You are on page 1of 3

Đề luyện tập số 4: Cho đoạn trích sau:

“ Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để
chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả
rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.
Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng
mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã
đầy, anh còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra
khỏi hang”
(Ngữ văn 6 – tập 2)
1. Đoạn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Kể tên
những văn bản cùng thể loại mà con đã học trong chương trình Ngữ văn 6?
2. Đoạn trích kể về sự việc gì? Qua sự việc trên, con thấy được đặc điểm gì của nhân vật “ người
anh”?
3. Tìm 1 cụm danh từ có trong câu sau: “Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng
xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.”
4. Tìm một biện pháp tu từ có trong đoạn trích. Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó.
5. Trong đoạn trích có chi tiết kì ảo nào? Nêu tác dụng của chi tiết kì ảo đó.
Đề luyện tập số 5: Cho đoạn trích sau:
“Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi
những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có
một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm
đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn
mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. Sau khi ăn no nê, quân sĩ mười tám nước cúi
đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh và kéo nhau về nước.”
(SGK Ngữ văn 6 - Tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Cho biết phương thức
biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai văn bản đã học trong chương trình Ngữ
văn 6 cùng thể loại với truyện đó.
Câu 2. Nhân vật chính của văn bản là ai? Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Tìm một từ láy, một
từ ghép có trong đoạn văn?
Câu 3. Đoạn văn trên xuất hiện một đồ vật kì ảo, đó là vật gì? Kể tên đồ vật kì ảo khác xuất hiện
trong văn bản em vừa tìm được.
Câu 4. Giải nghĩa và đặt câu với từ: hoàng tử, ngạc nhiên
Câu 5. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Quân sĩ mười tám nước ăn mãi,
ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. ”
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày ý nghĩa của hình tượng đồ vật kì ảo xuất hiện
trong đoạn văn trên.
* TLV: Đóng vai một nhân vật trong truyện, kể lại truyện truyền thuyết « Thánh Gióng», « Sơn
Tinh, Thủy Tinh»
Bài làm
Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem
lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu.
Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau
thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn
dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc, giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên
đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu
thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất
chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa
có được một mụn con. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một
dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị
thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lên ướm thử. Sau buổi đó bà thụ thai. Mười hai
tháng sau, bà lão sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô và bụ bẫm. Đứa trẻ đó chính là ta. Tất cả mọi
người trong làng ai cũng vui lây cho gia đình bà lão. Do mệnh trời ban xuống nên từ khi lọt lòng đến
lúc ba tuổi ta không nói không cười và cũng không biết đi. Mẹ ta lo buồn lắm.
Bấy giờ giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước Việt. Thế giặc mạnh và hung ác. Đi đến đâu chúng
gieo tai ương đến đó. Nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tim người tài giỏi cứu nước, cứu
dân. Nghe được tiếng sứ giả, ta biết là thời điểm mình ra giúp dân đã tới. Ta bèn cất tiếng nói: “Mẹ
ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.” Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạy ngay
đi gọi sứ giả. Gặp được sứ giả, ta mừng lắm, bèn nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa
sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan nát lũ giặc này.” Nghe ta nói xong, sứ giả lấy
làm kinh ngạc và mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua cho là trời giúp mình nên ngay lập tức sai
người làm gấp những thứ ta dặn. Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao
nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con
hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi
biển khổ. Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn
nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình
vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp
sắt, tay cầm roi sắt, phi ngựa sắt ra sa trường sau khi từ biệt quê hương. Cưỡi trên mình ngựa sắt oai
dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch.
Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm
đường tháo chạy. Ta vội thúc ngựa đuổi theo, bỗng nhiên roi sắt gãy. Nhìn thấy bụi tre gần đó, ta bèn
nhổ gốc quật vào đám giặc. Chỉ một lát sau, giặc tan vỡ. Ta đuổi đến tận chân núi Sóc cho đến khi
không còn bóng một tên giặc nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, ta bèn phóng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp
sắt bỏ lại, rồi cưỡi ngựa sắt về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Nhà vua nhớ công ơn của ta bèn phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại ngôi làng
mà ta sinh ra - làng Gióng. Hiện nay, tháng tư hàng năm, người dân nơi đây lại tưng bừng mở hội
đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khắc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng
làm vũ khí đánh giặc, bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã
trở thành những hồ ao liên tiếp.
6. Niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết giàu ý nghĩa, Niêu cơm có khả năng
phi thường cứ ăn hêt lại đầy làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế diễu
nhưng sau đó thì kinh ngạc, khâm phục. Niêu cơm đã cảm hóa hoàn toàn được kẻ thù và để lại
sự khâm phục trong lòng họ. Vì thế niêu cơm thần tượng trưng cho tình yêu thương, lòng nhân
ái và ước vọng hòa bình đoàn kết, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ngoài ra hình ảnh đó
còn mang ước mơ triển lãm về sự nghiệp của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Nếu có được niêu
cơm thì lao động của người dân đỡ vất vả hơn, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc.

You might also like