You are on page 1of 82

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


Môn: Thương mại điện tử

Đề tài: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO
MẬT ONG THỤC LINH
GVHD: Trần Thị Ánh

Nhóm thực hiện: NEMO


1. Nguyễn Văn Thái
2. Trần Thị Trúc
3. Vương Thị Mỹ Yến
4. Phạm Nhật Minh Đức

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2022


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG

1. Nguyễn Văn Thái - K204101723


2. Trần Thị Trúc - K204101733
3. Vương Thị Mỹ Yến - K2041737
4. Phạm Nhật Minh Đức - K204101703

Bảng phân công chi tiết công việc cho bài báo cáo cuối kỳ

Công việc Nội dung Thời Deadline/ Người


lượn Thời gian thực hiện
g

Đưa ra các ý tưởng Đưa các ý tưởng lên 1 24h thứ 3 Cả nhóm
trang tính tuần  ngày 12/7

Họp nhóm chọn đề Tìm hiểu về các ý 1 24h thứ 3 Cả nhóm


tài và lên dàn ý nội tưởng đã đưa ra tuần  ngày 19/7
dung trước khi họp 

Lên ý tưởng thiết kế -Tìm hiểu cách thiết 1 Họp vào Cả nhóm
website và họp offline kế trên haravan trước tuần  20h ngày
khi họp 20/7.
- Tham khảo các ý
tưởng thiết kế web
của các đối thủ

Làm báo cáo file Nội dung C1: 1.1 2 tuần 24h 2/8 Thái
word

Nội dung C1: 1.2, 1.3 Trúc

Nội dung C2 Trúc

Nội dung C3 Yến


Nội dung C4 Đức

Chỉnh sửa, tổng hợp 24h 6/8. Trúc

Kiểm tra lần cuối  12h 8/8. Cả nhóm

Thiết kế website -Thiết kế giao diện và 2 tuần Hoàn thiện Thái +


các chức năng cơ trước 24h Đức
bản  2/8
- Đăng các sản phẩm 

Kiểm tra các lỗi sau 12h sau khi Cả nhóm


mỗi lần update update.

Thiết kế và quản lý -Thế kế page Trước 24h Yến + Đức


page facebook facebook và đăng bài ngày 2/8

Làm slide powerpoint - Làm powerpoint 3 24h 8/8 Thái


ngày

Kiểm tra lần cuối  12h 9/8 Cả nhóm

Thuyết trình Họp online Tập thử 9h ngày Cả nhóm


17/8

Thuyết trình 19/8 Cả nhóm

Chỉnh sửa sau khi Mỗi bạn sửa phần Trước 22h Cả nhóm
GVHD nhận xét của mình làm ngày 21/8

PCCV, nộp bài Thái


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.......................................................................5
1.1 Trình bày khảo sát website liên quan về lĩnh vực kinh doanh mật ong.................5
1.2 Lý do chọn đề tài.................................................................................................12
1.3 Mục tiêu đề tài....................................................................................................13
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
LẬP KẾ HOẠCH........................................................................................................15
2.1 Phân tích ma trận SWOT....................................................................................15
2.2 Nhu cầu thị trường..............................................................................................17
2.2.1 Nhu cầu trong nước........................................................................................18
2.2.2 Nhu cầu nước ngoài:......................................................................................18
2.3 Môi trường kinh doanh.......................................................................................19
2.3.1 Môi trường vĩ mô...........................................................................................19
2.3.2 Môi trường vi mô...........................................................................................21
Chương 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.......................24
3.1. Nghiên cứu thị trường........................................................................................24
3.1.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát của nhóm.................................................24
3.1.2. Tình hình nhân khẩu học của các đối tượng khảo sát....................................24
3.1.3. Tình hình sử dụng Internet của đối tượng khảo sát.......................................25
3.1.4. Tình hình tham gia thương mại điện tử của người tiêu dùng.........................26
3.1.5 Trở ngại khi mua hàng trực tuyến..................................................................27
3.2 Mục tiêu chiến lược....................................................................................28
3.2.1 Phạm vi triển khai..........................................................................................28
3.2.2 Mục tiêu chiến lược.......................................................................................29
3.2.3 Xác định nguồn lực........................................................................................30
3.3 Mô hình kinh doanh và doanh thu.......................................................................31
3.3.1 Chiến lược kinh doanh...................................................................................31
3.3.2 Mô hình kinh doanh.......................................................................................33
3.3.3 Mô hình doanh thu.........................................................................................35
3.4 Kế hoạch triển khai.............................................................................................36
3.4.1 Thiết kế website...............................................................................................36
3.4.2 Đăng ký tên miền...........................................................................................37
3.4.3 Phân bổ nguồn lực..........................................................................................37
3.4.4 Kế hoạch thời gian triển khai.........................................................................38
Chương 4: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH LÊN WEBSITE VÀ THỰC
HIỆN CÁC BƯỚC TRÊN STORE.............................................................................41
4.1 Thiết kế layout....................................................................................................41
4.1.1 Trang chủ.........................................................................................................41
4.1.2 Sản phẩm........................................................................................................43
4.1.3 Blog...............................................................................................................44
4.2 Thiết kế chức năng..............................................................................................45
4.2.1 Chức năng thêm thông tin sản phẩm..............................................................45
4.2.2 Chức năng mua hàng......................................................................................46
4.2.3 Chức năng quản lý đơn hàng..........................................................................48
4.3 Mô tả chức năng mua hàng.................................................................................49
4.4 Quản lý phía backend..........................................................................................51
4.4.1 Tạo sản phẩm.................................................................................................51
4.4.2 Quy trình quản lý đơn hàng............................................................................54
4.4.3 Quản lý khách hàng........................................................................................57
4.4.4 Tạo các chương trình khuyến mãi..................................................................61
4.4.5 Các báo cáo....................................................................................................64
4.5 Liên kết kênh bán hàng trên Haravan với Facebook...........................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
THAM KHẢO..........................................................................................................76
LỜI MỞ ĐẦU

Với thời đại công nghệ 4.0, ngày càng nhiều các cửa hàng trực tuyến ra đời khiến
việc mua sắp trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Mọi người không cần phải đi xa để mua
được món đồ yêu thích cũng như không phải xếp hàng để thanh toán trong những
ngày cuối tuần tại các siêu thị. Các website bán hàng trực tuyến đã hỗ trợ người tiêu
dùng trong việc mua sắm một cách tiện lợi nhất đáp ứng nhịp sống của xã hội ngày
càng hiện đại và nhanh chóng.

Chính vì nhu cầu sử dụng các gian hàng online ngày càng nhiều của người tiêu
dùng mà website bán hàng của doanh nghiệp đã trở thành một yếu tố cạnh tranh ngày
nay. Cùng một loại sản phẩm có chất lượng tương đương với mức giá xấp xỉ nhau thì
trải nghiệm mua sắm online của doanh nghiệp nào thuận tiện hơn là một yếu tố quan
trọng quyết định khách hàng sẽ chọn sản phẩm của thương hiệu nào. Chính vì thế mà
ngày nay các doanh nghiệp ngoài việc tập trung phát triển sản phẩm còn chú trọng
việc phát triển website bán hàng của mình.

Chính vì tầm quan trọng của thương mại điện tử mang lại mà hôm nay nhóm chúng
em muốn đưa thương hiệu Mật ong Thục Linh ra thị trường đã tiến hành nghiên cứu
lập kế hoạch và xây dựng một website riêng cho bản thân trên nền tảng Haravan với
địa chỉ trang web chính thức là https://nemoshop-2.myharavan.com. Đây cũng là nội
dung chính của bài báo cáo cuối kỳ môn thương mại điện tử của nhóm với đề tài “Lập
kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử cho Mật ong Thục Linh”.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã cố gắng vận dụng các kiến
thức được cô giảng dạy trên lớp học để ứng dụng vào giải quyết các vấn đề được đặt
ra, song khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em hi vọng sẽ nhận được sự
nhận xét và đánh giá của cô để có thể hoàn thiện đề tài một cách hoàn hảo hơn, cũng
như rút ra được nhiều kinh nghiệm nhằm ứng dụng vào các công việc sau này.

1
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Tiêu chí đánh giá các website bán hàng mật ong........................................5
Bảng 1. 2: Bảng đánh giá các website được khảo sát...................................................9

Bảng 2. 1: Phân tích SWOT........................................................................................15

Bảng 3. 1: Mục tiêu trước mắt và lâu dài của dự án...................................................29


Bảng 3. 2: Nội dung thiết kế website...........................................................................36
Bảng 3. 3: Nguồn lực triển khai hoạt động kinh doanh..............................................37
Bảng 3. 4: Kế hoạch thời gian triển khai....................................................................39

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Mỹ trong quý I (2012-2022)...........19

Hình 3. 1: Độ tuổi người tham gia khảo sát...............................................................24


Hình 3. 2: Nghề nghiệp của người tham gia khảo sát.................................................24
Hình 3. 3: Phương tiện truy cập Internet của người tham gia khảo sát......................25
Hình 3. 4: Thời điểm truy cập Internet thường xuyên nhất.........................................25
Hình 3. 5: Mục đích sử dụng Internet.........................................................................26
Hình 3. 6: Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến (2019-2020).......26
Hình 3. 7: Các kênh mua sắm trực tuyến (2019-2020)...............................................27
Hình 3. 8: Những trở ngại của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến..................28

Hình 4.1 1: Sơ đồ Layout............................................................................................41


Hình 4.1 2: Layout Trang chủ.....................................................................................42
Hình 4.1 3: Mục sản phẩm mới trong layout Trang chủ.............................................42
Hình 4.1 4: Mục sản phẩm bán chạy trong layout Trang chủ.....................................43
Hình 4.1 5: Footer của layout Trang chủ...................................................................43
Hình 4.1 6: Mục sản phẩm..........................................................................................44
Hình 4.1 7: Mục Blog.................................................................................................44
Hình 4.1 8: Mục Giới thiệu.........................................................................................45

