You are on page 1of 9

20 tỉnh, thành dự kiến được sáp nhập trong giai đoạn 2022-2026

Tác giả: Nguyễn Hương


Hiện nay, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016 ngày 25/5/2016 về
tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đang được lấy ý kiến.
Theo đó, khoản 10 Điều 1 dự thảo nêu rõ, các đơn vị hành chính không đạt chuẩn về quy mô dân số và diện tích
tự nhiên của đơn vị hành chính thì tiến hành nhập, sắp xếp trừ trường hợp:
- Đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 (trừ trường hợp cần thiết phải tiếp
tục sắp xếp).
- Có điều kiện vị trí địa lý, địa hình biệt lập với các đơn vị hành chính khác ở hải đảo, cù lao.
- Có tiêu chuẩn quy mô dân số hoặc diện tích tự nhiên từ 200% trở lên so với mức tiêu chuẩn tại Nghị quyết
này.
- Trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, bảo tồn, phát
triển di sản văn hóa, lịch sử và du lịch quốc gia.
20 tỉnh thành dự kiến được sáp nhập trong giai đoạn 2022-2026 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tiêu chuẩn về dân số và diện tích được đề xuất tại dự thảo này và nêu tại Nghị quyết 1211/2016 ngày
25/5/2016 như sau:
Tiêu chí Dân số Diện tích
Nông thôn
- Tỉnh miền núi, vùng cao: Từ
900.000 người trở lên (1)
- Tỉnh miền núi, vùng cao: Từ
- Tỉnh không thuộc (1): Từ 1,4
8.000 km2 trở lên;
Cấp tỉnh triệu người trở lên
- Tỉnh còn lại: Từ 5.000 km2
- Tỉnh có diện tích tự nhiên từ
trở lên.
12.000 km2 trở lên: Từ 700.000
người trở lên (đề xuất)
- Huyện miền núi, vùng cao: Từ
80.000 người trở lên (2)
- Huyện miền núi, vùng cao:
- Huyện không thuộc (2): Từ
Từ 850 km2  trở lên;
Cấp huyện 120.000 người trở lên.
- Huyện còn lại: Từ 450 km2
- Huyện có diện tích tự nhiên từ
trở lên.
1.275 km2 trở lên: Từ 60.000
người trở lên (đề xuất).
- Xã miền núi, vùng cao: Từ 5.000
người trở lên (3);
- Xã miền núi, vùng cao: Từ
- Xã không thuộc (3): Từ 8.000
50 km2 trở lên;
Cấp xã người trở lên;
- Xã còn lại: Từ 30 km2 trở
- Xã có diện tích tự nhiên từ 75
lên.
km2 trở lên: Từ 4.000 người trở
lên (đề xuất).
Đô thị
Thành phố trực
Từ 1,5 triệu người trở lên Từ 1.500 km2 trở lên.
thuộc Trung ương
Từ 150.000 người trở lên (dự
Thành phố thuộc
thảo đề xuất từ 180.000 người Từ 150 km2 trở lên.
tỉnh
trở lên).
Từ 100.000 người trở lên (đề xuất Từ 200 km2 trở lên (đề xuất
Thị xã
120.000 người trở lên) 100 km2 trở lên)
Từ 150.000 người trở lên (đề xuất
Quận Từ 35 km2 trở lên.
từ 200.000 người trở lên)
Phường - Phường thuộc quận: Từ 15.000 Từ 5,5 km2 trở lên.
người trở lên;
- Phường thuộc thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc Trung ương: Từ 7.000
người trở lên;
- Phường thuộc thị xã: Từ 5.000
người trở lên.
Thị trấn Từ 8.000 người trở lên Từ 14 km2 trở lên.
Ngoài ra, dự thảo cũng tách hẳn tiêu chuẩn của tỉnh và tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương và bổ sung cụ thể tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
- Quy mô dân số: Từ 250.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên: Từ 150 km2 trở lên.
- Đơn vị hành chính trực thuộc: Cấp xã có từ 10 đơn vị trở lên, tỉ lệ phường trên tổng số đơn vị cấp xã từ 70%
trở lên.
- Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc dự kiến thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí loại I hoặc loại II.
Căn cứ tiêu chuẩn này, theo Báo Vĩnh Long, dự kiến có 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt
chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm tỉnh Bắc Ninh; Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP. Đà Nẵng,
Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình, Nam Định.
Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện
sáp nhập gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào
Cai, Hậu Giang, Lạng Sơn.

Những tỉnh nào trong diện sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ
17/07/2021 09:52 GMT+7
TTO - Theo Bộ Nội vụ, những tỉnh miền núi, vùng cao diện tích dưới 8.000km2, dân số dưới 900.000
người, những tỉnh còn lại có diện tích dưới 5.000km2, dân số dưới 1,4 triệu người sẽ thuộc diện sáp nhập
thời gian tới.
 Thí điểm sáp nhập các tỉnh để tinh gọn bộ máy
 Sáp nhập huyện, xã, thừa ra gần 17.000 cán bộ, công chức
Dựa trên hai tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số, việc sáp nhập các tỉnh sẽ được Bộ Nội vụ đề xuất thí
điểm thực hiện trong thời gian tới.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Đăng Minh - chánh Văn phòng Bộ Nội vụ - cho biết trong giai đoạn
2022-2025, bộ chỉ cố gắng hoàn thiện khung thể chế để thực hiện sáp nhập các tỉnh, trình các cơ quan có thẩm
quyền quyết định. Việc tổ chức sáp nhập các tỉnh sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2026-2030.
Về lộ trình cụ thể, tháng 8-2021, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sửa đổi nghị quyết về
tiêu chuẩn đơn vị hành chính (ĐVHC), phân loại ĐVHC và việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai
đoạn 2019-2021.
Tiếp đó, tháng 9-2021, căn cứ các tiêu chuẩn ĐVHC theo nghị quyết sửa đổi để xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC
cấp huyện, cấp xã và thực hiện thí điểm sáp nhập một số tỉnh trong giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm
2030 trình Thủ tướng xem xét.
Dự kiến, trong quý 4 năm 2021, Ban Cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương
xem xét thông qua đề án.
Về chủ trương sáp nhập các tỉnh, theo Bộ Nội vụ, sẽ thí điểm sắp xếp các tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu
chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Trước mắt, sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh có
diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển.
Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số đạt
chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy
mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên. Đối với các thành phố trực thuộc trung
ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên.
Hiện Bộ Nội vụ đang đề xuất sửa đổi nghị quyết 1211 theo hướng tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên
rộng hơn 150% trở lên (12.000km2 trở lên) so với mức tiêu chuẩn chung thì quy mô dân số được giảm 25%
(700.000 người trở lên) so với quy định để phù hợp với đặc thù của các tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự
nhiên lớn, địa hình phức tạp, dân số ít.
Xét theo tiêu chuẩn này, 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể
bị sáp nhập gồm tỉnh Bắc Ninh 822,7km2; tỉnh Hà Nam 860,5km2, tỉnh Hưng Yên 926km2, tỉnh Vĩnh Phúc
1.238,6km2, TP Đà Nẵng 1.285,4km2, tỉnh Ninh Bình 1.378,1km2, TP Cần Thơ 1.409km2, tỉnh Vĩnh Long
1.475km2, tỉnh Thái Bình 1.570,5km2, tỉnh Nam Định 1.652km2.
Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện
sáp nhập gồm: tỉnh Bắc Kạn 313.905 người, tỉnh Lai Châu 460.196 người, tỉnh Cao Bằng 530.341 người, tỉnh
Kon Tum 540.438 người, tỉnh Ninh Thuận 590.467 người, tỉnh Điện Biên 598.856 người, tỉnh Đắk Nông
622.168 người, tỉnh Quảng Trị 632.375 người, tỉnh Lào Cai 730.420 người, tỉnh Hậu Giang 733.017 người.

Thí điểm sáp nhập các tỉnh để tinh gọn bộ máy


17/07/2021 06:27 GMT+7
19419Lưu
TTO - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Pha: "Bối cảnh sáp nhập đơn vị hành
chính chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay". Có ý kiến: "Không thể vội vàng". Nhiều chuyên gia:
"Không nên là phép cộng đơn thuần"...
 Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh: Nhiều trụ sở tiền tỉ dư dôi đang bị bỏ đó
 TP.HCM tổ chức phản biện xã hội về việc sáp nhập phường, quận
 Sáp nhập huyện, xã, thừa ra gần 17.000 cán bộ, công chức

Công chức TP Thủ Đức sau khi sáp nhập từ các quận 2, 9 và Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện và thí điểm sáp nhập các tỉnh thời gian tới được kỳ vọng sẽ nâng
cao hiệu lực hiệu quả hoạt động bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc sáp nhập không nên là phép cộng đơn thuần.
