You are on page 1of 15

Sinh viên: Nguyễn Hồng Mơ

Khoa: Văn học


MSSV: 1856010085
Bài làm số 3

MƯỜI NGÀY

Tác giả

Giovanni Boccaccio (1313 - 21 tháng 12 năm 1375) là một nhà văn và nhà thơ người Ý.

Năm 1340, Boccaccio 27 tuổi, ông bỏ học theo con đường văn chương nên cha ông không
gửi tiền trợ cấp cho ông nữa.

Năm 1349 cha ông chết, ông được thừa hư


ởng một gia tài khiêm tốn khiến ông rảnh rang để sáng tác và nghiên cứu văn học cổ La Mã-
Hy Lạp.

Năm 1362, Boccaccio 49 tuổi, qua một cơn khủng hoảng tâm hồn vì những lý do tôn giáo,
ông định thiêu hủy tất cả các sách viết bằng tiếng Ý của ông, nhưng Pêtraca đã kịp thời ngăn
chặn ý định đó. Thất vọng, ông về sống
chục năm cuối đời ở Xectanđô cho đến khi chết.

Toàn cảnh tác phẩm

Sau trận dịch hạch khủng khiếp năm l343, ông sưu tầm tài liệu chuẩn bị viết tập truyện Mười
Ngày, xuất bản năm 1353. Theo tác giả giới thiệu năm 1348, trong khi bệnh dịch hạch hoành
hành ở Flôrăngx, mười thanh niên gồm bảy nữ và ba nam rời bỏ thành thị để lánh nạn ở một
biệt thự nông thôn. Để đỡ buồn, họ kể chuyện cho nhau nghe.

Sách chia làm mười chương, mỗi chương gồm truyện của mỗi ngày. Mỗi ngày lần lượt một
người được bầu làm Hoàng Hậu hay vua để điều khiển tổ chức, để ra một chủ đềchung cho
các truyện kể hôm đó.

Ban đầu khi tôi đọc Mười ngày, tôi rất bất ngờ vì nó giống kết cấu của truyện Nghìn lẻ một
đêm. Nhưng mỗi truyện đều có cái hay riêng và tôi tin vì thế, người đọc sẽ không xem Mười
ngày là phiên bản của Nghìn lẻ một đêm mà Mười ngày chính là Mười ngày.

Cô Nguyễn Ngọc Bảo Trâm - giảng viên khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: "Việc sử dụng những mô thức
văn học phổ biến trong văn học truyền thống cũng như từ các nguồn mạch khác của văn học
thế giới vừa là một nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Nghìn lẻ một đêm và Mười
ngày".

Trang
Còn nhà nghiên cứu R.S.Gwynn nhận định: "Mười ngày bao gồm những truyện kể riêng
biệt do các chàng trai, cô gái trẻ tuổi kể lại khi họ đi về vùng nông thôn lánh nạn dịch hạch,
là một ví dụ về kiểu truyện khung, kiểu truyện có những câu chuyện được “đóng khung”
trong một truyện kể lớn hơn…"

Trang
TÓM TẮT 10 CÂU CHUYỆN YÊU THÍCH NHẤT TRONG "MƯỜI NGÀY"

1. Nhà vua lười

Một bà xinh đẹp xứ Gaxcônhơ đi hành hương ở Thánh mộ trở về qua đảo Syprơ. Khi tới đảo
bà ta bị vài gã trai xấu làm nhục. Bà đi khiếu nại tới nhà vua. Người ta bảo bà làm thế chỉ mất
thì giờ và công sức vì nhà vua hết sức nhu nhược hèn nhát. Vậy là bà đến mạt sát tính xấu của
nhà vua. Nhà vua từ trước đến bây giờ vẫn đắm mình trong nhu nhược, có vẻ như tỉnh dậy
khỏi một cơn mê. Ông bắt đầu nghiêm trị kẻ đã gây oan cho bà. Rồi ông tiếp tục truy nã gắt
gao bất cứ kẻ nào dám xúc phạm đến sự tôn nghiêm vương quyền của ông.

