You are on page 1of 6

Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11-GHK1 Trường THPT Xuân Phương

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11


BAN D,A1- GIỮA HỌC KÌ I
A-LÝ THUYẾT
1/ CHƯƠNG I : SỰ ĐIỆN LI
BÀI NỘI DUNG CÁC DẠNG BÀI TẬP
- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất
Sự điện li
điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết phương trình phân
- Khái niệm axit, bazơ theo Areniut. tử, ion Dạng đầy đủ và ion
Axit – bazơ –
- Khái niệm hiđroxit lưỡng tính, muối. thu gọn của phản ứng trao
muối
- Phân loại axit, muối. đổi ion trong Dung Dịch
- Sự điên li của nước, tích số ion của nước, chất điện li.
pH
pH. - Tính pH của Dung Dịch
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion - Bài tập áp Dụng định luật
Phản ứng trao
trong Dung Dịch các chất điện li bảo toàn điện tích, phương
đổi ion trong
- Viết phương trình ion thu gọn của phản trình ion thu gọn.
Dung Dịch các
ứng trao đổi ion trong Dung Dịch chất điện
chất điện li
li.
2/ CHƯƠNG II : NITƠ - PHOTPHO
BÀI NỘI DUNG CÁC DẠNG BÀI TẬP
- Vị trí và cấu hình electron nguyên tử.
Nitơ
- Tính chất hóa học của N2. - Bài tập viết phương trình
Amoniac, muối phản ứng.
amoni. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của - Bài toán liên quan đến
amoniac, muối amoni. NH3, muối amoni

Câu 1: Chất nào dưới đây không phải là chất điện li?
A. HNO3. B. Ca(OH)2. C. KCl. D. C12H22O11 (saccarozơ).
Câu 2: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2CO3, H2SO3, Al2(SO4)3.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?
A. NaCl. B. C6H12O6 (glucozơ).C. C2H5OH. D. C12H22O11 (saccarozơ).
Câu 4: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KNO3. B. NaOH. C. HCl. D. CH3COOH.
Câu 5: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?
A. HCl. B. C6H12O6 (glucozơ).C. K2SO4. D. NaOH.
Câu 6: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol/l, dung dịch nào dẫn điện yếu nhất?
A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. NaCl. D. K3PO4.
Câu 7: Nồng độ mol/l của ion NO3- trong dung dịch Ba(NO3)2 0,1M là
A. 0,05M. B. 0,01M. C. 0,1M. D. 0,2M.
1
Năm học 2022 - 2023
Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11-GHK1 Trường THPT Xuân Phương

Câu 8: Nồng độ mol/l của ion SO42- trong dung dịch Na2SO4 0,1M là
A. 0,05M. B. 0,01M. C. 0,1M. D. 0,2M.
Câu 9: Theo Areniut, chất nào dưới đây là bazơ?
A. MgCl2. B.H2SO4. C.Ba(OH)2. D.NaCl.
Câu 10: Muối nào cho dưới đây là muối axit?
A. Na2CO3. B. KHCO3. C. FeCl2. D. Ba(NO3)2.
Câu 11: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
A.Ba(OH)2. B. NaOH. C. Al(OH)3. D. Fe(OH)2.
Câu 12: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-. B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 13: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là bazơ?
A. KOH B. NaCl C. HCl D. CH4.
Câu 14: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ba(OH)2. B. Al(OH)3. C. NaOH. D. Ca(OH)2.
Câu 15: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHCO3. B. NaH2PO4. C. NaHSO4. D. Na2SO4.
Câu 16: Môi trường axit có nồng độ ion H thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
+

A. [H+] < [OH-]. B. [H+] = 10-7. C. [H+] > 10-7. D. [H+] < 10-7.
Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. KOH. B. KNO3. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7?
A. KNO3. B. CH3COOH. C. Ba(OH)2. D. Na2SO4.
Câu 19: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D Một chất có khả năng phân li thành H+ và OH- là muối.
Câu 20: Một Dung dịch có pH =5. Đánh giá nào sau đây là không đúng?
A. [H+] = 1,0. 10-5 M. B. [OH-] = 1,0.10-9 M.
C. Dung dịch có môi trường bazơ. D. Dung dịch có môi trường axit.
Câu 21: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch nào có pH nhỏ nhất?
A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. HCl. D. NaOH.
Câu 22: Phát biểu không đúng là
A. H2O là chất điện li rất yếu. B. Môi trường kiềm có pH < 7.
C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
Câu 23:Theo A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần của phân tử có hidro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần của phân tử có nhóm OH- là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử.
Câu 24: Dung dịch một bazơ ở 250C có
2
Năm học 2022 - 2023
Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11-GHK1 Trường THPT Xuân Phương

A.[H+] =10-7 M. B. [H+] <10-7 M. C. [H+] >10-7 M. D. [H+].[OH-]>10-14.


