You are on page 1of 29

25

Charlie Munger
#1. Tâm lý phản ứng mạnh mẽ với phần thưởng
(Reward super-response tendency)

Charlie Munger cho rằng: “Mặc dù tôi luôn nghĩ rằng tôi đã ở trong top 5%
những người chuyên nghiên cứu động cơ (incentives) của con người, ấy vậy
mà tôi vẫn đánh giá thấp và luôn luôn ngạc nhiên trước sức mạnh của nó.
Một trong những ví dụ mà tôi ưa thích nhất là case của công ty chuyển
phát nhanh Federal Express (FedEx). Với yêu cầu phải thực hiện đóng gói và
chuyển nhanh những kiện hàng trong ca tối, ban lãnh đạo FedEx vô cùng
đau đầu khi nhân viên làm việc thiếu hiệu quả. Họ thử đủ mọi cách, từ tuyên
truyền về trách nhiệm, đến việc kiểm điểm, camera giám sát, ..., vậy mà mọi
thứ vẫn chậm tiến độ.
Cho đến khi, một kẻ thông minh phát hiện ra rằng chính sách trả lương
theo giờ (pay by hour) hiện tại thúc đẩy động cơ kéo dài giờ làm việc của các
nhân viên ca tối lên. Họ đổi sang chính sách trả tiền theo ca (pay by shift), và
nhân viên nào làm xong việc của mình thì được về sớm. Ngạc nhiên thay, giải
pháp đó đã hoạt động cực kỳ hiệu quả! Các kiện hàng của FedEx ngày nay
được xử lý thuộc top nhanh nhất thế giới.
Trong những ngày đầu lịch sử Xerox, Joe Wilson cũng đã gặp tình huống
tương tự. Ông này phải xuống tận xưởng tại Xerox vì không hiểu tại sao một
dòng máy in tốt và rẻ như vậy lại có doanh số tệ hơn một dòng máy khác,
cũ hơn rất nhiều. Khi ông đến tận nơi, ông mới ngộ ra rằng chính sách hoa
hồng (commission policy) đối với dòng máy cũ cho các nhân viên sale rất cao,
thành ra họ có động cơ đẩy doanh số sản phẩm chất lượng kém ấy cho khách
hàng - những người đáng nhẽ phải được đối xử tốt hơn.
Chúng ta nhất định cần ghi tâm lời răn mà Ben Franklin đã viết trong
quyển Poor Richard’s Almanack: “Nếu phải thuyết phục, hãy tập trung vào
lợi ích thay vì lý lẽ.” Nguyên lý này là la bàn chỉ hướng khôn ngoan trong
cuộc sống: đừng bao giờ nghĩ về thứ gì khác khi điều quan trọng nhất ta cần
phải biết là động cơ riêng của mỗi người.
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của tâm lý phản ứng mạnh
mẽ với phần thưởng: chính là thứ mà tôi gọi là “mâu thuẫn tâm lý thực dụng”
(incentive caused bias). Một người mà có xuất thân tử tế, vẫn có khả năng
trở thành một kẻ thất đức nếu sống hay làm việc trong môi trường mà động
cơ tiền bạc làm lu mờ đi lý trí của người đó. Giống như trường hợp của các
nhân viên bán hàng Xerox sẵn sàng lừa dối khách hàng của họ, tư vấn cho họ
những sản phẩm đã cũ thay vì vừa mới vừa rẻ chỉ vì chính sách hoa hồng cho
sản phẩm cũ nhiều hơn so với sản phẩm mới.
Những loại hình dịch vụ mang tính chuyên môn như tài chính, hành luật, y
tế, giáo dục, sửa chữa máy móc...là những nơi có khả năng xuất hiện sự băng
hoại đạo đức vì tâm lý phản ứng mạnh mẽ với phần thưởng xảy ra nhiều nhất,
do lợi thế thông tin của người cung cấp dịch vụ lớn hơn nhiều so với khách
hàng.
Tình trạng mâu thuẫn tâm lý thực dụng tràn lan như vậy, khiến cho khách
hàng phải đối mặt với những vấn đề sau:
1. đặc biệt sợ hãi và tránh xa các lời khuyên từ chuyên viên tư vấn, khi
chính sách thu nhập của người tư vấn không đồng nhất với lợi ích mà
khách hàng thực sự nhận được
2. luôn phải kiểm tra lại một lần nữa các lời khuyên từ các chuyên viên tư
vấn và đặt yếu tố khách quan trong mọi trường hợp lên trên hết

TÌM ĐẶT SÁCH TẠI: https://bit.ly/damn-right-tiki-happy-live


#2. Tâm lý yêu thích
(Liking/loving tendency)

Charlie Munger: “Ngoài yêu thích những đối tượng gần gũi như gia đình, bạn
bè thuở nhỏ, một người có khả năng rất cao sẽ yêu thích việc được ngưỡng
mộ và được yêu thích bởi kẻ khác.
Chúng ta thường thấy như thế nào khi một người sẵn sàng phấn đấu cả đời
để được ngưỡng mộ hay được yêu thích bởi những người xa lạ mà chẳng liên
quan máu mủ gì đến cuộc đời của ta cả.
Xu hướng này nhìn chung tạo ra động lực phấn đấu tích cực cho toàn xã
hội, giúp những người cha, người mẹ tạo ra của cải để nuôi dạy con cái, giúp
con cái phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, giúp những bạn trẻ ngưỡng mộ
những tấm gương lớn để phấn đấu trở thành những tấm gương lớn hơn. Tuy
nhiên, một trong những hậu quả tương đối nguy hiểm là khi người yêu thích
(liker/lover) bắt đầu dùng thiên hướng tâm lý này để hợp lý hóa cho việc:
• Làm lơ với lỗi lầm, hoàn toàn phục tùng những ý muốn của đối tượng
họ yêu thích.
• Ưa thích mọi thứ liên quan đến đối tượng chỉ vì người ưa thích có cảm
tình với những thứ đó.
• Loại bỏ tất cả những sự thật để thúc đẩy tình cảm.
#3. Tâm lý ghét bỏ
(Disliking/hating tendency)

Charlie Munger: “Trái ngược lại với xu hướng tâm lý yêu thích ở trên, ngay từ
đầu loài người đã sinh ra với tâm lý ghét bỏ và thù hằn.
Lịch sử loài người của chúng ta tràn ngập những cuộc chiến tranh của các
bộ tộc, tôn giáo, chính trị. Israel và Palestine mâu thuẫn với nhau hàng nghìn
năm. Đúng như một câu châm ngôn thông thái nhất mà tôi từng nghe: “Chính
trị là nghệ thuật của các trò tuyên chiến vì thù ghét lẫn nhau.”
Tâm lý ghét bỏ còn hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh
chị em ruột thịt đấu tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét lẫn nhau có
khi lên đến hàng chục năm.
Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù hằn là:
• Một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà đối tượng bị ghét bỏ
mang lại;
• Hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì chúng có ấn tượng
không tốt trong quá khứ của chúng ta.”
#4. Tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh
(Doubt Avoidance tendency)