Bộ Nội vụ vừa có văn bản lấy ý kiến Ban Tổ chức trung ương, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các bộ, ngành,
địa phương về việc sửa đổi nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính (ĐVHC), phân
loại ĐVHC và việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 (NQ1211). Theo đó, Bộ Nội
vụ cũng đề xuất thí điểm sáp nhập một số tỉnh không đạt chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo
NQ1211.
Đã thấy hiệu quả giảm chi ngân sách
Theo Bộ Nội vụ, qua việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -
2021, các địa phương trên cả nước đã giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã.
Trong đó có một trường hợp nhập ba ĐVHC cấp quận huyện thành một ĐVHC mới: TP.HCM sáp nhập các
quận 2, 9 và Thủ Đức để thành lập TP Thủ Đức. Bên cạnh đó, có sáu trường hợp nhập hai ĐVHC cấp huyện
thành một ĐVHC cấp huyện mới; có 3 trường hợp điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp huyện nhưng không giảm số
lượng ĐVHC.
Sau sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp huyện, số cán bộ, công chức cấp huyện dôi dư ra 589 người, cấp xã dôi dư ra
8.488 người. Bên cạnh đó, số người hoạt động không chuyên trách hưởng lương ở cấp xã sau sáp nhập dôi dư
7.723 người.
Việc giải quyết cán bộ cấp xã, cấp huyện dôi dư tại các địa phương, theo Bộ Nội vụ, đang gặp nhiều khó khăn.
Trong ba năm qua, các địa phương chỉ giải quyết được 186 cán bộ dôi dư cấp huyện và 5.832 cán bộ, công
chức, 7.436 người hoạt động không chuyên trách dôi dư tại cấp xã.
Hiện còn khoảng 403 cán bộ, công chức cấp huyện; 2.797 cán bộ, công chức cấp xã và 287 người hoạt động
không chuyên trách dôi dư chưa có phương án giải quyết.
Số người hưởng lương ngân sách ở Việt Nam, nếu tính theo tỉ lệ dân cư, còn cao hơn cả Trung Quốc, cao hơn
nhiều nước phát triển.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Báo cáo của 45 địa phương gửi về Bộ Nội vụ cho thấy sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập các ĐVHC cấp
huyện, cấp xã, các địa phương đã giảm chi ngân sách khoảng 1.360 tỉ đồng, trong đó giảm chi tiền lương, phụ
cấp 1.011 tỉ đồng, giảm chi hoạt động 311 tỉ đồng, giảm chi khác hơn 40 tỉ đồng.
Để thực hiện lộ trình sáp nhập các tỉnh, ông Vũ Đăng Minh - chánh Văn phòng Bộ Nội vụ - cho biết trước mắt,
Bộ Nội vụ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa NQ1211 về tiêu chuẩn ĐVHC các cấp (điều kiện tự nhiên,
quốc phòng, an ninh, diện tích tự nhiên, quy mô dân số trong bối cảnh chuyển đổi số), từ đó mới có cơ sở thực
hiện chủ trương sáp nhập. Theo ông Minh, trong giai đoạn 2022 - 2025 chỉ hoàn thiện khung thể chế để thực
hiện sáp nhập các tỉnh. Việc tổ chức sáp nhập các tỉnh sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030.
Về chủ trương sáp nhập các tỉnh, theo Bộ Nội vụ sẽ thí điểm sắp xếp các tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu
chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Trước mắt, sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh có
diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển.
Không thể vội vàng
Về chủ trương thí điểm sáp nhập các tỉnh không đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, ông
Nguyễn Văn Pha - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - nhận định nếu chúng ta cứ lăn tăn với bài toán
sáp nhập xong bố trí cán bộ thế nào sẽ không bao giờ làm được. "Bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính chưa
bao giờ thuận lợi như hiện nay" - ông Pha nhấn mạnh.