Câu 25: Hòa tan 0,0012 g NaOH vào nước thành 300 ml dung dịch. pH của dung dịch đó là
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 26: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. nồng độ những ion nào tồn tại trong dung dịch lớn nhất.
B. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
C. những ion nào tồn tại trong dung dịch.
D. không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 27: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
A. MgSO4 + BaCl2  MgCl2 + BaSO4. B. HCl + AgNO3  AgCl + HNO3.
C. 2NaOH + CuCl2  2NaCl + Cu(OH)2. D. Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 28: Một dung dịch chứa a mol K+, b mol NH4+, c mol CO32-, d mol Cl−, e mol SO42-. Biểu thức liên
hệ giữa a, b, c, d, e là
A. a + b = c + d + e. B. 39a + 18b = 60c + 35,5d + 96e.
C. a + b = 2c + d + 2e. D. a + 4b = 6c + d + 8e.
Câu 29: Dung dịch HCl có pH=3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được
dung dịch có pH=4?
A. 10 lần. B. 9 lần. C. 3 lần. D. 4 lần.
Câu 30: Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A.Na+, NH4+, SO42-, PO43-. B.Cu2+, Fe2+, Cl-, NO3-.
C.K+, Mg2+, NO3-, OH-. D.Mg2+, Al3+, Cl-, SO42-.
Câu 31: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị
của x là
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,4.
Câu32: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml Dung Dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng
thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan Duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,8. C. 1,0. D. 0,3.
Câu 33: Phương trình điện li nào sau đây đúng?
A. CaCl2 Ca2+ + 2Cl- B. Na2SO4
C. KNO3 K2+ + D. K3PO4 K+ +
Câu 34: Cho các chất: Ca(OH)2, NH4Cl, NaHSO4 và KOH. Có bao nhiêu chất là bazơ theo thuyết
A-rê-ni-ut trong các chất trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 36: Dung dịch chất nào sau đây có pH nhỏ nhất?
A. HCl. B. NaCl. C. K2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 37: Phương trình nào sau đây là phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa NaOH với HCl trong
dung dịch?
A. Na+ + Cl- NaCl. B. NaOH + H+ Na+ + H2O.
C. OH- + H+ H2O. D. NaOH + Cl- NaCl + OH-.
3
Năm học 2022 - 2023
Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11-GHK1 Trường THPT Xuân Phương

Câu 38: Để trung hòa 0,1 mol H2SO4 cần dùng vừa đủ a mol NaOH. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,05. C. 0,20. D. 0,15.
Câu 39: Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM, sau phản
ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 1,345. C. 1,5. D. 2.
Câu 40: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol và a mol ion X (bỏ qua
sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
A. và 0,01. B. và 0,03. C. và 0,03. D. và 0,03.
Câu 41: Ở nhiệt độ thường, phân tử nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitơ có liên kết ba bền vững. D. phân tử nitơ không phân cực.
Câu 42: N2 thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với hai chất nào dưới đây?
A. Mg và O2. B. H2 và O2 C. O2 và H2. D. Mg và H2.
Câu 43: Số oxi hóa có thể có của nitơ trong các hợp chất là
A. -3; +1; +5. B. -3; +1; +2; +3; +4; +5.
C. -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5. D. -3; 0; +2; +4; +5.
Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. NH3 là chất oxi hoá mạnh. B.NH3 là chất khử mạnh.
C. NH3 có chất oxi hoá yếu, tính khử mạnh.D. NH3 có tính oxi hoá mạnh ,tính khử yếu.
Câu 45: Sản phẩm của phản ứng giữa N2 và O2 (ở nhiệt độ cao) là
A. N2O3. B. N2O. C. NO. D. N2O5.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Amoniac là chất khí không màu, không mùi ,tan nhiều trong nước.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng tổng hợp amoniac từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch .
Câu 47: Số oxi hóa của nitơ trong NH3 là
A. +3. B. +4. C. -3. D. -4.
Câu 48: Ở phản ứng nào sau đây, NH3 đóng vai trò là chất khử?
A. NH3 + HCl → NH4Cl. B. NH3 + HNO3 → NH4Cl.
C. 4 NH3 + 3 O2 2 N2 + 6 H2O. D. 3 NH3 + AlCl3 + 3 H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl.
Câu 49: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Không thể thu khí NH3 bằng phương pháp rời nước.
B. NH3 là chất khí, không màu, không mùi.
C. Dung dịch NH3 có tính bazơ yếu.
D. NH3 có tính khử mạnh.
Câu 50: Công thức hóa học của muối amoni hiđrocacbonat là
A. NH4NO3. B. NH4HCO3. C. (NH4)2CO3. D. NH4Cl.
Câu 51: Sản phẩm của phản ứng giữa NH4Cl và Ba(OH)2 là
A. NH3 , BaCl2. B. NH4OH, BaCl2.
C. Ba(NO3)2, NH3, H2O. D. BaCl2, NH3, H2O.

