You are on page 1of 6

Rủi ro tiềm tàng (IR)

- Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, là khả năng có thể sai lệch trọng yếu trong BCTC bắt nguồn
từ hoạt động hay môi trường kinh doanh hoặc do bản chất của khoản mục hay
nghiệp vụ, trước khi xem xét đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Báo cáo tài chính có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước: Các sai phạm được
phát hiện ở cuộc kiểm toán của năm trước rất có khả năng sẽ lặp lại trong cuộc kiểm toán
năm nay, bởi vì nhiều loại sai phạm về bản chất mang tính hệ thống

+ Bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, như : Công việc sản xuất kinh doanh,các yếu
tố tác động của nghành nghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt động, cơ câu vốn, tính
chất thời vụ, sự biến động thị trường mua và bán ,…

+ Bản chất của các bộ phận, khoản mục được kiểm toán, như : các khoản mục khác nhau
trên BCTC thì khả năng chứa đựng những sai sót trọng yếu sẽ khác nhau.

Ví dụ : Khoản mục hàng tồn kho có khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu
nhiều hơn là khoản mục tiền mặt vì hàng tồn kho phải thông qua rất nhiều khâu tính toán,
đánh giá, tính chất nhất quán của phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp lập dự
phòng giảm giá,…

+ Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế như các
khoản dự phòng cho các khoản phải thu có thể không thu hồi được và hàng tồn kho đã lỗi
thời/quá hạn, dự phòng các khoản chi cho bảo hành sản phẩm, dự phòng rủi ro vay ngân
hàng,…

+ Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị, như : mức độ, tính chát phức tạp,
phạm vi và tính hiệu quả của các phương tiện, thiết bị thông tin tính toán áp dụng trong
doanh nghiệp.

+ Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi tiền
mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài,...

Ví dụ như : Khi kiểm toán một khách hàng, báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện hoạt
động kinh doanh tương đối phát triển so với năm trước (lãi tăng nhiều so với năm trước).
Tuy nhiên, khi soát xét bảng cân đối kế toán, KTV thấy :
+ Khoản phải thu khách hàng cuối năm tăng hơn nhiều so với năm trước và bằng 80%
của doanh thu trong năm

+ Hàng tồn kho cuối năm bằng 60% trên tổng tài sản (trong đó nguyên liệu chính chiếm
90% tổng số hàng tồn kho).

Rủi ro tiềm tàng đối với tình huống trên:

 Lợi nhuận tăng nhiều –> khả năng doanh thu khai tăng lên, chi phí khai giảm đi.

 Phải thu tăng cao –> nguy cơ không thu được tiền.

 Hàng tồn kho tăng –> Vấn đề trong bán hàng, bảo quản tồn kho tránh giảm chất lượng,
giảm giá hàng tồn kho

 Nguyên vật liệu chính lớn –> rủi ro trong bảo quản, ứ đọng vốn, chất lượng vật liệu có
thể bị ảnh hưởng do bảo quản không tốt.

Rủi ro kiểm soát (CR)

- Là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong đối tượng kiểm toán mà sẽ không
được ngăn chặn hoặc phát hiện bằng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm
toán.

- Rủi ro kiểm soát cũng như rủi ro tiềm tàng tồn tại khách quan ngay trong doanh nghiệp
không phụ thuộc vào công việc kiểm toán có tiến hành hay không

- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát :


+ Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch
+ Khối lượng và cường độ của các giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu)
+ Số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm soát trong DN
+ Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong
DN
+ Tính khoa học, thích hợp và hiệu quả của HTKSNB như : việc sắp xếp phân công đúng
người đúng việc, việc bố trí sử dụng một các tối ưu các phương tiện ,…
- Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cao đối với cơ sở dẫn liệu
của báo cáo tài chính trong trường hợp:
+ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ;
+ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả;
+ Kiểm toán viên không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả
của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Ví dụ như :
Kế toán kho kiêm nhiệm thủ kho
 Đây là rủi ro kiểm soát. Kế toán kho kiêm nhiệm thủ kho sẽ làm gia tăng rủi ro kiểm
soát của công ty này bởi vì không có ai kiểm tra đối chiếu lại việc của kế toán nên rủi ro
dễ bị sai sót ở khoản mục doanh thu tiền trong báo cáo tài chính, thậm chí là kế toán có
thể chiếm đoạt tài sản của công ty.

Rủi to phát hiện (DR)

- Là khả năng khi đã áp dụng những thủ tục kiểm toán nhưng Kiểm toán viên vẫn không
phát hiện được các sai lệch trọng yếu của báo cáo tài chính.