Theo ông, điều kiện hạ tầng xã hội ở địa phương hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện sáp nhập các tỉnh với
nhau. Ngay tại tỉnh vùng cao Hà Giang còn nhiều khó khăn đến nay cũng kết nối mạng Internet tới tận trụ sở
cấp xã, hầu hết các xã đều được phủ sóng điện thoại, có đường ôtô đến trung tâm xã nên nếu sáp nhập thì hoạt
động điều hành cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Pha cho rằng vấn đề vướng nhất là con người, là năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo địa phương cần
nâng cao cho phù hợp với bối cảnh mở rộng địa giới hành chính. Hơn nữa, cần xem lại chủ trương phân bổ biên
chế cán bộ, công chức theo kiểu dàn đều, huyện rộng cũng như huyện hẹp, điều này rất bất cập bởi sau khi sáp
nhập rõ ràng địa bàn quản lý rộng hơn thì việc cân đối thêm biên chế cho phù hợp với khối lượng công việc là
cần thiết.
Trong khi đó, ông Lê Quang Thưởng - nguyên phó ban thường trực Ban Tổ chức trung ương - cho rằng vấn đề
chia tách, sáp nhập các ĐVHC đã làm nhiều lần. Có những lần không thành công vì không thích hợp với tình
hình thực tế, không thích hợp với trình độ năng lực của cán bộ. Vì thế, việc thực hiện sáp nhập các tỉnh hiện
nay không thể vội vàng chạy theo thành tích giảm bớt đầu mối, giảm bớt biên chế một cách cơ học, không thích
hợp với thực tiễn đời sống.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Tiến Lập - Đoàn luật sư TP Hà Nội - nêu quan điểm sáp nhập các tỉnh
không chỉ là chuyện nhập các ĐVHC, kinh tế với nhau, cần tính tới đặc tính văn hóa xã hội vùng miền bởi đặc
tính này chi phối quá trình phát triển, ổn định kinh tế, chính trị địa phương. Hơn nữa, việc sáp nhập các tỉnh,
nếu chỉ hướng tới giảm đầu mối hành chính, sẽ không thực chất bằng giảm số lượng cán bộ, công chức trong bộ
máy. Giảm về mặt con người, giảm chi ngân sách mới là quan trọng.
Cùng quan điểm này, ông Lê Quang Thưởng cũng khẳng định việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế có nhiều
cách để thực hiện, ngay cả khi không sáp nhập các tỉnh cũng có thể sắp xếp lại bộ máy chính quyền các tỉnh
theo vị trí việc làm để tinh giản biên chế.
Chính phủ sẽ sắp xếp bộ máy, giảm đầu mối các bộ, ngành
Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ
công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số. Đó là sáu nội dung
trọng tâm trong nghị quyết về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 vừa
được Chính phủ ban hành.
Đáng chú ý về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước sẽ tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ
quan, phân định rõ mô hình tổ chức, tinh gọn hệ thống tổ chức. Mục tiêu đến năm 2025 giảm tối thiểu bình
quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách.
Đến năm 2030, tiếp tục sắp xếp kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ theo hướng giảm hợp lý đầu mối các bộ, cơ
quan ngang bộ, giảm tương ứng số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, giảm mạnh đầu mối các
tổ chức trung gian.N.AN

Sáp nhập phường, quận: dân được lợi gì?


22/09/2020 09:30 GMT+7
TTO - Đồng tình với mục tiêu tinh giản biên chế, bà con nhân dân cũng mong muốn thành phố sáp nhập
phường, quận khoa học để không gây nhiều xáo trộn.
 Cần Thơ sáp nhập 3 phường thuộc trung tâm thành phố
 Tìm phương án có lợi nhất cho dân khi TP.HCM sáp nhập phường
 Đề xuất sáp nhập 20 phường nào của TP.HCM?
Các tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách cử tri nhằm lấy ý kiến đóng góp về việc sáp nhập ba phường 6, 7, 8,
quận 3, TP.HCM thành phường Võ Thị Sáu - Ảnh: TỰ TRUNG
Những ngày này, người dân thuộc các quận 2, 3, 4, 5, 9, 10, Thủ Đức, Phú Nhuận đang rất quan tâm đến việc
được chính quyền lấy ý kiến về việc sáp nhập phường, quận. Việc lấy ý kiến này nằm trong lộ trình thực hiện
đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại TP.HCM giai đoạn 2019 - 2021.
Theo ghi nhận, đa số bà con đồng tình với mục tiêu tinh giản biên chế, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu
quả và mong muốn chính quyền TP có cách làm khoa học, ít gây xáo trộn đời sống người dân.
Cần tạo thuận lợi cho dân "hậu sáp nhập"
Chiều 21-9, UBND phường 6, quận 3 đã tổ chức họp mặt ban điều hành khu phố, các tổ trưởng dân phố để triển
khai chủ trương lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập 3 phường 6, 7 và 8 của quận này. Các tổ trưởng tổ dân
phố bày tỏ sự đồng tình về chủ trương sáp nhập vì sẽ tiết kiệm biên chế, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công
chức.
