You are on page 1of 5

CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXH- KHỬ

1. Phương pháp thăng bằng electron


Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại có thể cân bằng được hầu hết các phản ứng oxi hóa - khử. Các bước cân bằng
theo phương pháp này như sau :
Bước 1 : Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng (chỉ nên biểu diễn số oxi hóa của những nguyên tố
nào có sự thay đổi số oxi hóa). Từ đó dựa vào dấu hiệu nhận biết để xác định chất oxi hóa( là chất có số OXH giảm) , chất
khử ( Chất có số OXH tăng) .
Bước 2 : Viết các quá trình oxi hóa ( Là quá trình chất Khử cho e) và quá trình khử ( là quá trình chất OXH nhận e)
và cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử theo nguyên tắc : Tổng số electron mà chất khử nhường
(cho) bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận. Tức là đi tìm bội số chung nhỏ nhất của số electron cho và số electron
nhận, sau đó lấy bội số chung đó chia cho số electron cho hoặc nhận thì được hệ số của chất khử và chất oxi hóa tương
ứng.
Bước 4 : Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào phương trình phản ứng. Sau đó chọn hệ số thích hợp cho các chất
còn lại trong phản ứng.
Ví dụ 1 : Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử đơn giản, không có môi trường

Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử

Chất oxi hóa : (trong Fe2O3)

Chất khử :
Bước 2 : Viết các quá trình oxi hóa, khử

(quá trình khử)

(quá trình oxi hóa)

● Chú ý : Khi chất oxi hóa (khử) có chỉ số lớn hơn 1 trong phân tử thì phải thêm hệ số (bằng chỉ số trong phân tử) vào

quá trình khử (oxi hóa) tương ứng. Ở ví dụ trên : , có chỉ số là 2 trong phân tử tương ứng Fe 2O3, H2 do vậy cần
thêm hệ số 2 vào quá trình khử, oxi hóa.
Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử
Bội số chung nhỏ nhất (BSCNN) = 6 do đó hệ số mỗi quá trình như sau :

3
Bước 4 : Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào phương trình :
Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O
Ví dụ 2 : Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử trong đó chất oxi hóa (khử) còn có vai trò làm môi trường

a.
b. KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
a. Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử

Chất oxi hóa : (trong H2SO4)


Chất khử:
Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :

(quá trình oxi hóa )

(quá trình khử)


Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử

3
Bước 4 : Đặt hệ số các chất vào phương trình :
Do H2SO4 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là môi trường (tạo muối) nên hệ số của nó trong phương
trình không phải là hệ số của quá trình khử mà phải cộng thêm phần tham gia làm môi trường (cộng thêm phần tham gia
tạo muối). Vì vậy trong những phản ứng dạng này, ta thường đặt hệ số vào phương trình theo thứ tự sau :
Chất khử Sản phẩm oxi hóa Sản phẩm khử Axit (H2SO4, HNO3) Nước.

b. Bước 1 : Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử

Chất oxi hóa : (trong KMnO4)

Chất khử : (trong HCl)


Bước 2 : Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử :

(quá trình oxi hóa )

(quá trình khử)


Bước 3 : Tìm hệ số cho hai quá trình oxi hóa và khử

2
Bước 4 : Đặt hệ số các chất vào phương trình :
Do HCl vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là môi trường (tạo muối) nên hệ số của nó trong phương trình
không phải là hệ số của quá trình oxi hóa mà phải cộng thêm phần tham gia làm môi trường (cộng thêm phần tham gia
tạo muối). Vì vậy trong những phản ứng dạng này, ta thường đặt hệ số vào phương trình theo thứ tự sau :
Chất oxi hóa Sản phẩm khử Sản phẩm oxi hóa Các kim loại còn lại (K) Chất khử (HCl, HBr)
Nước.
2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Dạng 1.1: Phản ứng oxi hóa – khử đơn giản


Câu 4. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2. (3) Al + Fe2O3 Fe + Al2O3.
(2) N H3 + Cl2 → N2 + HCl. (4) H2S + O2 SO2 + H2O.

2N-3 -> N2 +2.3e 1


( C. khử) và qt trên là qt OXH
Cl2 +2.1e -> 2Cl-1 3
(C.OXH) và qt trên là qt khử
2N H3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.

Dạng 1.2: Phản ứng oxi hóa - khử có môi trường


- Phản ứng oxi hóa – khử có môi trường là phản ứng oxi hóa – khử trong đó có nguyên tố một phần thay đổi
SOH, một phẩn không thay đổi tạo môi trường.
- Một số dạng phản ứng oxi hóa khử có môi trường thường gặp:
(1) Kim loại + HNO3/H2SO4 đặc → Muối + sp khử + H2O

Thứ tự cân bằng: Muối → kim loại →sp khử HNO3/H2SO4 H2O
(2) MnO2/KMnO4/KClO3/K2Cr2O7 + HCl → Muối clorua + Cl2 + H2O
Thứ tự cân bằng: MnO2/KMnO4/….. → muối clorua → Cl2 HCl H2O
Câu 5. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + H2O.
(2) Al + H2SO4 đặc Al2(SO4)3 + SO2 + H2O.
(3) Mg + H2SO4 đặc MgSO4 + S + H2O.
(4) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(5) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
(6) Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
(7) Zn + HNO3→ Zn(NO3)2 + N2 + H2O
(8) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
(9) K Mn O4 + H Cl → KCl + Mn+2 Cl2 + Cl20 + H2O.
+7 -1

( C. OXH) ( C. K)

(Mn+7 + 5e -> Mn+2 ) .2 -> qt khử

(2Cl-1 -> Cl20 +2e ).5 -> qt ÕXH

2K Mn+7 O4 + 16H Cl-1 → 2KCl + 2Mn+2 Cl2 + 5Cl20 + 8H2O.

