You are on page 1of 25

Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-
HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ&THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


--- ---

Môn học
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI

HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP


(ERP) CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK)

Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Thảo An


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Vân Anh
Lớp : 21EL

Đà Nẵng, ngày 4 tháng 10 năm 2022


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-
HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ&THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


--- ---

Môn học
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI

HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP


(ERP) CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK)

Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Thảo An


Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Vân Anh
Lớp : 21EL

Đà Nẵng, ngày 4 tháng 10 năm 2022


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền Thông Việt
Hàn, em đã được hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức rất bổ ích, hữu dụng từ môn học
Hệ thống thông tin quản lý do cô Trần Thảo An giảng dạy. Để hoàn thành được bài báo
cáo lần này, em đã cố gắng và dựa trên sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cô. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới cô – người đã cùng với những tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em. Và em cũng gửi lời cảm ơn đến
Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn đã đưa học phần bổ ích vào
chương trình giảng dạy.

Học phần Hệ thống thông tin quản lý là môn học vô cùng thú vị, bổ ích và có tính
thực tế cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thưc của em còn hạn hẹp và khả năng tiếp thu vẫn chưa tốt
nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong cô xem xét và góp ý để em có thể
hoàn thiện tốt bài làm hơn.

Sau cùng, em xin kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục truyền đạt những
kiến thức bổ ích này cho các thế hệ sau!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Anh


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh và diễn biến khó lường,
tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện của công
nghệ, giúp con người thay đổi cách giao tiếp và tương tác với hệ thống bán hàng của ngân
hàng qua kênh phân phối trên Internet là mobile banking, table banking, mạng xã hội hỗ
trợ khách hàng, marketing qua web – chat, ngân hàng kỹ thuật số. Ngày nay, công nghệ
thông tin được xem là một công cụ tạo lợi cạnh tranh. Ngân hàng luôn là một trong những
ngành đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, quản lý. Trước sự
thay đổi nhanh chóng và phát triển vượt bậc của làn sóng công nghệ mới, các ngân hàng
Việt Nam cũng như thế giới sẽ đứng trước sự lựa chọn không dễ dàng khi quyết định lựa
chọn công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Trong xu hướng phát triển toàn cầu và cuộc CMCN 4.0, ứng dụng công nghệ trong hoạt
động giúp giảm bớt các thao tác thủ công, tránh nhầm lẫn, giảm thời gian làm việc và đáp
ứng xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động, tăng hiệu quả, giảm rủi ro. Ngân
hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng như nhiều ngân hàng tại Việt Nam chịu
áp lực phải thay đổi công nghệ để phù hợp với xu hướng phát triển chung và đáp ứng yêu
cầu đổi mới của Chính phủ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Giống như cá
ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Agribank.. Vietinbank cũng bắt đầu quá trình
ứng dụng công nghệ thông tin.
Bài báo cáo này đi vào tìm hiểu các ứng dụng về hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại
ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Bài báo cáo gồm 3 phần
Phần 1: tổng quan về ngân hàng Công thương Việt Nam
Phần 2: tổng quan về hệ thống hoạch định nguồn lực ERP
Phần 3: ứng dụng ERP trong ngân hàng công thương Việt Nam
Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

MỤC LỤC
Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

DANH MỤC HÌNH ẢNH BẢNG BIỂU


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN: doanh nghiệp

ERP: hệ thống hoạch định nguồn lực

QLNS: quản lý nhân sự

QLTCNB: quản lý tài chính nội bộ

CNTT: công nghệ thông tin


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG


THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)
1.1. Lịch sử hình thành

Ra đời từ năm 1988, Vietinbank hiện đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của một ngân
hàng hàng đầu nền kinh tế.

Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 7 công ty
thành viên, 3 đơn vị sự nghiệp, hơn 1000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trên cả
nước. Vietinbank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt tại châu Âu với 2
chi nhánh tại Frankfurt và Berlin – CHLB Đức. Đồng thời , Vietinbank đã có mặt tại
Vientiane – Lào và đang tích cực xúc tiến mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều
quốc gia khác như Myanmar, Anh, Ba Lan, Séc...