1
Hình 4.2 1: Thông tin sản phẩm.................................................................................45
Hình 4.2 2: Lưu ý cho sản phẩm.................................................................................46
Hình 4.2 3: Sản phẩm liên quan.................................................................................46
Hình 4.2 4: Thêm vào giỏ hàng tiến hành thanh toán.................................................47
Hình 4.2 5: Giao hàng tận nơi với đơn hàng dưới 300.000đ......................................47
Hình 4.2 6: Giao hàng tận nơi với đơn hàng trên 300.000đ.......................................47
Hình 4.2 7: Giao hàng tận nơi với đơn hàng dưới 300.000đ......................................48
Hình 4.2 8: Giao hàng tận nơi với đơn hàng trên 300.000đ.......................................48
Hình 4.2 9: Chọn phương thức thanh toán.................................................................48

Hình 4.3 1: Lựa chọn sản phẩm..................................................................................49


Hình 4.3 2: Chọn thêm vào giỏ hàng..........................................................................49
Hình 4.3 3: Chọn Thanh toán.....................................................................................50
Hình 4.3 4: Khách hàng nhập thông tin cá nhân........................................................50
Hình 4.3 5: Chọn phương thức giao hàng..................................................................50
Hình 4.3 6: Chọn phương thức thanh toán.................................................................51
Hình 4.3 7: Hoàn tất đơn hàng, tiếp tục mua hàng.....................................................51

Hình 4.4 1: Giao diện Danh sách sản phẩm...............................................................52


Hình 4.4 2: Giao diện Tạo sản phẩm..........................................................................52
Hình 4.4 3: Thêm hình ảnh sản phẩm.........................................................................53
Hình 4.4 4: Thêm giá sản phẩm..................................................................................53
Hình 4.4 5: Quản lý tồn kho........................................................................................53
Hình 4.4 6: Các thông tin khác để tạo sản phẩm........................................................54
Hình 4.4 7: Danh sách đơn hàng................................................................................54
Hình 4.4 8: Giao diện thông tin một đơn hàng...........................................................55
Hình 4.4 9: Thêm thông tin giao hàng........................................................................56
Hình 4.4 10: Thanh toán chờ xử lý.............................................................................56
Hình 4.4 11: Yêu cầu xác nhận đã thanh toán............................................................57
Hình 4.4 12: Danh sách khách hàng...........................................................................57
Hình 4.4 13: Thông tin khách hàng và lịch sử ghi chú đơn hàng................................58

2
Hình 4.4 14: Gửi email mời tạo tài khoản..................................................................59
Hình 4.4 15: Thư mời tạo tài khoản............................................................................59
Hình 4.4 16: Để xem chi tiết đơn hàng.......................................................................59
Hình 4.4 17: Giao diện danh sách đơn hàng của một khách hàng.............................60
Hình 4.4 18: Thêm nội dung ghi chú...........................................................................60
Hình 4.4 19: Cập nhật thông tin liên hệ hoặc địa chỉ khách hàng..............................60
Hình 4.4 20: Thêm nhãn dán đơn hàng......................................................................61
Hình 4.4 21: Danh sách khuyến mãi...........................................................................61
Hình 4.4 22: Chọn loại tạo khuyến mãi......................................................................62
Hình 4.4 23: Thông tin mã khuyến mãi.......................................................................62
Hình 4.4 24: Chọn loại khuyến mãi và các thuộc tính................................................63
Hình 4.4 25: Các thông tin khác của mã khuyến mãi.................................................64
Hình 4.4 26: Tổng quan..............................................................................................65
Hình 4.4 27: Kết quả kinh doanh hôm nay.................................................................65
Hình 4.4 28: Hướng dẫn sử dụng...............................................................................66
Hình 4.4 29: Thống kê hoạt động...............................................................................66
Hình 4.4 30: Báo cáo..................................................................................................67
Hình 4.4 31: biểu đồ doanh thu thần bán hàng của website.......................................67
Hình 4.4 32: Để theo dõi tình hình bán hàng của website của từng danh mục...........68
Hình 4.4 33: Báo cáo bán hàng..................................................................................68
Hình 4.4 34: Báo cáo tài chính...................................................................................69
Hình 4.4 35: Báo cáo website.....................................................................................69

Hình 4.5 1: Fanpage của doanh nghiệp......................................................................70


Hình 4.5 2: Thêm kết nối giữa harasocial và facebook...............................................70
Hình 4.5 3: Nhấn kết nối giữa harasocial và facebook...............................................71
Hình 4.5 4: Hoạt động trên harasocial.......................................................................71
Hình 4.5 5: Thực hiện chiến dịch quảng cáo facebook...............................................72
Hình 4.5 6: Website của doanh nghiệp.......................................................................72
Hình 4.5 7: Thiết lập theme........................................................................................73
Hình 4.5 8: Trang chủ ở tùy chọn theme.....................................................................73

3
Hình 4.5 9: Tùy chọn cuối trang ở mục trang chủ......................................................74
Hình 4.5 10: Gắn link fanpage lên website.................................................................74

4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Trình bày khảo sát website liên quan về lĩnh vực kinh doanh mật ong

Để khảo sát các website về lĩnh vực bán mật ong lập nên những tiêu chí như sau:

Bảng 1. 1: Tiêu chí đánh giá các website bán hàng mật ong

HẠNG MỤC CÁCH ĐÁNH GIÁ


(Có/ Không)

I. GIAO DIỆN WEBSITE VÀ CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN

Có logo? Nên có logo để rõ ràng về mặt thương hiệu doanh nghiệp

Bố cục menu rõ Đầy đủ gồm: Trang chủ, giới thiệu, đặt hàng, các chính sách mua
ràng/ đầy đủ? dịch vụ/ đổi trả/ hỗ trợ, liên hệ…

Màu sắc thương Màu sắc website cũng đồng nhất với màu của bộ nhận dạng
hiệu rõ nét? thương hiệu

Hình ảnh nét/ Dùng mắt thường để đánh giá độ nét của ảnh, ảnh tự chụp được
đẹp? đánh giá cao. Ảnh copy, tải về bị đánh giá là thấp. Ảnh nét/ đẹp
được đánh giá cao. Ảnh mờ/ xấu được đánh giá thấp.

Có hiển thị nhiều hình ảnh mô tả sản phẩm không.

Có POPUP? POPUP: đưa ra nội dung để thu hút được người đọc, tránh làm
phiền khách hàng mà không mang lại giá trị cho họ

Bố cục website Website  thông thường chia thành 3 phần: Phần Sidebar bên trái,
cân đối? phần nội dung ở giữa, phần Sidebar bên phải. Chỉ cần chiều dài
của 3 cột này gần tương đương nhau, không cột nào quá dài hơn so
với 2 cột còn lại thì được gọi là "cân đối"

Thể hiện sản Khuyến mãi, sản phẩm được chọn nhiều, ..
phẩm đặc biệt

5
Tính năng đặt Đặt hàng online, gọi điện đặt hàng , nhắn tin để tư vấn đặt hàng,…
hàng

Tính năng thanh Thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán qua ví điện
toán online tử, thẻ visa,…

Tính năng bình Khách hàng nói về trải nghiệm sử dụng sản phẩm của mình , đánh
luận từ khách giá chất lượng sản phẩm…thông qua phần bình luận
hàng

II. CÁC TÍNH NĂNG KHÁC

Có tính năng tìm Tính năng tìm kiếm giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi
kiếm? duyệt web

Tối ưu hóa cho Vào thử bằng điện thoại của mình. Có thể dùng thêm Tool "check
di động? website mobile friendly". Nếu hiển thị đầy đủ nội dung thì gọi là
tốt.

Tốc độ load Vào thử website bằng máy tính, điện thoại. Có thể dùng công cụ
trang nhanh? check speed online

Google Việc liên kết analytics gần như là điều bắt buộc
Analytics?

Google Nên cài đặt sẵn mã remarketing và tạo các nhóm, hữu ích cho việc
Remarketing? triển khai sau này

Bài viết liên Giúp giữ chân người đọc lâu hơn, đưa cho người đọc nhiều thông
quan? tin hơn

Live chat? Công cụ không thể thiếu khi làm online.

III. TỐI ƯU HÓA CHO GOOGLE

Nội dung bài Đọc lướt qua, sử dụng Seoquake để check mật độ từ khóa, thấy
viết chứa từ mật độ dày được xem là tốt .
khóa?

6
URL thân thiện? URL ở dạng dễ đọc, dễ nhớ, chứa từ khóa .

Điều hướng dễ Dễ dàng back trở lại, chuyển qua phần nội dung khác...
dàng?

IV. NỘI DUNG

Nội dung bài Đọc hiểu được nội dung người viết muốn nói
viết rõ ràng?

Website thể hiện Các ưu điểm của doanh nghiệp để trả lời cho câu hỏi:" Vì sao phải
rõ điểm khác chọn công ty mà không chọn công ty khác?"
biệt kinh doanh?

Website thể hiện Các lợi ích như chế độ hoàn trả, giảm giá số lượng khách đặt hàng
rõ các lợi ích số lượng lớn, hỗ trợ... 
cung cấp?

Thông tin liên Nội dung cụ thể về sản phẩm, chi tiết về nguồn gốc, giá cả, phụ
hệ rõ ràng, đầy phí, giả cả không bao gồm…
đủ?

Sử dụng Sử dụng ảnh với video níu chân khách hàng lâu hơn, tăng chất
ảnh/video trong lượng nội dung website
mỗi bài viết?

Đưa ảnh nội bộ Đưa hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp lên website giúp tăng sự uy
doanh nghiệp tín từ khách hàng

Có bài viết đánh Những bài viết, chia sẻ hữu ích về những địa điểm du lịch cụ thể
giá địa điểm

Hình ảnh thực tế Đưa hình ảnh sản phẩm trực tiếp so với hàng khách nhận. Tăng sự
sản phẩm, phản tin tưởng của khách hàng.
hồi khách hàng

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

7
Có cảm giác Đánh giá bằng cảm nghĩ cá nhân. Nếu mình là khách hàng, thì có
website uy tín? đặt hàng không?

Liệu có thể tin Đánh giá bằng kinh nghiệm đánh giá của khách hàng ,Sản phẩm có
tưởng mua thật sự mang lại lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ không ? 
hàng?