2K Mn+7 O4 + 16 H Cl-1 → 2KCl + 2Mn+2 Cl2 + 5Cl20 + 8H2O.

(10) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.


(11) Fe3 +8/3 O4 + HN+5 O3 → Fe(NO3)3 + N+2 O + H2O.
(3 Fe+8/3 -> 3Fe+3 +3. 1/3 e ) .3
( N+5 +3e -> N+2) . 1
3Fe3 O4 + 28HN O3 → 9 Fe(NO3)3 + N O + 14H2O.

(12) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Dạng 1.3: Phản ứng oxi hóa – khử có nhiều nguyên tố tăng số oxi hóa
Câu 6. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
(2) CuFeS2 + O2 CuO + Fe2O3 + SO2
(3) Fe+2 S2-1 + HN+5 O3 Fe+3 (NO3)3 + H2 S+6 O4 + N+4 O2 + H2O
( Chất khử) ( C. OXH )
(Fe S2 -> Fe+3 + 2 S+6 + 15e ).1
(N+5 + 1e -> N+4) .15
Fe S2 + 18 HN O3 Fe (NO3)3 + 2H2 S O4 + 15N O2 + 7H2O

(4) FeS + HNO3 Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O


(5) FeS + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
(6) Cu2S + FeS2 + HNO3 → CuSO4 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O

Chú Ý : Trong các muối sunfua nguyên tử S có số OXH =-2 trừ quặng pirit FeS2 thì S=-1

Dạng 1.4: Phản ứng oxi hóa – khử có điều kiện


Câu 7. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) Al + H N+5 O3 Al(NO3)3 + N+2 O + N2+1 O + H2O ( VNO : VN2O = 3 : 1)

(N+5 +3e -> N+2 ) .3


(2N+5 +2.4e -> 2N+1 ).1

(5 N+5 + 17e -> 3N+2 + 2N+1 ) .3


(Al0 -> Al +3 + 3e ).17

17 Al + 66 H N O3 17 Al(NO3)3 + 9N O + 3N2 O + 33H2O ( VNO : VN2O = 3 : 1)

(2) Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 3 : 2)


(3) Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 2 : 3)
(4) Zn + HNO3 Zn(NO3)2 + NO + N2O + H2O ( nNO : nN2O = 1 : 3)

Dạng 1.5: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử và phản ứng tự oxi hóa – khử
✧ Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là phản ứng oxi hóa – khử có các nguyên tố thay đổi số oxi hóa nằm
trong cùng một phân tử. Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử thường là các phản ứng nhiệt phân

Câu 8. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) 2 K Cl+5 O3-2 2K Cl
-1
+ 3 O20 (3) Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2

Cl+5 : Chất OXH


O-2 : chất khử

(Cl+5 + 6e -> Cl-1 )2


6O-2 -> 3O2 + 12e
(2) KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (4) AgNO3 Ag + NO2 + O2
✧ Phản ứng tự oxi hóa – tự khử là phản ứng oxi hóa – khử trong đó chỉ có 1 nguyên tố thay đổi số oxi hóa.
Câu 9. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(2) 3Cl2 + 6 KOH  5KCl + KClO3 + 3H2O
Cl -> Cl+5 + 5e
(Cl + 1e -> Cl-1 ).5

(3) 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O

Dạng 1.6: Phản ứng oxi hóa – khử tổng quát (có hệ số chữ)
Câu 10. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) M + 2nHNO3 M(NO3)n +n NO2 +n H2O
(M -> Mn+ +ne) .1 ( nguyên tố nhường e thì số e nhường = số OXH sau – Số OXH trước)
(N + 1e -> N ) .n ( nguyên tố nhận e thì số e nhận = số OXH trước – Số OXH sau)
+5 +4

(2) FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O


(3) FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
(4) Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Dạng 1.7: Phản ứng oxi hóa – khử phức tạp


Chú ý:Để cân bằng các phản ứng này thường phải kết hợp với phương pháp đại số.
Câu 11. Cân bằng các phương trình hóa học sau:

(1) 5Na2S+4 O3 + 2KMn+7 O4 +x NaHSO4 → yNa2SO4 + K2SO4 + 2Mn+2 SO4 + H2O


BT Na -> 5.2 + x = 2y
Bt S -> 5 + x = y + 1+ 2 -> x= 6 và y= 8

(S+4 -> S+6 + 2e ).5


(Mn +7 + 5e -> Mn+2)2

5Na2S+4 O3 + 2KMn+7 O4 + 6NaHSO4 → 8Na2SO4 + K2SO4 + 2Mn+2 SO4 + 3H2O

(2) Fe(NO3)2 + H2SO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O


(3) Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O

You might also like