2. Anh coi ngựa bở

Agiluyn, vua của người Lôngbacđi, đặt kinh đô ở Pavia, một thành phố của xứ Lôngbacđi.
Nhà vua đã lấy Tơđêlanhga, vợ góa của Ôtaric, nhà vua trước. Hoàng hậu có một anh chải
ngựa, anh ta say mê hoàng hậu điên cuồng. Do đó, khi Tơđêlanhga phải đi ngựa, nàng thường
ưng chọn con ngựa của anh, trông coi hơn bất cứ con nào khác. Mỗi lần như thế lại là cơ hội
cho anh chàng được cảm thấy một lòng biết ơn vô tận. Nhà vua, như anh biết, không ngủ
chung phòng với hoàng hậu, thế là anh nghĩ ra bằng cách giả là vua, có thể vào phòng đến tận
chỗ hoàng hậu. Anh tự kiếm một chiếc áo khoác giống áo vua mặc rồi đến âu yếm hoàng hậu.
Sau khi nhà vua biết chuyện, ông lấy cái kéo cắt một món tóm ở một chỗ trên đầu chàng coi
ngựa khi anh đang ngủ, đó là dấu hiệu để sáng ra nhận mặt được nhân vật. Y vùng dậy, và
tìm được ở chuồng ngựa một cái kéo dùng cho việc xén chải ngựa. Rồi y rón rén đến gần tất
cả những người đang ngủ. Phía trên tai mỗi người, y cắt tóc theo kiểu tóc y đã bị cắt. Sáng ra,
vua Agiluyn trở dậy và ra lệnh cho gọi tất cả các người hầu phải ra mắt mình. Nhưng ông
thấy là số đông trong bọn họ có tóc đánh dấu cùng một kiểu. Vì thế anh chàng coi ngựa thoát
khỏi sự trừng phạt.

3. Thắng lợi của cái chết

Tăngcređơ, lãnh chúa thành Xalecnơ là một ông vua bản tính nhân đạo và độ lượng. Ông có
một người con gái, ông phải quyết định và lựa chọn cho nàng vị bá tước xứ Capu. Nhưng
nàng chỉ sống một thời gian ngắn với bá tước rồi trở thành góa bụa và quay về ở với vua cha.
Ghixcar đểý nữ bá tước. Người cha biết chuyện bắt Ghixcar rồi ra lệnh cho hai người lính
canh lặng lẽ bóp cổ Ghixcar ngay trong đêm, bứt lấy trái tim nạn nhân và đem nó đến cho
ông. Sáng ra, nhà vua chọn một cái cốc đẹp lớn bằng vàng, đặt trái tim Ghixcar vào đó, sai
một hầu cận rất trao nó cho con gái. Nàng cầm chiếc cốc, mở nó ra và thấy trái tim. Nàng tin
chắc rằng đó là trái tim Ghixcar. Sau đó không lâu, nàng bèn sai đem đến bình đựng nước ép
ngày hôm trước. Nàng rót nước trong bình vào cốc đặt trái tim ngập chìm trong nước mắt.
Không chút sợ hãi, nàng kề môi uống cạn nước đó. Nàng từ bỏcuộc đời đau khổ của mình.
Tăngcređơ khóc sướt mướt cho số phận của họ, ông ra lệnh làm lễ an táng cho đôi tình nhân
và chôn họ vào chung một mộ.

4. Con chim ưng

Trang
Ngày xưa ở Flôrăngx có một người quý tộc trẻ tuổi rất giàu tên là Frêđêri. Chàng đem lòng
yêu một bà quý phái, tên là Giôvanna, một trong những phụ nữ đẹp và đáng g yêu nhất ở
Flôrăngx. Bỗng chồng bà Giôvanna lâm bệnh và mất. Theo lệ thường, người quả phụ về
nông thôn sống qua mùa hè, ở một ngôi nhà của một bà ở gần nhà Frêđêri. Chú bé con bà
thích con chim ưng của Freederi nên nói với mẹ xin Frêđêri con chim ấy chú sẽ hết bệnh. Bà
mẹ đến, chàng liền quyết định hy sinh con chim, để có một món tử tế thết bà quả phụ. Bà
Giôvanna rất trách chàng đã giết một con chim ưng giá trị như thế để dọn cho bà ăn, nhưng
trong đáy lòng, bà vô cùng cảm kích tấm lòng hào hiệp mà sự nghèo khổ không làm mất
được. Không có con chim, bệnh tình chú nặng lên. Cái chết đó khiến bà rất buồn. Bà bằng
lòng lấy Frêđêri, dù chàng ta rất nghèo. Đám cưới rất lộng lẫy, ông chồng mới mà nghịch
cảnh đã khiến trở thành người khôn, làm chủ một cơ nghiệp lớn, trở nên tiết kiệm, sống sung
sướng, hòa hợp êm ấm với người mình yêu.

5. Một người kể chuyện lúng túng

Vợ ông Giêri Xpina, cùng với nhiều bạn gái và hiệp sĩ đi du ngoạn từ trang trại này sang
trang trại khác. Một trong các vị khách cười nói với bà:
-Thưa bà Ôretta, nếu bà đồng ý, tôi sẽ xin đưa bà đi ngựa một phần đường lớn. Tôi sẽ chỉ
cần kể với bà một trong những truyện hay nhất trần đời.
Song, khi kể chuyện, ông nhắc đi nhắc lại cùng một chữ đến ba, bốn và sáu lần, khi thì ông
trở lại, khi thì ông kêu lên. "À, không phải", ông luôn lầm lẫn trong các tên, người
nọ xọ người kia, và làm cho chuyện rối
bét. Đã thế, giọng kể chuyện lại không
tôn trọng phẩm chất các nhân vật.
Nghe ông kể, bà Ôretta nhiều phen cảm thấy mướt mồ hôi, tưởng như tim mình ngừng đập,
tựa hồ ốm chết đến nơi. Cuối cùng, bà không chịu nổi nữa bà phải xin ông cho bà xuống ngựa
đi bộ.

