You are on page 1of 3

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm phân nửa dân số và lực lượng lao động xã hội.
Trước đây đã có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm giành và giữ gìn độc lập, xây dựng Tổ quốc. Trong sự nghiệp Đổi
mới hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì
mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" và có
những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội nên
ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập, các quyền của công dân nói
chung và quyền của phụ nữ nói riêng đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận và
khẳng định, trong đó nam và nữ bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Từ khi tiến hành đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam
đang tích cực xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ nhân quyền và hội nhập
quốc tế, vấn đề bảo vệ phụ nữ càng được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm.
Xét chung trên toàn thế giới và khu vực, Việt Nam là quốc gia được đánh giá
cao về chỉ số bình đẳng giới, có mức độ bảo đảm quyền bình đẳng về chính trị
của phụ nữ ở mức cao, thể hiện ở tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội ở mức tương
đối cao.
Mặc dù vậy, trên thực tế ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền của phụ nữ nói chung,
trong đó có quyền chính trị vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế kể trên đặt ra nhu
cầu cấp thiết phải nghiên cứu về pháp luật bảo vệ phụ nữ. Vì vậy, đề tài: "Pháp
luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam” ra đời.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua phân tích thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền của
phụ nữ ở Việt Nam, đề tài hướng tới xây dựng các giải pháp pháp lý để góp
phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của quyền phụ nữ ở Việt Nam và pháp luật quốc tế về
quyền phụ nữ;
- Làm rõ cơ chế điều chỉnh pháp luật để bảo vệ quyền phụ nữ trong góc độ là hệ
thống
các cơ chế bảo vệ quyền con người;
- Chỉ ra những đòi hỏi tất yếu của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về bảo vệ
quyền phụ nữ;
- Phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở
Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy định và thực hiện pháp luật bảo về quyền phụ nữ ở Việt Nam
- Tính khả thi và nội dung của những giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quy định pháp luật về quyền và bảo vệ quyền của phụ nữ, chủ yếu trong Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001), Hiến pháp năm 2013, Luật hôn nhân và
Gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình…
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lí luận
Làm sáng tỏ các quyền lợi của phụ nữ trên mọi lĩnh vực. Quyền của phụ nữ
Việt Nam trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố
căn bản đó là "bình đẳng và ưu tiên".
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Quyền của người phụ nữ đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận, đây chính là
một sự tiến bộ. Nhưng việc quan trọng hơn là cần bảo vệ và bảo đảm cho được những
quyền của người phụ nữ được thực hiện trong thực tế. Điều đó đòi hỏi một cơ chế
đồng bộ từ việc xây dựng pháp luật đến các biện pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi
ngành. Đề tài này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu.
6. Kết cấu của đề tài
Nội dung gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hinh nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ
Chương 1. Một số lý luận về pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam
1.1. Quyền phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ
1.1.1. Quyền phụ nữ là một nội dung của quyền con người
1.1.2. Phân loại quyền phụ nữ
1.1.3. Cơ chế bảo đảm quyền phụ nữ
1.2. Pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ
1.2.2. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền phụ nữ
1.2.3. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ
1.3. Pháp luật quốc tế về quyền phụ nữ
Chương 2. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
2.1. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
2.2. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế
2.3. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực lao động
2.4. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
2.5.Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
2.6. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam
3.1. Tính tất yếu của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ Việt Nam
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm góp phần bảo vệ quyền con
người
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập
quốc tế
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
3.2. Những ưu điểm, hạn chế trong pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền
phụ nữ và giải pháp hoàn thiện pháp luật

You might also like