You are on page 1of 10

CHƯƠNG 6

CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IVA

Câu 1: Từ C đến Pb trong nhóm cacbon, khả năng thu thêm electron để đạt đến cấu hình
electron bền của khí hiếm là:
A. giảm dần
B. tăng dần
C. không biến đổi
D. biến đổi không tuần hoàn
Câu 2. Kim cương và than chì là các dạng:
A. đồng hình của cacbon
B. đồng vị của cacbon
C. thù hình của cacbon
D. đồng phân của cacbon
Câu 3. Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp
thụ là
A. đồng(II) oxit và mangan (IV) oxit
B. đồng(II) oxit và magie oxit
C. đồng(II) oxit và than hoạt tính
D. than hoạt tính
Câu 4: Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí.
D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4.
Câu 5: Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính
A. tính khử. 
B. tính oxi hóa.
C. vừa khử vừa oxi hóa. 
D. không thể hiện tính khử và oxi hóa.
Câu 8: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi,
độc). X là khí nào sau đây?
A. CO2.  B. CO.  C. SO2.  D. NO2.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Cacbon nằm ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là 1s2 2s2 2p2.
(3) Cacbon là nguyên tử kim loại.
(4) Nguyên tử cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác.
Ngoài ra, trong một số hợp chất nguyên tử cacbon còn có cộng hoá trị hai.
(5) Các số oxi hoá của cacbon là -4, 0, +2 và +4.
Số phát biểu đúng là
A. 4.  B. 5.  C. 2.  D. 3.
Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng:
A. CO là oxit axit.  B. CO là oxit trung tính.
C. CO là oxit bazơ.  D. CO là oxit lưỡng tính.
Câu 5: Với điều kiện phản ứng có đủ, chất nào tác dụng được với cacbon trong số các chất sau:
H2, Ca, Ne, O2, CO2, HNO3, HCl, ZnO?
A. H2, Ca, Ne, ZnO B. O2, Ca, CO2, HCl
C. ZnO, HNO3, O2, Ca D. H2, Ca, O2, CO2, HNO3, ZnO
Câu 6. Thành phần của nước đá khô là:
A. Nước để lạnh ở 0 0C. B. CO2 ở trạng thái rắn.
C. CO ở trạng thái rắn. D. N2 ở trạng thái rắn
Câu 7. Người ta dùng nước đá khô để bảo quản thi hài vì lý do nào sau đây?
A. Nước đá khô có độ lạnh sâu B. Nước đá khô không bị nóng chảy mà bị thăng hoa
C. Nước đá khô giữ ẩm tốt D. Nước đá khô rẻ hơn nước đá thường.
Câu 1. Tại sao Cacbon không có tính kim loại như thiếc, chì mặc dù lớp electron hóa trị của các
nguyên tử nguyên tố đó tương tự như nhau?
A. Vì bán kính của nguyên tử cacbon lớn hơn bán kính nguyên tử của thiếc, chì.
B. Vì năng lượng liên kết của electron hóa trị (ở lớp ngoài cùng) của cacbon lớn hơn của thiếc và
chì.
C. Vì năng lượng ion hóa của cacbon nhỏ hơn của thiếc và chì.
D. Vì electron hóa trị của các cacbon rất dễ tách ra khỏi nguyên tử C để hình thành cation.
Câu 2. Cacbon có các mức oxi hóa +4, -4 là do nguyên nhân nào sau đây :
A. Có 4 eletron hóa trị ở lớp ngoài cùng là 2s22p2, hai electron của AO- 2s đã ghép đôi, còn hai
electron của AO- 2p chưa ghép đôi.
B. Có một electron 2s chuyển lên mức năng lượng cao hơn 2p để hình thành cấu hình electron
2s12p3.
C. Có hai electron độc thân tham gia liên kết.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Dãy các chất nào sau đây là hợp chất của cacbon
A. Nước đá khô, khí cacbonic, sô đa, đất đèn, đá vôi, băng cháy, photgen, amoni fomiat.
B. Nước đá khô, khí cacbonic, sô đa, đất đèn, đá vôi, amoniac, hiđroxianua.
C. Nước đá khô, khí cacbonic, sô đa, đất đèn, đá vôi, hidrosunfua, hiđroxianua.
D. Nước đá khô, khí sunfuarơ, sô đa, đất đèn, đá vôi, băng cháy, photgen, amoni fomiat.
Câu 4. Đồng vị phóng xạ của nguyên tử cacbon là:
A. 12C B. 14C C. 11
C D. 13C
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Từ C đến Pb, khả năng tạo thành số oxi hoá +4 giảm dần .
B. Từ C đến Pb thì tính oxi hoá của hợp chất +4 tăng dần, tính khử của hợp chất +2 giảm dần.
C. Từ C đến Pb tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
D. Từ C đến Pb tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Tinh thể kim cương thuộc hệ lập phương tâm mặt.
B. Kim cương là mạng lưới tinh thể nguyên tử.
C. Kim cương có tỉ khối rất lớn và cứng nhất trong số tất cả các chất có trong tự nhiên.
D. Trong tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hoá sp2
Câu 7. Loại than mỏ già nhất về mặt địa chất có hàm lượng cacbon lớn nhất là loại nào sau đây:
A. Than đá B. Than antraxit C. Than nâu D. Than bùn
Câu 8. Chất nào sau đây rất độc, được dùng làm bom ngạt trong chiến tranh:
A. Cacbon đioxit B. Cacbon oxit C. Photgen D. Khí sunfurơ
Câu 9. Khí CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây?
A. Cháy do xăng dầu B. Cháy nhà cửa, quần áo
C. Cháy Mg hoặc Al D. Cháy do khí ga
Câu 10. Người ta dùng khí nào sau đây để tạo ga cho nước giải khát?
A. Khí CO B. Khí CO2 C. Khí N2 D. Khí O2.
Câu 7. Trong củ sắn tươi có chứa một lượng nhỏ chất nào sau đây làm cho củ sắn bị đắng?
A. NaCN B. HCN C. KSCN D. KCN
Câu 16: Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch NaOH nóng chảy tạo thành silicat. SiO 2
thuộc loại oxit
A. axit B. trung tính C. bazơ D. lưỡng tính
Câu 14: Silic có thể phản ứng được với những chất nào sau đây?
A. F2, Ne, O2, Ca B. Cl2, Mg, Fe, HNO3.
C. NaOH, F2, O2, Ca D. NaOH, F2, O2, Ca, H2SO4.
Câu 15: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây?
A. HCl, HF B. NaOH, KOH C. Na2CO3, KHCO3 D. BaCl2, AgNO3
Câu 17: H2SiO3 dễ tan trong dung dịch kiềm tạo muối silicat, chỉ có silicat kim loại kiềm tan
được trong nước, dung dịch đậm đặc của những chất nào dưới đây gọi là thuỷ tinh lỏng?
A. Na2SiO3 và K2SiO3 B. Na2SiO3 và CaSiO3
C. CaSiO3 và BaSiO3 D. CaSiO3 và BaSiO3
Câu 22: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản
xuất nào dưới đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ) B. sản xuất xi măng
C. sản xuất thuỷ tinh D. sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 13: Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào dưới đây ?
A. Na2SiO3.           B. H2SiO3. C. HCl.           D. HF.
Câu 15: Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp ?
A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO B. SiO2 + 2C → Si + 2CO
C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si D. SiH4 → Si + 2H2
Câu 14: Điều nào sau đây là sai ?
A. Silicagen là axit silixic khi bị mất nước.
B. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.
C. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm và amoni).
D. Thủy tinh lỏng là dung dịch muối của axit silixic.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây là sai ?
A. SiO2 + 2C → 2CO + Si B. SiO2 + 4HCl→ SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si
Câu 4. Những nhận định nào sau đây về silic là sai?
A. 2 2
Silic có cấu hình lớp electron hoá trị là 3s 3p