Nội dung thuyết Các quảng cáo , tư vấn , bài viết có thật sự thuyết phục được khách
phục? hàng đặt hàng không ?

VI. KÊNH ONLINE

Facebook Đã có fanpage chưa, có ai care nội dung không. Có tích hợp


Fanpage? fanpage vào website, có tương tác dễ dàng không?

Email Tư vấn khách nên sử dụng Email marketing để chăm sóc khách cũ
Marketing? (tặng phiếu giảm giá , chúc mừng sinh nhật, ...)

Facebook Ads? Đã sử dụng chưa, hiệu quả ra sao?

Remarketing Đã sử dụng chưa, hiệu quả ra sao?


AdWords +
Facebook?

Live Chat? Có tích hợp hay không?

Youtube? Có trang youtube hay không?

Google Maps? Có tích hợp google map địa chỉ công ty, địa chỉ điểm đến hay
không?

Qua khảo sát nhỏ về website của 3 doanh nghiệp kinh doanh mật ong hiện nay:
Mật ong Beemo, Mật ong Bảo Uyên và Mật ong Bonie Bee, nhóm chúng em thu được
kết quả như bảng sau:

8
Bảng 1. 2: Bảng đánh giá các website được khảo sát

HẠNG MỤC Mật ong Mật ong Mật ong

(Có/ Không) Beemo Bảo Uyên Bonie Bee

I. GIAO DIỆN WEBSITE VÀ CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN

Có logo? Có Có Có

Bố cục menu rõ ràng/ đầy đủ? Có Có Có

Màu sắc thương hiệu rõ nét? Có Có Có

Hình ảnh nét/ đẹp? Có Có Có

Có POPUP? Có Không có

Bố cục website cân đối? Có Có Có

Thể hiện sản phẩm đặc biệt Có Có Không

Tính năng đặt hàng Có Có Có

Tính năng thanh toán online Có Có Có

Tính năng bình luận từ khách Không Có Có


hàng

II. CÁC TÍNH NĂNG KHÁC

Có tính năng tìm kiếm? Có Có Có

Tối ưu hóa cho di động? Có Có Có

9
Tốc độ load trang nhanh? Nhanh Bình Nhanh
Thường

Google Analytics? Không Không Không

Google Remarketing? Không Không Không

Bài viết liên quan? Có Có Có

Live chat? Không Có Không

III. TỐI ƯU HÓA CHO GOOGLE

Nội dung bài viết chứa từ Có Có Có


khóa?

URL thân thiện? Có Có Có

Điều hướng dễ dàng? Có Có Có

IV. NỘI DUNG

Nội dung bài viết rõ ràng? Có Có Có

Website thể hiện rõ điểm khác Có Có Có


biệt kinh doanh?

Website thể hiện rõ các lợi ích Có Có Có


cung cấp?

Thông tin liên hệ rõ ràng, đầy Có Có Có


đủ? (text, maps)

10
Sử dụng ảnh/video trong mỗi Có Có Có
bài viết?

Đưa ảnh nội bộ doanh nghiệp Có Không Có

Có bài viết đánh giá địa điểm Có Có Có

Hình ảnh thực tế sản phẩm, Có Không Có


phản hồi khách hàng

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Có cảm giác website uy tín? Có Tương đối Tương đối

Liệu có thể tin tưởng mua Có Có Có


hàng?

Nội dung thuyết phục? Có Có Có

VI. KÊNH ONLINE

Facebook Fanpage? Có Có Có

Email Marketing? Có Có Có

Facebook Ads? Có Có Không

Remarketing AdWords + Có Có Không


Facebook?

Live Chat? Không Có Không

Youtube? Có Không Không

11
Google Maps? Không Không Không

Kết luận: Có thể thấy website của doanh nghiệp Beemo có phần nhỉnh hơn so với
trang web của hai doanh nghiệp còn lại, nhưng hai doanh nghiệp này cũng có vài ưu
điểm so với Beemo. Nhìn chung các doanh nghiệp có phần chỉnh chu về mảng thiết kế
website tuy nhiên vẫn còn thiếu một số tính năng chuyên dụng, tìm hiểu sâu hơn vào
thị trường khách hàng như live chat, Analytics, Remarketing của Google.

1.2 Lý do chọn đề tài

Mật ong là loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ côn trùng mang đến những
lợi ích cho con người từ trị bệnh, cung cấp năng lượng đến làm đẹp, có thể kể đến
như: Cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ bệnh tiểu đường, trị ho, điều trị bỏng và vết thương,
chống oxy hóa, làm nguyên liệu chế biến món ăn, giúp giảm cân,...Chính vì mật ong
có những công dụng thần kì như vậy nên thu hút một lượng lớn tiêu thụ cả trong và
ngoài nước. Nhận thấy điều này, nhóm chúng em quyết định lựa chọn sản phẩm “Mật
ong Thục Linh” cho đồ án của mình.

Hơn thế nữa, với sự thay đổi của xã hội ngày một hiện đại và nhanh chóng, đa số
thời gian trong ngày mọi người sẽ dành cho công việc của riêng mình. Do đó, thời
gian mua sắm trở nên hạn hẹp hơn, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19
vừa qua, người dân còn bị hạn chế di chuyển. Vì vậy, hình thức mua sắm trực tuyến
nhanh chóng và tiện lợi, hỗ trợ giao hàng tận nơi và thanh toán dễ dàng đã giúp người
tiêu dùng đáp ứng được những nhu cầu của bản thân một cách tối ưu nhất

Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghệ 4.0, xu hướng mua hàng online ngày
càng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiện lợi này của người tiêu dùng, hầu hết
các đơn vị kinh doanh đều triển khai bán sản phẩm của mình trên website hoặc các
trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sen đỏ,... và cả trên các trang mạng xã hội
như Facebook, Instagram, Tiktok,... Chính vì thế để thành công với dự án kinh doanh
“Mật Ong Thục Linh” trong thời đại ngày hôm nay, nhóm chúng em nhận thấy cần

12
thiết phải xây dựng được một website tiện ích để triển khai bán sản phẩm online nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có thể cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác. 

Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch
kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm Mật Ong Thục Linh”.

1.3 Mục tiêu đề tài

Website https://nemoshop-2.myharavan.com được xây dựng nhằm mục đích mang


đến cho người tiêu dùng một nơi mua hàng uy tín và chất lượng đặc biệt rất tiện lợi và
nhanh chóng chỉ với vài thao tác. Trang web được thiết kế khi đưa vào hoạt động kinh
doanh sẽ tạo ra sự thuận tiện cho mọi khách hàng trong việc lựa chọn, cân nhắc và
mua sắm các sản phẩm mật ong, vì họ chỉ cần truy cập vào trang web là đã có thể tìm
thấy được đa dạng các mẫu mã đến từ các chất lượng tốt nhất một cách dễ dàng. Thêm
vào đó, giá cả và tính chất của sản phẩm cũng được niêm yết công khai trên trang
web, hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm và xem xét được những mức giá
phù hợp với tình hình tài chính hiện có. Thông qua website, khách hàng có thể trao
đổi và nhận được sự hỗ trợ một cách ân cần và tỉ mỉ từ đội ngũ nhân viên tư vấn mà
không tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như công sức đi lại để tìm hiểu về sản phẩm.

Tầm nhìn mà Mật ong Thục Linh đặt ra là mong muốn trở thành một trang web
mua bán mật ong chính hãng theo hướng online đáng tin cậy, cung cấp những sản
phẩm chính hãng, mức giá hợp lý và chế độ hoàn trả với các sản phẩm lỗi một cách
nghiêm túc đảm bảo quyền lợi khách hàng. Từ đó, xóa tan những nỗi lo âu của khách
hàng về tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và đưa tới cho khách
hàng sản phẩm tận tâm nhất đi kèm mức giá phù hợp hơn so với thị trường chung khi
mua các sản phẩm mật ong có trên thị trường trực tuyến. Hơn nữa khi mua sản phẩm
từ Thục Linh khách hàng được giao hàng đến tay một cách nhanh chóng mà vẫn đảm
bảo hàng vẫn nguyên vẹn, hàng của quý khách sẽ giao tận nơi đã yêu cầu thay vì phải
đi đến cửa hàng gần nơi ở mà chưa chắc đảm bảo chất lượng để thực hiện tất cả các
giao dịch mua hàng thường thấy. Giờ đây, Mật ong Thục Linh hoàn toàn có thể trở
thành phương tiện kết nối hoàn hảo, giúp mọi người chủ động và tiết kiệm hơn trong
quá trình mua sắm mặt hàng mật ong tiêu dùng.

13
Bên cạnh đó thực hiện đề tài này, nhóm chúng em hi vọng có thể xây dựng được
một chiến lược kinh doanh thương mại điện tử cạnh tranh với các đối thủ. Qua đó,
nhóm triển khai được một website cho riêng mình giúp hoạt động Marketing hiệu quả
hơn và thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. 

Ngoài những tiêu kinh doanh, nhóm chúng em cũng mong muốn được học thêm
những kiến thức thực tiễn về mô hình kinh doanh online cũng như lý thuyết thương
mại điện tử thông qua thực hiện đề tài này, từ đó tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
nhằm phục vụ cho công việc tương lai.

14
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

2.1 Phân tích ma trận SWOT

Bảng 2. 1: Phân tích SWOT

Điểm  Thương hiệu uy tín là một lợi thế đối với Mật ong Thục Linh khi công
mạnh ty đang cố gắng xây dựng hình ảnh chất lượng trên thị trường. 

(S)  Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi trong khung cảnh thị
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay vì thế Mật ong Thục Linh
luôn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để đem đến cho khách hàng các
sản phẩm đáng tin vậy và đẳng cấp nhất.

 Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Thục Linh cũng hướng đến
phát triển tính bền vững và CSR để duy trì hình ảnh thương hiệu thân
thiện với người tiêu dùng.