6. Anh bếp

Ông Cônrat, công dân thành Flôrăngx, xưa nay là người ăn tiêu rộng rãi, hào phóng, sang
trọng, rất yêu chó và chim. Một hôm, đi săn bằng chim ưng, ông bắt được một con sếu. Ông
giao cho anh bếp đem quay và dọn cho ông ăn tối. Anh bếp Sisibiô nhận con sếu và ra sức
quay nó. Sisibiô, vốn không muốn làm mất lòng người yêu bèn chặt một đùi sếu đưa cho
chịta ăn. Thế là con sếu được dọn lên với mỗi một đùi. Một vị khách nhận thấy đầu tiên, tỏ
ý ngạc nhiên. Ông Cônrat liền cho gọi anh bếp lên và tra hỏi. Anh đối đáp trắng trợn rằng loài
sếu chỉ có một chân và một đùi thôi. Sáng hôm sau anh dẫn mọi người đi kiểm chứng và bảo
rằng con sếu khi ngủ chỉ có một chân chỉ tại khi ăn không chịu đánh thức nó nên nó không có
hai chân được. Thế là nhờ một câu trả lời rất ngộ mà anh bếp thoát không bị phạt và được
làm lành với chủ.

7. Không gì lừa dối hơn bộ mặt

Trang
Ông Forê đơ Rabata là một người bé nhỏ rất khó coi, mặt phẳng, mũi tẹt như mũi chó săn
chồn. Mặc dầu dịdạng, ông vẫn là một nhà pháp luật học lớn. Giôttô, nhà họa sĩ nổi tiếng,
cũng xấu không kém. Hai người cùng xấu xí và mặt mũi cùng khó coi như nhau ấy đều có
dinh cơ ở Maghelô. Sau khi qua vài ngày mùa hè ở đấy, khi trở về Flôrăngx, họ gặp nhau
giữa đường, cưỡi ngựa xấu và ăn mặc cũng xấu ngang nhau. Vừa nghe Giôttô nói chuyện,
ông Forê vừa đưa mắt nhìn ông ta từ chân lên đến đầu, và thấy ông ta xấu quá và ăn mặc lôi
thôi lốc thốc quá, nên chẳng nghĩ rằng chính mình cũng chẳng đẹp đẽ hơn gì, ông cười và bảo
Giôttô:
-Nếu bây giờ chúng ta gặp người nào chưa hề gặp ông và biết ông bao giờ thì ông có nghĩ
rằng hắn ta cho ông là nhà họa sĩ ưu tú nhất đời không?
Ông Giôttô đáp ngay tức khắc:
-Thưa ông, có chứ, nếu nhìn ông từ chân lên đến đầu hẳn ta có thể tin là ông chỉ mới học
thông chữ cái.
Nhà pháp luật học liền im thin thít và nhận ra sự sơ xuất của mình.

8. Đánh cuộc

Ở Flôrăngx, có một chàng thanh niên tên là Misen Scanza. Chàng rất vui tính và có lắm
chuyện khôi hài, nên thanh niên đô thị tìm đến chơi với chàng. Một hôm, chàng Mông Ughi
trò chuyện với nhiều bạn thân, họ tranh cãi xem trong các gia đình ở Flôrăngx, gia đình nào
lâu đời và có dòng dõi cao quý nhất. Người thì bảo dòng họ nhà Uberti, người thì bảo là nhà
Lămbecti,... Misen Scanza chứng minh cho vài bạn thanh niên rằng gia đình Baronxi là dòng
họ cổ xưa nhất thế giới. Anh được cuộc một bữa ăn với họ.