Với quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệu cao nhất
Việt Nam, liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, Vietinabnk được tạp chí Forbes bình
chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí The Banker đưa vào Bảng xếp
hạng Top 500 thương hiệu Ngân hàng có giá trị nhất trên thế giới. Đặc biệt, ngày
7/1/2013, Vietinbank vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao
động.

Vietinbank tự hào có hai cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tài chính Quốc
tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, tầm cỡ hàng đầu thế giới Bank of Tokyo –
Mitsubishi UFJ. Tính đến thời điểm hiện tại, Vietinbank là ngân hàng có cơ cấu cổ đông
nước ngoài mạnh nhất Việt Nam.

1.2. Giai đoạn phát triển


- Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ
thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công
Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình
thành và đi vào hoạt động.

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 1


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
- Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân
hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động
kinh doanh.
- Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới
mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng.
- Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo
chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng,
thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững
1.3. Sứ mệnh

Là Ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ
tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.

1.4. Tầm nhìn

Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030 thuộc
Top 20 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến năm 2045 là ngân
hàng mạnh và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và uy
tín cao trên thế giới.

1.5. Giá trị cốt lõi


- Khách hàng là trung tâm: “lấy nhu cầu khách hàng là mục tiêu phục vụ của Ngân
hàng. Lắng nghe tiếng nói của khách hàng và chia sẻ với các bên liên quan để đưa
ra giải pháp/ tư vấn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, đảm bảo an toàn
cho khách hàng nội bộ, khách hàng bên ngoài."
- Đổi mới sáng tạo: "Luôn thể hiện sự sáng tạo trong mọi hoạt động; liên tục đổi mới
có sự kế thừa để tạo ra những giá trị tốt nhất cho hệ thống, khách hàng và đóng góp
vào sự phát triển của đất nước."
- Chính trực: "VietinBank luôn nhất quán trong suy nghĩ và hành động đảm bảo sự
tuân thủ, kỷ luật, kỷ cương, trung thực, minh bạch và giữ vững đạo đức nghề
nghiệp."
- Tôn trọng: "Thể hiện thái độ và hành động lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, ghi nhận
đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và tôn trọng bản thân."

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 2


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
- Trách nhiệm: "Thể hiện tinh thần, thái độ và hành động của toàn hệ thống, của
từng bộ phận, từng cán bộ VietinBank có trách nhiệm cao đối với khách hàng, đối
tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và cho chính thương hiệu của VietinBank.
Thực hiện tốt trách nhiệm VietinBank với cộng đồng, xã hội là trách nhiệm, vai
trò, vinh dự, và tự hào của VietinBank."
1.6. Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiện quả và bền vững
- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương
- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của Vietinbank.

CHƯƠNG II: Tổng quan về hệ thống hoạch định nguồn


nhân lực (ERP)
2.1. Khái niệm

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 3


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Theo Travis Anderegg (2000): “ERP là chữ viết tắt cảu Enterprise Resource Planing
là một giải pháp thương mại toàn diện. Thực hiện quy trình tích hợp và đồng bộ các
nghiệp vụ của một công ty. Nó bao gồm: hệ thống ERP và các quy trình nghiệp vụ bên
trong và xung quanh mỗi phân hệ. Hệ thống ERP và các quy trình nghiệp vụ phải được
kết hợp để trở thành giải pháp ERP. Yếu tố tích hợp trong hệ thống ERP gắn kết toàn bộ
hệ thống tạo thành giải pháp ERP hoàn chỉnh. Hệ thống ERP bao gồm các phân hệ phần
mềm như: quản lý tài chính – kế toán, quản lý nhân sư – tiền lương, quản lý sản xuất,
quản lý hậu cần, quản lý dịch vụ...

Hoạt động nghiệp vụ bên trong mỗi phân hệ bao gồm việc quản lý, ra quyết định,
huấn luyện, tài liệu, giao tiếp, quản lý con người...”