 Doanh nghiệp có chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn rõ
ràng và kỹ lưỡng. Tất cả các mục tiêu được chia nhỏ và chi tiết để đội
ngũ nhân viên dễ nắm bắt là thực hiện một cách dễ dàng cũng như
hoàn chỉnh nhất .

 Đội ngũ nhân lực trẻ nhưng kinh nghiệm trong ngành ong lại rất dày vì
được tiếp xúc với mô hình trong các khâu sản xuất và kinh doanh mật
ong từ rất sớm.

 Ban lãnh đạo được đi tìm hiểu về các mô hình nuôi ong cũng như quản
lý doanh nghiệp một cách  bài bản.

 Quy mô nhỏ nên dễ thay đổi chiến lược so với các công ty sản xuất và
kinh doanh mật ong lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.

 Quy mô nhỏ nên năng lực quản lý tốt hơn và ít xảy ra các vấn đề nội
bộ hơn.

 Mật ong Thục Linh có  nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đổi trả với các

15
hàng chưa đúng chất lượng đã cam kết với khách hàng cực tốt cho
khách hàng.

 Với tư cách đặt sự thuận tiện của khách hàng lên hàng đầu  Thục Linh
luôn trong tâm thế sẵn sàng thay đổi tính năng, giao diện mới nhằm
mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Website thân thiện với
người dùng giúp tìm kiếm và truy cập dễ dàng để được tư vấn và đặt
mua một cách nhanh chóng và thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo về chất
lượng của sản phẩm đã được công khai trên website.

Điểm ● Chưa có thương hiệu trên thị trường mật ong. Chỉ mới bước chân vào
yếu thị trường khốc liệt Việt Nam trong thời gian gần đây nên Thục Linh

(W) còn đang rất non trẻ, thương hiệu còn mới và ít được người sử dụng
tìm hiểu rộng rãi và tin tưởng.

● Ban lãnh đạo trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý.

● Chưa có nguồn vốn ban đầu. 

● Website của doanh nghiệp chưa được phổ biến một cách rộng rãi cũng
như chưa thật sự thu hút người tiêu dùng

Cơ hội ● Việt Nam luôn là một trong 6 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế

(O) giới, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ.

● EU là một thị trường tiêu thụ mật ong lớn mà Việt Nam chưa khai thác.
Hiện tại số lượng đàn ong và người nuôi ong tại EU có xu hướng giảm
cùng với việc thị trường EU mở cửa cho mật ong Việt Nam xâm nhập.

● Nhu cầu tiêu dùng mật ong ngày càng tăng do sự quan tâm đến sức
khỏe, làm đẹp,… đặc biệt trong tình hình dịch bệnh mật ong được xem 
là một nguồn nguyên liệu thiết yếu trong việc nâng cao sức khỏe và đề
kháng của bản thân .

● Nguồn cung cấp mật ong ra thị trường còn ít được mọi người quan tâm

16
đến nên cơ hội dành cho doanh nghiệp gia nhập vào thị trường này lớn.

Thách ● Xuất khẩu mật ong của Việt Nam quá tập trung vào thị trường Mỹ, với
thức lượng xuất khẩu đến 90% trên tổng số lượng xuất khẩu trong khi chỉ có

(T) 10% cho các thị trường còn lại. Chính vì vậy khi Bộ Thương Mại Hoa
Kỳ (DOC) áp dụng mức thuế chống phá giá cao lên đến 412.49% với
mật ong Việt Nam khiến việc xuất khẩu khó khăn. Vậy nên 

● Kỹ thuật chăn nuôi ong tại Việt Nam chưa đảm bảo cho ra mật đáp ứng
tiêu chuẩn xuất khẩu. 

● Xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng để tiếp cận khách hàng tiềm
năng hiệu quả khi lòng tin vào thương hiệu của khách hàng là một bài
toán khó đối với doanh nghiệp .

● Việc thu hút một lượng truy cập ban đầu cho Website còn nhiều khó
khăn. Vì độ phủ sóng cũng như tiếp thị cần có nhiều kinh phí cũng như
thời gian nên trong thời gian đầu đối với doanh nghiệp sẽ là khoảng
thời gian khó khăn.

2.2 Nhu cầu thị trường

Mật ong là một nguồn thực phẩm và nguyên liệu từ thiên nhiên mà nhiều người ưa
chuộng vì những tính năng của nó mang lại. Đó là:

 Tác dụng đối với sức khỏe: Chữa ho khan, ho đờm, chữa bỏng, tăng cường trí
nhớ nhờ chất acetylcholine, ngăn ngừa trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh
đái tháo đường, ngăn ngừa ung thư, làm dịu bệnh trĩ, chữa vết thương, làm dịu
tình trạng vẩy nến, giảm ngứa ở bệnh Herpes,...
 Làm đẹp: Trị mụn trứng cá, mờ thâm, dưỡng ẩm trắng da, sạch lỗ chân lông,
tẩy tế bào chết, tóc bóng mượt, giảm cân,...
 Dùng làm nguyên liệu trong chế biến món ăn, thức uống.

Chính vì những tác dụng tuyệt vời đó mà mật ong được tiêu thụ nhiều trong và
ngoài nước.
17
2.2.1 Nhu cầu trong nước

Tại Việt Nam, người dân thường đánh giá cao các phương thuốc đến từ thiên nhiên
hơn là thuốc tây, do đó họ rất chuộng sử dụng mật ong để chữa bệnh. Nhưng vì đa số
người dân chỉ xem mật ong là phương thuốc nên lượng tiêu thụ không nhiều so với
xuất khẩu. 

Ngày nay, người dân Việt Nam ngày càng chú trọng sức khỏe bản thân và gia đình
nên lượng tiêu thụ mật ong có xu hướng tăng. Kéo theo đó, là xu hướng sử dụng mật
ong thay cho đường để chế biến các món ăn và thức uống cũng làm cho lượng tiêu thụ
mật trong nước tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, việc quảng bá sản phẩm của Thục Linh chú trọng đến trải nghiệm
thực tế của khách hàng, đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Do đó, dễ
truyền đạt đến người xem và rất chân thực, từ đó sẽ tạo ra những nhu cầu theo chuỗi
tiếp thị từ khách hàng  khiến cho đông đảo người Việt Nam chú ý đến.

2.2.2 Nhu cầu nước ngoài:

Phần lớn mật ong Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, chiếm đến
90% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên do thông tin về mức thuế chống bán phá giá sơ
bộ lên đến hơn 400% mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố làm cho lượng xuất
khẩu mật từ Việt Nam sang Mỹ giảm đến 90% so với quý I năm 2021.

Hình 2. 1: Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Mỹ trong quý I (2012-2022)

Số liệu từ USITC (Biểu đồ: Hoàng Hiệp)

18
Vào tháng 4, DOC đã ban hành mức thuế bán phá giá giảm gần 7 lần so với kết
luận sơ bộ khiến ngành mật ong Việt Nam có thể tiếp tục nỗ lực xuất khẩu sang Hoa
Kỳ.

Ngoài thị trường Mỹ thì thị trường EU cũng là một thị trường tiềm năng của ngành
mật Việt Nam vì mỗi năm thị trường này nhập khẩu khoảng 300.000 tấn mật. Bên
cạnh đó, mật ong Việt Nam cũng được xuất khẩu sang nhiều nước như Anh, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...

2.3 Môi trường kinh doanh

2.3.1 Môi trường vĩ mô

● Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp vì nó phản ánh
mức sống trung bình của người dân qua các chỉ số như GDP, GNP, thu nhập bình
quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp,...Qua đó chúng ta có thể phần nào nhận thấy được
tình hình hoạt động của doanh nghiệp là thuận lợi hay bị ảnh hưởng trong bối cảnh
kinh tế đó.

Sau thời kỳ đại dịch COVID, nhìn chung nền kinh tế nước ta đã dần ổn định, lạm
phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân trong 6 tháng đầu năm 2022
tăng 2,44%, xuất siêu 6 tháng là 710 triệu USD, GDP 6 tháng đầu năm tăng ở mức
6,42%. Đây là những dấu hiệu phục hồi kinh tế đáng mừng cho các doanh nghiệp tiếp
tục đẩy mạnh kinh doanh.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với kinh tế thế giới đã đem đến
cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội hợp tác với nước ngoài đồng thời cũng là
thách thức đối với doanh nghiệp để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế
giới. Với ngành mật ong cũng vậy, đứng trước sự hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách
thức để mật ong Thục Linh nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong và
ngoài nước.

● Môi trường chính trị - pháp luật

19
Chính trị Việt Nam tương đối ổn định, pháp luật cũng đã đề ra các yêu cầu, tiêu
chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu
dùng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên về tình hình xuất khẩu nông sản nói chung và mật ong nói riêng, Việt
Nam chưa thực sự có những quy định về mức giá khiến mật ong Việt bị nghi ngờ bán
phá giá dẫn đến mức thuế chống phá giá mà DOC áp dụng cho ngành mật Việt Nam
quá cao làm cho người dân hoang mang.

● Môi trường văn hóa - xã hội

Người dân Việt Nam đa số là những nông dân tin vào những vị thuốc từ thiên nhiên
hơn là thuốc tây nên mật ong là một loại dược liệu họ tin dùng trong trị bệnh, đây là
cơ hội cho việc sản xuất kinh doanh mật ong trong nước. Bên cạnh đó, sự quan tâm
đến sức khỏe, sắc đẹp ngày càng được nhiều người chú trọng nên người tiêu dùng
ngày càng có xu hướng dùng mật thay đường trong chế biến món ăn và các loại đồ
uống tốt cho sức khỏe.

● Môi trường Kỹ thuật - công nghệ

Kỹ thuật nuôi và lấy mật ong tại Việt Nam còn nhiều hạn chế vì đa số những người
sản xuất và kinh doanh mật ong trong nước theo mô hình thủ công. Tuy vậy, cùng với
sự phát triển của công nghệ, ngành sản xuất và kinh doanh mật đang ngày hiện đại hóa
với việc ứng dụng các thiết bị hiện đại.