Charlie Munger: “Bộ não con người chúng ta được lập trình để loại bỏ nghi
ngờ nhằm quyết định thật nhanh. Thử nghĩ một con mồi như vậy mà cần vài
phút để suy nghĩ xem nên làm gì khi thú dữ tấn công, thì ắt hẳn đã không
thể tồn tại được đến ngày nay. Song, câu hỏi nên được đặt ra ở đây là điều
gì gây ra tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh? Một người không hề
bị đe dọa, hay hối thúc, ấy vậy mà vẫn bị một động lực nào đó xóa tan nghi
ngờ và dẫn đến quyết định sai lầm. Điều này xảy ra cực kỳ phổ biến trong các
tôn giáo mang tính cực đoan. Chúng ta sẽ bàn về điều này kĩ hơn khi nói về
xu hướng tâm lý đám đông (social proof) và xu hướng tâm lý bị áp lực (stress
influence) ở các phần sau vậy...”
#5. Tâm lý nhất quán trong tư duy
(Commitment & consistency tendency)

Charlie Munger: “Bộ não của loài người chúng ta được lập trình để ngại thay
đổi. Chúng ta thấy điều này cực kỳ phổ biến trong thói quen của con người,
kể cả thói quen tốt lẫn thói quen xấu.
Rất hiếm người có thể tự liệt kê những thói quen xấu của mình và tự hào
rằng mình đã tiêu diệt được nó – thậm chí một số người còn không thể nhận
ra chúng. Và như thế, nhiều người dần chấp nhận các thói quen của mình như
số phận, rồi từ bỏ việc thay đổi.
Một quy tắc để giải quyết vấn đề đến từ lời khuyên của Benjamin Franklin
trong quyển Poor Richard’s Almanack: “Một tấc phòng ngừa còn hơn một tấn
để chữa trị (one ounce of prevention is worth a pound Cure of cure)”. Với tâm
lý nhất quán trong tư duy, ta cần đề phòng các thói quen xấu như cờ bạc, rượu
chè, thuốc lá, ngoại tình, trễ hẹn, tiêu pha, lười biếng, trì hoãn... có ích hơn rất
nhiều so với việc tìm cách loại bỏ chúng.
Ngoài thói quen, xu hướng tâm lý nhất quán này còn làm tư duy bộ não ta
như cô đặc lại, khó chịu với các thay đổi. Lord Keynes từng làm nghiên cứu
với một nhóm người thông minh trong trường đại học danh giá nhất. Và ngạc
nhiên thay, ông nhận ra rằng các ý tưởng mới khi được đưa vào thảo luận
trong nhóm đó, đều bị gạt bỏ một cách nhanh chóng và đầy bảo thủ. Tất cả
chỉ vì ý tưởng đó trái ngược với niềm tin đã được hình thành từ trước.
Từ nhiều nghiên cứu khác nữa hợp lại, ông kết luận rằng não loài người
cũng giống trứng loài người vậy (the human mind is a lot like the human egg).
Khi một con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động đóng
lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta cũng hoạt động với cơ chế chẳng
khác gì như thế.
Một ý tưởng ta cho là hay, từng đem đến những kết quả tốt trong quá khứ,
đột nhiên gặp ý tưởng khác hay hơn, hoặc ý tưởng dù tốt nhưng đã cũ… bộ
não của ta vẫn tự động đóng lại một cách lạ thường!
Có thể nói, người nghĩ ra liệu pháp hay nhất cho xu hướng tâm lý này là
Charles Darwin. Ông tự rèn luyện thói quen khách quan: tìm kiếm mạnh mẽ
(intensively) những bằng chứng chống lại các lập luận trước của ông - đặc
biệt khi ông cảm thấy lập luận của mình rất hay. Ông chính là minh chứng của
việc lợi dụng bẫy tâm lý con người để hình thành nên một trong những bộ óc
vĩ đại nhất lịch sử.

#6. Tâm lý tò mò
(Curiosity tendency)

Charlie Munger: “Có rất nhiều sự tò mò bẩm sinh trong các loài động vật có
vú, đặc biệt là loài khỉ và vượn. Tuy nhiên, sự tò mò của loài người là cao nhất,
và tạo ra sự tiến hóa bậc cao như chúng ta thấy ngày nay.
Sự tò mò là khởi nguồn cho việc thách thức các nền giáo dục lỗi thời, giúp
con người ta chống lại các xu hướng tâm lý sai lầm trên như tính nhất quán,
tính xóa bỏ nghi ngờ...
Ngay cả khi một người hoàn thành khóa học chính quy, sự tò mò của anh
ta vẫn tiếp tục phát triển. Đó là một cách thú vị, góp phần giúp cuộc đời và sự
nghiệp học hành của anh ta nâng cao hơn.”
#7. Tâm lý chia sẻ công bằng
(Kantian fairness tendency)

Charlie Munger: “Tiến sĩ Kant khá nổi tiếng trong việc chỉ ra các nguyên tắc
ứng xử xã hội “vàng” mà loài người thường tuân theo nhằm đạt chuẩn mực
đạo đức, tạo sự công bằng trong một hệ thống.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường thấy các hành vi lịch sự như xếp
hàng “ai tới trước thì được phục vụ trước” khá phổ biến. Ngoài ra, người ta
còn thấy các tình huống chia đều lợi ích cho người lạ nếu như một món quà,
hay một tai nạn xảy ra và nhiều người đến giúp đỡ.”

#8. Tâm lý đố kỵ
(Envy/jealousy tendency)

