You are on page 1of 19

Note 1: Câu hỏi đuôi (Tag questions)

Các trường hợp đặc biệt:


a. Câu bắt đầu bằng “I am” thì phần hỏi đuôi là “aren’t I”
b. Câu bắt đầu bằng “Let’s” thì phần hỏi đuôi là “shall we”
c. Câu mệnh lệnh khẳng định phần hỏi đuôi là “will/could/would/won’t you”; câu mệnh lệnh phủ định thì
phần hỏi đuôi là “will you”
d. Khi chủ ngữ là this/that, thì phần hỏi đuôi ta dùng đại từ “it”
e. Khi chủ ngữ là these, those thì phần hỏi đuôi ta dùng “they”
f. Khi chủ ngữ là there, phần hỏi đuôi ta vẫn dùng “there”
g. Khi chủ ngữ là những đại từ bất định như: anyone, anybody, no one, nobody, everybody, everyone,
sombody, someone thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ ngữ trong câu hỏi đuôi.
h. Khi chủ ngữ là những đại từ bất định như everything, something, anything, nothing thì chúng ta dùng
đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.
i. Khi mệnh đề chính có cấu trúc: “I + think/believe/suppose/….” + mệnh đề phụ thì ta dùng động từ
trong mệnh đề phụ để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.
Cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu
(think/believe/suppose/…) để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.
j. Khi câu đầu sử dụng động từ “had better”, ta mượn trợ động từ “had” để lập câu hỏi đuôi; Khi câu đầu
sử dụng động từ “would rather”, ta mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.

Note 2:
a. Conditional sentences type 1 (Câu điều kiện loại 1)
Use: Chỉ sự việc, hành động có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai.
Form:
If clause Main clause
If + S + V (present tense)…. S + will + V (bare – inf)
E.g.: If I get the scholarship, I will study in New Zealand. (Nếu tôi nhận được học bổng thì tôi sẽ học ở
New Zealand.)
* Lưu ý:
- Chúng ta có thể dùng “may, might, can, could, should, ought to, have to” thay thế cho “will” phụ thuộc
vào nghĩa của câu
E.g.: If you stay there long enough, you might see him.
- Đảo ngữ: If + S + V (present tense),... = Should + S + V bare-inf, ...
E.g.: If he calls me, I’ll answer immediately => Should he call me, I’ll answer immediately. (Nếu anh ấy

Trang 1
có gọi tôi thì tôi sẽ trả lời ngay lập tức.)
b. Conditional type 2 (Câu điều kiện loại 2)
Use: Chỉ sự việc, hành động không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả thiết, một
ước muốn trái ngược với thực tế ở hiện tại. (Câu điều kiện không có thực ở hiện tại). Để đưa ra lời
khuyên.
Form:
If clause Main clause
If + S + V (past tense)/ could + V (bare-inf)…. S + would + V (bare – inf)…
E.g.:
If I had money, I could buy a new car. (Nếu tôi có tiền thì tôi có thể mua được ô tô mới.) (= I don’t have
money, so I couldn’t buy a new car.)
If I were you, I would buy that house. (Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ mua ngôi nhà đó.)
→ đưa ra lời khuyên
* Lưu ý:
- Chúng ta có thể dùng “could/ might” thay thế cho “would” tùy theo nghĩa của câu.
- Trong câu điều kiện loại 2 thì động từ to be “were” thường được dùng với tất cả các chủ ngữ. Tuy nhiên,
“was” vẫn có thể được sử dụng, (were: more formal; was: more informal)
- Đảo ngữ: If + S + V (past tense), ... = Were + S + to V/ Were + S + ..., ...
E.g: If I were you, I would follow his advice. => Were I you, I would follow his advice. (Nếu tôi là bạn
thì tôi sẽ nghe theo lời khuyên của anh ấy.)
c. Conditional Type 3 (Câu điều kiện loại 3)
Use: Câu điều kiện loại 3 là loại câu điều kiện không có thực trong quá khứ, trái với thực tế trong quá khứ
Form:
If clause Main clause
If + S + had + PP (past perfect) S + would + have + PP
- If I had studied hard, I could have passed the exam last month. (Nếu tôi chăm học thì tôi đã có thể đỗ kỳ
thi vào tháng trước.) (= I didn’t study hard, so I failed/ didn’t pass the exam last month.)
* Lưu ý:
- Chúng ta có thể dùng “could/ might” thay thế cho “would” tùy theo nghĩa của câu.
- Đảo ngữ: If + S + had + pp,... = Had + S + pp +...,...
E.g.: If he had come there yesterday, he would have met her. => Had he come there yesterday, he would
have met her.

Note 3:

Trang 2
Trật tự của tính từ trước danh từ là “OpSASCOMP”, trong đó:
- Opinion: tính từ chỉ quan điểm, đánh giá (beautiful, wonderful, terrible, old-fashioned,...)
- Size: tính từ chỉ kích cỡ (big, small, long, short, tall,...)
- Age: tính từ chỉ độ tuổi (old, young, new,...)
- Shape: tính từ chỉ hình dạng (circular, square, rectangle,...)
- Color: tính từ chỉ màu sắc (orange, yellow, light blue,...)
- Origin: tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Japanese, American, Vietnamese,...)
- Material: tính từ chỉ chất liệu (stone, plastic, leather, Steel, silk, handmade,...)
- Purpose: tính từ chỉ mục đích, tác dụng.