Tuy nhiên, các tổ trưởng tổ dân phố cho biết vẫn không khỏi lo lắng cho giai đoạn "hậu sáp nhập". Ông Trần
Quốc Đạt, tổ trưởng tổ dân phố 19, lo lắng bày tỏ hệ lụy trước mắt là người dân phải tốn thời gian, tiền bạc để
thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ... 
Ông Đạt đề nghị sau khi đổi tên phường, chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân dễ dàng
làm lại hồ sơ. Ông Đạt cũng lo lắng về quy mô tổ dân phố khi lập phường mới: "Hiện tổ tôi có gần 100 hộ với
500 nhân khẩu nhưng quản lý đã rất khó khăn. Mai này con số tăng lên thì càng mệt".
Anh N.H.P. (ngụ phường 7) cho biết gia đình anh rất ngại về việc sáp nhập phường. "Đổi tên phường, tên
đường thì phải thay đổi tất tần tật giấy tờ. Nhà tôi 4 người đều làm nghề buôn bán, tất bật cả ngày không có thời
gian rảnh để đi làm thủ tục" - anh P. lo lắng. 
Anh P. đề xuất sau khi lập phường mới, chính quyền nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thay đổi
các hồ sơ giấy tờ; chẳng hạn như tăng cường làm việc ngoài giờ, làm việc các ngày nghỉ.
Ở một góc nhìn khác, chị L.T.H. (phường 7) đánh giá quận 3 là trung tâm TP, khu vực 3 phường sáp nhập lại
có nhiều nhà hàng, quán nhậu. "Tôi nghe nói sáp nhập là nhằm tinh giản bộ máy, vậy thì liệu bộ máy mới có
đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cho người dân hay không? Sáp nhập để tốt lên thì dân ủng hộ
nhưng phải đảm bảo được cuộc sống bình thường, ổn định cho người dân" - chị H. nêu quan điểm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, hầu hết lãnh đạo các phường, quận trong diện cần sáp nhập đều cam kết sẽ đề xuất
hướng giải quyết thuận lợi nhất về mặt giấy tờ, thủ tục cho người dân. Trước mắt, sau khi sáp nhập sẽ đề xuất
thành lập các tổ tư vấn, hỗ trợ người dân làm nhanh các thủ tục thay đổi, cập nhật thông tin trên giấy tờ nhà đất,
hồ sơ ngân hàng, chứng minh nhân dân, hộ khẩu...
Băn khoăn tên gọi mới
Ông Nguyễn Huy Thoại (khu phố 2, phường Bình An, quận 2) cho rằng mỗi lần thay đổi địa danh sẽ kéo theo
rất nhiều thứ liên quan có gắn liền với địa chỉ. "Nếu nhập hai phường thành một thì tên của phường mới nên lấy
tên của một trong hai phường thành viên, để hạn chế thấp nhất xáo trộn mà người dân phải chịu" - ông Thoại
nói. 
Ông Thoại dẫn chứng là theo kế hoạch, phường Bình An nơi ông ở và Bình Khánh sẽ được nhập lại thành
phường mới mang tên An Khánh. Tên gọi này lại trùng với tên một phường cũ khác ở quận 2 sẽ gây rất nhiều
nhầm lẫn, phiền toái.
Ở quận 3, người dân bày tỏ thắc mắc và muốn biết tại sao khi sáp nhập 3 phường 6, 7, 8 thì phường mới lại
mang tên Võ Thị Sáu. Bà Huỳnh Thị Minh Châu - phó chủ tịch UBND phường 6 - cho rằng dự kiến tên phường
Võ Thị Sáu vì con đường Võ Thị Sáu là đường có ý nghĩa quan trọng của phường sau sáp nhập. 
Ngoài ra, việc chọn tên bằng chữ thay vì số cho phường mới cũng sẽ hạn chế xáo trộn tại các phường còn lại.
Tuy nhiên, bà Châu cũng nói thêm tên phường vẫn chỉ là phương án dự kiến và đang lấy ý kiến cử tri.
Với việc lập TP Thủ Đức từ 3 quận 2, 9 và Thủ Đức, trong khi nhiều người dân tại quận Thủ Đức tán thành lấy
tên TP Thủ Đức, cũng là tên cũ của vùng đất rộng hơn 211km2 này, nhiều người dân ở quận 9 và quận 2 muốn
khu vực này mang một cái tên hoàn toàn mới. 