Charlie Munger: “Một loài vật thông qua chọn lọc tự nhiên để tiến hóa, ắt hẳn
sẽ có động lực rất mạnh với thực phẩm khi chúng thấy thực phẩm đầu tiên.
Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn kịch liệt (conflict) khi đồ ăn được nhìn thấy
trong tay một con vật khác cùng chủng loài. Đây có lẽ là một trong những
nguồn gốc quan trọng nhất của xu hướng tâm lý ghen ghét luôn nằm sâu
thẳm trong mỗi con người.
Tâm lý ghen tỵ khá phổ biến, và vô cùng cực đoan khi ta nghe các câu
chuyện thần thoại, tôn giáo, văn học mà ở đó đầy rẫy sự chém giết và bị
thương. Vị thánh Moses thậm chí còn căn dặn trong 10 điều răn cho những tội
lỗi của con người ở trước cả khi Đức Jesus sinh ra, rằng: “Ngươi không được
phép ham muốn nhà người ta, vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay
bất kỳ vật gì của người ta.”
Tâm lý đố kỵ này còn cực đoan trong thời đại thông tin hiện đại. Chúng
ta thấy những đồng nghiệp/lãnh đạo cấp cao của những ngân hàng ghen
ghét nhau ra sao khi biết được lương thưởng của nhau. Nhiều hãng luật, vì sợ
chuyện này, nên quyết định trả cho tất cả thành viên trong hội động quản trị
mức lương như nhau, để tránh gây mâu thuẫn. Như Warren đã quan sát cuộc
đời và chia sẻ một cách thông thái rằng: “Không phải lòng tham thúc đẩy thế
giới, mà là sự đố kỵ (It is not greed that drives the world, but envy)”.
Như Buffett từng có một câu châm ngôn đầy triết lý; “Nếu bạn luôn so
sánh mình với kẻ khác, bạn sẽ luôn luôn thua cuộc. Ấy là bởi vì sẽ luôn có
người giỏi hơn bạn, hoặc sẽ có cả những kẻ gian lận nữa!”. Nhiều người sinh
ra may mắn hơn ta, có điều kiện tốt hơn ta; cũng có nhiều người có khả năng
phi thường, với ý tưởng kinh doanh và khả năng ứng dụng tuyệt vời, thậm
chí có cả những kẻ dùng nhiều thủ thuật ma mãnh để giàu lên chóng vánh.
Nếu suốt ngày từ so sánh mình với những người đó rồi đâm ra chán nản, ta
sẽ chẳng có động lực phấn đấu chi hết. Mấu chốt ở đây chính là mục tiêu và
kế hoạch của riêng ta.
Để thành công bền vững và giữ được sự kiên nhẫn trên ở thị trường, theo
kinh nghiệm của chúng tôi: ta nên đặt mục tiêu sinh lợi hợp lý, không quá
cao - có thể là xấp xỉ 20% một năm trong vòng 10 năm. Ngoài ra, ta cần duy
trì một kênh tạo tiền mặt tốt: có thể nhờ việc làm, bất động sản cho thuê,
hoặc một cơ sở kinh doanh nhỏ. Mục tiêu nhất quán và kênh tạo tiền mặt tốt
sẽ giúp ta kiên nhẫn, tự đánh giá mức độ tăng trưởng tài chính của bản thân,
đồng thời hưởng được lợi ích khổng lồ từ lãi kép. Rồi không sớm thì mượn, ta
sẽ đạt được vị thế tự do tài chính của top 2% số người đứng đầu của xã hội.
#9. Tâm lý đền đáp
(Reciprocation tendency)

Charlie Munger: “Trong con người mỗi chúng ta, đã từ lâu chúng ta có xu
hướng để tâm đến việc đền đáp lại ân tình hay oán hờn. Chúng ta cũng thường
thấy tâm lý này trong các loài vật, đặc biệt nhất là loài chó, hoặc khỉ. Xu hướng
này giúp thúc đẩy sự hợp tác, tương hỗ lẫn nhau trong cùng chủng loài.
Nhìn lại lịch sử chiến tranh thế giới, chúng ta thấy cả hai mặt của tâm lý này
diễn ra thường xuyên: hai quốc gia này có thể trao trả tù binh cho nhau một
cách văn minh, trong khi hai quốc gia khác sẵn sàng tiêu diệt mọi thứ liên
quan đến nhau.
Một trong những liệu pháp nhằm tránh việc trả đũa cực đoan: là tự kiểm
soát để hoãn hành động lại. Như lời của Tom Murphy – một người bạn vô
cùng thông thái của tôi - khuyên rằng: “Bạn luôn luôn có thể bảo gã ấy cút
xéo đi vào ngày mai. Nếu đó thực sự là một ý hay!”
Ngược lại, đối với trường hợp báo ân, trong giới kinh doanh, khi một tay
bán ô tô khôn ngoan mời bạn ngồi xuống ghế đệm sofa cao cấp và thưởng
thức một ly cà phê ngon miễn phí, bạn có thể dễ dàng bị rơi vào một tình
huống mà bạn có thể bị thiệt hại hơn hàng trăm lần so với phép lịch sự nhỏ
nhoi ấy. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng nặng nề hơn trong trường hợp của
các bộ phận mua hàng (purchasing), nơi mà thiệt hại tăng lên thuộc về công
ty chứ không phải người mua hàng đó.
Vì lẽ này, Sam Walton - chủ chuỗi siêu thị Walmart nổi tiếng - đã khôn
ngoan nghĩ ra giải pháp: Không cho phép nhân viên mua hàng nhận bất cứ
quà cáp gì từ người cung cấp, cho dù đó là một miếng hotdog. Xét đến thứ
tâm lý đền đáp đã ăn sâu trong não chúng ta, biện pháp này của Sam Walton
có thể nói là vô cùng chính xác...”
#10. Tâm lý bị ảnh hưởng chỉ vì liên kết trong quá khứ
(Influence from mere-association tendency)

Charlie Munger: “Trong một nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của con
người (giống như thí nghiệm lắc chuông của Pavlov với chú chó vậy), Skinner
đã chỉ ra rằng các hành vi tạo ra thói quen mới, hầu như đều có liên kết với
phần thưởng trong quá khứ.
Những tay quảng cáo lành nghề hiểu rất rõ xu hướng tâm lý này. Bạn sẽ
không bao giờ thấy Coca Cola quảng cáo về hình ảnh một đứa trẻ bị béo phì
cả. Bạn sẽ luôn nhìn thấy hình ảnh vui tươi, sinh động bên cạnh lon Coke –
khác xa với thực tế. Trong quân đội cũng vậy, nhạc hành quân lúc nào cũng
ấn tượng và hùng hồn.
Tuy nhiên, những sai lầm lớn của con người liên quan đến liên kết kỉ niệm,
hầu như đều đến từ những thành công trong quá khứ (past successes) của ta.
Con người ta có xu hướng bám vào quá khứ để ra quyết định cho tương lai
của mình, bất chấp hài hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau.
Thử nhìn lại lịch sử khi Napoleon và Hitler xâm lược nước Nga sau khi
đã sử dụng đoàn quân bất bại ở mọi nơi khác. Thời tiết giá lạnh và quãng
đường di chuyển dài là những thứ mà họ không thấy sau khi ngủ quên trong
chiến thắng.
Một ví dụ khác là khi một gã lao vào trò cờ bạc trong sòng bài một cách ngu
ngốc, song may mắn thay hắn lại chiến thắng vài ván đầu, Xác suất vô tình này
khiến hắn sẽ thử đi, thử lại, thử tới, thử lui cho đến khi hoàn toàn khánh kiệt.
Để tránh khỏi việc trở thành nạn nhân cho bẫy tâm lý liên kết trong quá khứ, ta
cần có hai liệu pháp sau:
1. Phải nhìn lại lý do mà ta đạt đến sự thành công trong quá khứ, nhất thiết
phải tìm ra những nhân tố, nguyên do bất ngờ xảy đến ngoài dự tính -
hay còn gọi đó là yếu tố may mắn - liệu có lặp lại lần nữa?
2. Phải nhìn ra những rủi ro, những điều kiện trong hoàn cảnh ở thời điểm
hiện khác gì so với quá khứ?”