Note 4:
* Gerunds (Danh động từ)
Danh động từ thường được dùng để:
- Làm chủ ngữ trong câu:
- Làm tân ngữ đứng sau một số động từ: avoid, appreciate, admit, consider, deny, detest, enjoy, fancy,
mind, finish, imagine, resume, forgive, practice, resent, keep, tolerate, risk, postpone, suggest, miss...
- Làm tân ngữ đứng sau một số cụm từ: it’s (not) worth..., it’s (no) use/ good..., in addition to, can’t help,
can’t bear, can’t stand ...
- Đứng sau các cụm động từ (phrasal verbs): give up, put off, keep on, be opposed to, face up to, be
against, look forward to, be interested in, be/get used to, see about, care for...

Note 5:
Đảo ngữ với so/ such
So + adj + be + S + that + a clause
So + adv + trợ động từ + S + V + that + a clause
E.g: So dangerous did weather conditions become that all roads were closed.
Such + be + N + that + a clause
E.g: Such was her anger that she couldn’t say anything. (Cô ấy giận đến mức mà cô ấy đã không nói gì.)
Note: BE SO MUCH/GREAT đổi thành SUCH BE NOUN
E.g: The force of the storm was so great that trees were uprooted.
→ Such was the force of the storm that trees were uprooted. (= The force of the storm was such that. ...)

Note 6:

Trang 3
Một số quy tắc đánh trọng âm cơ bản:
1. Đa số danh từ và tính từ có hai âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: teacher, children, kitchen, garden, yellow, clever, gentle, ...
TH ngoại lệ: machine, effect, result, advice, mistake, amazed, alone, ...
2. Đa số động từ có hai âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: attract, begin, become, destroy,
forget, enjoy, relax, ...
TH ngoại lệ: answer, offer, happen, open, finish, follow, argue, listen, ...
3. Danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: airport, raincoat, sunrise, guidebook,
filmmaker, ...
4. Tính từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: homesick (nhớ nhà), airsick (say máy bay), carsick (say ô tô), trustworthy (đáng tin), praise-worthy
(đáng khen), ...
TH ngoại lệ: duty-free (miễn thuế), snow-white (trắng như tuyết)
Tuy nhiên, nếu là tính từ ghép mà từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ hoặc kết thúc là đuôi ED thì trọng
âm rơi vào âm thứ 2
Ví dụ: bad-tempered (xấu tính), well-done (tốt, giỏi, nấu kĩ), well-informed (hiểu biết, thông thạo), well-
known (nổi tiếng), short-sighted (cận thị), ill-treated (bị đối xử tệ),...
5. Khi thêm các hậu tố sau thì không làm thay đổi trọng âm của từ gốc: -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -
ing, -ise/-ize, -en, -fill, -able, -ous, -less
Ví dụ: a’gree → a’greement, re’lation → re'lationship, ‘lazy → ‘laziness, en’joy → en’joyable, ‘interest
→ ‘interesting
6. Các từ có hậu tố là -ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ỉence, -id, -eous, -acy, -ian,
thì trọng âm roi vào âm tiết liền trước
Ví dụ: scientific, decision, communication, electrical, musician
7. Các từ có hậu tố là: -graphy, -ate, -gy, -cy, -ity, -phy, -al thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên
Ví dụ: democracy, geography, technology, ability, appropriate
8. Các từ có hậu tố là: -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó
Ví dụ: engineer, refugee, Japanese, unique, picturesque, maintain TH ngoại lệ: coffee, committee
9. Đa số các tiền tố không nhận trọng âm
Ví dụ: rewrite, unnecessary, unable Ngoại lệ: ‘underlay, ‘underpass
10. Các trạng từ kết thúc là đuôi “ly” thì có trọng âm như tính từ của chúng
Ví dụ: careful -> carefully, happy happily

Trang 4
Note 7:
* Infinitives with “to” (Động từ nguyên mẫu có “to”)
Động từ nguyên mẫu có “to” được dùng để:
- Làm chủ ngữ trong câu
E.g: To become a teacher is her dream. (Trở thành giáo viên là ước mơ của cô ấy).
- Làm tân ngữ của động từ
E.g: It’s raining, so she decides to bring an umbrella. (Trời đang mưa, vì vậy cô ấy quyết định mang theo
một chiếc ô.)
- Làm tân ngữ của tính từ
E.g: I’m glad to see you here. (Tôi rất vui khi được gặp bạn ở đây.)
- Chỉ mục đích
E.g: Is there anything to eat? (Có cái gì để ăn không?)
- Dùng sau các từ để hỏi “wh-”: who, what, when, how... nhưng thường không dùng sau “why”
E.g: I don’t know what to do. (Tôi không biết phải làm gì.)
- Đứng sau các từ ‘the first”, “the second”, “the last”, “the only”.
E.g: Nam is the first person to receive the scholarship in my class. (Nam là học sinh đầu tiên trong lớp tôi
nhận được học bổng.)
- Dùng trong các cấu trúc:
a. It takes/took + O + thời gian + to + V-inf (Ai đó mất bao lâu thời gian để...)
E.g: It took me 2 weeks to find a suitable job.(Tôi cần 2 tuần để tìm một công việc thích hợp.)
b. S + be + adj + to V-inf
E.g: It’s interesting to play volleyball together. (Thật thú vị khi chơi bóng chuyền cùng nhau.)
c. S + V + too +adj/adv + to + V-inf (quá... để...)
E.g: It’s too late to say goodbye. (Quá trễ để nói lời tạm biệt rồi.)
d. S + V + adj/adv + enough + to + V-inf (đủ... để...)
E.g: He speaks English well enough to communicate with foreigners. (Anh ấy nói tiếng I Anh đủ tốt để có
thể giao tiếp với người nước ngoài.)
e. I + think/ find + it + adj + to + V-inf (tôi nghĩ/ cảm thấy... để...)
E.g: I find it is difficult to learn to play the piano. (Tôi không thấy quá khó để chơi piano.)
- Dùng sau một số động từ: afford, agree, appear, arrange, attempt, begin, care, choose, consent,
determine, happen, hesitate, hope, intend, pretend, propose, promise, refuse, love, offer, start, swear,...
E.g: They agreed to build a new hospital in this area. (Họ đã đồng ý xây một bệnh viện mới ở đây.)
- Dùng sau một số động từ có tân ngữ đi kèm: ask, advise, allow, bear, cause, encourage, expect, forbid,
force, get, hate, compel, intend, order, permit, like, invite, request, tell, trouble, want, prefer, warn, wish,
teach...
Form: S+V + O + to + V-inf