9. Cô nàng õng ẹo rởm

Ông Frexcô đi Xêlaticô có một cô cháu gái là


Xietca. Cô ta xinh xắn, người cân đối, và có vẻ khá cao quý, tuy thế vẫn không thuộc vào
hạng đàn bà đẹp mà gặp lại người ta bao giờ cũng thấy một niềm vui thú mới mẻ, trái lại, sự
kiêu ngạo và tự phụcủa cô khiến không ai chịu đựng nổi. Cô làm ra vẻ miệt thị đàn ông,
khinh bỉ đàn bà, mà không biết rằng chính cô lại có nhiều tính xấu hơn bất cứ ai. Tính cô
hỗn xược, khó chịu, thất thường, chẳng bao giờ làm gì vừa lòng cô hết. Một hôm, cô đi ra
phố lại vềngay, cô đến ngồi bên cạnh
chú cô. Chú hỏi cô:
-Xietca, tại sao hôm nay là ngày hội mà cháu bỏ về sớm thế?
-Cháu chả thấy cái gì thích thú cả, chú ạ, - Cháu chả bao giờ tưởng được rằng ở đô thị này
cho nên cháu bỏ về để khỏi phải nhìn thấy chúng.
Frêxcô không chịu đựng nổi những bộ điệu của cô cháu, nghiêm trang bảo cô:
-Nếu những người khó chịu khiến cháu bực dọc đến thế thì cách tránh cho cháu nỗi buồn
buồn ấy, cháu ạ, là đừng bao giờ tự soi mình vào gương hết.
Cô không hiểu được ông chú muốn nói gì nên trả lời ông rằng, cô vẫn muốn soi gương như
mọi người khác. Vì thế nên suốt đời cô cứ là ngu xuẩn và rởm đời.

Trang
10. Nữ tu sĩ

Ở vùng Lômbacđi có một tu viện nổi tiếng vì lòng tin thánh thiện. Idabét, một trong số
những nữ tu ở đó lúc ấy, là một cô gái dòng dõi quý tộc, một chàng trai đem lòng yêu thương
ngay. Chàng trai tìm được cách bí mật đến gặp người nữ tu sĩ Hai người không biết là một
đêm nọ, một nữ tu sĩ bắt gặp gã tình nhân lúc anh chàng đang từ giã người yêu. Chị ta báo
cho nhiều sơ biết chuyện. Idabet chẳng biết gì về âm mưu nọ, một đêm gọi tình nhân đến.
Những người canh gác phát hiện ra ngay. Đợi thật khuya, họ chia thành hai nhóm. Một nhóm
ở lại theo dõi cửa ra vào căn phòng, còn nhóm kia chạy đến nhà bà Tu viện trưởng và gõ cửa,
giục cuống lên. Đêm đó, Uximbanda đang sum vầy với một mục sư. Trong cơn vội vã, đáng
lẽ vớ chiếc khăn chòang mà những người tu sĩ thường mang, bà ta lại quơ nhầm phải cái quần
đùi của ông mục sư. Những người đàn bà kia quá nóng ruột muốn bắt quả tang Idabet đang
phạm tội cũng chẳng chú ý gì đến khăn trùm của bà. Cô gái đang bị bà lên án thấy vậy liền
nói toạc cho bà biết. Thế là người ta để mặc cho cô tùy ý đi lại với người tình.

Trang
THẦN KHÚC

Tác giả

Đantê sinh năm 1265 tại Firenze, miền trung Italia12, ở thời Đantê, trên bán đảo Italia ch
Sớm mồ côi bố mẹ, tuổi trẻ của Đantê diễn ra buồn thảm. Không tài sản, không thế lực. Một
thân hào hảo tâm đã dạy Đantê tiếng La tinh và truyền cho Đantê niềm say mê văn chương
phúng dụ bấy giờ đang nở rộ ở Pháp. Thông qua tiếng La tinh Đantê say mê thơ ca cổ đại và
tôn sùng thần tượng Virgilio:Cuộc đời thanh niên của Đantê nổi bật ba niềm say mê: yêu
đương, sáng tác thơ và hoạt động chính trị.

Đantê đi vào tình yêu và thơ ca rất sớm.


Đantê cũng tham gia hoạt động chính trị rất sớm. Đantê mất năm 1321 tại Ravenna, một
thành phố nằm trên bờ biển vùng đông bắc Firenze.

Ông được chôn cất tại Ravenna tại Nhà thờ San Pier Maggiore (sau này gọi là San
Francesco). Bernardo Bembo, praetor của Venezia, dựng lên một ngôi mộ cho ông vào năm
1483.

Toàn cảnh tác phẩm

Có ý kiến cho đó là G. Boccaccio (1313-1375), người đầu tiên đã nghiên cứu và đưa in kiệt
tác của Đantê. Thế là dần dần đã hình thành một cái tên chính thức: La Divina Commedia, có
thể dịch sang tiếng Việt là Những khúc ca thần diệu, mà đến nay chúng ta đã quen dùng theo
tên gọi ngắn gọn, mà Trung Quốc đã dùng là Thần khúc.

Thần khúc của Dante gồm 100 khúc, 14.226 câu thơ được chia làm 3 phần: Địa ngục, Tĩnh
thổ và Thiên đường.