"Nên gọi là thành phố Đông hay một cái tên nào đó mới mẻ để tạo động lực. Thủ Đức là tên gọi của huyện Thủ
Đức xưa. Nay lấy lại tên này không phản ánh được xu thế phát triển hiện đại của khu vực cửa ngõ phía đông
TP.HCM" - ông Trần Minh Thành, một người dân ở quận 2, nêu ý kiến.
Cần thông tin rộng rãi
Bà Nguyễn Thị Dung (phường Tăng Nhơn Phú, quận 9) cho rằng để người dân hiểu và cho ý kiến xác đáng về
đề án sáp nhập thì họ phải hiểu việc thay đổi có ý nghĩa gì. Nếu việc sáp nhập 3 quận để tạo động lực phát triển
thì Nhà nước có chính sách gì mới để thu hút đầu tư? Người dân sẽ được lợi gì, thuận tiện gì từ việc sáp nhập? 
Cũng theo bà Dung, nếu không có thông tin rõ ràng, người dân dễ nhìn thấy cái phiền hơn là cái lợi. Nếu là sáp
nhập để phát triển thì phải có thay đổi thực sự về mặt nội dung, về cách thức quản lý và đời sống của người dân
thực sự có lợi hơn chứ đừng chỉ thay đổi hình thức và tên gọi.
Chiều 21-9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã có chỉ đạo khẩn
về quy trình lấy ý kiến người dân. Theo đó, UBND các phường nơi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính
phải niêm yết danh sách cử tri theo từng khu phố. Ngay sau khi niêm yết danh sách cử tri, các phường phải tổ
chức các hội nghị, cuộc họp tại khu phố, tổ dân phố để thông tin về mục đích, yêu cầu của việc lấy ý kiến.
Để việc lấy ý kiến cử tri đạt yêu cầu, nhất là phải có chữ ký của thành viên hộ gia đình, UBND TP yêu cầu các
phường phải thành lập các tổ lấy ý kiến cử tri. Chú ý hướng dẫn kỹ nội dung lấy ý kiến, gắn với tuyên truyền
vận động để tạo sự đồng thuận cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. 
Tổ lấy ý kiến cử tri sẽ gồm có tổ trưởng là bí thư chi bộ hoặc trưởng khu phố. Các thành viên trong tổ là đại
diện các tổ chức chính trị xã hội và người dân có uy tín ở địa bàn.
Dự kiến sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri vào ngày 3-10, bắt đầu từ 7h sáng, kết thúc vào 19h cùng ngày.
TP.HCM sẽ sắp xếp 3 quận và 19 phường
Theo phương án mới nhất được lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM báo cáo với bộ ngành trung ương, sẽ có 3 quận và
19 phường tại TP.HCM thuộc diện sáp nhập. Cụ thể:
Sắp xếp nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức.
* Quận 2: nhập phường An Khánh và Thủ Thiêm thành phường Thủ Thiêm; nhập phường Bình Khánh và
phường Bình An thành phường An Khánh.
* Quận 3: nhập phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu.
* Quận 4: nhập phường 2 và phường 5 thành phường 2; nhập phường 12 và 13 thành phường 13.
* Quận 5: nhập phường 12 và phường 15 thành phường 12.
* Quận 10: nhập phường 2 và phường 3 thành phường 2.
* Quận Phú Nhuận: nhập phường 11 và phường 12 thành phường 11; nhập phường 13 và phường 14 thành
phường 13.
Ông Nguyễn Quang Đồng (viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông):
Sáp nhập quận cần đi đôi đổi mới hệ thống quản trị
Về mặt chủ trương, tôi ủng hộ sáp nhập các đơn vị hành chính. Trước hết, chính quyền đô thị phải khác mô
hình chính quyền nông thôn. Chức năng cung cấp dịch vụ công của đô thị khác nông thôn về thu thập dữ liệu,
quy hoạch, cung cấp dịch vụ công... nên không cần bộ máy cồng kềnh vẫn quản lý và cung cấp dịch vụ công tốt
hơn. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin phát triển đã cung cấp cho chính quyền những công cụ quản lý mới làm
thay đổi hoàn toàn cả về tư duy và cách tiếp cận.