Trang 5
E.g: The doctor advises me to eat more vegetables. ( Bác sĩ khuyên tôi nên ăn nhiều rau hơn.)
- Dùng sau một số tính từ diễn tả cảm xúc của con người: able, unable, delighted, proud, ashamed, afraid,
glad, anxious, surprised, pleased, easy, amused, annoyed, happy, ready...
E.g: Lan is able to speak Spanish fluently. (Lan có thể nói tiếng Tây Ban Nha trôi chảy.)

Note 8:
* Another
Another ~ ‘one more’ or ‘an additional or extra’, or ‘an alternative or different’: một.. .nào đó, một.. .nào
khác
- Another + singular noun (danh từ số ít): dùng để đề cập đến một đối tượng nào đó không xác định
E.g: You’ve met Linda, but I have another sister who you haven’t met, called Margaret.
(Bạn đã gặp Linda, nhưng tôi có một người chị gái khác nữa mà bạn chưa gặp, tên là Margaret.)
- Another + one
E.g: - Hoa: ‘You can borrow more of these books if you like’. (Bạn có thể mượn nhiều sách hơn nếu
thích.)
- Lan: Ok, I’ll take another one. (= another book) (Được, mình sẽ lấy một cuốn khác.)
- Another được sử dụng như một đại từ (pronoun).
E.g: This novel is very boring. Give me another, “another = another novel” (Cuốn tiểu thuyết này chán
quá. Đưa tôi quyển khác đi.)
- Another + số từ/ a few/ a couple of + N đếm được số nhiều (plural N)
E.g: I like this city so much that I’m going to spend another three days here. (Tôi rất thích thành phố này
nên tôi định sẽ ở lại đây 3 ngày nữa.)
* Other
- Other ~ additional or extra, or alternative, or different types of: vài/ những ....khác
- Other + plural noun (danh từ số nhiều)/ singular uncountable noun (danh từ không đếm được)
E.g: I have invited some other people. (Tôi đã mời một vài người khác.)
We have other styles if you are interested. (Chúng tôi có những kiểu cách khác nếu như bạn quan tâm.)
- Other + ones
E.g: We don’t need those books. We need other ones. (= different books) (Chúng tôi không cần những
quyển sách đó. Chúng tôi cần những quyển khác.)
- Other có thể đi với danh từ đếm được số ít nhưng trước “other” phải có một từ hạn định khác như: one,
my, an, that, our,..
E.g: Our other son (= another son of ours: một người con trai khác của chúng tôi); one other son (=
another son)
* Others

Trang 6
- Others : những .... khác
- Others ~ other ones/ other + N số nhiều: dùng khi nói đến những đối tượng nào đó không xác định.
E.g: These novels are very boring. Give me others. (Những cuốn tiểu thuyết này chán quá. Hãy đưa cho
tôi những cuốn khác xem.) => others = other novels
* The other
- The other : ...còn lại: dùng khi nói đến đối tượng nào đó xác định.
- The other + N (danh từ không đếm được/ đếm được số ít/ đếm được số nhiều)
E.g: I have two sisters. One is a teacher; the other is a nurse. (Tôi có 2 người chị. Một người là giáo viên,
người còn lại là y tá).
Where are the other two dinner plates? I can only find four (2 cái đĩa ăn tối nữa đâu? Sao tôi chỉ thấy 2
cái.)
* The others
The others: những ...còn lại: dùng khi nói đến những đối tượng nào đó xác định.
E.g.: I have 4 sisters. One is a nurse; the others are teachers. (Tôi có 4 người chị. Một người là y tá; những
người còn lại là giáo viên.)
- The others = The other + N số nhiều
E.g.: There are 4 books on the table. I don’t like this book. I like the others = (I like the other books)
Lưu ý: Khi chi có 2 đối tượng thì đối tượng đầu tiên dùng ONE đối tượng thứ 2 dùng the other.
E.g: I have 2 brothers. One is a doctor and the other is a teacher. (Tôi có 2 người anh. Một người là bác sĩ,
người kia là giáo viên.)

