You are on page 1of 6

BÀI THỰC HÀNH FOXPRO

Bài tập 1:
Xét bài toán quản lý việc sử dụng điện của các hộ gia đình thông qua các Phiếu sử dụng điện với cấu
trúc như sau:
HOTEN C 30 Họ tên chủ hộ
MACT C 10 Mã công tơ
MACN C 10 Mã chi nhánh cung cấp điện
THANG N 2 0 Tháng
NAM N 4 0 Năm
CSD N 5 0 Chỉ số công tơ đầu tháng
CSC N 5 0 Chỉ số công tơ cuối tháng
SSD N 3 0 Số điện sử dụng trong tháng
STPT N 7 0 Số tiền phải trả trong tháng
Yêu cầu:
1. Tạo tệp dữ liệu với cấu trúc đã xây dựng.
2. Nhập tối thiểu 5 bản ghi cho tệp
(Chú ý: chỉ nhập dữ liệu đến trường CSC-chỉ số côngtơ cuối tháng, không nhập dữ liệu cho 2 trường
SSD-số điện sử dụng và ST-số tiền phải trả.)
3. Thêm trường DM N 3 0 (ghi định mức sử dụng điện trong một tháng) vào sau
trường NAM và dùng lệnh APPEND để nhập giá trị trên trường này cho các bản ghi.
4. Nhập thêm 2 bản ghi với giá trị tự chọn vào cuối tệp.
5. Xem lại các bản ghi của tệp. Xác định vị trí bản ghi hiện thời
6. Tính SSD-số điện sử dụng cho mỗi phiếu. Kiểm tra kết quả của việc tính.
7. Tính ST-số tiền phải trả cho mỗi phiếu, biết rằng đơn giá sử dụng điện được tính như sau:

700đ cho mỗi Kw trong định mức


Đơn giá= 1500đ cho mỗi Kw vượt định mức từ 100Kw trở xuống
2500đ cho mỗi Kw vượt định mức trên 100 Kw
Kiểm tra kết quả của việc tính.
8. Tạo một tệp CSDL mới với tên tự đặt để quản lý các phiếu điện của chi nhánh có mã 'CN01'.
Kiểm tra kết quả.
9. Hiển thị lên màn hình các phiếu điện trong tháng 2 năm 2011 của chi nhánh có mã 'CN01'.
10. Hiển thị lên màn hình bản ghi số hiệu 5.
11. Hiển thị lên màn hình số điện sử dụng và số tiền phải trả của 5 bản ghi đầu tiên.
12. Hiển thị lên màn hình số điện sử dụng và số tiền phải trả của 5 bản ghi cuối cùng.
13. Sửa lại giá trị trên trường MCN của bản ghi số hiệu 10 thành 'CN01'
14. Đánh dấu xoá các bản ghi có số sử dụng <10.
Sau đó hiển thị lên màn hình các bản ghi trong tệp bằng cả hai lệnh List và Browse rồi quan sát
sự khác nhau giữa các bản ghi bị đánh dấu xoá và các bản ghi không bị đánh dấu xoá.
15. Phục hồi các bản ghi trên.

