You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020 – 2021


MÔN TOÁN 2
A/ SỐ HỌC VÀ PHÉP TÍNH
Bài 1 : Đọc, viết, phân tích số trong phạm vi 100; tên gọi cac thành phần trong phép tính cộng,
trừ, số liền trước, số liền sau, số ở giữa hai sốm
Mức I.
Câu 1.Số 96 được đọc là:
a. Chín mươi sáu b. Sáu mươi chín c. Chín mươi chín d. Chín sáu
Câu 2. Số 75 được đọc là:
a. Bảy mươi năm b. Bảy lăm c. Bảy mươi lăm d. Năm mươi bảy
Câu 3. Số 29 được đọc là:
a. Mười chín b. Hai mươi chín c. Chín mươi hai d. Hai chín
Câu 4. Số 45 được đọc là:
a. Bốn mươi năm b. Năm mươi tư c. Bốn mươi lăm d. Năm mươi bốn
Câu 5. Số ba mươi bảy được viết là:
a. 73 b. 47 c. 703 d. 37
Câu 6. Số chín mươi tư được viết là:
a. 904 b. 49 c. 94 d. 90
Câu 7. Số bảy mươi sáu được viết là:
a. 87 b. 76 c. 706 d. 67
Câu 8. Số bảy mươi hai được viết là:
a. 27 b. 37 c. 72 d. 73
Câu 9. Số gồm 5 chục và 2 đơn vị là số nào?
a. 25 b. 50 c. 20 d. 52
Câu 10. Số gồm 4 chục và 8 đơn vị là số nào?
a. 44 b. 48 c. 80 d. 84
Câu 11. Dòng nào sau đây đúng?
a. 46 = 4 + 6 b. 78 = 90 + 7 c. 95 = 90 + 5 d. 43 = 41 + 3
Câu 12. Số 56 gồm:
a. 5 chục và 6 đơn vị b. 6 chục và 5 đơn vị
c. 5 trăm và 6 đơn vị d. 6 trăm và 5 chục
Câu 13: Trong phép tính 46 – 25 = 21, số 25 được gọi là gì?
a. Số bị trừ b. Số hạng c. Số trừ d. Hiệu
Câu 14. Trong phép tính 18 + 19 = 37, số 37 được gọi là gì?
a. Số tổng b. Tổng c. Số hạng d. Hiệu
a. Số bị trừ b. Số trừ c. Số hạng d. Số hiệu Câu 15 Trong phép tính
36 – 21 = 15, số 36 được gọi là:

Câu 16. Trong phép tính 53 – 17 = 36, số 53 được gọi là:


a. Số bị trừ b. Số trừ c. Số hạng d. Số hiệu
Câu 17 Số liền trước của số 100 là số nào?
a. 97 b. 99 c. 101 d. 98
Câu 18 Số ở giữa số 17 và 19 là số nào?
a. 20 b. 21 c. 18 d. 22
Câu 19 Số liền sau của số 39 là số nào?
a. 38 b. 42 c. 41 d. 40
Câu 20. Tổng của 25 và 17 là bao nhiêu?
a. 43 b. 42 c. 8 d. 12
Bài 2: Tính nhẩm ( cộng qua 10 không nhớ trong phạm vi 100)
Câu 1: Tính nhẩm
9 + 4 =13 12 + 4 =16 5 + 6 = 11
13 + 6 =19 13 + 6 =19 7 + 8 =15

Câu 2: Tính nhẩm

20 + 6 =26 4 + 72 =76 11 +8 =19


30 + 6 = 36 3 + 25 =28 12 + 6 =18
Câu 3: Tính nhẩm
3 + 7 + 6 = 16 17 + 3 + 6 =26 8 + 2 + 8 =18
11 – 1 – 9 =1 18 – 6 – 2 =10
Câu 4: Tính nhẩm
5 + 8 + 5 =18 14 – 5 + 4 =5 15 + 3 – 10 =8
12 – 2 – 1 =9 32 – 2 – 20 =10
Bài 3: Đặt tính và thực hiện phép trừ ( không nhớ) phép cộng có nhớ trong phạm vi 100)
Mức I