Nhìn chung, hệ thống ERP được định nghĩa một cách chính các hơn như sau: ERP là
viết tắt của Enterprise Resource Planing, là một hệ thống phần mềm giúp cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh hoạt động một cách có hiệu quả và toàn diện.

2.2. Các thành phần cơ bản của ERP


- Kế toán tài chính
- Lập kế hoạch và quản lý sản xuất
- Quản lý bán hàng
- Quản lý bán hàng và phân phối
- Quản lý dự án
- Quản lý nhân sự
- Quản lý dịch vụ
- Quản lý hàng tồn kho
- Báo cáo thuế
- Báo cáo kế toán – quản trị
2.3. Mô hình của hệ thống ERP

Một phần mềm ERP tích hợp những tính năng chung của một tổ chức vào một hệ
thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự - tiền lương,
quản trị sản xuất... song song, độc lập với nhau thì ERP gộp chung tất cả vào chung một
gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau.

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 4


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

Hình 2.1.mô hình ERP

2.4. Lợi ích khi sử dụng ERP đối với doanh nghiệp
- Cung cấp quản lý thông tin và định hướng công việc
- Giảm thiểu chi phí
- Tăng chất lượng thành phẩm
- Chuẩn xác trong quá trình vận chuyển – nghiệp vụ Logistics
- Đẩy mạnh hiệu suất công việc
- Doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu hiệu quả hơn
2.5. Rủi ro khi triển khai hệ thống ERP
- Thời gian triển khai và sử dụng có thể kéo dài
- Chi phí đầu tư đắt
- Sự chọn lựa các module thích hợp
- Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp và triển khai
- Mức độ phức tạp của hệ thống
- Khả năng tương thích với các hệ thống được mở rộng

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 5


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

CHƯƠNG III: ứng dụng ERP trong ngân hàng công


thương Việt Nam
3.1. Hệ thống quản lý ERP

Từ năm 2011, ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) triển khai dự án
Hoạch định nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) tối ưu hóa công tác quản trị nguồn lực ngân
hàng. Tại Vietinbank, hệ thống ERP được triển khai theo 4 mudule, xây dựng trên nền
tảng ERP của Oracle: module Hệ thống thông tin quản lý/báo cáo (MIS), module Quản lý
Tài chính nội bộ (Triển khai Oracle EBS), module Quản lý nguồn nhân lực/bảng lương

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 6


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
(Triển khai Oracle PeopleSoft) và module Quản lý tài chính ngân hàng (gồm 3 tiểu cấu
phần OFSAA, Reveleus, Hyperion).

Hình 3.1 mô hình hệ thống ERP tại Vietinbank


3.1.1. Module quản lý nguồn nhân lực/bảng lương

Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp con người luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự
thành công. Tìm kiếm và sự triển khai một công cụ hỗ trợ các nhà quản trị trong việc quản
lý nhân sự (QLNS), xác lập cũng như theo đuổi định hướng phát triển nhân sự đã trở
thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có
quy mô lớn, cơ cấu tổ chức phức tạp, ngành nghề kinh doanh đa dạng.

Là một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, VietinBank luôn coi công tác quản trị và
phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển, thể hiện qua
các chính sách thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ, lương thưởng. VietinBank đã triển
khai phần mềm quản lý công việc và chấm điểm. Trên cơ sở danh mục các đầu công việc
thường xuyên và được giao, gắn kèm với điểm số tương ứng, các cán bộ của VietinBank
có thể tự chấm điểm kết quả hoàn thành công việc của bản thân. Chương trình cũng cung
cấp chức năng phân công công việc và chức năng báo cáo tiến độ hoàn thành nhiệm vụ,
nhằm tăng cường công tác kiểm soát và đánh giá của cán bộ quản lý.

