You are on page 1of 3

Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

PHIẾU BÀI TẬP (4) pH CỦA DUNG DỊCH


Tên học sinh:.........................................................Trường: ...................................................

Bài 1: Khoanh tròn câu chọn


Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. nước là chất điện li mạnh.
B. [H+].[ OH  ] gọi là tích số ion của nước.
C. ở nhiệt độ xác định, tích số ion của nước là hằng số.
D. biết được [H+] thì sẽ xác định được [ OH  ] và ngược lại.
Câu 2: Dung dịch X có [H+] = 5.10-5M. Môi trường của X là
A. trung tính. B. axit. C. bazo. D. không xác định.
Câu 3: Dung dịch X có [ OH  ] = 0,0002M. Môi trường của X là
A. trung tính. B. axit. C. bazo. D. không xác định.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về dung dịch có môi trường axit?
A. [H+] > 10-7M. B. pH > 7. C. bỏ qua [ OH  ]. D. làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về dung dịch có môi trường bazo?
A. [H+] >10-7M. B. pH > 7. D. bỏ qua [H+]. C. làm P.P hóa hồng.
Câu 5: Chọn công thức để tính pH của dung dịch
A. lg[H+]. B. –lg[H+]. C. –lg[ n H ].  D. lg[ n H ].

Câu 7: Dung dịch X có môi trường axit. Nhận xét nào sau đây là sai về X?
A. có [H+] > 10-7(M). B. có pH > 7.
C. bỏ qua [ OH  ]. D. làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 8: Dung dịch X có [H+] = 0,001M. Nhận xét nào sau đây là sai về X?
A. có môi trường axit. B. có pH = 3.
C. làm phenolphtalein hóa đỏ. D. bỏ qua [ OH  ].
Câu 9: Dung dịch X có pH = 2. Nhận xét nào sau đây là đúng về X?
A. có môi trường bazo. B. có [H+] = 0,02.
C. làm phenolphtalein hóa hồng. D. bỏ qua [H+].
Câu 10: Cho các nhận xét sau:
(a) Nước là chất điện li rất yếu.
(b) Ở nhiệt độ xác định, tích số ion của nước là hằng số.
(c) Trong môi trường trung tính, [H+] = 7.10-7(M).
(d) Trong môi trường axit, [H+] > 10-7(M) và giá trị pH > 7.
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét trên?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.

Au-Trang 1
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 11: Máu người cần ở mức hơi kiềm để có một sức khỏe tốt. Vậy pH của máu vào khoảng
A. 7,32 – 7,44. B. 12,32 – 13,44. C. 1,32 – 7,44. D. 5,32 – 6,44.
Câu 12: Giá trị pH ở dạ dày của người bình thường vào khoảng
A. từ 1,0 đến 2,0. B. từ 3,4 đến 4,6. C. từ 7,6 đến 8,4. D. từ 12,6 đến 14.
Câu 13: Trong miệng muỗi, kiến và đuôi ong có một lượng nhỏ axit hữu cơ. Chỗ vết
thương khi bị ong, muỗi, kiến đốt, người ta thường bôi lên chất nào sau đây?
A. Nước muối. B. NaOH C. CH3COOH. D. Ca(OH)2.
Câu 14: Mẫu nước cam có [H+] = 0,0007(M). Mẫu nước cam này có giá trị pH là bao nhiêu?
A. 2,15. B. 3,15. C. 4,51. D. 5,51.
Câu 15: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,1M và NaOH 0,01M lần lượt là
A. 2 và 1. B. 1 và 2. C. 1 và 12. D. 12 và 1.
Câu 16: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1(M), đánh giá nào sau đây là đúng?
A. pH = 1. B. CH  CCH COO . C. pH > 1.
  D. CH  CCH COO .
 
3 3

Câu 17: Dung dịch H2SO4 x(M) có pH = 1. Giá trị của x là


A. 0,05. B. 1. C. 2. D. 0,5.
Câu 18: Dung dịch KOH x(M) có pH = 13. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. có môi trường bazo. B. x = 0,1.
+
C. bỏ qua [H ]. D. giá trị pOH = 1.
Câu 19: Hòa tan 0,146 gam HCl vào 400mL nước cất, dung dịch thu được có giá trị pH
A. 2. B. 1. C. 3. D. 0.
Câu 20: Khối lượng NaOH cần để pha chế thành 100mL dung dịch có pH = 13
A. 0,4 gam. B. 4 gam C. 0,04 gam D. 0,004 gam.
Câu 21: Khi pha loãng dung dịch axit bằng nước cất thì giá trị pH của nó sẽ
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. không xác định.
Câu 22: Khi pha loãng dung dịch bazo bằng nước cất thì giá trị pH của nó sẽ
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. không xác định.
Câu 23: Trộn lẫn 200mL HNO3 0,04M với 600mL dung dịch H2SO4 0,06M thu được dung
dịch X. pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 24: Trộn lẫn 100mL NaOH 0,006M với 400mL dung dịch Ba(OH)2 0,0055M thu được
dung dịch X. pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 12. B. 13. C. 2. D. 1.
Câu 25: Trộn lẫn V(L) dung dịch NaOH 0,01M với V(L) dung dịch HCl 0,03M được
2V(L) dung dịch X. pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Au-Trang 2
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 26: Trộn lẫn 100mL Ba(OH)2 0,17M với 300mL dung dịch HNO3 có pH = 1 thu được
dung dịch X. pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 12. B. 13. C. 2. D. 1.
Câu 27: Trộn lẫn 200mL Ba(OH)2 có pH = 13 với 600mL dung dịch H2SO4 có pH = 1 thu
được dung dịch X. pH của X giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,3. B. 2,3. C. 2. D. 1.
Câu 28: Pha thêm 90mL nước cất vào 10mL dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X.
pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 29: Pha thêm 495mL nước cất vào 5mL dung dịch HNO3 có pH = 2 thu được dung
dịch X. pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 0.
Câu 30: Pha thêm 99V(L) nước cất vào V(L) dung dịch KOH có pH = 13 thu được dung
dịch X. pH của X giá trị là bao nhiêu?
A. 14. B. 12. C. 11. D. 10.
Bài 2: 1. Trộn 200mL dung dịch HCl x(M) với 300mL dung dịch Ba(OH)2 0,05M được
dung dịch mới có pH = 1. Tính giá trị của x.
2. Trộn 200mL dung dịch HNO3 x(M) với 800mL dung dịch Ba(OH)2 0,1875M được
dung dịch mới có pH = 13. Tính giá trị của x.
3. Trộn VmL dung dịch H2SO4 0,35(M) với 300mL dung dịch NaOH 0,1M được
dung dịch mới có pH = 1. Tính giá trị của V.
4. Trộn 200mL dung dịch HCl 0,8(M) với VmL dung dịch Ba(OH)2 0,35M được
dung dịch mới có pH = 1. Tính giá trị của V.
5. Dung dịch X chứa MgCl2 (0,025 mol); KCl (0,01 mol) và Zn(NO3)2 (0,02 mol).
Cho X tác dụng với 1L dung dịch NaOH có pH = 13. Tính khối lượng  tạo thành.

6. Dung dịch X có thể tích 200mL và chứa các ion: Na+ (0,3 mol); Ba2+ (0,1 mol),
Y  (y mol) và OH  (x mol). X có giá trị pH = 14.
a. Tính giá trị của x và y.
b. Cô cạn X thu được 34,65 gam hỗn hợp rắn khan. Xác định Y.

Au-Trang 3

You might also like