NOTE 9:
- Động từ nối (Linking verbs): là các động từ dùng để miêu tả trạng thái của chủ ngữ thay vì miêu tả hành
động
- Sau động từ nối là một tính từ hoặc danh từ
E.g.: He looks sad. (Anh ấy trông có vẻ buồn.)
- Một số động từ nối thường gặp: feel, look, seem, taste (có vị), sound (nghe có vẻ), turn, become/get/
turn (trở nên), remain (giữ nguyên),...

NOTE 10:
* Relative pronouns/ adverbs (Đại từ quan hệ/ Trạng từ quan hệ)
a. Who
+ Who: thay thế cho danh từ chỉ người
E.g.: My close friend who sings very well is your brother.
b. Which

Trang 7
+ Which: thay thế cho danh từ chỉ vật
E.g.: Do you see the book which is on the table?
- Đại từ “which” còn được thay thế cho cả mệnh đề phía trước, dùng dấu phẩy để tách hai mệnh đề.
E.g.: She passed the exam, which made me surprised. (Cô ấy thi đỗ, điều mà đã làm tôi ngạc nhiên.)
c. Whom
+ Whom: thay thế cho danh từ chỉ người, làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
E.g.: The man whom I met yesterday is Hoa’s brother.
- Chúng ta có thể dùng “who” thay cho “whom” khi nó làm chức năng tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
(whom: trang trọng hơn)
E.g.: That is the man who/ whom I saw at the airport yesterday.
- Tuy nhiên, sau giới từ thì chúng ta phải dùng “whom” thay cho “who”
E.g.: She’s the woman to whom I gave the money, (dùng “whom” sau giới từ)
~ She’s the woman who/ whom I gave the money to. (giới từ ở cuối mệnh đề quan hệ thì ta có thể dùng
“who/ whom”)
d. Whose
+ Whose: được dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật đứng trước. Sau whose là danh từ mà
nó làm sở hữu.
E.g.: Do you know the girl whose mother is a famous artist?
That
+ That: được dùng để thay thế cho danh từ chỉ người và vật. “That” dùng để thay cho “who, whom,
which” trong mệnh đề quan hệ xác định
E.g.: I don’t like houses which/ that are very old. 1
* Các trường hợp nên dùng “that”
- Khi nó đi sau các hình thức so sánh nhất E.g.: It is the most boring book that I have read.
- Khi nó đi sau các từ: the only, the first,..., the last E.g.: He is the first man that I have loved.
- Khi danh từ phía trước chỉ người và vật
E.g.: He is talking about the people and places that he visited.
- Khi nó đi sau các đại từ bất định: nobody, no one, nothing, anything, anyone, anybody, any, some,
someone, somebody, all...
E.g.: These books are all that my grandmother left me.
f. Where
+ Where: là trạng từ quan hệ để thay thế cho các từ/cụm từ chỉ địa điểm, nơi chốn.
E.g.: This is my hometown. I was born and grew up here.
-> This is my hometown where I was born and grew up.
- Where có thể được thay thế bằng giới từ + which
E.g.: That's the hotel where/ in which I stayed las, summer. ~ That’s the hotel which I stayed in last

Trang 8
summer.
g. When
+ When: là trạng từ quan hệ để thay thế cho cụm từ/từ chỉ thời gian.
Eg: That was the day. I met my wife on this day.
→ That was the day when I met my wife.
- When có thể được thay thế bằng giới từ + which
E.g.: Do you know the year when/ in which she was born? - Do you know the year which she was born
in?
h. Why
+ Why: là trạng từ quan hệ chỉ lý do, thường thay cho cụm for the reason/ for that reason …. N (reason) +
WHY + S + V…
E.g.: I don’t know the reason. You didn’t go to school for that reason
→ I don’t know the reason why you didn’t go to school.

NOTE 11:
Cấu trúc với “too”: quá… để làm gì
S + be + too + adj + (for somebody) + to V
S + V + too + adv + (for somebody) + to V
E.g: The food is too hot for us to eat. (Đồ ăn quá nóng để ăn).
Cấu trúc với so … that: quá … đến nỗi mà …
S + be/feel/seem/taste/smell/sound/look/… + so + adj + that + S + V
E.g: The food was so hot that we couldn’t eat it. (Đồ ăn quá nóng đến nỗi chúng tôi không thể ăn).
S + V + so + adv + that + S + V
E.g: He drove so quickly that no one could catch him up. (Anh ta lái xe nhanh đến nỗi không ai đuổi kịp).
S + V + so + many/few + danh từ đếm được số nhiều + that + S + V
E.g: She has so many hats that she spends much time choosing the suitable one. (Cô ấy có quá nhiều mũ
tới mức phải mất nhiều thời gian để chọn).
S + V + so + much/little + danh từ không đếm được + that + S + V
E.g: He drank so much milk in the morning that he felt bad. (Anh ta uống nhiều sữa vào buổi sáng tới
mức khiến anh ta cảm thấy khó chịu).
S + V + so + adj + a + danh từ đếm được số ít + that + S + V
E.g: It was so big a house that all of us could stay in it. (Căn nhà rộng tới mức tất cả chúng ta có thể ở đó).
Cấu trúc so such … that: ý nghĩa tương tự so … that
S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V
E.g: The girl is so beautiful that everyone likes her. (Cô gái đó xinh đến mức ai nhìn cũng thích).ích).