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 7


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Đặc biệt, việc quan tâm đến quản trị nguồn nhân lực của VietinBank còn được thể
hiện rõ qua việc triển khai phần mềm QLNS People Soft. Đây là phần mềm QLNS số một
thế giới, được sử dụng ở nhiều Công ty, Tập đoàn lớn: Price Waterhouse Coopers, Captial
One, Tesco, Dixons, ING, HBOS, Siemen… Nằm trong chương trình triển khai hệ thống
ERP cho VietinBank, module QLNS - Tiền lương đang triển khai trên quy mô toàn hệ
thống vào cuối năm 2010. Có được hệ thống QLNS tốt là nền tảng cho sự phát triển bền
vững của Ngân hàng.

Hình 3.2 module quản lý nhân lực, bảng lương

People Soft là giải pháp QLNS toàn diện, cung cấp các chức năng chính gồm: Quản
lý hồ sơ cán bộ, Tiền lương, Đào tạo, Tuyển dụng, Quản lý mạng lưới, Đánh giá cán bộ.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa People Soft và Phần mềm quản lý công việc đang triển khai sẽ
đem lại những tiện ích quản trị to lớn cho ngân hàng. Trong mối liên hệ này, Phần mềm
Quản lý công việc và chấm điểm đóng vai trò là đầu vào và tạo tiền đề cho Phân hệ Đánh
giá cán bộ của People Soft.

People Soft sẽ chuẩn hoá các hoạt động nhân sự, cho phép xử lý nhiều công việc
online, lưu giữ thông tin tập trung, khai thác nhiều loại báo cáo. Phần mềm này giúp Ban
lãnh đạo và bộ phận nhân sự thực hiện tốt công tác quản lý - quy hoạch cán bộ, đào tạo
phát triển trình độ cán bộ, đánh giá cán bộ, xây dựng chính sách nhân sự phù hợp để đáp
ứng các chiến lược phát triển của ngân hàng.

Theo quan điểm QLNS hiện đại, nhân sự được quản lý theo một bộ các quy trình
phối hợp, xuyên suốt sự nghiệp của nhân viên. Ví dụ thường thấy ở các DN trước đây, các
quy trình tuyển dụng, trả lương, đào tạo được xử lý bởi các bộ phận riêng biệt. Nhưng để

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 8


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
đạt được hiệu quả cao trong việc QLNS, cần phải làm mờ đi ranh giới giữa các quy trình
này.

Một ưu điểm lớn của People Soft là tính năng Self-Service giúp nhân viên và cán bộ
quản lý có thể truy cập và tương tác trực tiếp trên hệ thống. Nhân viên có thể truy cập vào
hệ thống để cập nhật hồ sơ của mình, xem bảng lương, tự đánh giá công việc, xem ý kiến
đánh giá của cán bộ quản lý, đưa ra yêu cầu đào tạo cho riêng mình... Cán bộ quản lý có
thể theo dõi quá trình công tác của nhân viên, đánh giá nhân viên trực tuyến, phê duyệt hồ
sơ nhân viên, phê duyệt bảng lương... Vì vậy giúp giảm tải công việc, giảm thủ tục giấy tờ
phát sinh và giảm chi phí cho đơn vị. Thực tế cho thấy chi phí bình quân giảm đáng kể
(65%-76%) trong các đơn vị ứng dụng chức năng Self-Service (Theo Cedar Crestone ROI
Studies, 2006)

3.1.2. ERP - module quản lý tài chính nội bộ

Module Quản lý tài chính nội bộ (QLTCNB) là một cấu phần của dự án ERP, bao
gồm các tính năng: Sổ cái, Tài khoản phải thu, Tài khoản phải trả, Quản lý ngân sách, Tài
sản cố định, Kế toán thuế. Đối với dự án ERP nói riêng và Vietinbank nói chung thì việc
triển khai module QLTCNB là một công việc quan trọng, không chỉ giúp hiện đại hóa
toàn bộ hoạt động quản lý nhà cung cấp và quản lý tài sản vốn được làm thủ công mà còn
là nền tảng cho các ứng dụng phân tích tài chính, tập trung số liệu toàn hệ thống. Sau khi
được triển khai, module sẽ góp phần đáng kể vào việc phân bổ chi phí và cung cấp các
báo cáo hữu ích phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Module QLTCNB bao gồm 7 phân hệ:

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 9


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Hình 3.3 mô hình tích hợp module QLTCNB

- Sổ cái tổng hợp (GL) xử lý các bút toán nhập trực tiếp, tổng hợp số liệu từ sổ chi
tiết, quản lý ngân sách, cung cấp các báo cáo tài chính
- Quản lý công nợ phải trả (AP): quản lý nhà cung cấp, quản lý chi phí, các khoản
thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng phát sinh, các khoản tạm ứng (hoàn
ứng)...
- Quản lý công nợ phải thu (AR): quản lý các khoản phải thu liên quan đến thanh lý
tài sản, thu cổ tức, các khoản phải thu khác (trừ các khoản tạm ứng)
- Quản lý hợp đồng (PO): quản lý kế hoạch vốn sử dụng cho việc mua sắm tài sản,
xây dựng cơ bản hàng năm và các hợp đồng mua sắm, xây dựng cơ bản, cung ứng
dịch vụ...
- Quản lý tài sản (PA): quản lý toàn bộ hệ thống tài sản của ngân hàng, bao gồm việc
mới nhập tài sản, điều chuyển, khấu hao, thanh lý tài sản...
- Quản lý công cụ dụng cụ (CCDC): cho phép quản lý công cụ dụng cụ một cách tập
trung và chi tiết được tới từng phòng/ban nhân viên quản lý công cụ dụng cụ
- Quản lý ấn chỉ quản lý tồn khi, nhập xuất kho ấn chỉ và nguyên vật liệu

Cả 7 phân hệ này đều có mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó phân hệ
GL sẽ là trung tâm của module QLTCNB trong ngân hàng.

Tiêu chí đầu tiên của hệ thống này là quản lý đồng bộ, chặt chẽ và khoa học hơn tất
cả các thông tin chi tiết liên quan tới chi tiêu nội bộ của ngân hàng, hệ thống sẽ thay thế
việc quản lý thiếu tâp trung, thủ công ngoài Incas của Quy trình QLTCNB hiện nay. Để
đạt được tiêu chí đó, hệ thống đòi hỏi phải thay đối quy trình tác nghiệp phù hợp, người
sử dụng phải tuân thủ quy trình chặt chẽ với một khối lượng thông tin đầu vào khá lớn.

Bên cạnh đó, bút toán được sinh ra một cách tự động và được kiểm soát nhiều tầng
thông tin qua quá trình phê duyệt, vì thế hạn chế được những sai sót về định khoản. Tuy
nhiên, với ý nghĩa là một hệ thống phản ánh trung thực nhất các hoạt động kinh tế phát
sinh, hệ thống QLTCNB không cho phép người dùng xóa bất kỳ một bút toán nào đã hạch
toán vào hệ thống. Tất cả những gì mà người sử dụng có thể làm là thực hiện bút toán
hiệu chỉnh. Với đặc điểm này, số liệu kế toán do hệ thống QLTCNB cung cấp luôn có độ
tin cậy cao.
Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 10
Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Mỗi quy trình nghiệp vụ được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, tương ứng với
các nghiệp vụ kế toán cũng được chia thành nhiều cặp bút toán. Để quản lý các cặp bút
toán liên quan trong cùng một doanh nghiệp, hệ thống sử dụng các tài khoản trung gian và
các quy tắc hạch toán ngầm định đảm bảo các cặp bút toán này thống nhất với nhau. Việc
phát sinh giao dịch ở các tài khoản trung gian không làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài
chính của ngân hàng và cán bộ kế toán có thể dựa vào số dư của các tài khoản này để
kiểm tra quy trình tác nghiệp đã được thực hiện đầy đủ chưa.

