6.2.docx PT Hóa Lý

You might also like

You are on page 1of 3

Sắc kí lỏng hiệu năng cao

1.Khái niệm
- Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) còn được gọi là sắc kí lỏng cao áp hay sắc kí lỏng
hiện đại là một kĩ thuật trong hoá phân tích dùng để tách, nhận biết, định lượng từng
thành phần trong hỗn hợp mà phương pháp sắc kí cổ điển không làm được
Còn được gọi là sắc kí lỏng cao áp hay sắc kí lỏng hiện đại là một kĩ thuật trong hoá
phân tích dùng để tách, nhận biết, định lượng từng thành phần trong hỗn hợp mà
phương pháp sắc kí cổ điển không làm được

- Nguồn gốc ra đời: dựa trên cơ sở và cải tiến từ phương pháp sắc kí cột cổ điển nhằm
tăng hiệu suất tách và giảm thời gian phân tích.
- Thông qua phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao, ngày nay ngày nay người ta có
thể sản xuất hạt chất nhồi cỡ nhỏ (<10 micro m) khắc phục được hiện tượng dung môi
khó chảy khi kích thước hạt nhồi nhỏ trước đó => làm tăng hiệu năng tách sắc ký lên
rất nhiều lần.
2.Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Có độ nhạy cao
+ Khả năng định lượng tốt
+ Thích hợp tách các chất bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt
-Nhược điểm:
+ Thời gian gian làm sạch và ổn định cột sắc ký sau các lần chạy lâu
+ Tốn nhiều dung môi hữu cơ
3.Cấu tạo máy sắc kí lỏng hiệu năng cao
a.Bình chứa dung môi:
- Nhiệm vụ: cung cấp dung môi cho quá trình sắc kí, đưa chất phân tích ra khỏi cột
sắc kí
+ Dung môi và hệ đệm phải sử dụng loại tinh khiết dùng riêng cho HPLC
+ Dung môi cần lọc qua màng để loại bỏ các hạt bẩn và đánh siêu âm để loại khí hoà
tan trước khi đưa vào bình.
b.Bơm cao áp: Đẩy dung môi pha động liên tục qua cột tách với vận tốc phù hợp để
thực hiện quá trình sắc kí
*Có 2 chế độ pha động:
- Chế độ đẳng dòng: pha động có thành phần dung môi không đổi trong suốt quá trình
rửa giải
- Chế độ Gradient: pha động có thành phần dung môi thay đổi trong quá trình rửa giải
c. Bộ phận tiêm mẫu:
- Nhiệm vụ: Đưa mẫu vào cột phân tích.
- Có 2 cách tiêm mẫu: tiêm mẫu bằng tay và tiêm mẫu tự động
d.Cột sắc kí:
- Nhiệm vụ: Tách các mẫu chất ra khỏi nhau
- Cấu tạo: cột nhồi và cột bảo vệ ( làm bằng thủy tinh, đồng hoặc thép không rỉ)
- Phân loại: cột phân cực, cột không phân cực và cột trao đổi ion
e.Detector (Hệ thống đầu dò)
- Phát hiện các chất khí chúng ra khỏi cột và cho các tín hiệu ghi trên sắc đồ để định
lượng và định tính các chất phân tích
- Yêu cầu:
+ Có tính chọn lọc với các chất phân tích
+ Đáp ứng nhanh và lặp lại
+ Độ nhạy cao, khoảng nồng độ tuyến tính rộng
+Vận hành ổn định, sử dụng dễ dàng
+ Ít thay đổi theo nhiệt độ và các thay đổi khác của môi trường
-Phân loại: detector quang học, detector khối phổ, detector điện hoá và detector đo
chiết xuất
g.Hệ thống ghi nhận và xử lý tín hiệu: dùng để thu thập và tính toán kết quả
https://betatechco.com/sac-ky-long/
4.Ứng dụng
- Định lượng Acid amin, vitamin, đường, sắc tố thực vật, acid hữu cơ, các phụ gia
thực phẩm….
Sắc kí khí (GC) http://biomedia.vn/review/sac-ky-khi.html
1.Khái niệm
- GC là phương pháp sắc khí trong đó pha động thường là chất khí (khí trơ) dùng để
phân tích các hợp chất dễ bay hơi và bền nhiệt.
Là phương pháp sắc ký phổ biến để tách và phân tích các hợp chất có thể bay hơi mà
không bị phân hủy