#11. Tâm lý phủ nhận thực tại quá đau đớn


(Pain-avoiding psychological denial)

Charlie Munger: “Một câu chuyện đã đánh mạnh vào ký ức của tôi vào thời
Thế chiến thứ 2: khi một chàng trai vận động viên siêu giỏi - đồng thời là học
sinh xuất sắc ở thị trấn của tôi - đã bay qua biển Thái Bình Dương và không
bao giờ trở về. Mẹ của anh ta, vốn là một phụ nữ rất tỉnh táo, từ chối việc tin
rằng anh ta đã chết. Bà ngày ngày vẫn nói chuyện, nấu cơm một mình như thể
đang nói chuyện với anh ta vậy.
Những nghịch cảnh của cuộc sống thực tại đôi khi quá đau đớn để ta phải
chấp nhận, dẫn đến não ta phải biến đổi các sự thật sang hướng khác, cho
đến khi thời gian qua đi và ta dần phải làm quen với nó.”
#12. Tâm lý phản ứng mạnh về bản thân
(Excessive self-regard tendency)

Charlie Munger: “Chúng ta thấy thường lệ ra sao cái tánh phản ứng quá mức
với bản thân của loài người. Người ta thường tự đánh giá cao quá mức năng
lực của bản thân; một thống kê cho thấy 90% những tay lái xe ở Thụy Điển
cho rằng mình có tài lái xe hơn người.
Không những vậy, người ta còn đánh giá cao quá mức những thứ đồ vật
nhỏ nhoi sở hữu bởi chính họ, sẵn sàng trả giá cao hơn rất nhiều để mua lại
nó nếu chẳng may bị lạc mất đi. Thậm chí cả những đứa trẻ nhà mình dù như
thế nào cũng hơn người khác, dẫn đến vô số thói hư tật xấu của trẻ nhỏ mà ta
ngó lơ, không thèm dạy bảo.
Các chuyên gia tâm lý gọi thứ cảm tính này là hiệu ứng sở hữu (endowment
effect). Bản chất yêu thích những kết luận của bản thân quá mức còn là một
dạng thức cao hơn cả tư duy sở hữu thông thường trên.
Ta thử xem lại các quyết định đặt cược cờ bạc/xổ số ngu ngốc của con
người. Chẳng hạn như giá một vé xổ số tự chọn (self-picked) lại có giá cao
hơn từ 50% đến 100% so với một dãy số ngẫu nhiên, dù cả hai đều có xác
suất chẳng khác gì nhau! Chính vì nắm bắt được tâm lý sở hữu này của
những kẻ đánh cược khờ dại, những nhà xổ số đã thu được lợi nhuận khổng
lồ khi người mua phi lý trí thời hiện đại cao hơn rất nhiều so với những thập
niên trước.
Nói về tâm lý này, nhà văn và triết gia vĩ đại Leon Tolstoy đã từng đề cập
rằng những hạng tội phạm đáng ghê tởm nhất, thường chẳng bao giờ tự cho
mình là vậy cả. Bằng một cách nào đó, chúng tin rằng (1) chúng không hề
hành động như vậy, mà là một con người khác bên trong chúng (2) xét đến
những khó khăn và áp lực của cuộc sống, chúng đã bị dồn đến đường cùng
đến nỗi phải gây ra tội ác; thành thử tội lỗi của chúng của đáng ra phải được
tha thứ và cảm thông”.
Vế thứ hai của hiệu ứng Tolstoy nói trên - khi mà con người chúng ta lấy cớ
để biện minh thay vì tập sửa lại những hành vi sai lầm – là vô cùng quan trọng.
Lẽ ra ở góc độ cá nhân, ta phải tập sửa mình bằng hai cách:
• Một, bỏ thói biện minh và sửa ngay những thói xấu mà ta hay làm đi.
• Hai, nhìn lại mình, đánh giá bản thân một cách cứng rắn vì khách quan nhất.
Hồi nhỏ, tôi từng nghe câu chuyện về một đứa trẻ trộm cây kẹo tại một cửa
hàng, vô tình bị bố mình bắt gặp. Đứa trẻ biện minh rằng sẽ lấp cây kẹo đó
lại sau. Ông bố nói lại với cậu bé nhẹ nhàng: “Con trai à, hãy nhớ rằng con có
thể lấy bất cứ thứ gì con muốn trên kệ, rồi sau đó tự gọi mình là thằng cướp
mỗi lần làm như vậy.” Cậu bé ấy đã ghi nhớ bài học đó đến già, không bao
giờ trộm thứ gì nữa, thậm chí sau này trở thành vị hiệu trưởng đáng kính của
trường âm nhạc California (USC).
Song, khách quan mà nói, đôi khi sự yêu thích bản thân quá mức giúp ta
có được niềm tin lớn, vượt qua trở ngại, đạt được những thành tựu trong đời.
Nhân tố này đã đúc nên một thành ngữ: Đừng bao giờ khinh thường những
kẻ tự đánh giá hắn rất cao! Donald Trump là một ví dụ cụ thể như vậy...”
#13. Tâm lý lạc quan quá mức
(Overoptimism tendency)

Charlie Munger: “Vào khoảng ba thế kỷ trước Công nguyên, Demosthenes,


nhà hùng biện và chính khách lừng danh của lịch sử Hy Lạp, đã nói lên câu
châm ngôn nêu bật lên đúng nhất tâm lý của con người: “Một người mà mong
ước điều gì, thì anh ta cũng sẽ tin vào điều đó.”
Demosthenes, từ đó, chỉ ra rằng ở con người không chỉ thể hiện tâm lý phủ
nhận thực tại quá đau đớn (#11) mà còn thể hiện tâm lý lạc quan quá mức khi
anh ta đang hưng phấn. Chúng ta từng chứng kiến các bong bóng tài sản đã
xảy ra trong lịch sử như thế nào khi mọi người cùng kỳ vọng vào một tương lai
quá đỗi tươi sáng so với thực tế.
Một trong những giải pháp để tránh sự lạc quan ngu ngốc này chính là
việc áp dụng thuần thục, thường xuyên hệ tư duy về xác suất của Fermat và
Pascal. Những nhận định đơn giản không thể nào đủ cho việc đối phó với các
rủi ro bất thường trong cuộc sống được. Những kỳ thủ chơi golf, bài bridge
hay những doanh nhân cẩn trọng đều hiểu rất rõ điều này...”