Thần khúc, kể lại cuộc du hành kỳ lạ của Đantê sang thế giới bên kia - thế giới của người
chết. Nhà thơ Virgilio được Beatrice, người yêu thuở thiếu thời của Đantê, phái đến làm
người hướng dẫn Đantê đi “tham quan” Địa ngục và một phần Tĩnh thổ. Đến đây Virgilio vì
chưa chịu phép rửa tội của đạo Thiên chúa, nên không được phép đi tiếp. Beatrice xuât hiện
và hướng dẫn Đantê đi xem Thiên đường.

Thần khúc, cùng với những thành tựu sáng tạo bằng tiếng Ý của G. Boccaccio và F. Petrarca,
đã nâng địa vị tiếng địa phương Toscana lên địa vị ngôn ngữ dân tộc Italia và đã khẳng định
sự xuât hiện của nền Văn học dân tộc Italia. Chính vì vậy người ta đã gọi “Đantê là người
cha của tiếng Ý và của Văn học Ý”.

Trang
Tóm tắt 3 phần của tác phẩm

ĐỊA NGỤC
Phần này bao gồm 34 chương, Viếcgiliô dẫn Dante qua 9 tầng, chứng kiến rất nhiều hình
phạt dành cho mỗi tội.
Khúc I
Đantê lạc vào rừng tối với đầy sự sợ hãi. Báo, sư tử, sói cái xuất hiện đe dọa Đantê. Viếcgiliô
xuất hiện, dẫn Đantê du hành sang thế giới bên kia. Đantê rất vui mừng và xem:
"Người là Thầy, là Tác giả của tôi.
Chính ở nơi Người, tôi đã học
Phong cách thanh tao làm vinh dự thơ tôi!"
Khúc II
Đantê e ngại trước cuộc du hành. Viếcgiliô trấn tĩnh và Đantê "bước theo lối hiểm trở, hoang
vu".
Khúc III
Cửa vào Địa ngục. Nhóm tội đồ thứ nhất: Bọn bạc nhược.
"Thầy bảo: - “Tình cảnh đớn đau này,
Dành cho những linh hồn nhàm chán"
Khúc IV
Tầng thứ nhất của Địa ngục. Vinh danh các nhà thơ vĩ đại
"Đó chính là Ômerô, nhà thơ tối thượng
Sau ông là Oraxiô, nhà thơ trào phúng
Ôviđiô, thứ ba và sau nữa Lucanô"
Thầy và Đantê được chọn là người thứ năm và thứ sáu
Khúc V
Tầng Địa ngục thứ hai. Những kẻ vì ái tình bị đày xuống
"Thầy kể tên và lấy tay chỉ trỏ,
Những linh hồn mà Ái tình đã loại khỏi trần gian!”.
Khúc VI
Tầng Địa ngục thứ ba. Âm hồn Siáccô tiên đoán về tương lai của thành phố mình với đầy đau
khổ và giết chóc.
Khúc VII
Tầng Địa ngục thứ IV và thứ V: Đantê gặp Quái vật Pờlutô. Thầy giảng cho Đantê hiểu cảnh
những kẻ hà tiện, những kẻ hoang phí, những kẻ cuồng nộ chịu hình phạt.
Khúc VIII
Tầng Địa ngục thứ V và một phần thứ VI.
Bọn quỷ sứ ngăn không cho Đantê vào thành, Đantê nài nỉ thầy đừng bỏ rơi mình.
Khúc IX
Tầng địa ngục thứ VI. Nhờ sự can thiệp của thiên đình, thầy và Đantê được vào thành.
Khúc X 
Tầng Địa ngục thứVI. Đantê gặp kẻ thù và gặp cha của người bạn cũ.
Khúc XI
Tầng Địa ngục thứ VII. Khúc này viết về kẻ có tội bạo hành và tội gian lận bị hình phạt

Trang
Khúc XII
"Đường đi xuống, một bờ dốc đứng
Có con quái vật đứng canh"
Họ gặp con quái vật Minôtôrô. Con quái vật nửa người nửa ngựa Nétxô dẫn dường cho
Viếcgiliô và Đantê. Rồi Netxô quay lại và vượt qua suối đỏ.
Khúc XIII
Họ đến một khu rừng mà nơi đó:
"Chưa từng có dấu vết của lối mòn đi lại!
Lá cây không xanh mà một màu xám xịt,
Cành không thẳng mà vặn vẹo, xù xì,
Quả không có mà chỉ toàn gai độc!"
Đó là khu rừng của những người tự sát.
Khúc XIV 
Khúc này kể về sa mạc cát dưới trận mưa, dòng sông máu và nguồn gốc các sông dưới Địa
ngục.
Khúc XV
Đantê gặp lại và trò chuyện với thầy học, Bờrunéttô Latinô. Ông ấy tặng cho Đantê cuốn kho
báu.
Khúc XVI
Đantê trò chuyện với ba âm hồn Phirenxe
Khúc XVII
Khúc này kể về chuyện Đantê thấy bọn cho vay nặng lãi bị chịu hình phạt.
Khúc XVIII
Viết về hố thảm sầu. Nơi bọn xu nịnh ngập trong hố phân.
Khúc XIX
Khúc này kể về nơi giáo hoàng Nicôla III và bọn buôn thần bán thánh bị hành tội.
Khúc XX
Tầng Địa ngục thứ VIII, Ngục thứ tư:
Thầy Viếcgiliô nói về nguồn quê hương của ông.
Khúc XXI
Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ năm:
Bọn tội đồ với thùng nhựa sôi.
Khúc XXII
Tầng Địa ngục VIII. Ngục thứ năm: Bọn ăn hối lộ và bọn cố ý làm sai chức trách. Lũ quỷ sứ
tức giận vì bị đánh lừa.
Khúc XXIII
Đantê kể:
"Chúng tôi gặp một toán người,
Vừa lê bước chậm chạp đi vòng quanh,
Vừa khóc than, mệt mỏi và suy sụp."
Đó là bọn người tu đạo đức giả đang chịu hình phạt mang những chiếc áo rất nặng.
Khúc XXIV
Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ bảy. Cảnh bọn ăn trộm đồ thờ Chúa bị hình phạt.
Khúc XXV