Trang 9
→ She is such a beautiful girl that everyone likes her.
Cấu trúc với enough: đủ …. để có thể làm gì
S + be + adj + enough + (for somebody) + to + V
E.g: She is old enough to understand the story. (Cô ấy đủ tuổi để hiểu câu chuyện)
S + be + adv + enough + (for somebody) + to + V
E.g: He did not study hard enough to pass the exam.(Anh ấy không học đủ chăm để vượt qua kì thi).
S + V + enough + Noun + (for somebody) + to V…
E.g: I have enough money to buy this house. (Tôi có đủ tiền để mua căn nhà này).

NOTE 12:
* Reduced adverb clause (Rút gọn mệnh đề trạng ngữ)
Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề nối nhau bằng các liên từ như when, because, while…
Điều kiện rút gọn: hai chủ ngữ phải giống nhau
Cách làm:
- Bỏ liên từ (hoặc để lại thì biến thành giới từ)
- Chủ động thì đổi động từ thành Ving
- Bị động thì dùng p.p (nhưng nếu giữ lại liên từ, hoặc có NOT thì phải để lại to be và thêm ing vào to be:
(being + p.p) – ngoại trừ các liên từ when, if, though thì lại có thể bỏ luôn to be.)
Đối với liên từ when, as (khi) mà động từ chính trong mệnh đề đó là to be + N và mang nghĩa “là” thì có
thể bỏ luôn to be mà giữ lại danh từ thôi.
E.g:
Chủ động:
When I see him, I will give him this gift.
=> When seeing him, I will give him this gift./ Seeing him, I will give him this gift.
Bị động:
Because I was given a present, I was happy.
=> Because of being given a present, I was happy. (Giới từ của because là because of, bắt buộc để lại to
be)
When he was attacked by a tiger, he ran away.
+ Mức độ 1: bỏ chủ từ
=> When being attacked by a tiger, he … (theo nguyên tắc để lại liên từ phải để lại to be)
+ Mức độ 2: bỏ to be
=> When attacked by a tiger, he … (nhưng với when thì có thể bỏ luôn to be)
+ Mức độ 3: bỏ liên từ
=> Attacked by a tiger, he …
E.g:

Trang 10
Because he wasn’t rewarded with a smile, he …
=> Not being rewarded with a smile, he … (có NOT nên bắt buộc để lại to be)
As he was a child, he lived in the countryside.
=> As a child, he lived in the country. (bỏ luôn to be)

NOTE 13:
* Đảo ngữ với các trạng từ phủ định (negative adverbials)
Never (before), rarely, seldom, barely/ hardly/ scarcely … when/ before, no sooner… than, nowhere,
neither, nor + trợ động từ + S + V
E.g: Never (before) have I eaten this kind of food. (Trước đây tôi chưa bao giờ ăn loại thức ăn này).
Hardly/ Barely/ Scarcely had she left here when he arrieved. (Cô ấy vừa mới rời khỏi đây thì anh ta đến)

NOTE 14:
* Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ:
Các danh từ nối nhau bằng: as well as, with, together with, along with, accompanined by thì chia động từ
theo danh từ đầu tiên.
E.g: Mary, along with her manager and some friends, is going to a party tonight. (chia theo Mary)

NOTE 15:
* Rút gọn mệnh đề quan hệ:
Mệnh đề quan hệ có dạng: who/ which/ that + V” có thể được rút gọn bằng những cách sau:
1. Dùng hiện tại phân từ V-ing (present participle)
Dùng V-ing khi mệnh đề quan hệ ở chủ động: who / which / that + V (active) = V-ing
E.g.: The girl who is talking to Mr. Huy is my younger sister = The girl talking to Mr. Huy is my younger
sister. (Cô gái đang nói chuyện với Thầy Huy là em gái tôi.)
2. Dùng quá khứ phân từ V-ed/ V3 (past participle)
Dùng V-PP khi mệnh đề quan hệ ở bị động: who / which / that + V (passive) = V-PP
E.g.: The lamp which was made in China is five dollars. = The lamp made in China is five dollars. (Chiếc
đèn được sản xuất ở Trung Quốc có giá 5 đô la.)
3. Dùng động từ nguyên mẫu có TO (to -infinitive)
Dùng to V khi:
- Danh từ phía trước đại từ quan hệ đứng trước một số từ như: the first, the second, etc., the next, the last,
the only; và đôi khi trước hình thức so sánh bậc nhất như the oldest, the most beautiful....: (the only, the
first...) + N + relative pronouns (who/ which/ that) + V → to V (chủ động); to be PP (bị động)
E.g.: He was the first person who came here yesterday. = He was the first person to come here yesterday.

Trang 11
(Anh ấy là người đầu tiên đến đây vào hôm qua.)
She is the only person who is called for the interview. = She is the only person to be called for the
interview.
- Động từ phía trước là HAVE/HAS để diễn tả mục đích, .............
E.g.: He had something that he had to do. → He had something to do. (Anh ấy có một số việc phải làm.)
I have a lot of homework which I have to do now. → I have a lot of homework to do now.
+ Đầu câu có HERE (BE), THERE (BE)
E.g.: There are ten messages which are sent today. → There are ten messages to be sent today.
4. Dùng cụm danh từ/ giới từ
Dùng cụm danh từ/ giới từ khi mệnh đề quan hệ có dạng:
S + BE + Noun/ Noun phrases /Prepositional phrases
Cách làm: ta bỏ who, which và be
E.g.: Football, which is a popular sport, is very good for our health.
Football, a popular sport, is very good for our health.

