You are on page 1of 3

BÀI THU HOẠCH

Từ trước đến nay, em không thích học lịch sử cho lắm vì toàn những con số
và chữ khô khan, em chỉ học lịch sử để vượt qua những bài thi, bài kiểm tra trên
lớp cho nên kiến thức về lịch sử Việt Nam của em cũng chỉ là những kiến thức
căn bản. May mắn thay, lên đại học, được học lớp của thầy Sơn, được tạo điều
kiện đi nghiên cứu, học tập thực tế tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, được
nghe các thầy, các cô giảng giải về từng hiện vật trong bảo tàng làm cho em
cảm thấy rất hứng thú và tự hào về quê hương, đất nước của mình. Bảo tàng
Chiến dịch Hồ Chí Minh, nơi đây trưng bày các hiện vật, hình ảnh liên quan đến
cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc bằng Chiến dịch
Hồ Chí Minh toàn thắng. Theo dòng sự kiện lịch sử, vào ngày 25/3/1975, Bộ
Chính trị đã họp, nhận định: Thời cơ chiến lược lớn đã tới. Trong suốt 20 năm
chống Mỹ, cứu nước chưa bao giờ thuận lợi như lúc này; do đó, cần "Nắm vững
thời cơ chiến lược mới, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực
lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không dự
kiến kịp và không kịp trở tay". Lúc bấy giờ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư
Quân ủy Trung Ương đã truyền đạt Nghị quyết Bộ Chính trị mở chiến dịch Hồ
Chí Minh. Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ
chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi, đánh dấu sự kết
thúc của những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ,
đánh dấu sự đoàn tụ của hai miền nam bắc. Chiến tranh
qua đi nhưng đau thương vẫn còn đó, những đứa bé mất
mẹ, mất cha, những người mẹ già mất con, những người
chiến sĩ hy sinh nơi chiến trường chưa được về với vòng
tay gia đình, các vị anh hùng dân tộc vẫn nằm đó trên
đất mẹ quê hương.
Khi tham quan bảo tàng em còn được cô giảng
giải về quyển sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí
Minh, cuốn sổ như một minh chứng lịch sử về
cuộc chiến đấu ác liệt, gay go của dân tộc ta diễn
ra trong 6 ngày đêm ( từ 25/4 đến 1/5/1975), cuốn
sổ ấy không đơn thuần là những trang giấy ghi lại
diễn biến cuộc tiến công mà còn là lịch sử, là
bằng chứng rõ ràng nhất cho giai đoạn hào hùng
trong lịch sử Việt Nam, là xương máu của biết
bao chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh vì Tổ Quốc
thân yêu, vì độc lập, tự do. Được tham quan bảo
tàng em mới cảm thấy sao mà tự hào và yêu
thương đến thế, lúc ấy em mới thấu được câu nói
của Trung úy Quách Minh Sơn: “Tự do, hòa bình không phải dễ. Có được bây
giờ, cố gắng mà giữ” – VTV3. Em thật sự biết ơn những người đã nằm xuống,
những vị anh hùng dân tộc của đất nước, những thương binh, liệt sĩ, những
người mẹ Việt Nam anh hùng đã góp công, góp sức, hy sinh thân mình vì độc
lập, tự do của đất nước, thế hệ chúng em sẽ luôn ghi nhớ công lao của ông cha,
quyết tâm học tập, cố gắng phấn đấu giúp non sông Việt Nam ngay càng giàu

mạnh, vững bền.

You might also like