#14. Tâm lý phản ứng mạnh khi bị tước đoạt


(Deprival super-reaction tendency)

Charlie Munger: “Sự hạnh phúc được tạo ra ở một người khi anh ta lời được 10
đô la so với niềm đau khổ khi anh ta mất đi 10 đô la hoàn toàn không hề giống
nhau. Sự mất mát luôn ảnh hưởng đến tâm lý người ta mạnh hơn phần thưởng
người ta nhận được. Hơn vậy, nếu một người suýt chút nữa là lấy được một thứ
mà anh ta muốn khôn cùng, rồi đến phút chót bị hụt mất nó, anh ta sẽ phản
ứng như thể anh ta đã có được thứ đó từ rất lâu và bị cướp đi một cách bi kịch.
Từng chứng kiến thứ tâm lý trên, tôi gom cả hai loại: mất đi những vật
đang-sở-hữu và mất đi những vật suýt-nữa-thì-được-sở-hữu vào một dạng
tâm lý này.
Mất vật đang sở hữu (loss of possessed)
Loài người chúng ta thường trở nên khổ hạnh và suy nghĩ nông cạn khi đánh
giá sai vấn đề, ở sai hoàn cảnh. Chúng ta thường có xu hướng so sánh những
ở gần, đơn giản, thay vì những thứ thực sự ảnh hưởng đến chúng ta ở góc
độ lớn hơn. Chẳng hạn, một người có 10 triệu mỹ kim trong tài khoản chứng
khoán, tự nhiên sẽ vô cùng tức giận – hỏng hẳn 1 ngày - nếu anh ta bị mất 100
mỹ kim trong chiếc ví chứa 200 mỹ kim, hay kẻ nào đó gạt anh ta mất cùng
số tiền như vậy.
Nhà Mungers chúng tôi ngày xưa từng nuôi một chú chó hiền lành, ngoan
ngoãn. Chỉ có một cách duy nhất để nó cắn lại ta: đó là khi ta cố gắng giành
lấy miếng xương mà nó đã bỏ vào miệng. Nếu bạn thử làm đi, tức khắc loài
chó nào cũng sẽ cắn lại bạn. Thật ngu ngốc cho một chú chó, loài vật thuộc
hạng trung thành nhất, lại đi cắn chủ của mình. Song nó không thể cưỡng lại
được, đó là bởi vì chính thứ tâm lý phản ứng mạnh khi bị tước đoạt (deprival)
đã khiến nó không thể không trở nên ngu ngốc như vậy!
Trong cuộc sống hằng ngày, ta cũng thấy chuyện này phổ biến ra sao khi
những nông dân tranh giành nhau từng gốc cây, từng thước đất chỉ vì sợ gã
hàng xóm lấy bớt đất đi. Những kẻ bị đánh mất người yêu cho kẻ khác bỗng
trở nên ghen tuông, trả thù mù quáng - để lại nhiều câu chuyện bi kịch.
Trong kinh doanh, tâm lý này kết hợp với tâm lý nhất quán trong tư duy
(#5 commitment & consistency bias) đã khiến nhiều doanh nghiệp thất bại ê
chề. Một dạng suy tàn kinh điển nhất là khi người chủ doanh nghiệp dần dần
bán/dùng hết đi các tài sản tốt, để cứu vớt lấy những mảng kinh doanh tệ hại
trong vô vọng. Ở đây, một trong những giải pháp tốt nhất cho sự khờ dại tột
cùng này chính là kỹ năng chơi bài Poker được học sớm. Trong Poker, việc cắt
lỗ - dù đau đớn cách mấy, cốt để hạn chế mức lỗ lớn hơn bằng quyết định
ngừng chơi - là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong kinh doanh, hay trong
cuộc đời vậy! Những doanh nhân giỏi nhất đều hiểu về giá trị của chi phí chìm
(sunk cost) và chi phí cơ hội (opportunity cost) khi đối mặt với một tình huống
sai lầm rõ ràng xảy ra.
Mất vật suýt-được-sở-hữu (loss of almost-possessed)
Những loại cờ bạc trong casino mà gây nghiện nhiều nhất, chính là những
trò tạo ra hàng loạt các kết quả “xém chút nữa” (near misses) khiến người
chơi bị kích hoạt bẫy tâm lý phản ứng khi bị tước đoạt thứ mà suýt được sở
hữu trên. Những kẻ chế ra chiếc máy đánh bạc (slot machine) vô cùng tinh
ranh khi khai thác điểm yếu này của loài người. Những chiếc máy điện tử đó
đã được lập trình để xuất ra 80% đến 90% kết quả dạng “xém chút nữa” như
BAR LEMON một cách vô nghĩa. Ấy vậy mà thứ này lại thu hút và tăng khả
năng chơi tiếp của những kẻ ngốc nghĩ rằng mình sắp chạm được tới phần
thưởng kỳ diệu rồi.
Tâm lý “Deprival” này còn gây thiệt hại hơn cho chúng ta trong các buổi
đấu giá ngoài trời (outcry auctions). Tâm lý bằng chứng xã hội là nguyên nhân
đã làm cho ta tin rằng mức giá cuối cùng của người vừa hô là hợp lý, và xu
hướng sợ bị bỏ lỡ đã khiến ta có động cơ mạnh để đẩy giá lên một cách ngu
ngốc. Giải pháp tốt nhất mà Buffett từng chia sẻ để tránh phải trả giá cao
trong các buổi đấu giá, thú vị thay, chính là: “Đừng đi đến đó!”

#15. Bằng chứng xã hội, tâm lý lan truyền đám đông


(Social-proof tendency)