Nếu 3 quận sáp nhập để thành một đơn vị hành chính ngang quận mới mà vẫn sử dụng mô hình chính quyền 3
cấp thì việc sáp nhập, đổi mới chưa hoàn thiện, nhìn ở góc độ nào đó, đây chỉ mới là sáp nhập về hình thức, về
lượng chứ chưa có sự đột phá, đổi mới về chất.
Trong bối cảnh hiện tại, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, tại sao TP.HCM vẫn duy trì một chính quyền 3
cấp cồng kềnh đã tồn tại từ hơn 40 năm trước? Theo tôi, quan trọng nhất là đổi mới cả hệ thống quản trị chứ
không phải là sáp nhập cơ học. Sáp nhập phải đi kèm với thí điểm về mặt thể chế, đổi mới hệ thống quản trị, thí
điểm mô hình chính quyền đô thị mà TP đã theo đuổi trước đây.
Từ đột phá về mặt thể chế sẽ dẫn đến đột phá khác. TP nên tận dụng cơ hội để làm hình mẫu thí điểm cho chính
quyền đô thị ở khu vực phía Nam.
Hà Nội: bố trí công việc xong cho 60 cán bộ dôi dư
Thành ủy Hà Nội đánh giá việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm 5 đơn vị hành chính từ ngày 1-3-2020
có cả thuận lợi và khó khăn, nhưng đến nay đã giải quyết chế độ, bố trí công việc xong với 60 cán bộ dôi dư sau
sắp xếp 5 đơn vị hành chính cấp xã.
Tại quận Hai Bà Trưng, toàn bộ phường Bùi Thị Xuân, một phần phường Ngô Thì Nhậm được sáp nhập vào
phường Nguyễn Du. Phần còn lại của phường Ngô Thì Nhậm sáp nhập vào phường Phạm Đình Hổ. Tại huyện
Phúc Thọ, xã Cẩm Đình cùng xã Xuân Phú sáp nhập thành xã Xuân Đình, xã Phương Độ sáp nhập với xã Sen
Chiểu thành Sen Phương. Tương tự, huyện Phú Xuyên cũng hợp nhất xã Thụy Phú với xã Văn Nhân thành xã
Nam Tiến.
Theo Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính quy mô
nhỏ thành đơn vị hành chính cấp xã có quy mô lớn hơn đã tạo điều kiện tập trung các nguồn lực đất đai, dân số,
mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại.
Ngoài ra cũng thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi được tập trung hơn, thu gọn các đầu mối
đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, tinh giản biên chế.
Với 5 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập, số lượng cán bộ dôi dư được tổng hợp có 60 người. Hà
Nội chủ trương giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi và nghỉ chế độ với 27 người, tuyển dụng thông qua thi tuyển vào
các cơ quan ở cấp huyện với 4 người, điều động 28 người sang đơn vị hành chính cấp xã khác.
Ông Đoàn Tuấn Anh - phó bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Phúc Thọ - cho biết trong thực hiện, huyện
chú trọng làm công tác tư tưởng với cán bộ vì khi sắp xếp khó tránh được việc từ cấp trưởng xuống cấp phó.
Tuy nhiên, theo ông Anh, do thời điểm sắp xếp từ trước giai đoạn chuẩn bị đại hội cấp xã, đang trong giai đoạn
kiện toàn nên công tác bố trí cán bộ thuận lợi hơn, các đơn vị hành chính mới ổn định sớm, giảm tối đa những
xáo trộn với người dân.
X.LONG
Cần Thơ: dân không tốn phí khi chuyển đổi giấy tờ
Từ ngày 1-4-2020, Cần Thơ đã sáp nhập 3 phường Tân An, An Hội và An Lạc (quận Ninh Kiều) thành phường
Tân An, do phường An Hội, Tân An chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.
Ông Nguyễn Hoàng Ba, giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ, cho biết bộ máy chính quyền phường Tân An hoạt động
cơ bản ổn định, chưa nghe người dân phàn nàn. Ngoài ra, HĐND TP Cần Thơ cũng có nghị quyết về giải quyết
chế độ cho cán bộ dôi dư do sáp nhập.
Trong khi đó, ông Phan Thanh Điền - chủ tịch UBND phường Tân An - cho biết việc giải quyết 61 cán bộ,
công chức dôi dư do sáp nhập 3 phường thành 1 được thực hiện theo lộ trình. Trong đó đã giải quyết chế độ
xong đối với cán bộ không chuyên trách, hiện còn 1 cán bộ và 12 công chức. Dự kiến trong năm nay quận Cái
Răng sẽ nhận 6 người, còn lại đến cuối năm 2021 giải quyết dứt điểm. Ông Điền cho hay từ khi sáp nhập 3
phường thì công việc nhiều hơn do dân số đông, địa bàn rộng.