1
16. Xem lại cấu trúc của tệp.
17. Sắp xếp các Phiếu sử dụng điện trong tháng 2 năm 2011 theo thứ tự tăng dần của số điện sử
dụng và cho xem kết quả
18. Sắp xếp các Phiếu sử dụng điện theo thứ tự Alphabet của Mã chi nhánh, cùng mã chi nhánh,
sắp xếp theo thời gian và cho xem kết quả.
19. Đếm số phiếu có SSD vượt định mức.
20. Đếm số phiếu có SSD vượt định mức của chi nhánh 'CN01' trong quí 1 năm 2010.
21. Tính tổng số tiền thu được từ chi nhánh có mã 'CN02' trong tháng 8 năm 2010
22. Tính số điện sử dụng bình quân trong một tháng năm 2010 của hộ gia đình có mã côngtơ là
'CT01'.
23. Tính số tiền thu được trong tháng 3 năm 2011 của từng chi nhánh.
24. Hiển thị lên màn hình các phiếu điện có số sử dụng vượt định mức trên 100 số của tất cả các
chi nhánh.
25. Tính tổng số sử dụng vượt định mức của chi nhánh có mã 'CN01'.
26. Hiển thị lên màn hình 3 phiếu điện có số sử dụng cao nhất.
Hiển thị lên màn hình mã của 2 chi nhánh có số tiền thu được cao nhất.
Bài 2: Để quản lý lương của các cán bộ tại một đơn vị, người ta sử dụng tệp CSDL QLLCB.DBF với
cấu trúc sau:
STT N 2 0 Số thứ tự
HODEM C 25 - Họ đệm
TEN C 8 - Tên
MPCT C 10 - Mã phòng công tác
MCV C 10 - Mã chức vụ
NS D 8 - Ngày sinh
NAM L 1 - Nam/Nữ
HSL N 4 2 Hệ số lương
NLL D 8 - Ngày lên lương
PCAT N 6 0 Phụ cấp ăn trưa
BHXH N 6 0 Trừ bảo hiểm xã hội
BHYT N 6 0 Trừ bảo hiểm y tế
TSTDL N 7 0 Tổng số tiền được lĩnh trong tháng
1. Tạo tệp dữ liệu với cấu trúc đã xây dựng.
2. Nhập tối thiểu 10 bản ghi cho tệp (Chú ý: chỉ nhập dữ liệu đến trường NLL, không nhập dữ liệu
cho 4 trường sau cùng)
3. Đóng tệp.
4. Mở tệp và xem lại cấu trúc của tệp.
5. Xem lại các bản ghi của tệp.
6. Xem HODEM, TEN, MPCT của các cán bộ nam
7. Xem HODEM, TEN, MPCT của các cán bộ nam thuộc phòng có mã ‘P01’
8. Xem HODEM, TEN, MPCT của các cán bộ nữ sinh sau năm 1980
9. Xem HODEM, TEN, MPCT của các cán bộ sinh tháng 3

2
10. Xem HODEM, TEN, MPCT của các cán bộ về hưu trong năm 2012 (Biết rằng: tiêu chuẩn về hưu
là: nam tính đến tuổi 60, nữ tính đến tuổi 55)
11. Xem 3 bản ghi đầu tiên trong tệp.
12. Xem 3 bản ghi cuối cùng trong tệp.
13. Xem bản ghi số hiệu 3
14. Tạo tệp LL2012 để lưu bản ghi của các cán bộ được lên lương trong năm 2012.
(Biết rằng: - Nếu HSL<3 thì 3 năm được lên lương một lần;
- Nếu HSL>=3 thì 4 năm được lên lương một lần).
15. Mở tệp LL2012 và cho xem họ tên và mã phòng của các cán bộ được lên lương trong năm 2012
16. Mở lại tệp QLLCB.
17. Sửa giá trị của bản ghi số hiệu 3 trên trường MPCT thành ‘P01’
18. Tính PCAT, BHXH, BHYT, và TSTDL cho từng cán bộ theo công thức:
- PCAT = 800.000 - BHYT = 1% Lương chính
- BHXH = 5% Lương chính - Lương chính = 830.000 x HSL
- TSTDL = Lương chính + PCAT - BHXH - BHYT
19. Chép tệp QLLCB thành tệp QLLCBX.
20. Mở tệp QLLCBX.
21. Thêm vào cuối tệp hai bản ghi trống
22. Đánh dấu xoá các bản ghi trống vừa thêm.
23. Xoá hẳn các bản ghi này
24. Đánh dấu xoá bản ghi số hiệu 3.
25. Đánh dấu xoá 3 bản ghi cuối cùng.
26. Phục hồi lại bản ghi số 3
27. Xoá hẳn 3 bản ghi cuối cùng.
28. Xoá tất các bản ghi của tệp QLLCBX.
29. Mở lại tệp QLLCB.
30. Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự TSTDL tăng dần. Hiển thị kết quả sắp xếp.
31. Mở lại tệp QLLCB . Sắp xếp các bản ghi của phòng ‘P01’ theo thứ tự HSL giảm dần.
32. Mở lại tệp QLLCB. Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự Alphabet của MPCT, cùng MPCT sắp
xếp theo thứ tự TSTDL tăng dần.
33. Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự Alphabet của MPCT, cùng MPCT sắp xếp theo thứ tự tuổi
giảm dần.
34. Thực hiện lại 3 yêu cầu sắp xếp trên bằng lệnh INDEX
35. Hiển thị lên màn hình danh sách bao gồm Họ tên và Mã phòng công tác của 5 cán bộ có hệ số
lương cao nhất trong đơn vị.
36. Đếm số cán bộ của phòng 'P02'.
37. Đếm số cán bộ dưới 25 tuổi của phòng 'P01'.
38. Đếm số cán bộ nam, số cán bộ nữ và xác định chệnh lệch về số lượng giữa nam và nữ.
39. Tính tổng số tiền được lĩnh của toàn đơn vị
40. Tính tổng PCAT, tổng BHXH, tổng BHYT, tổng TSTDL của phòng có mã 'P02'.
41. Tính TSTDL bình quân của một cán bộ trong đơn vị.

