You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG

CHƯƠNG 1:
1. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
a. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh Chính trị:
- Mục tiêu chiến lược:
Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản (CMDTDCND và CMXHCN)
- Nhiệm vụ của CMDTDCND
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông.
- Về lực lượng cách mạng:
+ Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và các
cá nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ.
+ Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Về phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng gồm có lực lượng chính trị và lực
lượng vũ trang
- Vai trò lãnh đạo của Đảng: Nhân tố quyết định nhất đến CMVN: có đường lối đúng;
CNMLN là nền tảng tư tưởng; thâu phục giai cấp công nhân vào Đảng,…
b. Ý nghĩa:
Giải quyết sự bế tắc về đường lối cách mạng; là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của
ĐCSVN: đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của CMVN, xu thế phát
triển của thời đại mới. Nó đã giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc với
quốc tế, thời đại, CNYN với CNMLN, truyền thống yêu nước với kinh nghiệm cách
mạng thế giới…. Cương lĩnh là một đường lối lãnh đạo và đưa cách mạng Việt nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
2. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của
sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam:
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng
thế giới.
- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt
về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

CHƯƠNG 2:
1. Những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám năm 1945.
Thuận lợi:

 Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế
độ mới.
 Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dặn kinh nghiệm của đảng Cộng sản dông Dương
và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
 Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh.
Khó khăn:
Nạn đói: Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi.. giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
Nạn dốt: Hơn 90% dân số không biết chữ. Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu
chè, cờ bạc,… tràn lan.
Tài chính: Ngân sách cạn kiệt quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan
kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
Giặc ngoại xâm: Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng
pháo tay sai của chúng tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt đảng Cộng Sản Đông
Dương. Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào) quân Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược Việt Nam. Các lực lượng phản động thân Pháp hoạt động trở lại và
chống phá cách mạng.
-> khó khăn lớn nhất là giặc ngoại xâm vì đe dọa nền độc lập dân tộc.
2. Nguyên nhân dẫn đến phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Nội dung đường lối
kháng chiến chống Pháp của Đảng.
* Nguyên nhân
Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh.
Nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các
hành động khiêu khích. Buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Pháp khiêu khích và tổ chức tiến công ta ở nhiều nơi như Bắc Bộ, Nam Bộ, Nam Trung
Bộ.
- Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tố hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam phải giải tán lực
lượng, để cho Pháp cai quản Hà Nội.
⟹Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một con
đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do… Ngày 18 và 19/12/1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay
trong đêm 19 /12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ
ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ.
* Nội dung
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện:
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).
- Trên đây là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích,
nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
 Mục đích cuộc kháng chiến

- Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành độc lập dân tộc, từng bước xây dựng
chế độ mới
 Tính chất của cuộc kháng chiến
- Là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, 1 cuộc chiến tranh chính nghĩa, toàn dân
kháng chiến, toàn diện kháng chiến
 Phương châm kháng chiến
- Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh
của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển
hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng
địch.
+ Tự lực cánh sinh: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía.  Khi nào
có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
+ Đường lối kháng chiến toàn dân: Toàn dân đánh giặc với tinh thần mỗi người dân là 1
chiến sĩ, mỗi đường phố là một mặt trận, mỗi làng xã là một pháo đài đánh giặc
 Tác dụng: Tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, toàn dân cho cách mạng
+ Đường lối kháng chiến toàn diện: Đánh giặc trên tất cả các mặt
Chính trị: đoàn kết toàn dân, tranh thủ thêm bạn, cô lập kẻ thù
Quân sự: Đánh địch ở khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng
Kinh tế: tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế của ta
Văn hóa, XH: đánh đổ văn hóa nô dịch, xây dựng nền văn hóa mới
 Tác dụng: tạo sức mạnh toàn diện cho CM VN đánh thắng Pháp
CHƯƠNG 3+KẾT LUẬN
1. Những đặc trưng về xã hội chủ nghĩa trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011).
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra 8 đặc trưng của xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. Chủ đề Đại hôi XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Liên hệ với trách nhiệm và
nghĩa vụ của sinh viên trong cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam (học thuộc chủ đề
đại hội XIII)
Trách nhiệm và nghĩa vụ của sinh viên: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khat vọng phát triển đất nước, phát huy
ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành
nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Trình bày tóm tắt những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam

Một là, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa

Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc

Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.

You might also like