 Bên cạnh đó vẫn có những mặt sáng trong công nghệ là việc đầu tư công nghệ và
đưa kỹ thuật nuôi ong chuẩn quốc tế đã được đẩy mạnh triển khai và đạt hiệu quả cao.
Từ đó đã giúp người nuôi ong Việt Nam chuyển đổi tập quán nuôi ong từ nuôi thùng
đơn sang nuôi ong thùng kế giúp nâng cao chất lượng mật, hướng đến nền nông
nghiệp nuôi ong phát triển bền vững. PGS.TS Phạm Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm
cho biết: "Việc nuôi ong thùng kế tận dụng được không gian mở của thiên nhiên, ong
nuôi sạch, nguồn mật tinh khiết nên cho sản phẩm gấp 5 lần so với nguồn mật thu
hoạch từ thùng đơn". 

Ứng dụng công nghệ vạn vật kết nối (IoT) cùng hệ thống cảm biến thông minh và
ứng dụng chạy trên nền tảng điện thoại thông minh để giám sát trang trại ong. Hệ

20
thống điều khiển và giám sát tự động, các thiết bị cảm biến thông minh cung cấp
thông tin về nhiệt độ, ẩm độ, sức khỏe của đàn ong và năng suất của đàn. Ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất, chăn nuôi ong giúp tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm, tăng được sức cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu.

● Môi trường tự nhiên

Nổi tiếng là một quốc gia của nền nông nghiệp, Việt Nam được thiên nhiên ban
tặng điều kiện thuận lợi như khí hậu gió mùa nóng ẩm để phát triển nông nghiệp. Đây
là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi ong lấy mật tại Việt
Nam, đặc biệt ở Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Phước, vùng Tây Nam Bộ, Bắc
Giang,...

2.3.2 Môi trường vi mô

● Đối thủ cạnh tranh

Do lợi ích kinh tế mà ngành sản xuất và kinh doanh mật ong mang lại mà ngày
càng có nhiều các công ty gia nhập vào thị trường này. Các đối thủ nhanh chóng lớn
mạnh ở thị trường này là Mật ong Tam Đảo - Honeco,mật ong hoa rừng Caba Honey,
Mật ong RUM CM, Công ty TNHH Ong Mật Cao Nguyên - Highland Bee, Công ty
cổ phần ong mật Đắk Lắk - Dakhoney, Công ty Cổ Phần Ong Mật Tiền Giang -
HONEYLAND, Công ty cổ phần thương mại quốc tế NMK - Mật Ong Vhoney,...

Mật ong Tam Đảo - Honeco Mật ong RUM CM

● Sức ép nhà cung cấp

Bởi vì mật ong Thục Linh được sản xuất trực tiếp từ công ty theo kỹ thuật nuôi ong
lấy mật nên nguồn cung cấp chủ yếu của công ty là nguồn cung cấp mật hoa cho ong,

21
thuốc thú ý cho ong và các dụng cụ khác phục vụ nuôi ong. Trong đó chủ yếu là
nguồn mật hoa cho ong nhưng đây lại là một nguồn khó tìm nhà cung cấp. Hầu hết
người nuôi ong phải tự tạo ra nguồn này bằng cách đầu tư trồng hoa hoặc di chuyển
đàn ong đến gần nguồn lấy mật. Với mật ong Thục Linh thì đàn ong được chăm sóc
kỹ lưỡng với nguồn thức ăn được đầu tư trồng trọt nên sức ép từ nhà cung cấp là
không đáng kể.

● Khách hàng

Vì vấn đề về sức khỏe ngày càng được quan tâm mà những người tiêu dùng ngày
nay thường chú trọng về nguồn gốc xuất xứ của mật ong khiến các doanh nghiệp phải
chú ý về phát triển thương hiệu. Họ không thể chỉ sản xuất đóng chai truyền thống mà
còn phải chú ý thiết kế bao bì, nhãn dán để khiến thương hiệu trở nên bắt mắt. Bên
cạnh đó chất lượng luôn là yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Các doanh nghiệp chế biến
mật phải đảm bảo chất lượng và nghiên cứu cho ra những loại mật ong mới như mật
ong bạc hà, mật ong cafe,... và các sản phẩm khác từ mật ong như sáp ong, sữa ong
chúa,...

2.3.3 Môi trường nội bộ

● Nhân sự

Mật ong Thục Linh là một doanh nghiệp mới theo mô hình khởi nghiệp với quy mô
nhỏ và nhân sự còn trẻ không nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy đội ngũ nhân sự của công
ty được đào tạo có trình độ bài bản về hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đồng thời
với quy mô nhỏ nên dễ dàng quản lý và không tốn quá nhiều chi phí nhân công.

● Vốn kinh doanh

Là một doanh nghiệp mới thành lập theo mô hình khởi nghiệp nên vốn kinh doanh
không nhiều. Phần lớn nguồn vốn đến từ vay ngân hàng và cá nhân chủ sở hữu. Để
đảm vốn hoạt động Thục Linh cũng đã có những kế hoạch huy động vốn đầu tư trong
ngắn hạn và dài hạn.

● Cơ sở vật chất

Hiện công ty có quy mô nhỏ nên cơ sở vật chất chỉ đáp ứng cho việc hoạt động
kinh doanh cần thiết gồm một trụ sở chính và một vườn nuôi mật tại Đắk Lắk. Theo
22
kế hoạch thì Thục Linh sẽ dần mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh mật ong trên
địa bàn Đắk Lắk và các khu vực khác.

23
Chương 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.1. Nghiên cứu thị trường 

3.1.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát của nhóm 

 Mẫu hỏi: 254 cá nhân


 Hình thức: Điền phiếu trực tiếp
 Thời gian: Năm 2022
 Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2. Tình hình nhân khẩu học của các đối tượng khảo sát

Hình 3. 1: Độ tuổi người tham gia khảo sát

Hình 3. 2: Nghề nghiệp của người tham gia khảo sát

Từ hai biểu đồ trên, ta thấy đa số người được khảo sát là thanh thiếu niên, nằm
trong độ tuổi từ 20 đến 25 tuổi, chiếm 50% tổng số người được khảo sát; số người
được khảo sát trên 45 tuổi là thấp nhất, chỉ chiếm 2%. Tương ứng với độ tuổi của

24
người được khảo sát, những người có nghề nghiệp là học sinh, sinh viên chiếm đa số
với 52%, trong khi đó những người lao động gián tiếp (gồm những người chỉ đạo,
phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp) là thấp nhất, chỉ chiếm 4%.

3.1.3. Tình hình sử dụng Internet của đối tượng khảo sát

Hình 3. 3: Phương tiện truy cập Internet của người tham gia khảo sát

Từ biểu đồ này chúng ta có thể thấy được những người khảo sát sử dụng Internet
bằng thiết bị điện thoại di động là chủ yếu (người khảo sát có thể chọn nhiều phương
án). Số lượng truy cập Internet bằng máy tính để bàn/laptop cũng khá nhiều nhưng chỉ
bằng ½ lượng truy cập bằng điện thoại thông minh và bằng phương tiện khác như Ipad
hay máy tính bảng là ít nhất. 

=> Cần chú trọng nhiều nhất đến tối ưu hóa website thích hợp với giao diện điện
thoại 

Hình 3. 4: Thời điểm truy cập Internet thường xuyên nhất

25
Dựa vào biểu đồ có thể thấy được thời gian truy cập Internet thường xuyên nhất là
vào khung giờ 19-22h. Do vậy đây có thể được xem là khung giờ lý tưởng cho việc
chạy quảng cáo website công ty trên các nền tảng mạng xã hội, giúp tối ưu hoá tìm
kiếm và thu hút nhiều lượt tiếp cận nhất.

Hình 3. 5: Mục đích sử dụng Internet

Từ biểu đồ trên, có thể thấy đa số những người được khảo sát sử dụng Internet cho
mục đích giải trí là nhiều nhất (người khảo sát có thể chọn nhiều phương án). Đặc biệt
nhu cầu mua sắm trực tuyến chỉ đứng thứ 2 sau mục đích giải trí. Do vậy các doanh
nghiệp có thể khai thác điều này mà phát triển hệ thống thương mại điện tử đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng một cách hiệu quả.

3.1.4. Tình hình tham gia thương mại điện tử của người tiêu dùng 

Hình 3. 6: Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến (2019-2020)

Nguồn: Tạp chí tài chính 

26
Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy được tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm
online ngày càng tăng, chỉ sau một năm tăng từ 77% lên 88%. Đặc biệt giai đoạn
2019-2020 là giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát khiến người dân không thể ra ngoài
nên lượng mua sắm trực tuyến tăng đáng kể. 

Hình 3. 7: Các kênh mua sắm trực tuyến (2019-2020)

Nguồn: Tạp chí tài chính 

Vào năm 2019 tỷ lệ tham gia mua sắm trên các kênh trực tuyến xấp xỉ nhau nhưng
đến năm 2020 thì có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là sự phát triển vượt bậc của Website
TMĐT/sàn giao dịch TMĐT, tăng từ 52% lên đến 74%; các kênh diễn đàn, mạng xã
hội và các ứng dụng di động thì có chiều hướng giảm. Qua đây chúng ta có thể thấy
được giai đoạn dịch bệnh chính là thời cơ cho các sàn TMĐT phát triển.

3.1.5 Trở ngại khi mua hàng trực tuyến 

27
Hình 3. 8: Những trở ngại của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến

Trong số 254 người được khảo sát thì vấn đề khiến họ lo ngại nhiều nhất khi mua
sắm trực tuyến là chất lượng không mong đợi, chiếm 32,7%, tiếp đó là vấn đề bảo mật
thông tin, dịch vụ vận chuyển kém và vấn đề về giá cả. Ngoài ra người tiêu cùng còn
có những lo ngại khác nữa nhưng chỉ chiếm 1,6%. Qua đây chúng ta có thể thấy được
để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến đang ngày càng tăng của người tiêu dùng thì
các doanh nghiệp cần phải giải quyết các vấn đề lo ngại của họ trước hết và về chất
lượng sản phẩm đến vấn đề bảo mật và cũng không thể bỏ qua các lo ngại còn lại để
người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất, từ đó đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp.