4
Năm học 2022 - 2023
Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11-GHK1 Trường THPT Xuân Phương

Câu 52: Trong bảng tuần hoàn, nitơ thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm VA. B. Nhóm IIIA. C. Nhóm IA. D. Nhóm VIIIA.
Câu 53: Trong công nghiệp nitơ, được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Dẫn không khí qua bình chứa Cu dư, đun nóng.
C. Dẫn không khí qua dung dịch HNO3.
D. Dẫn không khí qua bình chứa photpho dư.
Câu 54: Chất nào sau đây có tính bazơ?
A. N2. B. NH3. C. HNO3. D. NaNO3.
Câu 55: Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2. B. NaNO3. C. (NH4)2SO4. D. KCl.
Câu 56: Amoniac có tính chất vật lí nào sau đây?
A. Tan tốt trong nước. B. Có màu nâu đỏ.
C. Không tan trong nước. D. Có màu xanh tím.
Câu 57: Số oxi hóa của nitơ trong (NH4)2CO3 là
A. +4. B. +3. C. -3. D. +5.
Câu 58: Chất nào sau đây là bazơ yếu?
A. NH3. B. KOH. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 59: Công thức của muối natri nitrat là
A. NaNO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 60: Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường Do nguyên nhân nào sau đây?
A. Trong phân tử N2, liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết ba bền vững.
B. Trong phân tử N2, liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết đơn.
C. Trong các phản ứng hóa học, nitơ chỉ thể hiện tính oxi hóa.
D. Trong các phản ứng hóa học, nitơ chỉ thể hiện tính khử.
Câu 61: Nhỏ 1 hoặc 2 giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng.
B. dung dịch từ màu hồng chuyển sang màu xanh.
C. xuất hiện kết tủa làm vẩn đục dung dịch.
D. sủi bọt, tạo chất khí không mùi bay ra.
Câu 62: Cho muối X vào dung dịch NaOH, đun nóng, thu được một chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm.
Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của X?
A. K2SO4. B. NH4NO3. C. CaCO3. D. FeCl2.

B- MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO


2. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ và ion thu gọn của các phản ứng sau:
a) KOH + CuSO4. b) NH4Cl + NaOH.
c) Ba(OH)2 + HCl. d) CaCO3 + HNO3.
Câu 2: Viết các phản ứng hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a. N2 → NH3 (NH4)2SO4 → NH3 → Al(OH)3.
b. NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3.
5
Năm học 2022 - 2023
Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11-GHK1 Trường THPT Xuân Phương

Câu 3: Tính pH của dung dịch sau:


a. NaOH 0,001M b.Ba(OH)2 0,005M c.HCl 0,001M D. H2SO4 0,005M
Câu 4: Tính pH của các dung dịch khi:
a) hòa tan 4 gam NaOH rắn vào 1 lít nước.
b) sục 448 ml khí HCl vào 2 lít nước.
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 5: Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn
dung dịch A thu được 46,9 gam muối khan. Tính giá trị của x và y?
Câu 6: Dung dịch A chứa 0,2 mol ,0,3 mol và x mol . Cô cạn dung dịch thu được m gam
muối khan. Tính m?
Câu 7: Cho 5,35 gam NH4Cl tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 đun nóng, thu được V lít khí
NH3 ở đktc. Giá trị của a?
Câu 8: Chia 400 ml dung dịch A gồm Na+, NH4+, CO32-, SO42- thành ba phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 3,36 lít khí không màu (đktc) và 76,15
gam kết tủa.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được lượng khí lớn nhất là 3,36 lít (đktc)
- Phần 3: Đem cô cạn hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn.
Tính giá trị của m ?
----------------------Hết---------------------

6
Năm học 2022 - 2023

You might also like