viết tường trình kết quả.
e/ Ứng dụng các kết quả đã thu được.
2. Cấu trúc logic của phương pháp nghiên cứu. Algorit của phương pháp
nghiên cứu:

Đối tượng
Học sinh
nghiên cứu

Giáo viên

Mô hình của phương pháp nghiên cứu (hình 1)


Phương pháp nghiên cứu có 4 giai đoạn  và trong mỗi giai đoạn lại chia ra một
số bước:
Giai đoạn I: Định hướng (gồm hai bước).
Bước 1: Đặt vấn đề: Thông báo về đề tài nghiên cứu, nêu ra mụch đích chung
của việc nghiên cứu. Hình thành động cơ ban đầu.
Bước 2: Phát biểu vấn đề: Nêu lên những câu hỏi cụ thể, những vấn đề bộ phận
cần giải quyết của đề tài. Kích thích nhu cầu khám phá kiến thức mới, gây hứng thú
nhận thức cho HS.
Giai đoạn II: Lập kế hoach (2 bước).
Bước 3: Đề xuất giải quyết: Dự đoán những phương án giải quyết có thể có đối
với đề tài.

You might also like