You are on page 1of 6

HÓA 11 LỚP HỌC CHỊ NHỎ ^^

CHƯƠNG: SỰ ĐIỆN LY
BÀI TẬP TÍNH TOÁN
DẠNG 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT – BAZO.
1. Phản ứng trung hòa.
Câu 1: Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 1M cần V ml NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 200.      B. 150.                C. 50.         D. 100.
Câu 2: Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch chứa NaOH
3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Thể tích V là
A. 0,180 lít. B. 0,190 lít. C. 0,170 lít. D. 0,140 lít.
Câu 3: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,4.
Câu 4: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được
dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,8. C. 1,0. D. 0,3.
Câu 5: Để trung hòa 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x

A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 6: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ
mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M.
Câu 7: Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 thì cần bao nhiêu lít dung
dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 8: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3 ml dung
dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 1,2M. B. 0,6M. C. 0,75M. D. 0,9M.
Câu 9: Dung dịch X chứa KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Thể
tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là
A. 0,063 lít. B. 0,125 lít. C. 0,15 lít. D. 0,25 lít.
Câu 10: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (đktc). Thể
tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.
Câu 11: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300
ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thấy tạo
thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 1,0 và 0,5. B. 1,0 và 1,5. C. 0,5 và 1,7. D. 2,0 và 1,0.
Câu 12: Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH) 2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để trung hoà
50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được khối
lượng muối khan là
A. 3,16 gam. B. 2,44 gam. C. 1,58 gam. D. 1,22 gam.
2. Bài tập về pH.
Câu 16: pH của dung dịch A chứa HCl là?
A. 10. B. 12. C. 4. D. 2.
Câu 17: Hòa tan 448 ml HCl (đktc) vào 2 lít nước thu 2 lít dung dịch có pH là?
A. 12. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 18: Dung dịch H2SO4 0,005 M có pH bằng?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 19: Hoà tan 4,9 g H2SO4 vào nước để được 10 lít dung dịch A. Dung dịch A có pH bằng?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 20: pH của dung dịch HCl 2.10-4M và H2SO4 4.10-4M là?
A. 3. B. 4. C. 3,7. D. 3,1.

CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH 1


HÓA 11 LỚP HỌC CHỊ NHỎ ^^
Câu 21: Cho 200 ml dung dịch HNO3 có pH=2, nếu thêm 300ml dung dịch H2SO4 0,05M vào dung dịch trên thì
dung dịch thu được co pH bằng bao nhiêu?
A. 1,29. B. 2,29. C. 3. D. 1,19.
Câu 22: Một dung dịch có [OH ]= 2,5.10 M. Môi trường của dung dịch là?
- -10

A. Kiềm B. Trung tính C. Axít. D. Không xác định được


Câu 23: Dung dịch KOH 0,001M có pH bằng?
A. 3. B. 11. C. 2. D. 12.
Câu 24: pH của dung dịch A chứa là?
A. 3,3. B. 10,7. C. 3,0. D. 11,0.
Câu 25: pH của dung dịch KOH 0,004M và Ba(OH)2 0,003M là?
A. 12. B. 2. C. 13. D. 11,6.
Câu 26: pH của 500 ml dung dịch chứa 0,2 g NaOH là?
A. 2. B. 12. C. 0,4. D. 13,6.
Câu 27: pH của 800 ml dung dịch chứa 0,548 g Ba(OH)2 là?
A. 2,1. B. 11,9. C. 0,4. D. 13,6.
Câu 28: Trộn 250 ml dung dịch KOH 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,005M thu được dung dịch X. pH
của dung dịch X bằng?
A. 12. B. 13. C. 8. D. 10.
Câu 29: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y.
Dung dịch Y có pH là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 30: Trộn 200 ml H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là?
A. 2,7. B. 1,6. C. 1,9. D. 2,4.
Câu 31: Cho 30ml dung dịch H2SO4 0,002M vào 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,008M. Sau phản ứng thu được
dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?
A. 7. B. 10,33. C. 1,39. D. 11,6.
Câu 32:[A-08]Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung
dịch Y. Dung dịch Y có pH là?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 33:[B-09]Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn
hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là?
A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8.
Câu 34: Trộn 400 ml dung dịch A chứa HNO 3 0,5M và HCl 0,125M với 100 ml dung dịch B chứa NaOH 1M
và Ba(OH)2 0,5M thì dung dịch C thu được có pH là?
A. 1. B. 2. C. 13. D. 7.
Câu 35: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a
mol/l, được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a?
A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0,10M.
Câu 36: Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH=2 với 100 ml dung dịch NaOH để thu được dung dịch có pH = 7 thì
pH của dung dịch NaOH là?
A. 2. B. 12. C. 1,2. D. 9.
Câu 37: Trộn 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2
có nồng độ a mol/lít thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị a và m lần lượt là
A. 0,15 M và 2,33 gam. B. 0,15 M và 4,46 gam. C. 0,2 M và 3,495 gam. D. 0,2 M và 2,33 gam.
Câu 38: Cho 100 ml dung dịch X chứa H 2SO4 2 M và HCl 2M trung hòa vừa đủ bởi 100ml dung dịch Y gồm 2
bazơ NaOH và Ba(OH)2 tạo ra 23,3 gam kết tủa. Nồng độ mol mỗi bazơ trong Y là?
A. [NaOH]=0,4M;[Ba(OH)2]=1M. B. [NaOH]=4M;[Ba(OH)2]=0,1M.
C. [NaOH]=0,4M;[Ba(OH)2]=0,1M. D. [NaOH]=4M;[Ba(OH)2]=1M.
Câu 39: Dung dịch HCl có pH =5 (V 1) cho vào dung dịch KOH pH =9 (V 2). Tính V1/V2 để dung dịch mới
pH=8?
A. 0,1. B. 10. C. 2/9. D. 9/11.

CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH 2


HÓA 11 LỚP HỌC CHỊ NHỎ ^^
Câu 40: Trộn dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dd A.
Lấy 300 ml dung dịch A phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch
C có pH =2. V là?
A. 0,134 lít. B. 0,112 lít. C. 0,067 lít. D. 0,224 lít.
DẠNG 3: SỬ DỤNG BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Câu 1. Dung dịch Y chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+, 0,015 mol SO42-, và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là:
A. 0,015 B. 0,02 C. 0,01 D. 0,03
Câu 2. Dung dịch X có chứa 0,2 mol Ca2+, 0,2mol Na+, 0,4 mol Cl- và 0,2 mol NO3- . Cô cạn dd thu được khối
lượng muối khan là
A. 34,8g B. 39,2g C. 32,9g D. 78,4g
Câu 3. Dung dịch A có 0,02 mol NH4 , x mol Fe , 0,01mol Cl , và 0,02mol SO4 . Cô cạn dd thu được khối
+ 3+ - 2-

lượng muối khan là


A. 3,915g B. 3,195g C. 2,85g D. 4,71g
Câu 4. Dung dịch X chứa 0,02mol Cu2+, 0,01 mol Zn2+, x mol Cl- và y mol SO42- . Cô cạn dung dịch được
4,31g chất rắn. Vậy x, y lần lượt là
A. x = 0,02; y = 0,02 B. x = 0,01; y = 0,02 C. x = 0,005; y = 0,03 D. x = 0,04; y = 0,01
Câu 5: Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch X
thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,1 và 0,35. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,4 và 0,2.
Câu 6: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol ; 0,15 mol và 0,05 mol . Tổng
khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 33,8 gam. B. 28,5 gam. C. 29,5 gam. D. 31,3 gam.
Câu 7: Dung dịch X gồm 0,3 mol K+; 0,6 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X,
thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
A. SO42- và 169,5. B. CO32- và 126,3. C. SO42- và 111,9. D. CO32- và 90,3.
Câu 8: Một dung dịch gồm 0,1 mol CO 3 ; 0,2 mol Cl-; 0,3 mol HCO3-; a mol Na+; b mol K+. Giá trị của (a +
2-

b) là?
A. 0,4 mol. B. 0,5 mol. C. 0,6 mol. D. 0,7 mol.
Câu 9: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03mol K+; x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối
tan có trong dung dịch là 5,435 g. Giá trị của x và y lần lượt là?
A. 0,01 và 0,03. B. 0,05 và 0,01. C. 0,03 và 0,02. D. 0,02 và 0,05.
Câu 10: Dung dịch A chứa 0,23 gam ion Na+; 0,12 gam ion Mg2+; 0,355 gam ion Cl- và m gam ion SO42-.
Số gam muối khan sẽ thu đ ược khi cô cạn dung dịch A l à?
A. 1,185 gam. B. 1,19 gam. C. 1,2 gam. D. 1,158 gam.
Câu 11: Dung dịch A chứa các ion CO 3 , SO 3 , SO 4 và 0,1 mol HCO3 , 0,3 mol Na+. Thêm V (lít)
2- 2- 2- -

dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là?
A. 0,15 lít. B. 0,2 lít. C. 0,25 lít. D. 0,1 lít.
Câu 12: Khi cô cạn dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,2 mol Na +; 0,1 mol Mg2+; x mol Cl- và y mol SO42- thu được
23,7 gam muối. Giá trị x và y lần lượt là?
A. 0,1 và 0,15. B. 0,05 và 0,175. C. 0,3 và 0,05. D. 0,2 và 0,1.
Câu 13: Một dung dịch chứa 0,02 mol Al ; 0,05 mol Mg ; 0,1 mol NO3 và a mol Xn-. Giá trị của a và ion Xn-
3+ 2+ -

là? A. 0,06 và OH-. B. 0,03 và CO32-. C. 0,03 và SO42-. D. 0,05 và Cl-.


Câu 14: Một dung dịch X gồm: x mol Na ; 0,15 mol K ; 0,1 mol NO3 và y mol CO32-. Cô cạn dung dịch X thu
+ + -

được 26,8 gam muối khan. Giá trị của x, y lần lượt là?
A. 0,25 và 0,15 mol. B. 0,2 và 0,2 mol. C. 0,1 và 0,3 mol. D. 0,05 và 0,35 mol.
Câu 15: Cho 100 ml dung dịch X chứa các ion Ca2+: 0,1 mol; NO3-: 0,05 mol; Br-: 0,15 mol; HCO3-: 0,1 mol
và một ion của kim loại M. Cô cạn dung dịch thu được 26 gam muối khan. Ion kim loại M và nồng độ của nó
trong dung dịch là?
A. Na+ và 0,15M. B. K+ và 0,1M. C. Ca2+ và 0,15M. D. K+ và 1M.

CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH 3


HÓA 11 LỚP HỌC CHỊ NHỎ ^^

DẠNG 4: BT TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH (sử dụng pt ion thu gọn)
Câu 1: Trộn lẫn 0,2 lít dung dịch NaCl 0,2M và 0,3 lít dung dịch Na2SO4 0,2 M thì [Na+] thu được là?
A. 0,32M. B. 1M. C. 0,2M. D. 0,1M.
Câu 2: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH 4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH) 2. Sau phản ứng
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 17,1. B. 19,7. C. 15,5. D. 39,4.
Câu 3: 400ml dung dịch NaOH có pH=a tác dụng với 500 ml dd HCl 0,4M. Cô cạn dd thu 15,7g chất rắn. Tìm
a? A. 12,5. B. 13,477. C.13,875. D. 13,3.
Câu 4: Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hoà
dung dịch axit đã cho là? A. 10ml. B. 15ml. C. 20ml. D. 25ml.
Câu 5: Để trung hòa 200 ml dung dịch A chứa HNO 3 1M và H2SO4 0,2M cần dùng V lít dung dịch B chứa
NaOH 2M và Ba(OH)2 1M. Tính V? A. 0,05 lít. B. 0,06 lít. C. 0,04 lít. D. 0,07 lít.
Câu 6: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3ml
dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 1,2 M. B. 0,45 M. C. 0,75 M. D. 0,9 M.

Câu 7: Dung dịch X chứa 0,1 mol ; 0,3 mol ; 0,4 mol và a mol . Đun dung dịch X đến
cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 49,4 gam. B. 28,6 gam. C. 37,4 gam. D. 23,2 gam.
Câu 8: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M
là?
A. 100ml. B. 150ml. C. 200ml. D. 250ml.
Câu 9: Để trung hòa 500ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và H 2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn
hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?
A. 500ml. B. 250ml. C. 125ml. D. 200ml.
Câu 10: 100 ml dung dịch A chứa HCl 2M và HNO3 1,5M tác dụng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch B chứa NaOH
0,5M và KOH a M. Tìm a? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Dung dịch A chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,25M. Dung dịch B chứa NaOH 0,4M và KOH 0,4M. Để
dung dịch thu được không làm đổi màu chỉ thị màu quỳ tím cần trộn 2 dung dịch này theo tỉ lệ?
A. 4 : 5. B. 5 : 4. C. 4 : 3. D. 5 : 3.
Câu 12: Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lit dung dịch chứa
NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Thể tích V là
A. 0,180 lit. B. 0,190 lit. C. 0,170 lit. D. 0,140 lit.
Câu 13: Dung dịch X chứa: 0,12 mol Na+, x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu
được m gam rắn khan. Giá trị của m là?
A. 7,190 gam. B. 7,020 gam. C. 7,875 gam. D. 7,705 gam.

CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH 4


HÓA 11 LỚP HỌC CHỊ NHỎ ^^

DẠNG 5: BÀI TOÁN VỀ TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA Al(OH)3, Zn(OH)2


1. Phản ứng giữa Al3+ với dung dịch OH-
Khi cho dung dịch chứa ion Al3+ vào dung dịch OH- thì lúc đầu tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan, theo sơ đồ

Khi đề cho số mol Al(OH)3 < số mol Al3+ thì sẽ có 2 giá trị OH- phù hợp:

1. Phản ứng giữa Zn2+ với dung dịch OH-


Khi cho dung dịch chứa ion Al3+ vào dung dịch OH- thì lúc đầu tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan, theo sơ đồ

Khi đề cho số mol Zn(OH)2 < số mol Zn2+ thì sẽ có 2 giá trị OH- phù hợp:


Câu 1: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,5M để thu được lượng kết
tủa lớn nhất là
A. 210 ml. B. 90 ml. C. 180 ml. D. 60 ml.
Câu 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là
15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 2. B. 2,4. C. 1,2. D. 1,8.
Câu 3: Cho 200 ml dung dịch X chứa Ba(OH) 2 0,1M và KOH 0,15M vào 100 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M.
Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?
A. 0,78 gam B. 5,44 gam C. 7,77 gam D. 4,66 gam
Câu 4: Cho 250 ml dung dịch NaOH 4M vào 50 ml dung dịch Al 2(SO4)3 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch
X. Thành phần các chất trong X gồm
A. Na2SO4 và NaOH. B. Na2SO4, NaAlO2, NaOH.
C. Na2SO4 và Al2(SO4)3. D. Na2SO4 và NaAlO2.
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch KOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là
15,6 gam.
a. Giá trị nhỏ nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 1,2. B. 2. C. 2,4. D. 1,5.
b. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 1,2. B. 2. C. 2,4. D. 2,5.
Câu 6: Cho 200 ml dung dịch X chứa Ba(OH) 2 0,1M và KOH 0,15M vào 100 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M.
Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?
A. 0,78 gam B. 5,44 gam C. 7,77 gam D. 4,66 gam
Câu 7: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al 2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản
ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,35. B. 0,25.
C. 0,45. D. 0,25 hoặc 0,45.
Câu 8: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H 2 (đktc).
Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?
A. 4 B. 2,4 hoặc 4 C. 2,4 D. 1,2 hoặc 2
Câu 9: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al 2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản
ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05.

CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH 5


HÓA 11 LỚP HỌC CHỊ NHỎ ^^
Câu 10: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml X với 300 ml Y được 8,55 gam kết
tủa. Trộn 200 ml X với 500 ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là:
A. 0,1M và 0,05M. B. 0,1M và 0,2M.
C. 0,05M và 0,075M. D. 0,075 và 0,1M.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO 4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M
vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam
kết tủa. Giá trị của m là?
A. 24,15. B. 32,20. C. 17,71. D. 16,10.
Câu 12: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu
được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710.
Câu 13: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO 3)3.
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b
tương ứng là
A. 0,3 và 0,6. B. 0,6 và 0,9. C. 0,9 và 1,2. D. 0,5 và 0,9

Câu 14: Đổ từ từ dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc
vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau.
sè mol Al(OH)3

V (ml) NaOH

0 180 340

Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là


A. 0,25M. B. 0,5M. C. 1,0M. D. 0,75M.
Câu 15: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 0,5 M vào 45 ml dung dịch Al 2(SO4)3 1M, nhận thấy số mol kết tủa
phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau.
sè mol Al(OH)3

V (ml) NaOH

0 a 640
Giá trị của a là A. 240 ml. B. 180 ml. C. 300 ml. D. 210 ml.
Câu 16: Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 150 ml dung
dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa phụ thuộc vào số ml dung
dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây. Giá trị của a và b tương
ứng là:
A. 45 ml và 60 ml. B. 45 ml và 90 ml.
C. 90 ml và 120 ml. D. 60 ml và 90 ml.

CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH 6

You might also like