Câu 1: Đặt tính rồi tính


26 + 33 78 + 4 56 + 13 27 – 14
Câu 2: Đặt tính rồi tính
82+ 14 67 – 3 76 + 23 87 - 2
Câu 3: Đặt tính rồi tính
19 +11 67 – 3 76+23 87 – 2
Câu 4: Đặt tính rồi tính
48 +11 92 – 2 32 + 15 46 – 4
Câu 5: Đặt tính rồi tính
18 + 6 23 + 9 46 – 16 32 – 10
Câu 6: Đặt tính rồi tính
8 + 10 15 – 5 9 + 10 46 – 6
Mức II
Câu 1: Đặt tính rồi tính
32 +9 46 +15 98 – 51 76 – 14
Câu 2: Đặt tính rồi tính
24 + 38 64 + 16 72 - 32 69 – 18
Câu 3: Đặt tính rồi tính
35 + 65 5 + 95 32 + 18 93 – 21
Câu 4: Đặt tính rồi tính
46 + 14 73 + 18 69 – 35 100 – 10
Câu 5: Đặt tính rồi tính
78 + 22 90 + 10 95 – 24 87 – 12
Câu 6: Đặt tính rồi tính

68 + 13 81 + 9 76 – 16 84 – 14
Bài 4 :( > < = ? ) So sánh giá trị các số, phép tính trong phạm vi 100
Mức I
Câu 1: Điền dấu <, >, = ?
15…….16 9…….20
Câu 2: Điền dấu <, >, = ?
97 ….79 53……63
Câu 3: Điền dấu <, >, = ?
86…..56 75 …….85
Câu 4: Điền dấu <, >, = ?
85…..58 76…….67
Câu 5: Điền dấu <, >, = ?
32……..23 43……53
Câu 6: Điền dấu <, >, = ?
50……..70 64……..46