Sau khi thành lập, trụ sở làm việc được đặt tại trụ sở phường Tân An cũ, còn trụ sở UBND phường An Hội
được xây dựng mới gần đây hiện là nơi làm việc của công an phường. "Sau khi sáp nhập, người dân chuyển đổi
chứng minh nhân dân, hộ khẩu sẽ được công an phường hướng dẫn tận tình và không tốn phí khi chuyển đổi" -
ông Điền nói.L.dân
Thực hiện theo nghị quyết 37
Một lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được thực hiện theo
nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Mục tiêu của nghị quyết là tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp
với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đến năm 2021, cơ bản hoàn thành việc sáp nhập các quận huyện, phường xã, thị trấn chưa đạt 50% về 2 tiêu
chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Ngoài ra, nghị quyết cũng khuyến khích các tỉnh thực hiện sắp xếp
các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khác theo yêu cầu của địa phương khi bảo đảm yếu tố thuận lợi và
được phần lớn nhân dân đồng thuận.
Từ năm 2022 đến 2030, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2019-2021, xác định lộ trình thực hiện để
đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp với quy hoạch
tổng thể đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ chưa đề xuất sáp nhập bất cứ tỉnh nào


Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Châu Thanh
Đây là nội dung tại Thông cáo báo chí ngày 19/7/2021 của Bộ Nội vụ về vấn đề sáp nhập đơn vị hành
chính cấp tỉnh.
 >> 05 cải cách hành chính nhà nước nổi bật trong giai đoạn 2021-2030
 >> Chỉ thị 19/CT-TTg: Phát động thi đua phát triển kinh tế - xã hội
Thông cáo nêu rõ: Bộ Nội vụ chưa đề nghị Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một
đơn vị hành chính cấp tỉnh nào. Vì đây là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu thấu đáo, thận trọng và kỹ
lưỡng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Bộ Nội vụ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn của
đơn vị hành chính trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 1211/2016 và tổng kết thực tiễn việc sắp xếp đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết 653/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
và cần phải lấy ý kiến rộng rãi, qua nhiều vòng.
"Đây là nhiệm quan trọng cần ưu tiên thực hiện nhằm tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa
đổi một số điều quy định về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi, bổ sung này mới chỉ là bước đầu, ngoài 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân
số còn một số vấn đề như vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng dân cư,
yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế, lối
sống cộng đồng dân cư, ...
Do vậy, vấn đề này rất cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cũng như
ý kiến của người dân để tổng hợp đầy đủ thông tin làm cơ sở hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị quyết 1211/2016 để sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Trên cơ sở tiêu chuẩn của đơn vị hành chính được Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XV thông qua, Bộ Nội vụ
tiếp tục đề xuất đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2022-
2026 kết hợp với tiếp tục sắp xếp thôn, tổ dân phố theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của của Quốc hội, chỉ
đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Căn cứ Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về việc “tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện,
cấp xã và nghiên cứu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các
cấp”; Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết 50 ngày 20/5/2021
của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét,
chuẩn bị xây dựng đề án thực hiện thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo đúng đường lối chủ trương
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
"Như vậy, việc đề xuất thí điểm mới chỉ ở bước đầu của việc nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện, bổ sung cơ sở
pháp lý nhất là sửa đổi Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội"
Vì đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, cần được chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, công phu và phải đánh giá tác
động nhiều chiều nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia (hiện nay quy hoạch này
chưa được cấp có thẩm quyền ban hành).
Ngoài ra việc này còn căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương bảo đảm phù hợp với diện tích tự
nhiên, quy mô dân số, vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thông và lối sống của cộng đồng dân cử, yếu
tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế, lối sống
cộng đồng dân cư,...trên tinh thần phải bảo đảm mục tiêu ổn định và phát triển.
Vì vậy, cần phải có đủ thời gian để khảo sát, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề bán rất toàn diện, kỹ lưỡng,
thận trọng, cụ thể và hợp lý. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định vào thời điểm thích hợp.
Thông cáo báo chí ngày 19/7/2021 của Bộ Nội vụ.

You might also like