3
42. Tính hệ số lương bình quân của mỗi cán bộ phòng ‘P01’
43. Tính thu nhập bình quân của mỗi cán bộ dưới 25 tuổi
44. Tính tổng số tiền được lĩnh của từng phòng.
45. Xác định mã của phòng có TSTDL toàn phòng cao nhất
Bài tập 3:
Xét bài toán quản lý việc xuất nhập vật tư tại một đơn vị thông qua các Phiếu xuất-nhập với cấu trúc
như sau:
SP C 8 Số phiếu
TENVT C 15 Tên vật tư
MAVT C 7 Mã vật tư
NXN D 8 Ngày xuất nhập
LNV L 1 Loại nghiệp vụ (Xuất=.T., Nhập=.F).
MK C 7 Mã kho
KL N 8 1 Khối lượng
DVT C 7 Đơn vị tính
DG N 8 0 Đơn giá
TT N 10 0 Thành tiền
Yêu cầu:
1. Tạo tệp dữ liệu với cấu trúc đã xây dựng.
2. Nhập ít nhất 5 bản ghi cho tệp (Chú ý: chỉ nhập dữ liệu đến trường DG, không nhập dữ liệu
cho trường TT).
3. Tính thành tiền cho các phiếu theo công thức TT = DG x KL+10%VAT.
4. Xem các phiếu xuất trong ngày 15/10/2010.
5. Tăng đơn giá nhập của vật tư có mã 'S10' trong ngày 20/10/2010 thêm 10%.
6. Đổi đơn vị tính từ 'Tan' thành 'Kg' cho các phiếu có đơn vị tính là 'Tan'.
7. Tính tổng số tiền nhập vật tư trong ngày 15/10/2010.
8. Tính khối lượng tồn của vật tư có mã 'XM50' đến hết ngày 21/10/2010.
9. Tính đơn giá xuất bình quân của vật tư có mã 'S15'.
10. Tính tổng số tiền xuất của từng loại vật tư trong tháng 9 năm 2010.
11. Tính tổng khối lượng, tổng thành tiền nhập vật tư có mã 'S10' trong từng ngày của tháng 9
năm 2010.
12. Tính tổng số tiền xuất từng loại vật tư tại từng kho.
13. Tính tổng số tiền nhập từng loại vật tư trong từng ngày của năm 2010.
14. Hiển thị lên màn hình mã của 3 vật tư có tổng số tiền xuất cao nhất.
15. Tính số tiền xuất bình quân trong mỗi ngày thực xuất tại kho có mã 'K01'

4
Bài 4: Để quản lý các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt nam, người ta cần lưu trữ các thông tin sau:
- Số thứ tự - Số tiền đầu tư
- Tên công ty - Loại tiền tệ
- Mã công ty - Số năm đầu tư
- Mã quốc gia - Lãi suất/1 năm
- Mã lĩnh vực đầu tư - Số tiền sẽ có được ở cuối giai đoạn đầu tư
Yêu cầu:
1. Tạo tệp dữ liệu với cấu trúc phù hợp với bài toán trên.
2. Nhập ít nhất 10 bản ghi cho tệp (Chú ý: chỉ nhập dữ liệu đến trường Lãi suất, không nhập dữ
liệu cho trường Số tiền sẽ có được ở cuối giai đoạn đầu tư)
3. Tính Số tiền sẽ có được ở cuối giai đoạn đầu tư theo công thức:
STCGĐT = Số tiền đầu tư X (1+Số năm đầu tư)
4. Tính tổng số tiền đầu tư bằng USD của quốc gia có mã 'SIN'.
5. Hiển thị lên màn hình tên, mã quốc gia của 3 công ty có số tiền đầu tư bằng USD vào lĩnh vực
có mã 'CBTP' cao nhất.
6. Tính tổng số tiền đầu tư bằng USD của từng quốc gia
7. Hiển thị lên màn hình mã của 3 quốc gia có tổng số tiền đầu tư bằng USD cao nhất
8. Tính tổng số tiền đầu tư bằng USD của từng quốc gia vào từng lĩnh vực.
9. Tính số tiền đầu tư bình quân bằng USD của mỗi quốc gia có đầu tư vào lĩnh vực 'CBTP'
Đổi số tiền đầu tư từ VNĐ thành USD theo tỷ lệ: 1USD = 21.000VNĐ