NOTE 16:
* Reported speech with infinitives:
Form 1: S + V + O + (not) + to V….
Các động từ thường gặp trong dạng này là ask, tell, order (ra lệnh), invite (mời), beg (cầu xin), urge (hối
thúc), encourage (khuyến khích), advise (khuyên), warn (cảnh báo), remind (nhắc nhở), command (ra
lệnh), entreat (nài xin), expect (mong đợi), forbid (ngăn cấm), invite (mời), instruct (hướng dẫn), persuade
(thuyết phục), recommend (khuyên), request (yêu cầu).
E.g: “Don’t forget to get up early.” my mother said.
→ My mother reminded me to get up early. (Mẹ tôi nhắc nhở tôi thức dậy sớm.)
Form 2: S + V + to V….
Các động từ thường gặp trong dạng này là promise (hứa), threaten (đe dọa), agree (đồng ý), offer (đề nghị
giúp ai), refuse (từ chối), propose (có ý định), volunteer (tình nguyện), hope (hi vọng), demand (yêu cầu),
guarantee (bảo đảm), swear/ vow (thề nguyền),
E.g:
“I will kill you if you call the police.” the man said.
→ The man threatened to kill me if I called the police.

NOTE 17:
Một số động từ có thể đi cùng với cả động từ nguyên thể và V-ing, nhưng có sự khác nhau về ý nghĩa:
Stop V-ing: dừng làm gì (dừng hẳn)

Trang 12
Stop to V: dừng lại để làm việc gì
- Stop smoking: dừng hút thuốc
- Stop to talk: dừng lại để nói chuyện
Remember/forget/regret to V: nhớ/quên/tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại - tương lai)
Remember/forget/regret V-ing: nhớ/quên/hối tiếc đã làm gì (ở quá khứ)
E.g: - I regret to inform you that the train was cancelled. (Tôi rất tiếc phải báo tin cho anh rằng chuyến
tàu đã bị hủy.)
- She remembers seeing him. (Cô ấy nhớ đã gặp anh ấy.)
E.g: - I try to pass the exam. (Tôi cố gắng vượt qua kỳ thi.)
- You should try wearing this hat. (Bạn nên thử đội chiếc mũ này.)
Prefer V-ing to V-ing
Prefer + to V + rather than (V)
E.g: - I prefer staying at home to going out. (Tôi thích ở nhà hơn đi chơi.)
- I prefer to stay at home rather than go out.
Mean to V: có ý định làm gì.
Mean V-ing: có nghĩa là gì.
E.g: - He doesn’t mean to prevent you from doing that. (Anh ấy không có ý ngăn cản bạn làm việc đó.)
- This sign means not going into. (Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)
Need to V: cần làm gì
Need V-ing: cần được làm gì (= need to be done)
E.g: - I need to clean the house. (Tôi cần dọn dẹp nhà cửa.)
- Your hair needs cutting. (= Your hair needs to be cut.) (Tóc của bạn cần được cắt)
Used to V: đã từng/thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Be/Get used to V-ing: quen với việc gì (ở hiện tại)
E.g: - I used to get up early when I was young. (Tôi đã từng dậy sớm khi còn trẻ.)
- I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi)
Advise/ recommend /allow/permit + O + to V: khuyên/cho phép ai làm gì.
Advise/ recommend /allow/permit + V-ing: khuyên/cho phép làm gì.
E.g: - They don’t allow us to go out.
- They don’t allow going out.
- We are allowed to go out. (bị động)

NOTE 18:
* Modal perfect
- Could/ May/ Might + have + PP: có lẽ đã

Trang 13
Diễn tả một điều gì đó có thể đã xảy ra hoặc có thể đúng ở quá khứ; một khả năng có thể ở quá khứ
nhưng người nói không dám chắc.
E.g.: She didn’t hear the phone ring. She might have been sleeping at that time. (Cô ấy đã không nghe
thấy chuông điện thoại. Vào lúc đó có lẽ là cô ấy đang ngủ.)
Mai could have gone out with him last night. (Tối qua Mai có lẽ đã đi chơi với anh ta.)
- Should/ Ought to +have + PP: lẽ ra phải, lẽ ra nên
- Diễn tả một điều gì đó lẽ ra đã nên hoặc phải xảy ra trong quá khứ nhưng thực tế đã không xảy ra trong
quá khứ vì lý do nào đó
E.g: I should have gone to the post office this morning. (Lẽ ra sáng nay tôi phải đi bưu điện.) Tôi đã
không đi
- Diễn tả sự đáng tiếc, hối hận đã không làm việc gì đó
E.g: I failed the exam. I should have studied harder. (Tôi đã thi trượt. Đáng lẽ ra tôi nên chăm học hơn.)
- Chúng ta có thể dùng cụm was/were supposed to V để thay thế cho should have PP
E.g: She was supposed to go/ should have gone to the party last night.
- Must + have + PP: chắc hẳn đã, hẳn là
Diễn tả sự suy đoán hay kết luận logic dựa vào thực tế ở quá khứ
E.g: Mary passed the exam with flying colors. She must have studied hard. (Mary đã thi đậu với kết quả
cao. Cô ấy chắc hẳn đã học chăm chỉ.)
→ Must + have been + V-ing: chắc hẳn lúc ấy đang
E.g: I didn’t hear the doorbell. I must have been gardening behind the house. (Tôi đã không nghe thấy
chuông cửa. Chắc hẳn lúc ấy tôi đang làm vườn phía sau nhà.)
- Would + have + PP: dùng trong câu điều kiện loại 3 với nghĩa “đã .. .rồi”
E.g: If I had had enough money, I would have bought that house last year. (Nếu năm ngoái tôi đã có đủ
tiền thì tôi đã mua ngôi nhà kia rồi.)
- Diễn tả một tình huống đã có thể xảy ra trong quá khứ, nhưng thực sự đã không diễn ra.
E.g: I would have been happy to see him, but I didn’t have time.
- Can’t + have + PP: chắc là đã không thể làm gì
Diễn tả một sự việc gần như chắc chắn không thể xảy ra
E.g: They can’t have bought it today because the shops are closed. (Hôm nay chắc là họ không thể mua
được nó vì các cửa hàng đều đóng cửa.)

