You are on page 1of 1

ĐỀ THAM KHẢO

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I KHỐI 10


Thời gian: 60 phút
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(Lược dẫn: Sau khi cầu hôn Nữ Thần Mặt Trời thất bại, Đăm Săn trở về và bị chết chìm trong Rừng
Đen. Mọi người kéo đến Rừng Đen làm lễ tang cho Đăm Săn. Vía của Đăm Săn hóa thành một con ruồi
bay vào miệng Hơ Âng – chị gái Đăm Săn. Hơ Âng thụ thai, sinh một bé trai. Thần báo mộng cho Hơ
Âng đặt tên cho con là Đăm Săn (gọi là Đăm Săn cháu). Ngay từ nhỏ, Đăm Săn cháu đã thể hiện tố chất
phi thường, càng lớn càng vượt trội và rất giống Đăm Săn cậu. Đăm Săn cháu tiếp tục sự nghiệp anh
hùng của cậu mình. Sau đây là đoạn trong chương VII của Sử thi Đăm Săn)
(Lược một đoạn: Bên họ nhà Hơ Nhị làm lễ cáo thần, cáo tổ tiên, linh hồn các tù trưởng xưa cũ, sau đó
sang nhà Hơ Âng)
Y Suh1: Thưa chị, cơm rượu đã xong. Sau rượu phải là câu chuyện. Chúng tôi đến đây vì cậu nhà đã
mất, lúa đã mục, cỏ đã chết, đã bị ma quỷ bắt đi. Rầm 2 nhà gãy thì phải thay rầm khác. Giát 3 sàn nát thì
phải giậm4 cho lành. Người này chết thì phải chắp vào bằng một người khác. Nhà chúng tôi nay vách đã
xiêu, bếp nứt, lời ăn tiếng nói buồn rầu. Vậy xin chị cho tiếp chúng tôi một ngưòi chồng, chúng tôi xin
chị một người nuê5. Đây nào phải cây chuối cây mía mà chúng tôi tự trồng được.
H’Âng : Thưa anh, vậy thì bụng anh đã nhằm ai, lòng anh đã ưng ai, ai là người anh đã để ý?
Y Suh : Cậu chết thì ghép cháu cậu. Bà chết thì ghép cháu bà. Chết người này thì ghép người kia. Con
chị chị sẽ mua. Con em chị sẽ mượn. Con tù trưởng nhà giàu chị sẽ mướn thuê. Tôi đến đây  khác nào
ong đến với nước, vò vẽ đến với hoa. Khác nào trai gái đến với trầu với thuốc.
[…] (Lược một đoạn: Sau khi chuyện trò, cả Hơ Âng và Đăm Săn cháu đều đồng ý tiếp tục nối dây, đưa
Đăm Săn cháu về nhà vợ. Đăm Săn cháu về nhà vợ và chăm lo công việc như cậu mình)
Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở không thêm một chiều một sáng. Bây giờ thì ngày
ngày cậu đã đi rẫy làm cỏ, sửa chòi, biết tìm mua cồng mua chiêng, biết trả tự do cho nô lệ gái trai. Vì
vậy ai ai cũng nói cậu ta đã là một tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn nhiễu 6, vai mang nải7 hoa, như
người cậu của cậu ta xưa kia.
Năm mới đã đến Đăm Săn mở hội ăn uống linh đình, ăn lợn ăn trâu không ngớt.
Đăm Săn: Ơ các em trong làng, ơ các cháu trong nhà! Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi
tớ của ta bằng này! Mùa khô đã đến, chúng ta hãy mở hội ăn uống đông vui! Chúng ta hãy làm lễ
cáo thần, cáo tổ tiên, cáo linh hồn các tù trưởng xưa cũ! Chúng ta hãy làm lễ cúng thần Núi, thần
Nước, thần trên cao, thần dưới thấp, thần phía đông, thần phía tây, cầu cho chúng ta luôn luôn khỏe
mạnh, năm tháng yên vui, cầu cho đất đai mãi mãi xanh tươi, sông suối không bao giờ ngừng chảy,
mía chuối luôn luôn nảy lộc đâm chồi, không bao giờ héo hon tàn lụi! Hãy đem rượu ra không ngớt,
hãy giết trâu bò, dê lợn không ngừng! Hãy đánh lên những tiếng chiêng có tiếng ngân vang, những
tiếng chiêng có tiếng đồng tiếng bạc, đánh nhè nhẹ cũng vang vọng khắp núi non! […]
(Trích Đăm Săn, in trong Sử thi Ê-đê, Nhiều tác giả, Nguyễn Hữu Thấu dịch và chú thích,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản trên. Từ đó nhận xét thái độ, cảm xúc của người kể chuyện đối
với nhân vật Đăm Săn cháu. (1 điểm)
Câu 2. Cho biết tại sao 2 đoạn văn đầu tiên của văn bản được đặt trong ngoặc đơn và mở đầu bằng
“lược dẫn”, “lược một đoạn”? Phần con số đánh dấu đặt trong trang (ví dụ: Rầm 2, Giát3, giậm4,…) và
phần chú thích đặt ở chân trang, mở đầu bằng con số tương ứng, có tên gọi chung là gì? (1 điểm)
Câu 3. Chỉ ra những lời thoại của nhân vật có thể hiện tục nối dây của người Ê-đê? (2 điểm)
Câu 4. Theo anh/ chị, với việc xây dựng hình tượng Đăm Săn cháu tác giả dân gian muốn gửi gắm
thông điệp gì? (2 điểm)
Câu 5. Anh/ chị hãy chọn và phân tích một/ một số chi tiết trong lời thoại của Đăm Săn cháu ở đoạn
được in đậm phía trên (trình bày bằng hình thức 01 đoạn văn ngắn, khoảng 1 trang giấy thi). (4 điểm)
1
Y Suh: người bên họ nhà Hơ Nhị, Hơ Bhị
2
Rầm: thanh vật liệu cứng chắc, đặt ngang trên một số điểm tựa để đỡ các bộ phận bên trên của công trình xây dựng
3
Giát: vật hình tấm làm bằng nhiều thanh tre, gỗ ghép thưa với nhau
4
Giậm: làm lại, đan lại
5
Nuê: chỉ người vợ hay chồng kế; cũng dùng làm từ xưng hô với người vợ kế hay chồng kế
6
Khăn nhiễu: khăn được dệt bằng tơ, sợi ngang nhìn rất săn
7
Nải: cụm

You might also like