Mức II
Câu 1: Điền dấu <, >, = ?
93 – 10………83 47 + 3…….51
Câu 2: Điền dấu <, >, = ?
49 – 9 …….40 100 - 50……52
Câu 3: Điền dấu <, >, = ?
60….. 40 + 20 80……..40 + 10
Câu 4: Điền dấu <, >, = ?
50…….10 + 45 63 ……76 – 6
Câu 5: Điền dấu <, >, = ?
48 + 6…….53 – 4 75 -34 ……..40 + 11
Câu 6: Điền dấu <, >, = ?
48 + 32 ……..72 – 24 49 – 9 …..70 – 38
Bài 5: Tính giá trị biểu thức không quá 2 dấu tính liên quan đến phép cộng qua 10 và không nhớ
trong phạm vi 100
Mức II
Câu 1: Tính giá trị biểu thức
46 + 35 – 21 79 – 27 + 18
Câu 2: Tính giá trị biểu thức
34 + 16 – 46 23 + 47 - 10
Câu 3: Tính giá trị biểu thức
85 – 24 + 19 26 + 8 -11
Câu 4: Tính giá trị biểu thức
24 + 36 – 40 100 – 30 + 25
Câu 5: Tính giá trị biểu thức
79 – 19 + 40 50 + 20 + 30
Câu 6: Tính giá trị biểu thức
45 + 5 – 20 80 + 20 – 10
Mức III
Câu 1: Điền số để có phép tính đúng
……+ 18 = 68 7 …..3…..7 = 11
Câu 2: Điền số để có phép tính đúng
62 - …..= 50 79 -……= 52
Câu 3: Điền số để có phép tính đúng
…….+ 25 = 82 86 - …….= 32
Câu 4: Điền số để có phép tính đúng
68 - ……= 34 ……+ 18 = 45
Câu 5: Điền số để có phép tính đúng
52 - …….= 20 ……+ 9 = 34
Câu 6: Điền số để có phép tính đúng
85 -……= 43 100 - ……= 50
Bài 7: Số ? Toán có lời văn ( điền kết quả) dạng thêm, bớt bằng 1 đến 2 phép tính
Mức 3
Câu 1: Lớp 2 A có 40 học sinh nam và 6 học sinh nữ. Vậy lớp 2A có số học sinh là………………….=
……( học sinh)
Câu 2: Thùng bé có 54 lít xăng, thùng lớn hơn thùng bé 16 lít xăng. Vậy số lít xăng thùng lớn
là………………..=……..( lít)
Câu 3: Lan hái 18 quả cam, Hòa hái ít hơn Lan 5 quả cam. Vậy Hòa hái được số quả cảm
là…………….= ………( quả cam)
Mức 4
Câu 1: Cái ghế tựa cao 9dm , cái bàn thấp hơn cái ghế 30cm. Vậy cái bàn cao số dm là…………..=
……..( dm)
Câu 2: Bố cho Hà 25 cái kẹo, Mẹ cho Hà thêm 15 cái kẹo nữa. Vậy Hà có số kẹo
là…………………...=………..( cái kẹo)
Câu 3: Một của hang có 87 bao gạo, của hang đã bán 36 bao. Vậy cửa hang còn lại số bao gạo là:
……………….=……..( bao gạo)
Bài 8: Tóm tắt và trình bày bài giải toán có lời văn ( một bước tính) dạng ít hơn, nhiều hơn, liên
quan đến đơn vị lít và ki lô gam trong phạm vi 100
Mức 3:
Câu 1: Một cửa hàng buổi sáng bán được 78 kg đường, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 13
kg đường. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu kilôgam đường?
Câu3: Con chó nặng 25 kg, con lợn nặng hơn con chó 40 kg. Hỏi con lợn nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Câu 3: .Một cửa hàng buổi sáng bán được 36 kg đường, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 15 kg
đường. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu kg đường?

B/ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG: Đ/S


Bài 9: Đại lượng và đo đại lương đúng sai. Biết được đơn vị đo dung tích là lít, kí hiệu là l, đơn vị
đo trọng lượng là ki - lô – gam; đổi đơn vị đo cm, dm. Chọn đơn vị đo, dung cụ đo thích hợp cho
một số vật, chất thường gặp ; ước lượng trọng lượng của một đồ vật gần gũi.
Mức 2
Câu 1: Điền đúng sai
18cm = 1 dm 8cm
Câu 2: Điền đúng sai
68cm = 6dm 80cm
Câu 3:
Quyển sách Tiếng Việt nặng 20 lít
Câu 4:
10dm – 5dm = 50cm
Câu 5:
55kg - 15 kg = 40 lít
Câu 6:
76 lít + 12 lít = 88kg
Mức 4:
Câu 1: Điền đúng sai
Độ dài cây bút chì khoảng 2dm
Câu 2: Điền đúng sai
Chai nước của em mang đến lớp khoảng 5 lít
Câu 3: Điền đúng sai
Gang tay của em dài khoảng 15cm
Câu 4: Điền đúng sai
Cái ghế của em ngồi chào cờ cao khoảng 10dm
Câu 5: Điền đúng sai
Hộp sữa em uống bữa xế nặng khoảng 1kg
Câu 6:
Con mèo nặng khoảng 1kg
C/ HÌNH HỌC
Bài 10: Xác định số đoạn thẳng/ hình tam giác/ hình chữ nhật. Nối hai điểm hoặc vẽ thêm đoạn
thẳng để có số lượng đoạn thẳng , hình theo yêu cầu.
Mức 2
Câu 1: Hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng\

Câu 2: Hình vẽ trên có bao nhiêu hình tam giác

Câu 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo thành 3 hình chữ nhật
Mức 4

Câu 1

Có …. đoạn thẳng

Có …. hình tam giác


Có …. hình chữ nhật

Câu 2:. Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình bên để được:

1 hình tứ giác và 2 hình tam giác

Câu 3: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình bên để được:

8 hình tam giác

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I


NĂM HỌC 2020-2021
MÔN TIẾNG VIỆT 2
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP NGHE – NÓI
- Học sinh đọc trơn rõ ràng, rành mạch đoạn văn hoặc thuộc lòng đoạn (bài) thơ đã học.
- Nghe và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc thành tiếng.
1. Mẫu giấy vụn
- HS đọc đoạn 2
+ Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Cô giáo yêu cầu cả lớp hãy lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì.
- HS đọc đoạn 4
+ Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
Cô giáo muốn nhắc nhở các bạn học sinh phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp.

2. Người thầy cũ
- HS đọc đoạn 2
+ Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm thời học trò trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt.
- HS đọc đoạn 3
+ Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
Khi bố ra về, Dũng nghĩ : Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình
phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

3. Sáng kiến của bé Hà


- HS đọc đoạn 2
+ Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
Bé Hà còn băn khoăn chuyện chưa biết nên chọn quà gì để biếu ông bà.
- HS đọc đoạn 3
+ Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào?
Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé rất yêu quý và kính trọng ông bà

B. ĐỌC – HIỂU
1. Có công mài sắt, có ngày nên kim
1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng
đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại
viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven
đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu
học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
TRUYỆN NGỤ NGÔN

1.Ban đầu cậu bé học hành như thế nào?


a. Chăm chỉ học tập b. Ngoan ngoãn làm bài
c.Ham chơi, lười học d.Làm việc gì cũng mau chán
2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
a. Khâu vá quần áo b. Mài dao
c. Mài một thỏi sắt vào tảng đá d. Chẻ củi
3. Bà cụ muốn mài thỏi sắt thành cái gì?
a. Thành 1 chiếc kim khâu quần áo b. Thành 1 con dao
c. Thành 1 chiếc trâm cài tóc d. Thành 1 thỏi sắt nhỏ hơn
4. Bà cụ giảng giải thế nào?
a. Cháu phải chăm học
b. Thời gian đáng quý cháu không nên rong chơi
c. Cháu phải mài thỏi sắt thành kim
d. Phải kiên trì mài thỏi sắt mới thành kim. Mỗi ngày học một ít sẽ có ngày thành tài
5. Qua câu chuyện này em học được điều gì?
6. Nếu em viết chữ còn nguệch ngoạc và tính toán còn sai sót, em sẽ làm gì để khắc phục điều đó?
2. Chiếc bút mực
Ở lớp 1A, học sinh bắt đầu được viết bút mực, chỉ còn Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai
buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.
Bỗng Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo ngạc nhiên:
- Em làm sao thế?
Lan nói trong nước mắt:
- Tối qua anh trai em mượn bút, quên không bỏ vào cặp cho em.
Lúc này, Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Em mở ra, đóng lại... Cuối cùng em lấy bút đưa
cho Lan:
- Bạn cầm lấy. Mình đang viết bút chì.
Lan rất ngạc nhiên. Còn cô giáo thì rất vui. Cô khen:
- Mai ngoan lắm! Nhưng hôm nay cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá rồi.
Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói:
- Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước.
Cô giáo mỉm cười, lấy trong cặp ra một chiếc bút mới tinh:
- Cô cho em mượn, em thật đáng khen.
Phỏng theo SVA-RÔ
(Khánh Như dịch)