NOTE 19:
* Thức giả định
The subjunctive (Thức giả định) là hình thức động từ có dạng nguyên mẫu không có “TO”. Nó được dùng
để nhấn mạnh tính cần thiết hay quan trọng (đưa ra lời khuyên, yêu cầu, đề nghị...) của sự việc. Nó được

Trang 14
dùng trong những ngữ cảnh trang trọng (formal), nhất là trong văn viết.
E.g:
- I suggest that she apply for this job.
- It is important that you come here on time
1. Câu giả định dùng với động từ
Subjunctive dùng trong mệnh đề “that” sau một số động từ như sau:
advise , ask , command, demand, desire, insist, move (đề nghị), propose, recommend, require, request,
suggest, urge
E.g:
- We urge that he leave now.
- My mother insisted that I settle down in Hanoi City.
- He requested that everyone be on time.
Nếu bỏ that đi chủ ngữ 2 sẽ trở thành tân ngữ, động từ trở về dạng nguyên thể có to, câu sẽ mất đi ý nghĩa
giả định và trở thành câu bình thường.
E.g: We urge him to leave now.
2. Câu giả định dùng với tính từ
advised important recommended
best mandatory required
crucial (quan trọng) necessary suggested
desirable obligatory urgent
essential proposed vital
imperative

Form:
It + be + adj + that + S + [V in simple form] …
E.g:
It is necessary that he stop smoking.
It is desirable that they invest more money in rural areas.
Ngoài các tính từ thì thể giả định có thể dùng sau một số thành ngữ như “It is a good idea.” hoặc “It is a
bad idea.”
E.g: It is a good idea that they have access to modem technology.
Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ tương ứng với các tính từ ở trên theo cấu trúc sau:
It + be + N + that + s + [V in simple form]...
E.g: It is a recommendation from a doctor that the patient stop smoking.
Lưu ý:
a. Trong tiếng Anh của người Anh (British English), “should” thường được dùng trước động từ nguyên

Trang 15
thể để đưa ra ý tưởng giả định (should + V); thông dụng nhất sau một số động từ như “suggest,
recommend, insist”
E.g: The doctor recommended that he should give up smoking.
b. The subjunctive có thể được dùng trong các hình thức phủ định, tiếp diễn và bị động E.g:
- They urged that people not waste natural resources.
- It is important that you be standing here when she gets off the plane.
- He recommended that Linda be allowed to live here permanently.

NOTE 20:
* Would - Used to
Would:
- Dùng trong lời nói gián tiếp (Tương lai trong quá khứ) hay dùng trong câu điều kiện như loại 2, 3
E.g: He said he would come back the next day.
- Dùng để đề nghị, nhờ vả, xin phép, mời mọc
E.g: Would you turn on the TV for me?
- Diễn tả một thói quen trong quá khứ (past habits). Với nghĩa này, WOULD có thể dùng thay cho used to
E.g: When we met each other, we would talk a lot.
Would - used to: dùng để diễn đạt hành động lặp lại trong quá khứ (thói quen), nhưng bây giờ không còn
nữa
E.g: When I was younger my grandmother would/used to bring us chocolate when she visited.
Nhưng giữa would và used to có sự khác nhau:
- would thường được sử dụng khi có từ/ cụm từ/ mệnh đề chỉ thời gian rõ ràng
E.g: When I was a child, I would watch cartoons every Sunday morning, (used to CÓ thể được dùng trong
câu này)
Whenever we went to my aunt’s house, we would play in the garden, (used to CÓ thể dùng trong câu này)
- ‘Used to’ có thể được sử dụng để nói về tình trạng trong quá khứ cũng như những thói quen và hành
động trong quá khứ được lặp lại, nhưng ‘would’ chỉ được sử dụng để nói về thói quen trong quá khứ
nhưng không được sử dụng để nói về tình trạng trong quá khứ (past states).
E.g: I used to be a player, (không được sử dụng would trong câu này vì đây là tình trạng trong quá khứ,
không phải thói quen)
We used to have a car. (không được dùng would)
→ Một số động từ biểu thị trạng thái/ tình trạng (stative verbs) như have (possession), be, live, like, love,
believe, think , understand, know, feel thì không được sử dụng WOULD