Charlie Munger: “Những hành vi phức tạp của con người vốn được tối giản
hóa đáng kể khi mà ta tự động nghĩ và làm y hệt như môi trường xung quanh.
Đôi khi, sự tự động này đem lại lợi ích. Thử nghĩ bạn bước vào một thành phố
lạ để xem một trận bóng mà không hề đem theo bản đồ, thì ắt hẳn việc đi
theo một đám đông cổ vũ cuồng nhiệt là lựa chọn thông minh nhất. Vì vậy, sự
tiến hóa của loài người đã để lại cho ta xu hướng tâm lý bằng chứng xã hội -
bắt chước như những người xung quanh này.
Các giáo sư tâm lý học cực kỳ thích tâm lý bằng chứng xã hội (social-proof)
bởi vì những thí nghiệm của họ tạo ra những kết quả rất buồn cười và đáng
nhớ. Ví dụ như họ sắp cho một nhóm người vào thang máy, sau đó đứng
quay mặt lại với cửa, tự nhiên những người sau vào cũng sẽ đứng quay mặt
lại tương tự mà không hiểu vì sao... Hay đột nhiên giữa sân trường, họ lại sắp
xếp cho một nhóm người ngửa mặt lên trời chẳng vì lẽ gì, tự nhiên vài phút
sau, một đám đông gần trăm người bầu lại cũng nhìn lên trời cũng chẳng vì
lý do gì!
Và ở trong giới kinh doanh với trí tuệ cao nhất, người ta cũng thấy các
lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện “ăn theo” chẳng khác gì những con người
thường nhật. Nếu một công ty lọc dầu như Exxon Mobil tự nhiên khờ dại mua
một cái mỏ than, hay mua một công ty phân bón chẳng hạn, tự nhiên hàng
loạt các công ty lọc dầu nhỏ hơn khác cũng đi mua công ty phân bón theo.
Hiển nhiên những công ty dầu khí này đều chịu kết cục thảm hại như cách họ
mua vậy.
Trong ngành quảng cáo và bán hàng, bằng chứng xã hội là một nhân tố
quan trọng hơn nhiều người thoạt tưởng. John mà muốn thứ gì, làm thứ gì,
mua thứ gì, thì hầu như là bởi vì tên bạn Joe đang có thứ đó. Nhờ vậy, những
công ty khôn ngoan sẵn sàng chi rất nhiều tiền để sản phẩm ôtô/nước ngọt/
thuốc lá/phụ kiện của mình được sử dụng ở trong một bộ phim, hay dùng
bởi người nổi tiếng, hoặc tổ chức một sự kiện dùng thử sản phẩm cho một
đám đông.
Xu hướng tâm lý lan truyền đám đông này đôi khi phản ứng ngược lại, tạo
ra xu hướng tâm lý ghen tỵ/đố kỵ khá cực đoan. Con người thường ghen tỵ
với những gì người khác có, và phải có cho bằng được, dù rằng rất nhiều thứ
khác bổ ích hơn mà họ cần có. Những câu chuyện bi kịch về việc tranh giành
chức vị, vợ/chồng người khác, hoặc các món đồ xa xỉ là các biểu hiện của thói
đố kỵ kết hợp với bằng chứng xã hội này.
Nếu phải đưa ra một bài học cho hàng loạt các bài học về tâm lý bằng
chứng xã hội, có lẽ bài học yêu thích nhất của tôi sẽ là: Đừng bao giờ học
kẻ khác khi họ đang sai lầm rõ ràng! Bởi vì còn nhiều thứ khác đáng để học
hỏi hơn.”
#16. Tâm lý nhận thức sai với sự tương phản
(Contrast misreaction tendency)

Charlie Munger: “Bởi vì hệ thần


kinh của loài người không thể nào
đo lường mọi vật bằng các thông
số tuyệt đối, nên thay vào đó, nó
phải dựa vào một thứ so sánh
tương đối đơn giản hơn nhiều..
Một trong những ví dụ về thiệt
hại nhỏ trong sự tương phản là khi
một người đàn ông mua chiếc lót
chân trong ôtô bằng giả da siêu
đắt đỏ đến mức 1,000USD, tất cả
chỉ vì giá cả của nó khá nhỏ trên tổng trị giá chiếc xe là 65,000USD. Ví dụ về
thiệt hại lớn hơn là khi một người phụ nữ cưới phải một người đàn ông mà cô
ta cho là tốt hơn bố mẹ cô ta một chút, hay một người đàn ông cưới cô vợ thứ
hai chỉ tốt hơn cô vợ đầu tiên một chút, rồi cả hai đều phải chịu một đời hôn
nhân khổ sở sau đó.
Trong giới sale bất động sản, người ta thấy một thứ chiêu trò phổ biến đó
là khi một tay bán hàng tinh ranh, dẫn người mua đến một căn vừa tệ vừa
đắt đỏ một cách ảo tưởng. Sau đó hắn dẫn người đó đến một căn đỡ tệ hơn
một chút nhưng giá rẻ hơn một nửa chẳng hạn. Boom, thế là hắn bán được
căn nhà tệ hại một cách dễ dàng, lợi dụng yếu điểm tương phản đã khắc sâu
trong não bộ ta.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy thuật này thường xuyên ở mấy hãng bán lẻ vô
cùng! Người mua sản phẩm/dịch vụ rất thích nhìn mấy mức đại hạ giá như
-50%, -25%, -20% dù rằng các hãng cố ý nâng giá ban đầu lên, rồi trừ xuống
cho ra mức thực tế nhìn “kích thích” như vậy.
Các bạn có thể nghĩ rằng mình sẽ miễn nhiễm với đặc tính này và các bạn
cười sảng khoái. Song sự thực là các bạn không đâu!
Câu chuyện mà tôi ưa thích nhất cho đặc tính này đến từ người bạn hay
chơi bài bridge của tôi kể cách đây vài năm về loài ếch. Anh ta nói rằng: Char-
lie, nếu anh quăng một con ếch vào một nồi nước sôi, nó sẽ nhảy ra ngay lập
tức. Nhưng, thay vào đó, nếu anh cho nó vào nồi nước thường, rồi từ từ, từ
từ đun nó lên, con ếch sẽ chết trước khi nó kịp nhận ra nhiệt độ thay đổi. Tôi
không rõ rằng câu chuyện về loài ếch thực hư thế nào, nhưng tôi từng thấy rất
nhiều doanh nhân tôi biết đã chết theo cách đó!”

#17. Tâm lý bị tác động mạnh khi chịu áp lực


(Stress - influence tendency)

Charlie Munger: “Mọi người đều nhận ra rằng, một áp lực bất ngờ (sudden
stress), chẳng hạn như một mối đe dọa lớn và 1 lượng adrenaline trong người
ta dâng lên bất thường, thúc đẩy các phản ứng cảm xúc và hành động bộc phát.
Áp lực về tài chính, tình cảm, sự nghiệp, cái chết, nếu ở mọc quá tiêu cực
trong thời gian dài, có thể gây cho ta bệnh trầm cảm nghiêm trọng.
Thí nghiệm cuối đời của Pavlov, sau các thí nghiệm phản xạ có điều kiện
vô cùng thành công ở loài chó đã giúp ông đoạt giải Nobel, đã thể hiện nên
một dạng thức tâm lý vô cùng đặc biệt.
Ở thí nghiệm này, cũng được thực hiện ở loài chó, ông thử dâng nước lũ lên
cao đến mức chỉ còn chưa vài cm để thở trong các chuồng chó. Trong trạng
thái gần cái chết nhất, tức là mức áp lực stress cực đại, tâm lý của những chú
chó này đã hoàn toàn thay đổi. Sau khi hạ nước xuống, nhiều ngày sau, ông
nhận thấy những chú chó trước kia chịu tâm lý phản xạ điều kiện, nay đâm ra
thù hằn (hatred) với người chủ của mình. Tất cả thứ tâm lý đã rèn luyện trước
đây đều mất hết.
Điều này có thể giải thích được tinh thần thiện chiến của những người lính
bị mất mát gia đình, của những tín đồ trong các tôn giáo, của những người
con thù ghét cha mẹ độc ác của mình... Dù tôi biết rằng quan điểm của tôi hơi
trái ngược, tôi có rằng việc có một chút stress trong cuộc sống, có thể giúp
ta đảo ngược được trạng thái tư duy bị đánh cắp (stolen mind), đặc biệt phổ
biến ở những công dân thời đại bây giờ.”