1.Những từ ngữ nào cho thấy Mai mong được viết bút mực?
a. Mong đợi cô b. Hồi hộp nhìn cô gọi, buồn lắm
c. Băn khoăn xem cô có gọi d. Háo hức lấy bút ra xem
2. Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan?
a.Lan chưa làm bài tập b. Lan quên vở ở nhà
c. Lan quên bút ở nhà d. Lan làm đổ mực ra vở của bạn
3. Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
a. Vì Mai mở không được
b. Vì hộp bút bị kẹt
c. Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại không muốn
d. Vì Mai không muốn cho bạn mượn
4. Cuối cùng Mai đã làm gì?
a. Đưa bút cho cô giáo b. Không cho bạn mượn
c. Nói với bạn đề quên bút ở nhà d. Đưa bút cho Lan mượn
5. Theo em, bạn Mai có đáng khen không? Vì sao?
6. Nếu bạn ngồi cạnh em không mang bút, em sẽ làm gì và nói gì với bạn?
3. Mẩu giấy vụn
Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay
giữa cửa kia không?
- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.
Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói
gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: "Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!"
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới
nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!"
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá.
Theo QUẾ SƠN

1.Mẩu giấy vụn nằm ở đâu?


a.Trên bục giảng b. Ngay giữa lối ra vào c.Ở cuối lớp d. Trên bàn cô
2. Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
a. Nhặt mẩu giấy đi
b. Lắng nghe và cho biết mẩu giấy đã nói gì.
c. Yêu cầu lớp học giữ trật tự
d. Tập trung nghe cô giảng bài
3. Một bạn trai đánh bạo xin nói điều gì?
a. “Các bạn ơi! Bỏ tôi vào sọt rác nhé!”
b. “ Lần sau các bạn đừng xả rác nhé!”
c. “ Các bạn đừng vứt tôi lung tung như vậy!”
d. “ Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!”
4. Ai là người đã nhặt mẩu giấy vào sọt rác?
a. Cô giáo b. Bạn trai c. Bạn gái d. Bác lao công
5. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
6. Em sẽ làm gì để trường lớp luôn sạch đẹp?
C. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
I. MỨC 1- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tên riêng, cách viết tên riêng, từ ngữ( gồm cả
thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về học tập, đồ dùng học tập, môn học
Câu 1: Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ sự vật?
a. Cá heo, cô giáo, xanh, ba mẹ. b. Nai, bút, cây dừa, học sinh.
c. Bảng, bàn, ghế, cao. d. Phượng vĩ, hát, tẩy, cái quạt.
Câu 2: Trong câu: “Bố em đang đọc bài em viết” gồm mấy từ chỉ hoạt động?
a. 2 b. 3 c. 1 d. 4
Câu 3: Dòng nào sau đây gồm những từ chỉ tình cảm?
a. Yêu thương, giúp đỡ, học tập. b. Kính mến, mời, thương yêu.
c. Yêu quí, mến yêu, chăm sóc. d. Nghe, đọc, viết.
Câu 4: Dòng nào sau đây gồm những từ ngữ chỉ trạng thái?
a. Yêu thương, thơm ngát, đi. b. Xem, nhớ, làm việc.
c. Chạy, chơi, khoe sắc. d. Tỏa hương, nở hoa, héo.
Câu 5: Từ nào là từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu “ Mặt trời tỏa ánh nắng chan hòa”?
a. Mặt trời b. tỏa c. ánh nắng d. chan hòa
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Cô giáo ……………chúng em chăm học.
a. giảng bài b. đi chơi c. ăn uống d. khuyên
Câu 7: Chọn từ chỉ trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống:
Ngoài vườn, hoa ……… rất đẹp.
a. nở b. đi c. mọc d. tỏa nắng
Câu 8: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống : Em rất ……………. ông bà.
a. lo lắng b. kính yêu c. sợ d. vui mừng
- Sách vở quần áo được để đúng chỗ.
Câu 9: Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ thời gian ?
Bút, thước, ngày, học, tháng, xa, năm, nhớ
Câu 10: Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ môn học ?
Toán, thể dục, chạy, viết, hát, tập viết.
II.MỨC 2 – Đặt được câu hỏi theo mẫu câu Ai ? Cái gì ? Con gì ? Là gì ?