Hơn nữa, hệ thống QLTCNB cung cấp hệ thống tài khoản đa chiều thông tin ngoài
hệ thống tài khoản mà Bộ tài chính ba hành. Trong hệ thống tài khoản này, người tài
khoản hạch toán có số hiệu Chi nhánh, khối, phòng ban, loại sản phẩm, nhóm khách hàng.
Điều này cho phép hệ thống cung cấp báo cáo chi tiết đến từng Chi nhánh, phòng ban,
theo loại sản phẩm hoặc theo nhóm khách hàng. Có thể nói tính linh hoạt của hệ thống tài
khoản có thể đáp ứng yêu cầu số liệu đầu vào cho tất cả các hệ thống phân tích và quản lý
tài chính của ngân hàng.

Hệ thông QLTCNB không chỉ hoạt động độc lập như một công cụ tài chính kế toán
mà còn được tích hợp với hệ thống Incas, Quản lý tài chính (lập kế hoạch, phân tích tài
chính, phòng ngừa rủi ro), Quản lý thông tin báo cáo, Quản lý nguồn nhân lực và bảng
lương, hình thành nên bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của
vietinbank.

3.2. Vietinbank ERP – Connect

Ra mắt năm 2019, dịch vụ Vietinbank ERP – Connect cho phép kết nối hệ thống
ERP của doanh nghiệp với core banking của Vietinbank. Với dịch vụ này, doanh nghiệp
có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng ngay trên phần mềm kế toán của doanh nghiệp
như chuyển tiền, chi lương, thanh toán, tra cứu số dư và lịch sử giao dịch, thanh toán kết
hợp thấu chi, tài trợ chuỗi cung ứng, chuyển tiền đại lý...

Là một cấu phần quan trọng của kết nối Host to Host, dịch vụ Vietinbank ERP –
Connect không chỉ đơn thuần là kết nối 2 nền tảng giúp khách hàng sử dụng thuận tiện
hơn, dịch vụ Vietinbank ERP – Connect còn giúp mối liên kết giữa ngân hàng và doanh
nghiệp chặt chẽ hơn, tập trung vào việc phân phối sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 11


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
hàng như cập nhật trạng thái thời gian thực về tình hình thu chi, ngân sách, doanh thu, lợi
nhuận, công nợ, các báo cáo tài chính và giám sát dòng tiền chặt chẽ để doanh nghiệp
nắm được tình hình tài chính, qua đó kịp thời phân tích, đánh giá và chủ động đưa ra
những chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp.

Năm 2021 dịch vụ Vietinbank ERP – Connect được triển khai một phiên bản
mới.Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng phương thức giao dịch đồng bộ trên các kênh
phân phối ngân hàng điện tử, dịch vụ Kết nối ERP được bổ sung hơn 27 tính năng, tiện
ích mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, cũng như mức độ tin cậy cao về
chất lượng dịch vụ thông qua đảm bảo vận hành tối ưu. Ngoài nhóm dịch vụ ngân hàng cơ
bản, các nghiệp vụ ngân hàng quan trọng khác dành cho khách hàng doanh nghiệp như:
Tài trợ thương mại, Tiền gửi đầu tư, Quản lý khoản vay đã được mở rộng khả năng đáp
ứng trên kênh dịch vụ, giúp đơn giản hóa công việc hằng ngày của doanh nghiệp, giảm
chi phí giao dịch và nâng cao khả năng kiểm soát dòng tiền của đơn vị. Đây cũng là bước
đi tiên phong của VietinBank so với các ngân hàng trên thị trường hiện chỉ có danh mục
sản phẩm, dịch vụ hạn chế trên kênh tương tự.

Bên cạnh đó, VietinBank ERP-Connect được chuẩn hóa bộ tiêu chuẩn giao thức kết
nối (về thiết kế giao thức kết nối, định dạng dữ liệu, giải pháp mã hóa,…) để đáp ứng các
yêu cầu khắt khe về bảo mật, tính linh hoạt, khả năng mở rộng và mức độ dễ dàng triển
khai. Để dịch vụ có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, trong những năm qua
VietinBank đã không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều đối tác cung cấp giải pháp
phần mềm quản trị doanh nghiệp lớn, uy tín trên thị trường như: MISA, NC9, BRAVO,
FAST, VACOM, 1C, CITECK… và các nhà cung cấp ERP lớn trên thế giới như: SAP,
Oracle… trong việc phát triển sẵn sàng giải pháp kết nối đa phương thức phù hợp với nhu
cầu quản trị điều hành và tác nghiệp của doanh nghiệp.