3.2 Mục tiêu chiến lược

3.2.1 Phạm vi triển khai

Trang web được xây dựng với cấu trúc sau: 

 Trang chủ bao gồm những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, hình ảnh những
sản phẩm bán chạy, chương trình khuyến mãi, những đường liên kết đến các
trang khác có các thông tin về sản phẩm và thông tin liên hệ.  
 Một trang mô tả các sản phẩm của doanh nghiệp có đầy đủ thông tin chi tiết,
hình ảnh minh hoạ, . 

28
 Một trang có thông tin về doanh nghiệp như: lịch sử hình thành, vị trí, tin tức
mới, những hình ảnh hoạt động. Bên cạnh đó, liên tục cung cấp những thông
tin đáng chú ý thuộc lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp hiện nay và những
thay đổi về các thông tin đó.
 Một trang thông tin về địa chỉ liên hệ và một mẫu online để khách hàng gửi các
câu hỏi về theo email.

3.2.2 Mục tiêu chiến lược

Dự án hướng tới việc xây dựng một website thương mại điện tử, khuyến khích
khách hàng thực hiện các hành động mua bán trực tuyến trên các kênh của doanh
nghiệp, bên cạnh đó, website cũng cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ, xây
dựng các tiện ích trực tuyến hỗ trợ tối đa cho khách hàng như đặt hàng, mua hàng trực
tuyến, tư vấn, tham khảo,…

Bảng 3. 1: Mục tiêu trước mắt và lâu dài của dự án

Mục tiêu trước Mục tiêu Đối chiếu giữa mục tiêu Chiến lược 
mắt lâu dài  ngắn hạn và mục tiêu
dài hạn

29
Mục tiêu kinh - Khách Về lý thuyết lượng khách - Thiết kế trang web
doanh: hàng quay hàng tăng thường dẫn tới thời thượng và bắt mắt,

- Thu hút khách lại mua sự tăng trưởng doanh thu, khách hàng cảm thấy

hàng mới, tăng hàng nhiều tuy nhiên việc thu hút ấn tượng với sản
số lượng khách lần. được nhiều khách hàng phẩm. 

hàng ghé thăm - Tăng ghé thăm website không - Tập trung vào phát
Website.  doanh thu đồng nghĩa với việc triển chiến lược Digital

- Đạt được điểm và lợi nhuận khách hàng sẵn sàng chi Marketing và SEO, liên
trả nhiều hơn cho hàng
hòa vốn trong (lợi nhuận kết đối tác địa phương
hóa và dịch vụ. Thay vào
thời gian 4 hàng năm để tiếp cận với khách

tháng đầu.  tăng 10% so đó lượng khách hàng truy hàng tiềm năng hiệu
với năm 1, cập tăng sẽ giúp độ nhận quả hơn.
15% so với diện thương hiệu tăng ,
năm tiếp nhưng để khách hàng
theo). đồng ý cho việc mua
hàng thì cần nhiều yếu tố
từ sản phẩm tới doanh
nghiệp . Vậy nên về mục
tiêu dài hạn chưa thật sự
phù hợp với mục tiêu
ngắn hạn

Mục tiêu tiếp - Liên kết Hai mục tiêu này tương - Tiếp tục triển khai các
thị: với nhiều đối phù hợp với nhau. chiến dịch Marketing

Tăng nhận diện doanh Việc triển khai các hoạt và SEO ( không thể đòi

thương hiệu nghiệp. động marketing hợp lý sẽ hỏi có kết quả ngay lập

thông qua kênh - Tăng lợi giúp khuyến khích khách tức), bên cạnh đó tích
Digital đối với nhuận cho hàng quay trở lại mua hợp sử dụng thống kê
nhóm khách công ty. hàng và đem lại nguồn từ Google Analytics,

hàng mục tiêu thu cho doanh nghiệp, CRM. Sau khi đạt được
đồng thời giảm thiểu chi lượng traffic nhất định

30
nhằm giữ chân phí và gia tăng lợi nhuận thì công ty có thể thu
và khuyến một cách tối ưu nhất. được doanh thu và có
khích quay lại Hơn nữa là khi các doanh lợi nhuận
mua hàng nghiệp lớn thấy được
tiềm năng phát triển của
doanh nghiệp sẽ có nhiều
cơ hội để hợp tác phát
triển .

3.2.3 Xác định nguồn lực

Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần biết phân bổ nguồn lực tùy từng mục đích
công việc. Nguồn lực của Nemo bao gồm các ban: bộ phận IT, bộ phận R&D, bộ phận
chăm sóc khách hàng, bộ phận nhân sự, bộ phận Marketing, bộ phận Sale, nhân viên
và thuê ngoài.

Mỗi bộ phận đảm nhận chức năng và nhiệm vụ riêng, đồng hành và hỗ trợ nhau tạo
hiệu suất công việc cao.

3.3 Mô hình kinh doanh và doanh thu

3.3.1 Chiến lược kinh doanh 

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

 Tầm nhìn kinh doanh: xây dựng website trở thành một website bán lẻ hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp mật ong và một số sản phẩm khác như
cacao, tinh bột nghệ,...
 Sứ mạng kinh doanh: Phát triển bền vững dựa trên nền tảng xây dựng chuỗi giá
trị, mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng.
 Chiến lược về dịch vụ:

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải
quyết thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
 Gia tăng các dịch vụ sau bán, tư vấn hướng dẫn sử dụng sau khi mua hàng,
bảo hành sản phẩm, thay thế và đền bù, thu cũ đổi mới với bất kỳ sản phẩm

31
lỗi, dịch vụ khuyến mãi đi kèm sản phẩm và các dịch vụ kinh doanh độc lập
khác.

 Chiến lược về hệ thống phân phối:

 Hệ thống phân phối: Tiếp tục duy trì và gia tăng mối quan hệ thân thiết với
các đại lý, xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp. 
 Đầu tư phát triển: Phát triển thêm các hệ thống Đại lý ở Miền Trung và Miền
Nam, nhắm tới mục tiêu phát triển rộng khắp thị trường Việt Nam

 Chiến lược về sản phẩm:

 Đa dạng hoá các mặt hàng có thể cung cấp. Cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại
mặt hàng, phụ kiện đi kèm như ly pha mật ong riêng, hũ đựng cacao,... để
khách hàng thấy được sự tiện lợi khi mua hàng, nhờ đó bán được nhiều hàng
hơn
 Dịch vụ gia tăng: Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng hành với chất lượng
dịch vụ của sản phẩm, sự chuyên nghiệp trong quá trình chăm sóc mới khiến
khách hàng hài lòng hơn cả về sự hoàn hảo về bất cứ tính năng nào của doanh
nghiệp. 
 Kích thích tiêu thụ: Quảng cáo và Khuyến mại đây chương trình rất quan
trọng khi sản phẩm được tung ra thị trường. Mỗi một chương trình của Doanh
nghiệp nên quảng bá thương hiệu của mình tới người sử dụng sản phẩm đó
như Mật ong Cao cấp của thương hiệu Mật ong Thục Linh, cùng với quảng
cáo là cá chương trình khuyến mại như miễn phí ship , giảm giá cho một số
lượng hàng bán ra nhất định.

 Các hoạt động quảng bá: Diễn ra liên tục và xác định được mục tiêu mà
chương trình quảng bá sản phẩm nhắm tới khách hàng. Tích cực tham gia các
diễn đàn, giải đáp thắc mắc của khách hàng hoặc trực tiếp gửi email giải đáp
thắc mắc đến cho khách hàng. Với việc sở hữu một website ổn định thì doanh
nghiệp sẽ có vô vàn cách thức để quảng bá cho sản phẩm của mình:

 Giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp: Xây dựng các chương trình giới thiệu sản
phẩm, giới thiệu công ty.

32
 Xây dựng các kênh quảng cáo.
 Xây dựng các chính sách khách hàng hợp lý.

 Đào tạo phát triển nhân viên:

 Đào tạo và phát triển nhân viên: Liên tục đào tạo đội ngũ nhân viên mới và
nâng cao chất lượng nhân viên. Phát triển hỗ trợ nhân viên khi cần thiết. Xây
dựng đội ngũ tư vấn viên ngay tại trung tâm, tiếp nhận trợ giúp cho khách
hàng trên toàn quốc thông qua tổng đài điện thoại, mạng.
 Chính sách đào tạo: Xây dựng các chính sách đào tạo hằng năm tuyển dụng
hợp lý đảm bảo tính khoa học, tránh hiện tượng thiếu hụt nhân sự cho công ty.

 Chương trình đãi ngộ: 

 Các chính sách đãi ngộ: Xây dựng chính sách đãi ngộ với nhân viên mới, cũ.
Xây dựng các chính sách thưởng, khuyến khích nâng cao chất lượng làm việc
nhân viên.
 Các phong trào thi đua: Xây dựng thường niên phong trào cho các nhân viên
trong công ty

3.3.2 Mô hình kinh doanh

Trong điều kiện phát triển của thương mại điện tử, mỗi doanh nghiệp có thể lựa
chọn một mô hình phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của họ.

Mô hình thương mại điện tử là các mô hình kinh doanh sử dụng các lợi ích của
mạng Internet, giúp các cá nhân cũng như doanh nghiệp có thể kinh doanh, bán hàng
và thu lợi nhuận một cách dễ dàng hơn, đồng thời người mua chọn lựa được nơi mua
hàng uy tín, chất lượng.