B. 3
Silic có trạng thái hoá trị bền tương ứng với kiểu lai hoá sp

C. Silic có trạng thái hoá trị bền tương ứng với Với trạng thái lai hoá sp2 và sp
D. Silic có các mức oxi hoá: - 4, 0, + 4.

CHƯƠNG 7. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VA

Câu 1. Nhận định nào sau đây về các nguyên tố nhóm VA là không đúng?
A. Từ N đến Bi độ bền của số oxi hoá +3 tăng lên nhưng độ bền của số oxi hoá +5 lại giảm dần
B. Từ N đến Bi tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần
C. N và P là nguyên tố phi kim điển hình
D. As, Sb là nguyên tố kim loại
Câu 2. Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Dùng phương pháp dời nước
D. Nhiệt phân HNO3
Câu 3. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết
D. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền vững.
Câu . Phản ứng nào sau đây xảy ra ở nhiệt độ thường?
A. N2 + O2 → 2NO B. N2 + 3H2 → 2NH3

C. 3Ca + N2 → Ca3N2. D. 6Li + N2  2Li3N

Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, nitơ được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng B. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O.

C. 2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl. D. NH4NO2 N2 + 2 H2O

Câu 6. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. Đun nóng Mg với dd HNO3 loãng.
Câu 7. Tính bazơ của NH3 là do :
A. Nguyên tử nitơ trong NH3 còn cặp e tự do.
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong H2O.
D. NH3 tác dụng với H2O tạo NH4OH.
Câu 8. Điều nào sau đây về phân tử NH3 là không đúng?
A. Phân tử NH3 có cấu tạo dạng hình chóp, đáy là tam giác đều.
B. Trong phân tử NH3, nguyên tử nitơ ở trạng thái lai hoá sp3.
C. NH3 ít tan trong nước.
D. NH3 có cấu tạo không đối xứng nên là phân tử có cực.
Câu 9. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch nào sau đây:
A. NaCl, CaCl2 C. CuCl2, AlCl3.
B. KNO3, K2SO4 D. Ba(NO3)2, AgNO3.
Câu 10. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?