Trang
Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ bảy:
Viết về sự hỗn xược của Vanni Phúcsi.
Khúc XXVI
Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ tám:
Nghe Ulítxê kế lại chuyến đi biển cuối cùng.
Khúc XXVII
Kể về bọn cố vấn gian xảo
Khúc XXVIII
Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ chín: viết về bọn chia rẽ và ly gián tôn giáo.
Khúc XXIX
Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ mười: viết về bọn làm giả kim.
Khúc XXX
Viết về những kẻ gian dối, giả mạo, đúc tiền giả.
Khúc XXXI
Tầng Địa ngục thứ IX. Khổng lồ Antêô đẩy Viếcgiliô và Đantê xuống đáy ngục sâu.
Khúc XXXII
Tầng Địa ngục thứ IX. Viết về vùng thứ nhất (Caina) và vùng thứ hai (Antênôra)
Khúc XXXIII
Tầng Địa ngục thứ IX. Bá tước Ugôlinô kể về cái chết của ông và con cháu. Đantê nhục mạ
Pida và Genôva.
Khúc XXXIV
Tầng Địa ngục thứ IX. Ngục thứ tư kể về Luyxiphe và ba tên tội phạm lớn nhất của Nhà thờ.
Sau đó hai nhà thơ trở về trần thế.

TĨNH THỔ
Gồm 7 tầng, dành cho việc sám hối tội lỗi.
Khúc I
"Tôi quay sang phải và nhìn cực bên kia,
Thấy bốn vì sao chưa một ai trông thấy"
Đantê ca ngợi các vì sao. Sau đó thiên thần của Tĩnh thổ xuất hiện. Thầy Viếcgiliô nói:
“Này con, hãy theo ta

Trang
Lùi lại sau cánh đồng này,
Từ đây, có thể xuống tận bờ biển”.
Khúc II
Các thiên thần chở thuyền xuất hiện. Đantê gặp lại bạn cũ Caxenla và chuyện trò thân mật.
Khúc III
Đantê trò chuyên với linh hồn vua Manphơrétđi. Vua nhờ anh khi trở về dương thế đến thăm
người con gái của vua
Khúc IV
Đantê gặp người quen Benlácqua.
Khúc V
Gặp gỡ và trò chuyện với những âm hồn bị chết vì bạo lực
Khúc VI
Đantê và thầy bàn về lời cầu nguyện, thầy nói:
"Lời cầu nguyện chỉ hiện trong chốc lát
Còn điều âm hồn phải trả thì kéo dài mãi nơi đây
Ta đã đề cập đến điểm này
Lời cầu nguyện không thể sửa đổi lỗi lầm"
Khúc VII
Xoócđenlô dẫn hai nhà thơ đến một thung lũng nhỏ xinh đẹp và chỉ cho thấy một số âm hồn
khác.
Khúc VIII
Dantê trò chuyện với Ninô Vítcôngti và Cônrát Malátpina. Đantê nói:
"Tôi đã tới đây và tôi còn sống,
Đi như vậy. tôi được thêm một cuộc đời khác!"
Nghe câu trả lời của anh, mọi người đều sửng sốt.
Khúc IX
Đantê ngủ và mơ. Anh thấy một con đại bàng
"Đáp xuống như một luồng sét,
Và cắp tôi lên tận lò trời.
Ở đó hình như cả hai chúng tôi
Đều bị thiêu trong ngọn lửa, sao mà dữ dội,
Khiến tôi giật mình tỉnh dậy".
Khúc X
Đantê và thầy gặp những người bị phạt vì kiêu căng, họ bị phạt. Hình như họ muốn nói cùng
nước mắt:
“Tôi không chịu nổi nữa”.
Khúc XI
Đoàn âm hồn vừa đi vừa cầu nguyện
"Ngươi ta cố tiến lên thì càng lùi lại sau.
Tất cả chúng con đã đau đớn về điều ác,
Xin Người rủ lòng nhân tha thứ cho chúng con"
Khúc XII
Tranh khắc về những kẻ kiêu ngạo. Thiên thần của đức tính khiêm nhường.
Khúc XIII