3.3.2.1 Trong ngắn hạn

Nemo áp dụng mô hình B2C vì mô hình thương mại điện tử B2C (Business to
Customer) là các giao dịch giữa 1 bên là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ;
bên còn lại là người tiêu dùng cuối cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Dự án xây dựng bán lẻ điện tử (B2C) chuyên cung cấp các mặt hàng về mật ong đa
dạng về mẫu mã, kiểu dáng, đảm bảo về chất lượng và đưa các dịch vụ hỗ trợ đi kèm

33
đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Dưới đây là những lợi
ích khi áp dụng mô hình B2C:

 Đối với doanh nghiệp:

 Mô hình B2C chỉ cần vốn khởi nghiệp thấp, giúp tiết kiệm chi phí liên quan.
 Bất cứ ai có kiến thức cơ bản về internet đều có thể thiết lập và quản lý cửa
hàng Thương mại điện tử B2C dưới sự giám sát của bộ công thương.
 Tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng : thể hiện rõ khi bán qua kênh
online, kết nối được với khách hàng ở bất kì đâu.
 Kết nối trực tiếp với khách hàng: Giao tiếp trực tiếp với người mua làm rút
ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán, thông qua trao đổi người bán
sẽ hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

 Đối với khách hàng: 

 Giảm chi phí giao dịch như công sức, thời gian tìm mua sản phẩm, tăng khả
năng tiếp cận với thông tin của nhiều người bán qua đó người mua có thể tìm
được hàng muốn mua với giá thấp nhất.
 Thời gian linh động: Khách hàng có thể mua vào mọi thời điểm trong ngày

3.3.2.2 Trong dài hạn

Tuy nhiên, mô hình B2C cũng có một số hạn chế như thị trường liên tục phát
triển, mức độ cạnh tranh cao ngay từ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khác, yêu cầu
nâng cấp thường xuyên hơn so với các mô hình khác.

Mật ong Thục Linh lựa chọn song song là mô hình thương mại điện tử B2B
(Business to Business) là mô hình thương mại cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ
doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác qua nền tảng Internet. Mật ong Thục Linh
hướng tới xây dựng thương hiệu và nguồn nhân lực, chất lượng, có kinh nghiệm và
hình thành dòng vốn ổn định để áp dụng mô hình B2C kết hợp với mô hình B2B. Ưu
điểm lớn của mô hình B2B mang lại là:  

 Nhiều lợi ích, có hiệu quả cao, hiệu suất làm việc và độ tin cậy cao hơn
 Sở hữu một quy trình mua hàng riêng biệt, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí,
đem tới nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.

34
 Mô hình hợp tác với doanh nghiệp mang đến nhiều cơ hội hợp tác với nhiều
doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và các lĩnh vực liên quan.
 Việc giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp loại bỏ những yếu tố cảm
xúc chủ quan bởi nó mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao hơn, chính
vì vậy mà hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn.
 Thị trường B2B nói chung có thể dự đoán được là sẽ tăng trưởng cao, ổn định.
 Có lòng trung thành của khách hàng lớn hơn so với các mô hình thương mại
điện tử khác, tạo ra lợi nhuận cao và bền vững từ các khách hàng doanh nghiệp
lặp lại.

3.3.3 Mô hình doanh thu

3.3.3.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các mặt hàng Nemo kinh doanh bao gồm: mật ong, ca cao,... Các sản phẩm đều là
sản phẩm chính hãng, còn nguyên tem, mác, giấy bảo hành. Bên cạnh các sản phẩm
còn có nhiều dịch vụ bao gồm chăm sóc khách hàng, nhắn tin tư vấn, gọi điện, phản
hồi nhận xét, xây dựng các chính sách, chương trình ưu đãi, quà tặng độc đáo nhằm
mang lại ấn tượng đối với khách hàng, thu hút khách hàng quay trở lại. 

Dự kiến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm khoảng 65% tổng doanh
thu của Nemo.

3.3.3.2 Doanh thu từ quảng cáo

Đầu tiên, Nemo cần xây dựng trang web có lượt Traffic cao: SEO tối ưu hóa công
cụ tìm kiếm, để duy trì website ở top 10 trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm
SERP. Sau đó, doanh nghiệp sẽ bán không gian quảng cáo, cho phép các công ty đặt
banner quảng cáo (Ví dụ như các trang như shopee, lazada, hay các công ty chuyên
cung cấp sản phẩm mật ong …), thời hạn tối thiểu một tháng và tối đa 6 tháng. Đồng
thời, doanh nghiệp sử dụng Google AdSense sau khi trang web đã có một lượng truy
cập lớn nhất định để kiếm thêm doanh thu từ quảng cáo trên Website.

Dự kiến doanh thu từ quảng cáo chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của Nemo.

3.3.3.3 Doanh thu từ tiếp thi liên kết (Affiliate Marketing)

35
Sau khi đã có một mức độ nhận diện thương hiệu và lượt tiếp cận đến trang web
nhất định, Nemo sẽ tiến hành nhận các hợp đồng quảng cáo, PR sản phẩm, dịch vụ từ
các công ty có lĩnh vực liên quan, thông qua các hình thức như viết bài review, đăng
video giới thiệu sản phẩm hay chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm công nghệ…
Sau đó gắn link Affiliate dưới phần mô tả của mỗi bài viết. Với mỗi đơn hàng thành
công, công ty có thể hưởng hoa hồng giao động từ 17-30% tuỳ vào nền tảng Affiliate.

Dự kiến, Nemo sẽ kiếm được khoảng 4-5% doanh thu cho việc tiếp thị liên kết này.

3.3.3.4 Chi phí

Chi phí cho việc tiến hành kinh doanh thường khá rõ ràng và bao gồm các chi phí
sau: 

 Lương nhân viên mới, những người sẽ xây dựng và triển khai hoạt động kinh
doanh trực tuyến. 
 Chi phí cho sản phẩm bán trực tuyến. 
 Chi phí kết nối Internet. 
 Chi phí cho phần cứng, các máy chủ và các máy tính khác cần cho hoạt động
kinh doanh. 
 Phí trả cho các đối tác và nhà tư vấn bạn thuê để hỗ trợ xây dựng Website.

3.4 Kế hoạch triển khai

3.4.1 Thiết kế website

Bảng 3. 2: Nội dung thiết kế website

Kết quả  Nhiệm vụ 

Giao diện, bố cục Thiết kế giao diện và sắp xếp bố cục trang web
trang web

Nội dung bằng chữ Xây dựng nội dung dạng chữ trên trang web
trên trang web

Hình ảnh trên trang Thu thập hình ảnh của công ty và các hình ảnh sản phẩm
web của công ty, sau đó xử lý và trưng bày trên trang web

36
Hệ thống mạng Cài đặt kết nối Internet

Cài đặt phần cứng Cài đặt phần cứng máy chủ web

Cài đặt phần mềm Cài đặt phần mềm máy chủ web
máy chủ web

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng để quản lý nội dung trên


Khả năng duy trì nội trang web 
dung trang web - Tuyển nhân viên làm content đảm bảo duy trì nội dung
trên trang web

- Tuyển nhân viên chuyên quản lý và theo dõi dịch vụ trang


Khả năng duy trì web
dịch vụ trang web - Tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng và tư vấn dịch vụ
trực tuyến trên trang web

3.4.2 Đăng ký tên miền

Doanh nghiệp sử dụng tên miền có sẵn từ nhà cung cấp dịch vụ website chuyên
nghiệp của Haravan.

Đôi nét về Haravan: Haravan được thành lập từ năm 2014, là công ty công nghệ
hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp bán lẻ Omnichannel,
Thương mại điện tử và Engagement Marketing cho doanh nghiệp và người kinh doanh
tại Việt Nam với mục tiêu tiếp theo là mở rộng ra nhiều nước trong khu vực Đông
Nam Á.

3.4.3 Phân bổ nguồn lực

Bảng 3. 3: Nguồn lực triển khai hoạt động kinh doanh

Công việc  Nguồn lực Kỹ năng cần có

Xây dựng bố cục và giao diện


trang web Bộ phận IT Thiết kế trang web

37
Hiểu biết về lịch sử công ty,
Xây dựng nội dung trang web Bộ phận R&D sản phẩm và dịch vụ.

Thu thập hình ảnh của công


ty và các sản phẩm Nhân viên Chụp hình

Xử lý hình ảnh để đưa lên


trang web Bộ phận IT Thiết kế trang web

Kết nối Internet Mạng dữ liệu

Cài đặt máy chủ web (phần


cứng) Cài đặt phần cứng

Cài đặt phần mềm máy chủ Cài đặt và chỉnh cấu hình
Thuê ngoài
web máy chủ web

Cài đặt phần mềm quản lý nội


dung trang web Quản lý nội dung

Phát triển nhân lực công ty để Bộ phận IT và


duy trì nội dung trang web R&D Quản lý nội dung

Phát triển nhân lực công ty để


duy trì dịch vụ trang web  Thuê ngoài Vận hành dịch vụ trang web

Xây dựng quy trình giao tiếp Bộ phận Chăm sóc Quản lý khách hàng, hiểu
với khách hàng nước ngoài  khách hàng biết quy trình nội bộ công ty

Thiết lập nhân sự giao tiếp


với khách hàng nước ngoài Bộ phận Nhân sự Quản lý khách hàng

Xây dựng fanpage trên


facebook Bộ phận IT Phát triển trang web

Bộ phận Marketing Lên ý tưởng marketing, chạy


Chạy hoạt động marketing và thuê ngoài quảng cáo

38
Quản lý đơn hàng và các hoạt
động khác Bộ phận Sale Kiểm soát dữ liệu

3.4.4 Kế hoạch thời gian triển khai

Bảng 3. 4: Kế hoạch thời gian triển khai

Công việc  Thời gian (tuần)

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Xây dựng nội dung trang web


Thu thập hình ảnh của công ty và các sản
2 phẩm

3 Xử lý hình ảnh để đưa lên trang web

4 Xây dựng bố cục và giao diện trang web

5 Kết nối Internet

6 Cài đặt máy chủ web (phần cứng)

7 Cài đặt phần mềm máy chủ web

8 Cài đặt phần mềm quản lý nội dung trang web

Phát triển nhân lực công ty để duy trì nội


9 dung trang web

Phát triển nhân lực công ty để duy trì dịch vụ


10 trang web 

Xây dựng quy trình giao tiếp với khách hàng


11 nước ngoài 

Thiết lập nhân sự giao tiếp với khách hàng


12 nước ngoài

13 Xây dựng fanpage trên facebook

39
14 Chạy hoạt động marketing

* Lập bản báo cáo cho mỗi công việc:

Lập bản báo cáo theo tuần, được gửi cho các nhà quản lý dự án và bộ phận kiểm
soát dự án.