#18. Tâm lý ưa thích những thứ tiện lợi, ở gần ta


(Availability-misweighing tendency)

Charlie Munger: “Xu hướng tâm lý này làm tôi nhớ đến ca từ của một bài hát
nổi tiếng:
Khi tôi không gần cô gái tôi yêu, thì tôi sẽ yêu cô gái mà tôi ở gần.”
Bộ não không hoàn hảo, bị giới hạn của loài người dễ dàng rơi vào trạng
thái ưa thích những thứ dễ dàng, tiện lợi cho nó. Chính vì bộ não không thể
ghi nhớ, hoặc không thể nhận thức được đâu là điều nó muốn, tựa như chàng
trai trong bài hát trên, nên nó có xu hướng tâm lý như vây.
Một trong những giải pháp tốt nhất để tránh bẫy tâm lý này, chính là việc
sử dụng một bộ tiêu chí (checklists), hầu như lúc nào cũng hiệu quả trên kinh
nghiệm của tôi.
Một giải pháp nữa, như tôi đã đề cập ở bẫy tâm lý nhất quán, là học theo
cách của Darwin khi năng nổ tìm kiếm bằng chứng ngược lại (disconfirming
evidences).
Trong các thí nghiệm thống kê, hay các bài luận, tác giả thường có xu
hướng tìm kiếm các dữ liệu đơn giản, săn có thay vì nhọc công đi tìm sự thật.
Như vậy, một trong những thuật dễ nhớ nhất khi muốn giải quyết tâm lý này:
một ý tưởng một dữ liệu không hề đáng giá hơn chút nào, nếu chỉ vì nó đơn
giản và tiện lợi hơn cho bạn!”

#19. Tâm lý sử dụng hoặc mất đi các kỹ năng


(Use-it-or-lose-it tendency)

Charlie Munger: “Tất cả kĩ năng đều dần bị phai nhạt nếu ta không dùng đến
chúng trong một thời gian dài. Tôi đã từng là một thiên tài tính nhẩm cho đến
tuổi 20, từ đó về sau kĩ năng này cũng mất đi khi tôi không dùng nữa.
Một trong những giải pháp để tránh sự suy thoái này chính là việc học theo
cách mà các phi công rèn luyện kỹ năng lái máy bay qua các chương trình mô
phỏng (simulator). Chương trình này giúp phi công liên tục thực hành những
kỹ năng hiếm dùng mà anh ta không thể đánh mất được.
Những kĩ năng cao nhất thường đòi hỏi việc phải luyện tập mỗi ngày.
Nghệ sĩ chơi đàn piano huyền thoại Paderewski từng nói rằng nếu anh ta
ngừng chơi một ngày, anh ta cảm thấy sự đi xuống trong nhạc điệu. Nếu anh
ta ngừng chơi một tuần, tất cả khán giả đều nhận ra sự xuống dốc và dần bỏ
anh ta mà đi.
Mặc dù quy luật của xu hướng tâm lý này khắt khe như vậy, nhưng nếu một
kỹ năng đã được rèn luyện đến mức độ nhuần nhuyễn fluent), thì kĩ năng đó:
1. sẽ bị suy thoái chậm hơn những kỹ năng khác
2. sẽ được hồi phục nhanh hơn nếu người đó rèn luyện lại một thời gian
ngắn. Đây chắc chắn không phải là những lợi ích nhỏ, cho nên những
người thông thái luôn cố gắng rèn luyện kĩ năng của mình đạt đến độ
nhuần nhuyễn nhất trước khi sang kĩ năng mới.”
#20. Tâm lý bị ảnh hưởng bởi các chất gây nghiện
(Drug-misinfluence tendency)

Charlie Munger: “Thứ sức mạnh


hủy diệt của các chất gây nghiện
đã quá phổ biến và nguy hiểm
đến mức ta thấy hậu quả bi kịch
mà nó tạo ra cho tư duy và cuộc
đời của một người. Tôi không
muốn bàn thêm bất cứ điều gì về
tâm lý này, khi nó phần nào cũng
giống như tâm lý phủ nhận thực
tại quá đau đớn mà tôi đã nói ở phần trên.”

#21. Tâm lý bị tụt hậu khi tuổi già đến


(Senescence-misinfluence tendency)

Charlie Munger: “Khi tuổi già đến, loài người chúng ta bị thoái hóa (decay)
trong hoạt động nhận thức và tư duy. Thực tế là không có ai có thể học những
kỹ năng phức tạp khi độ lão hóa đã quá cao. Tuy nhiên ở một vài môn đòi hỏi
trí tuệ và thực hành liên tục, nhiều người vẫn giữ được phong độ rất tốt – như
chúng ta thường thấy trong các giải đấu bài bridge hay cờ vây vậy.
Người già như tôi và Warren rất giỏi trong việc che giấu đi những
khuyết điểm của sự thoái hóa, thông thường qua quần áo hay những thứ
tương tự. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng việc liên tục suy nghĩ và học hỏi,
được thực hiện với niềm đam mê và vui vẻ, sẽ giúp đẩy lùi được điều chắc
chắn phải xảy ra.”
#22. Tâm lý bị ảnh hưởng quá bởi cường quyền
(Authority-misinfluence tendency)