Trang
Lên ngọn núi thứ hai và ca ngợi mặt trời
Khúc XIV
Những trường hợp đố kị bị trừng phạt.
Khúc XV
Sự xuất hiện của thiên thần khoan dung. Những tấm gương về sự khoan dung.
Khúc XVI
Nghi hoặc của Đantê và Máccô giảng giải về tự do ý chí.
Khúc XVII
Từ tầng núi thứ ba lên tầng thứ tư: Những dẫn chứng cuối cùng về sự giản dữ tội lỗi.
Viếcgiliô trình bày lý thuyết về tình yêu.
Khúc XVIII
Tầng núi thứ tư: Những kẻ lười biếng. Viếcgiliô nói tiếp về tình yêu, tự do ý chí và trách
nhiệm của con người.
Khúc XIX
Giấc mơ tượng trưng của Đante và sự giải thích của Viếcgiliô.
Tầng núi thứ năm: Những kẻ biển lận và những kẻ hoang phí.
Khúc XX
Bài thánh ca “Vinh quang thay Chúa Trời”.
Khúc XXI
Linh hồn cúa Xtaxiô giái thích về sự rung chuyển của quả đất và sự giải thoát các linh hồn đã
trong sạch. Viếcgiliỏ và Xtaxiô nhận ra nhau.
Khúc XXII
Tầng thứ năm lên tầng thứ sáu: Câu chuyện cuộc đời của Xtaxiô. Các nhà thơ cổ đại.
Ở chính giữa đường xuất hiện một cây lớn,
"Chi chít quả và ngào ngạt hương thơm.
Như cây bách, càng lên đỉnh cao càng nhỏ lại,
Cây này, trái lại, càng xuống thấp càng bé đi"
Tầng thứ sáu: Cây cám dỗ những kẻ tham ăn.
Khúc XXIII
Tầng núi thứ sáu: Những kẻ tham ăn. Đantê gặp bạn cũ
Khúc XXIV
Cây cám dỗ thứ hai
"Một cái cây thứ hai hiện ra,
Cành nặng trĩu và mạnh mẽ
Chúng tôi quay lại nhìn.
Dưới gốc cây tôi thấy nhiều cánh tay giơ lên,
Hướng lên vòm lá và kêu điều gì không rõ,
Giống như những đứa trẻ kém nhẫn nại và dại dột.
Họ cầu xin, nhưng kẻ mà họ cầu xin chẳng trả lời"
Khúc XXV
Tầng thứ bảy: Những kẻ dâm dãng và phạm tội về xác thịt.
Khúc XXVI
Những người vi pham quy luật tự nhiên.
Khúc XXVII

Trang
Ớ ngưỡng cửa Thiên đường, Viếcgiliô nói lời từ biệt Đantê.
Khúc XXVIII
Đantê rời xa khu rừng, Nữ thiên thần Matenda giảng giải cho Đantê về sông Lêtê và mọi hiện
tượng và bản chất khác thường của Thiên đường mặt đất.
Khúc XXIX
Xuất hiện một đám rước
Khúc XXX
Sự xuất hiện cúa Bêatờrisê. Thầy Viếcgiỉiô biến mất.
Khúc XXXI
Bêatờrisê tiếp tục trách móc. Những lời thú tội của Đantê.
Khúc XXXII
Sứ mệnh của Đantê với những người đang sống
Khúc XXXIII
Bêatờrisê báo trước:
"Hỡi chị em thân mến,
Không lâu nữa, các ngươi sẽ không thấy ta,
Và rồi, không lâu nữa, các ngươi sẽ lại thấy ta”.
Đantê sẵn sàng lên thiên đường.