3.3. Cloudify Bank Feeds – giải pháp quản lý tài chính toàn diện trên điện thoại

Hệ thống Cloudify Bank Feeds chính là tên sản phẩm sau sự hợp tác chiến lược của
Cloudify và Vietinbank nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho các doanh nghiệp.
Theo đó, chỉ với tài khoản Internet banking của Vietinbank, kế toán có thể thao tác trực
tiếp trên nền tảng Cloud ERP để thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán ngân hàng.
Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 12
Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Một số tiện ích nổi bật Cloudify Bank Feeds mang lại cho khách hàng khi có thể
thao tác online ngay trên điện thoại như:

- Quản lý tiền mặt, quỹ ngân hàng


- Chuyển tiền online, chi lương tự động qua ngân hàng Vietinbank online
- Tra cứu thông tin số dư, lịch sử giao dịch
- Quản lý hệ thống tài khoản, các khoản phải thu phải trả
- Báo cáo chi tiết giao dịch ngân hàng

“Chạm là đến” là thông điệp của hệ thống Cloudify Bank Feeds. Chỉ cần thực hiện
cú chạm trên điện thoại, kế toán có thể thực hiện mọi nghiệp vụ mà chẳng cần tới ngân
hàng, tiết kiệm tới 80% thời gian giao dịch. Sử dụng trên mobile, kế toán sẽ hạn chế
90% sai sót khi giao dịch và hạch toán kế toán. Và cũng nhờ các thao tác dễ dàng trên
mobile, kế toán có thể đối chiếu sổ phụ, tra cứu thông tin giao dịch 24/7 đơn giản. Trong
vòng chỉ 5 phút thực hiện trên điện thoại hoặc máy tính, ngay lập tức hệ thống sẽ tự động
ghi nhận số liệu, giảm thiểu đáng kể sự sai sót do nhập dữ liệu trên hai hệ thống như trước
đây. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức cho kế toán mà các cấp quản lý như Kế toán
trưởng hay nhà quản lý, Giám đốc cũng dễ dàng theo dõi, giám sát, phê duyệt nhanh
chóng mọi lúc, mọi nơi. Việc này góp phần giúp doanh nghiệp quản lý tài chính toàn
diện, đồng thời có thể kịp thời xử lý và giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp gặp phải.

3.4. Một số thành công của Vietinbank khi áp dụng ERP

Quy mô phát triển nhanh chóng đã khiến cho vietinbank gặp một số khó khăn khi sử
dụng hệ thống quản lý dữ liệu cũ. Trong số đó có nguy cơ dữ liệu bị lặp do những nghiệp
vụ tài chính phức tạp, quản lý nguồn nhân lực kém hiệu quả do số lượng nhân viên quá
lớn. Hoặc hiệu suất ra quyết định thấp do quy trình phân tích và tập hợp báo cáo từ các hệ
thống tốn nhiều thời gian. Vietinbank lựa chọn triển khai ERP với những công cụ quản lý
đã được tích hợp, giúp quản lý tài chính nội bộ, quản lý nguồn nhân lực và bảng lương...
đem lại hiệu quả rõ rệt. Hệ thống quản trị mới đã giúp công các quản lý kế toán nội bộ
của Vietinbank được tập trung hóa, từ đó chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ kế toán nội bộ.
Cụ thể:

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 13


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank

Bảng 3.1 đánh giá ảnh hưởng của ERP từ năm 2015 – 2019

(nguồn: hệ thống giám sát giao dịch ERP Vietinbank 2015 – 2019)