Trang 16
NOTE 21:
Cấu trúc độc lập/ tuyệt đối không phải là một câu, mà nó tương đương như một cụm từ
Cấu trúc này thường được dùng trong văn chương và thơ
Cách nhận biết: Trong câu có 2 vế phải khác chủ ngữ và có dấu phẩy ngăn cách
Cấu tạo của câu độc lập - nó không dùng động từ chia mà dùng phân từ (participle) /tính từ/ cụm giới từ...
Một số loại cấu trúc độc lập thường gặp:
* Danh từ/ Đại từ (N/ Pro) + hiện tại phân từ (Ving): dùng trong câu chủ động
E.g: The weather being fine, we went out for a picnic. ~ The weather was fine, so we went out for a
picnic. (Thời tiết đẹp nên chúng tôi đi dã ngoại.)
Đây là loại hay gặp nhất trong các đề thi.
* Danh từ/ Đại từ (N/ Pro) + quá khứ phân từ (PP): dùng trong câu bị động
E.g: These exercises finished, I went to bed. ~ After these exercises had been finished, I went to bed. (Sau
khi những bài tập này được hoàn thành thì tôi đi ngủ.)
* Danh từ/ Đại từ (N/ Pro) + giới từ
E.g: A girl came in, a book in hand. (Cô gái bước vào với quyển sách trên tay.)
* Danh từ/ Đại từ (N/ Pro) + tính từ
E.g: His determination stronger than ever, Peter resolved not to give up until he had achieved his dreams.
* Trước cấu trúc độc lập có thể có giới từ “with”
E.g: She came in with a book in (her) hand.
I won’t be able to go on holiday with my mother being ill.
He sat there with his eyes closed.
Don’t sleep with the doors open.

NOTE 22:
- Chúng ta có thể sử dụng across, over và through để nói về một vị trí ở bên kia hoặc đi đến được như bên
kia cầu, đường, biên giới, sông... (on the other side of, to the other side of)
E.g: There’s a cafe across/over the street. (Có một quán cà phê bên kia đường.)
Ta dùng over hơn là across khi nói về việc đến được phía bên kia của vật gì cao, hoặc vật gì có chiều cao
lớn hơn bề ngang.
E.g: He jumped across the stream. (Anh ta đã nhảy qua con suối.)
- Khi nói đến vật gì mà chúng ta nghĩ như một mặt phẳng, hoặc một vùng như đất nước hoặc biển thì ta
hay dùng across hơn.
E.g: I suddenly saw Mary across the room. (Tôi bỗng nhiên nhìn thấy Mary đi ngang qua căn phòng.)
Ta có thể nói all over (khắp) nhưng thường không nói all across. Thay vào đó ta dùng across/ right across

Trang 17
để nhấn mạnh
E.g: The disease has now spread all over/(right) across the world. (Căn bệnh đã lây lan trên khắp cả thế
giới.)
Chúng ta sử dụng through (xuyên qua) để chỉ sự chuyển động trong không gian ba chiều, với những vật
xung quanh
Through chỉ nghĩa qua một thể tích, một khối, một đám nhiều cây cối, như qua rừng (walk through the
wood), qua đám đông (through the crowd), qua nhiều thị trấn (drive through several towns).
E.g: He pushed his way through the crowd of people to get to his girlfriend.(Anh ấy len lỏi qua đám đông
để đến chỗ bạn gái của mình.)
- Through thường chỉ chuyển động từ bên này sang bên kia.
E.g: I walked through the forest to get to my uncle’s house. (Tôi đã đi xuyên qua khu rừng để đến nhà bác
của mình.)  I spent free time walking in the forest. (Tôi dành thời gian rảnh đi dạo trong khu rừng.)

NOTE 23:
* Một số tính từ kèm giới từ:
accustomed to He is accustomed to having his own office.
addicted to She is addicted to watching TV.
afraid of She is afraid of speaking in public.
anxious about Norma is anxious about making the presentation.
bored of I am bored of doing the same old job.
capable of He is capable of winning a gold medal.
committed to She is committed to improving her English.
concerned about Nancy was concerned about being late.
content with Tim is content with winning second place.
dedicated to The organization is dedicated to ending poverty.
devoted to The money will be devoted to protecting the environment.
disappointed with Fiona was disappointed with coming in third place.
discouraged by He was discouraged by not getting the job.
excited about The researcher was excited about going to Africa.
famous for That actor is famous for being extremely weird.
fond of She is fond of having picnics.
frightened of She is frightened of being alone at night.
guilty of The banker was guilty of stealing money.
happy about He was happy about winning the lottery.

Trang 18
interested in She is interested in becoming a doctor.
involved in He was involved in making the movie.
known for She was known for causing problems.
opposed to They are opposed to building a new road in the park.
proud of He was proud of having completed the marathon.
remembered for She is remembered for protecting mountain gorillas.
responsible for He is responsible for causing the damage.
scared of Tina is scared of being alone at night.
terrified of The surfer is terrified of being attacked by a shark.
tired from She is tired from working all day.
tired of Margaret is tired of making dinner every night.
worried about The hikers were worried about not having enough water.

NOTE 24:
* Mixed conditional sentences (Câu điều kiện hỗn hợp)
Hai loại câu điều kiện hỗn hợp thường gặp:
- Loại 3 + Loại 2
- Loại 2 + Loại 3
E.g: If she hadn’t stayed up late last night, she wouldn’t be so tired now. (Thường có trạng từ đi theo)
(loại 3 + loại 2: giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì trái ngược với hiện tại).
- If I were you, I would have learned English earlier. (Loại 2 + loại 3: giả thiết trái ngược với hiện tại
nhưng kết quả trái ngược với quá khứ)

Trang 19

You might also like