THIÊN ĐƯỜNG
Nơi này gồm có chín tầng và mỗi tầng dành cho một loại người do chính Thượng Đế tuyển
chọn.
Khúc I
"Tôi đã đến bầu trời tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất,
Đã thấy nhiều điều mà người từ trên đó trở về". Đantê lên thiên đường, và được nghe về trật
tự của thiên đường.
Khúc II
Sự lầm lẫn của Đantê và giải thích của Rêatờrisê.
Khúc III
Những linh hồn không hoàn thành lời nguyện của mình.
Khúc IV

Trang
Những thắc mắc của Đantê được Bêatờrisê giải đáp
Khúc V
Đantê được nghe giải thích về giá trị của lời nguyền
"Bây giờ chàng sẽ thấy, nếu chàng chịu suy luận,
Giá trị cao nhất của một lời nguyền được tạo ra,
Là Chúa ưng thuận khi chàng đã ưng thuận.
Đó là giao ước ký kết giữa Chúa và con người"
Khúc VI
Đantê đến vùng trời của sao Thủy. Được nghe linh hồn Hoàng đế Giustinianô kể về những
chiến công của con Đại bàng La Mã
Khúc VII
Bêatờrisê giải đáp cho Đantê về sự trả thù về cái chết của Kitô.
Khúc VIII
Đantê trò chuyện với linh hồn vua Hunggari.
Khúc IX
Đantê đến vùng trời thứ ba, vùng trời của sao Kim.
Khúc X
Các thiên thần họp thành vòng nhảy quanh Đantê và Bêatờrisê .
Khúc XI
Thánh Tômát gịải thích những boăn khoăn của Đantê
Khúc XII
Thánh Bônaventura giới thiệu 11 người bạn mình với Đantê.
Khúc XIII
Đantê được nghe giải thích về sự không công bằng giữa các linh hồn
Khúc XIV
Đantê lên vùng trời thứ năm, vùng trời của sao Hỏa.
Khúc XV
Đantê gặp vị tổ ba đời là Cácxiguyđa. Ông này kể lại đời mình và ca ngợi thành Phirenxe
ngày xưa.
Khúc XVI
Đantê hài lòng về dòng dõi của mình
Khúc XVII
Đantê được tiết lộ tương lai mình sẽ bị đày đi biệt xứ
Khúc XVIII
Đantê đến vùng trời thứ sáu, vùng trời của sao Mộc.
Khúc XIX
Đại bàng nói về công lý của thần thánh
“Ở Vương quốc này,
Chưa có ai lên được đây mà không tin Chúa,
Hoặc trước, hoặc sau khi Người bị đóng đinh thập tự
Nhưng xem kìa, nhiều kẻ cứ kêu “Chúa tôi”, “Chúa tôi”,
Nhưng đến ngày phán xét sẽ không được gần Người,
Như một kẻ chưa từng biết Chúa.
Những tín đồ Kitô như thế sẽ bị đày như người Êtiôpi"

Trang
Khúc XX
Hai người không có đạo ở trên Thiên đường: Riphêô và Tờraianô
Khúc XXI
Đantê đến vùng trời thứ bảy, vùng trời của sao Thổ.
Khúc XXII
Vùng trời thứ tám, vùng trời của các Định tinh. Đantê nhìn các hành tinh và trái đất
"Tất cả bảy vì tinh tú hiện ra trước mắt tôi,
To lớn biết bao, vận động nhanh biết bao,
Mỗi vì lại có phạm vi cách biệt của mình"
Khúc XXIII
Chúa Kitô và Maria xuất hiện giữa những người hằng phúc, sau đó trở lên vùng trời Thiên
thanh.
Khúc XXIV
Thánh Piêtờrô kiểm tra Đantê về Đức tin. Thánh Piêtờrô hài lòng về những câu trả lời của
Đantê.
"Câu trả lời làm Người hài lòng biết bao"
Khúc XXV
Thánh Giacômô chất vấn Đantê về vấn đề Hy vọng.
Khúc XXVI
Thánh Giôvanni hỏi quan niệm của Đantê về lòng nhân từ. Đantê lấy lại thị giác.
Khúc XXVII
Đantê bay lên Vùng trời thứ chín hay vùng Động lực đầu tiên. Bêatờrisê giải thích về vùng
trời này và mối quan hệ với các vùng trời khác.
Khúc XXVIII
Bêatờrisê giải thích sự tương ứng giữa chín vòng lửa này với chín vùng trời. Tôn ty trật tự
giữa các thiên thần
Khúc XXIX
Bêatờrisê nói về sự sáng tạo và lịch sử các thiên thần. Số lượng thiên thần và sự vĩ đại của
Chúa Trời.
Khúc XXX
Thiên đình, thiên thần và những người hằng phúc.
Khúc XXXI
Đantê khẩn cầu Bêatờrisê
"Xin giữ cho tôi sự quan tâm của nàng,
Để cho tâm hồn đã được nàng cứu chữa,
Mãi mãi ở trong ân huệ của nàng, khi nó rời thể xác”.
Khúc XXXII
Sự sắp xếp chỗ trong Bông hồng. Những thiếu niên hồn nhiên, sự không ngang nhau giữa
chúng trong cõi Cực lạc. Sự ca ngợi Đức Mẹ đồng trinh.
Khúc XXXIII
Đantê kết thúc cả ba phần Địa ngục, Tĩnh thố, Thiên đường cùng một từ giống nhau: Vì sao.  

Trang

You might also like