B ài tập 5 : Giả sử có một danh sách sinh viên cần quản lý như sau:

Giới
Mã SV Họ và tên Ngày sinh Lớp Điểm TB Học bổng
tính
37_21_13_01 Nguyễn văn An 01/05/1977 Nam D37/21.13 9.1
37_21_15_03 Nguyễn Thu Hà 05/12/1980 Nữ D37/21.15 7.5
.......
1. Tạo tệp dữ liệu với cấu trúc thích hợp để lưu trữ danh sách trên
2. Nhập tối thiểu 10 bản ghi cho tệp (Chú ý: không nhập dữ liệu cho trường tương ứng với
thuộc tính Học bổng)
3. Xem lại cấu trúc của tệp trên
4. Xem lại các bản ghi của tệp.
5. Hiển thị lên màn hình danh sách các sinh viên lớp D37/21.13
6. Tính Học bổng cho các sinh viên theo nguyên tắc:
- Nếu Điểm TB >=9.0 thì Học bổng là 2400000
- Nếu 8.0 < =Điểm TB < 9.0 thì Học bổng là 180000
- Nếu 7.0 < =Điểm TB < 8.0 thì Học bổng là 120000
- Nếu Điểm TB <7.0 thì không có học bổng

5
7. Hiển thị lên màn hình Họ tên, Lớp của bản ghi có số hiệu 3
8. Sắp xếp các bản ghi theo thứ tự lớp, cùng lớp xếp theo thứ tự giảm dần của điểm TB.
9. Tính tổng học bổng của khoá D37
10. Tính tổng học bổng của từng lớp.

Bài tập 6: Để quản lý việc bán hàng tại một cửa hàng, người ta sử dụng các Phiếu bán hàng; trên mỗi
phiếu có các thông tin sau:
- Số phiếu - Số lượng
- Tên hàng - Đơn vị tính
- Mã hàng - Đơn giá
- Tên người bán - Thành tiền
- Mã người bán - Thuế VAT
- Ngày bán - Tổng số tiền phải trả

Yêu cầu:
1. Tạo tệp dữ liệu với cấu trúc phù hợp với bài toán trên.
2. Nhập ít nhất 5 bản ghi (Chú ý: không nhập dữ liệu cho 3 trường cuối cùng)
3. Tính thành tiền, thuế và tổng số tiền phải trả cho các phiếu. Biết rằng:
Thuế= 10% thành tiền
Tổng số tiền phải trả= Thành tiền + thuế
4. Hiển thị lên màn hình các phiếu bán hàng theo trình tự thời gian
5. Hiển thị lên màn hình các phiếu bán mặt hàng MH01 theo thứ tự tăng dần của số lượng
6. Tính tổng số tiền bán hàng trong ngày 01/05/2010
7. Tính tổng số tiền bán hàng của nhân viên có mã NV01 trong tháng 4/2010
8. Tính tổng số tiền bán của từng nhân viên và cho biết tên của nhân viên có doanh số bán
hàng cao nhất
9. Tính đơn giá bán bình quân của mặt hàng MH01
10. Tính tính tổng số tiền bán hàng trong từng tháng của năm 2010
11. Tính tổng số tiền bán từng mặt hàng của từng nhân viên
12. Tính tổng số tiền bán của từng nhân viên trong từng ngày của tháng 4 năm 2010
13. Tính tổng số tiền bán từng mặt hàng trong từng tháng
14. Tính tổng số tiền bán bình quân của mỗi nhân viên
15. Tính số tiền bán bình quân trong 1 tháng của năm 2010

You might also like