Charlie Munger: “Sống trong một xã hội giai cấp, loài người cũng như tất
cả tổ tiên, đã được sinh ra để đi theo những người lãnh đạo – vốn là nhóm
thiểu số.
Tự động phải theo đuổi như vậy, chúng ta thấy con người thường xuyên
gặp sai lầm lớn khi vị lãnh đạo đó sai lầm rõ ràng, hoặc khi việc giao tiếp giữa
lãnh đạo và cấp dưới bị hiểu sai hoặc gặp vấn đề trong truyền đạt.
Trong Thế chiến thứ 2, một phó cơ chiến đấu mới vào, vì muốn chiều lòng
cơ trưởng, nên đã nghe lời người cơ trưởng răm rắp đến mức bỏ qua nguyên
tắc an toàn, làm chiếc phi cơ đâm thẳng vào núi. Một lần khác, khi tôi đi câu
cá ở thung lũng Colorado người hướng dẫn (guide) đã kể tôi một câu chuyện
rất thú vị. Một vị khách sang trọng đến câu cá nhưng không biết gì, ở đây
người hướng dẫn là một dạng cường quyền đối với anh ta. Câu được một
lúc, thấy cần động đậy, hướng dẫn viên la lên: “Cho nó cái cần câu đi. Cho
nó cái cần câu đi.” Dù ý người hướng dẫn muốn vị khách hãy thả lỏng dây để
cá dính câu, vị khách ấy không hiểu vì sao lại thẩy luôn chiếc cần câu đắt tiền
xuống biển khơi vạn dặm... Ví dụ này cho thấy sức mạnh của cường quyền
trong một tình huống áp lực (stress) ra sao, khi mà não người chẳng còn suy
nghĩ được gì cả.
Trong kinh doanh, một vị tiến sĩ Tâm lý học ngày ấy vô tình được giao chức
CEO một công ty sản xuất. Sung sướng quá, ông xây một trụ sở văn phòng
đắt tiền, rồi còn đúc hẳn một tầng hầm để rượu vang hảo hạng ở một tỉnh xa
xôi. Rồi một ngày, cấp dưới ông ta báo lên rằng tiền mặt sắp cạn kiệt. Ông la
lên: “Lấy tiền dự trữ trong quỹ khấu hao (depreciation) ra mà xài!” – mặc cho
bản chất khấu hao là chi phí không bằng tiền, nằm ở khoản mục phải trả...
Tâm lý bị ảnh hưởng bởi cường quyền này mạnh đến mức mà người CEO
này, cộng với nhiều trường hợp tệ hại khác, vẫn còn được yên vị ở những chức
vụ quan trọng dù rằng việc phải thay thế họ là vô cùng rõ ràng!”

#23. Tâm lý không nghiêm túc trong việc quan trọng


(Twaddle tendency)

Loài người, được sinh ra bởi khả năng ngôn ngữ, đôi khi tuôn ra những lời
không nghiêm túc ở sai thời điểm. Chúng ta thấy điều này khá phổ biến trong
các buổi họp, các buổi trao đổi, nơi mà thời gian bị phí phạm vào những vấn
đề không đâu vào đâu.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi thấy rất nhiều tin tức,
trao đổi trên diễn đàn, thậm chí là một vài kênh báo chí rất vô ích và ồn ào.
Để tránh những sự vớ vẩn gây ảnh hưởng đến thời gian và tư duy, nhất thiết
nhà đầu tư cá nhân chúng ta phải sử dụng thời gian thông minh, chỉ lựa ra
những thông tin lời đồn đại (scuttlebutt) quan trọng về doanh nghiệp/ban
lãnh đạo trên diễn đàn hoặc các buổi trao đổi. Bởi vì như Shakespeare đã
từng có câu châm ngôn: “Cuộc sống xã hội là một câu chuyện dài dòng kể
bởi một thằng ngốc, đầy rẫy tiếng ồn và cơn thịnh nộ, trong khi chẳng để lại
thứ gì đáng nhớ.”

#24. Tâm lý tôn trọng logic và khoa học


(Reason-respecting tendency)

Charlie Munger: “Với xã hội ngày càng văn minh, việc con người chú trọng
hơn đến logic, đến lý lẽ khi hành động đã thể hiện qua các trò chơi cờ giải đố
và giúp hình thành nên các tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
Không ai biết đến tầm quan trọng của điều này hơn Carl Braun, người đã
lập nên đế chế lọc dầu hiệu quả bậc nhất châu Mỹ với niềm cam kết và đức
tính trung thực. Ông ta có một luật khá đơn giản đối với các vị lãnh đạo trong
công ty: anh phải chỉ rõ ai là người làm gì, ở đâu, khi nào và TẠI SAO. Nếu
người nào giao nhiệm vụ mà bỏ sót lí do tại sao, thì khả năng cao anh ta sẽ bị
đuổi việc vì Braun biết rằng ý tưởng sẽ được truyền đi nhanh nhất nếu người
nghe biết được lý do tại sao.
Tựu chung lại, việc học sẽ được ứng dụng nhiều nhất khi người học biết
cách đặt câu Tại sao. Câu hỏi này là một viên đá thần kỳ Rosetta, giúp mở ra
“một trời ý tưởng” cho những bộ óc biết tư duy.”

#25. Hiệu ứng siêu kết hợp tâm lý


(Lollapalooza tendency)

Hiệu ứng siêu kết hợp tâm lý (lollapalooza effect) là một dạng thức kết hợp
nhiều bẫy tâm lý lại với nhau, thứ mà ít sách giáo khoa nào về tâm lý nói đến.
Chẳng hạn khi một doanh nhân đang thua lỗ nghiêm trọng, anh ta bắt đầu
rơi vào trạng thái phủ nhận thực tế quá đau đớn (#11), sau đó anh ta bắt đầu
cảm thấy không thể cắt lỗ được, phải nhất quán (#5), rồi dần anh ta bán hết
đi những tài sản tốt đang sinh lời, chỉ để cứu vớt mảng thua lỗ trong vô vọng
- cốt vì anh ta sợ không chịu được cảm giác mất mát (#14).
Trên thị trường cũng vậy, sau đây là một chuỗi sự kiện mà chúng tôi thấy
phổ biến vô cùng: ban đầu một cá nhân nhìn bảng điện, thấy cổ phiếu X tăng
trần vài chục %, anh ta đã bắt đầu cảm thấy tiếc nuối, sợ mất mát cơ hội (#14).
Rồi dần nhiều người xung quanh mua vào, broker gọi mua (#15), anh ta cũng
mua vào theo – bỏ qua nghi ngờ trước đó (#4). Mua xong, anh ta đưa “cặp
kính màu hồng” lên, hi vọng cổ phiếu sẽ tăng thêm vài trăm % nữa (#3). Đột
nhiên, cổ phiếu định giá ngất ngưởng đó rớt mạnh 20%. Nhiều người bắt đầu
vào cảnh báo. Cãi lại những ý kiến ngược chiều, anh ta vẫn tin vào ý tưởng/
quyết định của bản thân (#12), từ từ đóng tư duy lại - trở nên nhất quán trong
tư duy (#5). Và khi cổ phiếu ngày càng trượt dốc, anh ta phủ nhận thực tại quá
đau đớn (#11), nắm giữ cổ phiếu tệ hại đó và vĩnh viễn không bao giờ gỡ lại
được số tiền đã thua lỗ…
Đó là một trong những ví dụ thường gặp nhất của hiệu ứng siêu kết hợp
tâm lý, gây ra hậu quả khôn cùng cho tài sản và tương lai tài chính của ta nếu
ta không biết cách kiểm soát hàng loạt các xu hướng tâm lý vốn đã ăn sâu vào
não bộ của ta.

Nguồn: Charlie Munger (1995),


Psychology of Human Misjudgment, S.A.F.E lược dịch
TÌM MUA SÁCH DAMN RIGHT!
Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger
cánh tay phải của Warren Buffett

https://bit.ly/damn-right-tiki-happy-live

You might also like