- Rủi ro phát hiện liên quan đến trách nhiệm của Kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện

+ Phạm vi kiểm toán : Nếu phạm vi kiểm toán hẹp thì khả năng phát hiện gian lận, sai sót
sẽ giảm đi => khả năng phát hiện các gian lận, sai sót giảm đi và ngược lại

+ Phương pháp kiểm toán : Nếu phương pháp kiểm toán càng khoa học, thích hợp và
hiệu quả thì khả năng phát hiện các gian lận, sai sót tăng lên  những sai sót, gian lận
không phát hiện được sẽ giảm xuống có nghĩa là rủi ro phát hiện giảm và ngược lại

+ Trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

+ Do sự gian lận: đặc biệt là sự gian lận có hệ thống từ BGĐ

Ví dụ minh hoạ: Để xác minh mục tiêu kiểm toán về quyền và nghĩa vụ đối với hàng
tồn kho mà kiểm toán viên chỉ thực hiện phương pháp kiểm kê cho rằng hàng tồn kho
thực sự tồn tại và cho rằng đều là tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà không làm
thêm bất cứ thủ tục kiểm toán nào bổ sung.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro


- Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập ngay trong hoạt động của đơn vị
được kiểm toán nó không phụ thuộc vào công việc kiểm toán có tiến hành hay không.

- Còn rủi ro phát hiện phụ thuộc vào công việc kiểm toán

- Mức độ của rủi ro phát hiện xảy ra phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

- Mô hình rủi ro kiểm toán

+ Đánh giá rủi ro kiểm toán: Là việc kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định mức
độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm soát và rủi ro phát hiện

+ Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm
toán.

AR : Rủi ro kiểm toán


IR : Rủi ro tiềm tàng
CR : Rủi ro kiểm soát
DR : Rủi ro phát hiện
- Kết quả rủi ro phát hiện dự kiến tính được là căn cứ để KTV dự kiến về quy mô, phạm
vi khối lượng công việc cần kiểm toán thích hợp
- Rủi ro phát hiện (DR) tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát (CR), tỷ
lệ thuận với rủi ro kiểm toán (AR)

Ví dụ: Khi IR và CR cao, mức độ DR có thể chấp nhận được cần phải ở mức thấp, để
khống chế AR vẫn ở mức chấp nhận được. Còn ngược lại khi IR và CR thấp, Kiểm toán
viên có thể chấp nhận DR ở mức cao, nhưng vẫn giới hạn được AR ở mức mong muốn.
- Ma trận rủi ro phát hiện (Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện)

- Kiểm toán viên sẽ không có khả năng tác động đến rủi ro có sai sót trọng yếu, bao
gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bởi vì các rủi ro này thuộc yếu tố nội tại của
đơn vị được kiểm toán.

 Kiểm toán viên sẽ không thể tác động nhằm thay đổi được mức độ rủi ro kiểm soát và
rủi ro tiềm tàng.

- Kiểm toán viên sẽ kiểm soát rủi ro kiểm toán tổng thể thông qua tác động đến rủi ro
phát hiện, loại rủi ro duy nhất mà kiểm toán viên có thể kiểm soát. Thông qua tăng
cường thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện.

- Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát quyết định đến khối lượng, quy mô, phạm vi chi
phí, biên chế và thời gian kiểm toán

-Với mô hình này kiểm toán viên có thể điều chỉnh rủi ro phát hiện nhằm đạt được rủi ro
kiểm toán ở mức độ thấp

Ví dụ : Nếu rủi ro tiềm tàng và kiểm soát đều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện
là thấp để giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được. Có nghĩa là
trong trường hợp này, KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán với quy mô, chi phí
kiểm toán lớn để khả năng phát phát hiện các gian lận, sai sót tăng lên  những sai sót,
gian lận không phát hiện được sẽ giảm xuống làm cho rủi ro phát hiện giảm xuống mức
thấp nhất
*) Quan hệ giữa AR và DR

- Nếu rủi ro kiểm toán (AR) chấp nhận ở mức cao thì rủi ro phát hiện (DR) có thể được
chấp nhận ở mức cao  quy mô , phạm vi kiểm toán có thể được thu hẹp  giảm thiểu
chi phí kiểm toán và ngược lại

*) Quan hệ giữa CR và DR

- Nếu HTKSNB đầy đủ, có hiệu lực, hiệu quả sẽ làm tăng khả năng ngăn ngừa, phát hiện
và xử lý kịp thời các gian lận, sai sót trọng yếu  rủi ro kiểm soát (CR) sẽ giảm xuống
để rủi ro kiểm toán xuống thấp ở mức chấp nhận được thì KTV có thể dự kiến rủi ro phát
hiện (DR) ở mức cao  quy mô và phạm vi kiểm toán sẽ được thu hẹp , giảm thiểu chi
phí kiểm toán và ngược lại

*) Quan hệ giữa IR và DR

- Nếu rủi ro tiềm tàng trong DN lớn (IR) Làm tăng rủi ro kiểm toán. Vì vậy để rủi ro
kiểm toán xuống thấp ở mức chấp nhận được thì KTV cần dự kiến rủi ro phát hiện (DR)
ở mức thấp Khối lượng, quy mô, phạm vi công việc kiểm toán cần thực hiện sẽ tăng
lên khả năng phát hiện các gian lận,sai sót tăng lên  rủi ro phát hiện (DR) sẽ giảm đi
(ở mức thấp)

You might also like