A. NH4Cl NH3 + HCl

B. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2

C. NH4NO3 NH3 + HNO3

D. NH4NO2 N2 + 2 H2O
Câu 11. Khí nào sau đây được gọi là “khí vui”
A. NO B. NO2 C. N2O D. NH3
Câu 12. Quá trình tạo thành khói mù quang hoá là do tác dụng của các chất nào sau đây?
A. NH3 , hiđrocacbon B. H2S, SO2 C. O2; O3 D. NOx, hiđrocacbon
Câu 13. Cho khí nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra hai muối?
A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5
Câu 14. Khí nào sau đây khi tác dụng với nước đều tạo thành 2 axit: Axit nitrơ (HNO 2) và axit
nitric (HNO3)?
A. NO và NO2 B. NO2 và N2O4 C. N2O và NO D. NO2 và N2O5
Câu 15. Cho các phản ứng sau:
1. HNO2 + NaOH → NaNO2 + H2O

2. 2HNO2 + 2HI  2NO +I2 + H2O

3. 5HNO2 + 2KMnO4 + 5H2SO4  2MnSO4 + 5HNO3 + K2SO4 + 3H2O

4. 2HNO2 + Ba(OH)2 → Ba(NO2)2 + 2H2O


Các phản ứng chứng minh axit nitrơ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là:
A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 4 D. 2 và 3
Câu 16. Những chất nào sau đây có thể hoà tan được cả vàng và platin?
A. Axit nitric B. axit sunfuric đặc nóng
C. Nước cường thủy D. axit clohidric
Câu 17. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế axit nitric bằng cách nào sau đây?
A. KNO3 (rắn) tác dụng với H2SO4 (đặc) B. N2O3 + H2O
C. NO2 + H2O D. N2O5 + H2O
Câu 18. Muối nitrat có giá trị đối với thực tế là KNO3 hay còn gọi là diêm tiêu. Diêm tiêu dùng
để chế tạo thuốc nổ đen. Thuốc nổ đen gồm những hóa chất nào sau đây?
A. KNO3, C và O2 B. KNO3, S và O2 C. KNO3, P, O2 D. KNO3, S và C
Câu 19. Photpho có 3 dạng thù hình là: photpho trắng, photpho đỏ và photpho đen. Những nhận
định nào sau đây về photpho là không đúng?
A. Photpho trắng rất độc, liều lượng làm chết người là 0,1g.
B. Photpho trắng có cấu trúc gồm các phân tử P4 liên kết nhau bằng lực Vander Walls.
C. Photpho đỏ ở dạng polime (-P-)n, không độc.
D. Photpho đen: cũng tồn tại ở dạng polime (-P-)n, rất độc.
Câu 20. Photpho hoạt động hơn nitơ là vì lý do nào sau đây?
A. Độ âm điện của photpho nhỏ hơn của nitơ.
B. Nitơ tồn tại dạng N2 và photpho tồn tại dạng P4.
C. Liên kết P-P trong P4 kém bền hơn nhiều so với liên kết N-N trong N2.
D. Nguyên tử khối của photpho lớn hơn nguyên tử khối của nitơ.
Câu 21. Chất nào bị oxi hoá chậm và phát quang màu lục nhạt trong bóng tối ?
A. P trắng B. P đỏ C. PH3 D. P2H4
Câu 22. Trong diêm, photpho đỏ có ở đâu ?
A. Thuốc gắn ở đầu que diêm.
B.Thuốc quẹt ở vỏ bao diêm.
C. Thuốc gắn ở đầu que diêm và thuốc quẹt ở vỏ bao diêm.
D. Trong diêm an toàn không còn sử dụng photpho do nó độc.
Câu 23. Hai khoáng vật chính của photpho là :
A. Apatit và photphorit. B.Photphorit và cacnalit.
C. Apatit và đolomit. D.Photphorit và đolomit.
Câu 24. Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng sau :

A. 3P + 5HNO3 + 2H2O  3H3PO4 + 5NO

B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  2H3PO4 + 3CaSO4 

C. 4P + 5O2  P2O5 và P2O5 + 3H2O  2H3PO4

D. 2P + 5Cl2  2PCl5 và PCl5 + 4H2O  H3PO4 + 5HCl

Câu 25. Kẽm photphua được ứng dụng dùng để


A. làm thuốc chuột B. thuốc trừ sâu C. thuốc diệt cỏ dại D. thuốc
nhuộm
Câu 26. Hiện tượng “ma chơi” là do phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Do đốt cháy photpho gây ra.
B. Do một lượng nhỏ điphotphin trong photphin PH3 tự bốc cháy.
C. Do oxi hoá chậm photpho trắng trong điều kiện thiếu không khí.
D. Do oxi hoá chậm photpho đỏ trong điều kiện thiếu không khí.
Câu 27. Axit nào sau đây là axit 2 nấc (2 lần axit)?
A. H3PO4 B. H3PO3 C. HPO3 D. H4P2O7
Câu 28. Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Asen là một kim loại điển hình
B. Bi là nguyên tố kim loại điển hình.
C. Asen là nguyên tố có độc tính cao, thuộc nhóm các chất gây ung thư.
D. Khác với asen, antimon và bitmut không độc.

You might also like