2.Nguyên tắc hoạt động


- Dựa vào sự khác nhau về ái lực giữa các chất cần phân tích với pha tĩnh ( chất rắn
hoặc chất lỏng) và nhiệt độ sôi của chúng khi pha động đi chuyển liên tục dọc theo cột
pha tĩnh.
3.Phân loại:
- Sắc kí khí- lỏng (GLC): pha tĩnh là chất lỏng. Pha này được bao hoặc gắn lên một
chất mang là chất rắn => Sắc kí phân bố
- Sắc kí khí- lỏng (GSC): pha tĩnh là chất rắn. Pha tĩnh rắn là chất hấp phụ => Sắc kí
hấp phụ ( ít được ứng dụng)
4.Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm
+ Tốc độ tách nhanh, phân tích đồng thời nhiều hợp chất, không cần làm bây hơi
mẫu
+ Độ phân giải cao ngờ quá trình tách trên cột
+ Độ nhạy cao nhờ đầu dò
+ Thế tích mẫu phân tích nhỏ (1-100ml)
- Nhược điểm: ít chọn lọc do không loại trừ hết được ảnh hưởng của nền mẫu
5.Cấu tạo máy sắc kí khí
a.Nguồn cũng cấp khí mang: có thể sử dụng bình khí hoặc máy sinh khí ( các khí
thường dùng là Nito, He, Ar, H2…có độ tinh khiết cao). Tốc độ và áp suất dòng khí
được kiểm soát bằng văn điều khiển
b.Buồn tiêm mẫu: là nơi mẫu được bơm vào, hoá hơi và lôi cuốn vào dòng khí mang
vào cột
c.Lò cột: dùng để điều khiển nhiệt độ cột tách
d.Cột sắc kí: nơi xảy ra quá trình tách chất. Các loại cột: cột nhồi và cột mao quản
e.Dêtctor: tuỳ theo mục đích phân tích dùng để phát hiện chất gồm:
- Detector dẫn nhiệt TCD
- Detector ion hoá ngọn lửa FID
- Detector nitơ photpho NPD
- Detector cộng kết điện tử ECD
f.Hệ thống ghi nhận và xử lý tín hiệu: dùng để ghi nhận và tính toán kết quả
6.Ứng dụng
- Phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu họ Clo, Photpho, thuốc diệt cỏ, diệt nấm trong
nông sản, thực phẩm, môi trường…..
- Phân tích các aminoacid, acid béo, các hoạt chất, hương liệu và các thành phần dinh
dưỡng….
Nguyên tắc
Trong sắc ký khí, pha động (hay là pha chuyển động) là một khí mang, thường là một
khí trơ như Heli hoặc một khí không hoạt động như Nitơ. Pha tĩnh là một vi lớp chất
lỏng hoặc polyme được phủ trên một lớp rắn đặt trong một ống thủy tinh hoặc kim
loại được gọi là cột (tương tự cột tách phân đoạn được sử dụng trong chưng cất). Thiết
bị được dùng để tiến hành sắc ký khí được gọi là máy sắc ký khí (hoặc là máy tách khí
hoặc máy ghi khí).

Các hợp chất ở dạng khí cần phân tích sẽ tương tác với thành cột – được phủ bởi pha
tĩnh, dẫn đến từng hợp chất được tách ra tại những thời điểm khác nhau – gọi là thời
gian lưu của hợp chất. Khi các chất hóa học đi ra ở cuối cột, sẽ được phát hiện và xác
định bằng điện tử. Ngoài ra, một số thông số khác có thể được sử dụng để thay đổi thứ
tự hoặc khoảng thời gian lưu: tốc độ dòng khí mang, chiều dài cột và nhiệt độ. Phân
tích bằng sắc ký khí dựa trên việc so sánh thời gian lưu này.

You might also like