Theo bảng trên cho thấy, khối lượng chứng từ nội bộ không thay đổi nhiều nhưng số
lượng nhân viên giảm 1,5% dẫn đến năng suất lao động tăng 1,5%. Bên cạnh đó, khối
lượng giao dịch tăng lên gấp 8 lần so với năm bắt đầu chuyển đổi sang hệ thống ERP. Số
giờ nhân viên phải làm báo cáo quản trị rồi gửi về hội sở làm báo cáo hợp nhất giảm về
bằng 0. Với ứng dụng ERP, 162 chi nhánh và đơn vị thành viên của Vietinbank giảm tới
3078 giờ làm báo cáo bởi ERP được xử lý hàng ngày và cuối mỗi tháng,điều này giúp ra
quyết định nhanh chóng, công bố thông tin minh bạch và nâng cao hiệu quả quản trị và uy
tín của Vietinbank.

Bên cạnh đó, dịch vụ Vietinbank ERP – Connect đã được nhiều doanh nghiệp tin
tưởng lựa chọn sử dụng như EVN, Vinatex, Pymepharco, Golden Gate, Xi măng FICO,
Toyota Motors VN, Grab… và được người sử dụng đón nhận, thực sự hài lòng lúc tận
mắt chứng kiến giá tiền doanh nghiệp được tiết hạn chế, luồng làm việc được xuyên suốt,
tự động hóa cũng như tăng cường kết nối trong hệ sinh thái của doanh nghiệp (nhà sản
xuất, đại lý,…). Đây cũng là dịch vụ giúp Vietinbank trở thành dịch vụ ngân hàng duy
nhất lọt Top 10 Sao Khuê 2022 và hai năm liên tiếp đạt giải thưởng Sao Khuê (2021,
2022).

VietinBank còn là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai và ứng dụng thành công
phần mềm quản lý nguồn nhân sự Peoplesoft (PS): Đây là phần mềm QLNS được đánh

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 14


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
giá tốt nhất thế giới hiện nay. Triển khai áp dụng và vận hành thành công PS sẽ là cơ sở
tốt cho việc hiện đại hóa và chuẩn hóa các công tác nhân sự của VietinBank theo thông lệ
thế giới. Từ khi triển khai đến nay, VietinBank đã quản lý và vận hành tốt chương trình,
không ngừng nghiên cứu cải tiến hoàn thiện chương trình, quy trình, dữ liệu và các báo
cáo trên hệ thống nhằm giảm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ. Theo
lộ trình triển khai sắp tới, PS sẽ trở thành “Hệ thống lõi nhân sự”, cung cấp một cách
thống nhất thông tin về cơ cấu tổ chức và thông tin nhân sự cho các hệ thống CNTT khác,
theo đó sẽ giúp đồng nhất việc định danh đối tượng mạng lưới và con người trong các hệ
thống CNTT; giúp tích hợp các báo cáo quản lý dễ dàng hơn và đặc biệt là giảm rủi ro về
định danh người dùng, cấp quyền truy cập theo hồ sơ cán bộ.

KẾT LUẬN
Enterprise Resource Planning (ERP) được đánh giá là một giải pháp quản trị doanh
nghiệp (DN) thành công và đang ngày càng được nhiều DN đưa vào triển khai sử dụng.

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 15


Hệ thống ERP của ngân hàng vietinbank
Với ERP, mọi hoạt động kinh doanh của DN đều được thực hiện trên một hệ thống duy
nhất; từ đó giúp DN theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động và đảm bảo cho DN
phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.

Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam, việc triển khai ERP rộng rãi trên toàn hệ
thống và hướng dẫn thao tác thực hiện đến người sử dụng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho
Ngân hàng, không chỉ dễ dàng cho việc quản lý, theo dõi mà còn cung cấp được số liệu
tổng hợp cho việc phân tích chỉ tiêu và lên các báo cáo tài chính. Từ đó, cán bộ quản lý có
thể theo dõi được các số liệu tổng hợp và có các báo cáo nhanh nhất, chính xác nhất, kịp
thời nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Vân Anh-21EL001-HP”Management Information Systems” Trang 16

You might also like