You are on page 1of 3

Vấn đề số 5: Cloisonné xứ Trung Hoa

Kỹ thuật Cloisonné hay theo tiếng Việt là Pháp lam của người Trung Quốc được biết
đến như là một báu vật của nền nghệ thuật Trung Hoa trong hơn 600 năm qua và đã tồn tại
từ thời nhà Minh. Cloisonné hay kim loại tráng sứ của của người Trung được tạo ra bằng
cách tráng một lớp sứ lên trên bề mặt kim loại như đồng thau và trên các đồ vật từ kim loại
như lư đồng, ấm, hoặc các đồ vật khác. Màu của lớp sứ là do các oxide kim loại (chủ yếu là
cobalt oxide), thứ thường được biết đến với màu xanh nổi bật, và màu xanh ấy có nguồn gốc
từ các hợp chất của cobalt.

5-1 Co2+ phản ứng vời kiềm tạo ra kết tủa xanh (1), kết tủa này lại dễ bị oxid hóa (2). Sản
phẩm của sự oxid hóa được cho phản ứng với hydrochloric acid lại cho ra khí có màu vàng
ngả xanh(3). Viết phương trình của các phản ứng từ (1) đến (3).

5-2 Cobalt dichloride có thể phản ứng với ammonia ở nhiều điều kiện khác nhau và tùy từng
điều kiện sẽ cho ra bốn phức chất với bốn màu sắc khác nhau: A. CoCl3·6NH3(cam), B.
CoCl3·5NH3(đỏ tím), C. CoCl3·4NH3(tím), D. CoCl3·3NH3(xanh lá). Khi cho vào một lượng
AgNO3 (aq), tỉ lệ Ag+ được sử dụng đối với A, B, và C là 3:2:1, còn D thì không phản ứng.
Trình bày công thức cấu tạo của A, B, C, và D dựa trên khung sườn là các hình cầu ngoại/nội
tiếp.

Khi hòa tan CoCl2 trong dung dịch HCl đậm đặc thì xảy ra sự thay đổi màu sắc mà sự
thay đổi này gắn với sự thay đổi nhiệt độ:

5-3-1 Xác định phổ hấp thụ được biểu diễn ở Hình 5.1, phổ nào phù hợp với cân bằng của
dung dịch khi ở nhiệt độ cao?
(a) I (b) II
Hình 5.1 Phổ hấp thụ của dung dịch [Co(H2O)6]2+ và [CoCl4]2−
5-3-2 Biểu diễn cấu hình electron phân lớp d tương ứng của ion cobalt trong hai ion phối
trí có hai màu sắc khác nhau.

5-3-3 các hợp chất/ion phối trí có tính thuận từ khi bản thân nó có chứa các cặp electron
chưa liên kết, và ứng với đó là sự xuất hiện của đại lượng moment từ (μ) được tính toán dựa
trên công thức với n is là số cặp electron chưa liên kết. Hãy xác định giá
trị μ của ion [Co(H2O)6]2+.

Đặt một dĩa bằng nhôm mà bản thân nó đã được bao phủ bởi chính lớp oxide của nó
vào dung dịch cobalt nitrate pha loãng sau một thời gian, sau đó lấy dĩa ra và đốt nó dưới
ngọn lửa của đèn đốt Bunsen trong vài phút thì ta thu được một lớp chất màu xanh. Chất
màu xanh vừa ban nãy thu được được biết với tên gọi là xanh cobalt, với công thức CoAl2O4
cùng với cấu trúc mạng tinh thể dạng spinel. Và công thức của mạng tinh thể này được biểu
diễn ở dạng AB2O4, biết rằng nguyên tử oxygen trong mạng nằm ở các nút của lập phương,
và cation A nằm trong các hốc tứ diện được tạo ra bởi các ion của oxygen, trong khi cation
B lại nằm ở các hốc bát diện, tham khảo ảnh 5.2.
Ảnh 5.2 Cấu trúc của mạng spinel AB2O4
5-4 Chọn câu đúng trong các phát biểu sau khi nói về mối quan hệ giữa màu xanh được tạo
thành và vị trí của các cation.
(a) Co2+ có trường tứ diện.
(b) Co2+ có trường bát diện.
(c) Al3+ có trường tứ diện.
(d) Al3+ có trường bát diện.

You might also like