Câu 1: Em hãy gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi « là gì ? » trong câu sau ?
« Cá heo là loài động vật thông minh. »
Câu 2 : Em hãy đặt một câu kiểu Ai là gì ? để giới thiệu về người em yêu quý nhất ?
…………………………………………………………………………………………
Câu 3 : Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau ?
« Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình. »
…………………………………………………………………………………………
Câu 4 : Bộ phận in đậm trong câu sau: “ Chó là loài vật trung thành nhất với con người” trả lời cho
câu hỏi nào?
a. Ai ? b. là gì ? c. cái gì ? d. con gì ?
Câu 5 : Bộ phận in đậm trong câu sau : “Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam”
trả lời cho câu hỏi nào?
a. Cái gì ? b. Ai ? c. Là gì ? d. Làm gì ?
Câu 6 : Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về ông (bà) của bạn.
…………………………………………………………………………………………
Câu 7 : Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về đồ dùng học tập
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 8 : Em hãy kể những việc em đã làm giúp cha, mẹ ?
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
III. MỨC 3 – Sử dụng đúng dấu chấm , dấu phẩy, dấu chấm hỏi để tách câu, tách ý
Câu 1: Đặt dấu câu thích hợp vào các câu sau?
- Em là học sinh lớp mấy
- Em là học sinh lớp 2
- Em thích học toán chơi thể thao và tập võ
Câu 2: Đặt dấu phẩy (,) vào những chỗ thích hợp trong các câu sau ?
- Tết đến nhà em lại gói bánh chưng bánh tét.
- Hoa mai hoa đào là đặc trưng của ngày tết.
- Sách vở quần áo được để đúng chỗ.
Cuâ 3: Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng:
a. Mùa xuân hoa đào hoa mai thi nhau nở rộ.
b. Xe anh xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.
c. Cây bầu cây bí nói chuyện bằng quả.
d. Su hào xà lách bắp cải cũng mơn mởn xanh.
e.Hà Nội Hải Phòng Huế thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố lớn của Việt Nam.
Câu 4: Điền dấu phẩy , dấu chấm vào ô trống cho đúng :
Tôi tròn xoe mắt Nhưng rồi vui vẻ nhận lời vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập
làm văn
D. CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
1. Bàn tay dịu dàng
Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang của bà, An trở lại lớp, lòng
nặng trĩu nỗi buồn. Thế là chẳng bao giờ An được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An được
bà âu yếm, vuốt ve...
Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.
2. Mẩu giấy vụn
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi,
em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
Theo Quế Sơn
3. Sự tích cây vú sữa
Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.
Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi
cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Theo Ngọc Châu
E. TẬP LÀM VĂN
Viết lời nói của em cho phù hợp với các tình huống sau :
* Đề 1
- Khi bình hoa mà mẹ em rất thích bị vỡ.
- Chào thầy (cô) khi tới trường.
- Em muốn yêu cầu (đề nghị) bạn đừng nói chuyện nữa để nghe cô giáo giảng bài.
- Bạn cho em mượn một quyển truyện hay.
- Em lỡ tay làm đổ mực ra vở của bạn.
- Tự giới thiệu bản thân với 1 người bạn mới quen.
* Đề 2
- Em làm mất cây bút mực của bạn cho em mượn.
- Chào người thân khi em đi học về.
- Em vô ý giẫm vào chân bạn.
- Khi con chó quý của bà nuôi bị mất.
- Em mời các bạn đến nhà dự sinh nhật của em.
- Bạn ngồi bên cạnh hỏi bài em trong giờ kiểm tra, em yêu cầu (đề nghị) bạn tập trung làm bài.
* Đề 3
- Bạn giảng cho em bài toán khó.
- Em sang nhà bác hàng xóm chơi.
- Em bé nhặt giúp em hộp bút bị rơi.
- Mẹ tặng cho em con gấu bông nhân ngày sinh nhật.
- Chào bố mẹ trước khi đi học.
- Em đề nghị bạn lớp trưởng nhắc lại lời bạn vừa thông báo mà em nghe chưa rõ.
- Khi thầy (cô) giáo đến thăm nhà em, em mở cửa mời thầy (cô) giáo vào chơi.

You might also like