Các bộ phận so sánh thực trạng công việc với trạng thái đã lập kế hoạch về định
tính, định lượng và báo cáo cho người quản lý dự án hoặc bộ phận kiểm soát dự án.

Các vấn đề cần tập trung:

 Báo cáo hoạt động


 Báo cáo tiến độ
 Báo cáo thay đổi, vấn đề, rủi ro, hiện trạng của từng bộ phận

Kiểm soát thực hiện dự án

 Đo tiến độ việc triển khai dự án theo các giai đoạn đã đề ra


 Người lãnh đạo là người thực hiện công tác kiểm soát trong mỗi giai đoạn
 Kịp thời ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra và có những biện pháp thay thế
nhất định 

40
Chương 4: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH LÊN WEBSITE VÀ
THỰC HIỆN CÁC BƯỚC TRÊN STORE

4.1 Thiết kế layout

Hình 4.1 1: Sơ đồ Layout

4.1.1 Trang chủ

● Đơn giản, gọn gàng sẽ tạo ấn tượng với khách hàng, tông màu chính là màu
vàng gắn liền với sản phẩm mật ong. 

● Hệ thống các sản phẩm rõ ràng theo thứ tự: Sản phẩm mới, sản phẩm bán chạy;
dễ dàng truy cập vào từng hình ảnh để tham khảo được thông tin chi tiết của
sản phẩm.

● Có đầy đủ các thông tin liên hệ: Địa điểm, số điện thoại, fanpage, gmail cửa
hàng. Xây dựng cấu trúc cẩn thận, chứa đựng thông tin quan trọng, hữu ích  để
giữ chân khách hàng ở lại với website.

41
Hình 4.1 2: Layout Trang chủ

Hình 4.1 3: Mục sản phẩm mới trong layout Trang chủ

42
Hình 4.1 4: Mục sản phẩm bán chạy trong layout Trang chủ

Hình 4.1 5: Footer của layout Trang chủ

4.1.2 Sản phẩm

● Hiển thị tất cả các loại sản phẩm được bán.

● Có các lựa chọn về thương hiệu, giá sản phẩm, màu sắc, kích thước để người
mua có thể dễ dàng tìm được sản phẩm theo yêu cầu của mình.

43
Hình 4.1 6: Mục sản phẩm

4.1.3 Blog

● Có các bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về mật ong: Công thức làm nước, kiến
thức cơ bản,... để người mua có thêm niềm tin vào thương hiệu.

Hình 4.1 7: Mục Blog

4.1.4 Giới thiệu

● Giới thiệu về thương hiệu mật ong Thục Linh để người dùng hiểu thêm về: Câu
chuyện, sứ mệnh và cam kết.

44
Hình 4.1 8: Mục Giới thiệu

4.2 Thiết kế chức năng

4.2.1 Chức năng thêm thông tin sản phẩm

● Thêm thông tin về giá cả, miêu tả sản phẩm (thành phần, quy trình sản xuất, lợi
ích sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, lưu ý). 

Hình 4.2 1: Thông tin sản phẩm

45
Hình 4.2 2: Lưu ý cho sản phẩm

● Ngoài ra, cập nhật các sản phẩm liên quan ở bên dưới.

Hình 4.2 3: Sản phẩm liên quan

4.2.2 Chức năng mua hàng

● Khách hàng có thể mua sản phẩm qua 2 hình thức:

✔ Mua sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng.

✔ Mua hàng trực tuyến thông qua website. (Thêm vào giỏ hàng -> Thanh
toán)

46
Hình 4.2 4: Thêm vào giỏ hàng tiến hành thanh toán

● Chọn phương thức giao hàng:

 Với khu vực tất cả các tỉnh/TP: Giao hàng tận nơi
 Đơn hàng dưới 300.000đ với mức phí 35.000đ

Hình 4.2 5: Giao hàng tận nơi với đơn hàng dưới 300.000đ

 Đơn hàng trên 300.000 VNĐ với mức phí 0đ

Hình 4.2 6: Giao hàng tận nơi với đơn hàng trên 300.000đ

 Với khu vực TP HCM có thêm phương thức giao hàng tiết kiệm:
 Đơn hàng dưới 300.000đ với mức phí 15.000đ

47
Hình 4.2 7: Giao hàng tận nơi với đơn hàng dưới 300.000đ

 Đơn hàng trên 300.000 VNĐ với mức phí 0đ

Hình 4.2 8: Giao hàng tận nơi với đơn hàng trên 300.000đ

 Các hình thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến:
 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
 Thanh toán khi giao hàng

Hình 4.2 9: Chọn phương thức thanh toán 

4.2.3 Chức năng quản lý đơn hàng 

● Mã số đơn hàng

● Giá trị đơn hàng

● Ngày đặt hàng

48
● Tình trạng thanh toán của đơn hàng

● Thông tin khách hàng (họ tên, gmail, số điện thoại, địa chỉ nơi ở, hình thức
thanh toán đơn hàng)

=> Sau đó tiến hành thực hiện đơn hàng, và báo cho khách hàng.

4.3 Mô tả chức năng mua hàng

Để mua hàng trên Website, khách hàng có thể làm theo các bước sau: 

Bước 1: Lựa chọn sản phẩm muốn mua.

Hình 4.3 1: Lựa chọn sản phẩm 

Bước 2: Chọn “Thêm vào giỏ hàng”.

Hình 4.3 2: Chọn thêm vào giỏ hàng 

Bước 3: Chọn “Thanh toán”.

49
Hình 4.3 3: Chọn Thanh toán

Bước 4: Nhập thông tin cá nhân.

Hình 4.3 4: Khách hàng nhập thông tin cá nhân

Bước 5: Chọn phương thức giao hàng. 

Hình 4.3 5: Chọn phương thức giao hàng 

Bước 6: Chọn phương thức thanh toán. 

50
Hình 4.3 6: Chọn phương thức thanh toán

Bước 7: Hoàn tất đơn hàng. 

Hình 4.3 7: Hoàn tất đơn hàng, tiếp tục mua hàng

4.4 Quản lý phía backend

4.4.1 Tạo sản phẩm

Để tạo sản phẩm trên website bằng nền tảng Haravan chúng ta thực hiện theo các
bước như sau:
Bước 1: Vào Sản phẩm → Tất cả sản phẩm → Tạo sản phẩm 

51
Hình 4.4 1: Giao diện Danh sách sản phẩm

Khi đó giao diện Tạo sản phẩm sẽ hiện ra như sau:

Hình 4.4 2: Giao diện Tạo sản phẩm

Bước 2: Điền thông tin:


 Tại phần Thông Tin Chung, nhập Tên sản phẩm (bắt buộc), chọn nhà cung cấp,
loại sản phẩm và thêm mô tả cho sản phẩm.
 Tại phần Hình Ảnh Sản Phẩm, thêm hình cho sản phẩm

52
Hình 4.4 3: Thêm hình ảnh sản phẩm

 Thêm giá bán cho sản phẩm

Hình 4.4 4: Thêm giá sản phẩm

 Tại Quản Lý Tồn Kho, thêm SKU, Barcode (bắt buộc) và thêm tồn đầu kỳ cho
sản phẩm

Hình 4.4 5: Quản lý tồn kho

 Tích vào Chọn để cho phép giao hàng với sản phẩm này. Các thông tin khác có
thể bỏ qua.

53
Hình 4.4 6: Các thông tin khác để tạo sản phẩm

Bước 3: Nhấn Lưu 

4.4.2 Quy trình quản lý đơn hàng

Để xem các đơn hàng của shop, chúng ta vào mục Đơn hàng → Tất cả đơn hàng,
một danh sách đơn hàng hiện ra như sau:

Hình 4.4 7: Danh sách đơn hàng

Để tiến hành xử lý đơn hàng và giao hàng chúng ta thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp vào mã đơn hàng cần xử lý, một giao diện sẽ mới sẽ hiện ra

54
Hình 4.4 8: Giao diện thông tin một đơn hàng

Tại đây nhân viên sẽ kiểm tra đơn hàng rồi xác nhấn vào Xác Thực Đơn Hàng →
nhấn Tiếp tục
Bước 2: Nhấn vào Giao hàng, giao diện sau sẽ hiện ra

55
Hình 4.4 9: Thêm thông tin giao hàng

Chọn địa điểm Kho xuất hàng mặc định, chọn Phương thức vận chuyển, tích vào
người nhận trả phí, Chọn nhà vận chuyển tại mục Giao hàng bằng, thêm ghi chú nếu
có rồi nhấn vào Giao hàng.
Bước 3: Sau khi nhận được tiền thanh toán từ khách hàng thì vào mục Thanh toán chờ
xử lý → Thanh toán → Xác nhận thanh toán 

Hình 4.4 10: Thanh toán chờ xử lý

56
Một giao diện yêu cầu xác nhận hiện ra, nhấn vào Tiếp tục để hoàn tất.

Hình 4.4 11: Yêu cầu xác nhận đã thanh toán

4.4.3 Quản lý khách hàng

Sau khi khách hàng đặt mua sản phẩm, khi vào mục “Khách hàng” bên menu phía
tay trái màn hình sẽ thấy xuất hiện thông tin đơn hàng của khách hàng.

Hình 4.4 12: Danh sách khách hàng

Khi bấm vào tên của khách hàng, một cửa sổ hiện lên cho biết những thông tin liên
quan đến khách hàng và lịch sử ghi chú về đơn hàng đó.

57
Hình 4.4 13: Thông tin khách hàng và lịch sử ghi chú đơn hàng

Những thông tin mà shop có thể nắm bắt được bao gồm:
 Tên khách hàng.
 Thời gian đặt hàng.
 Doanh thu tích lũy trên đơn hàng.
 Giá trị trung bình của đơn hàng.
 Mã đơn hàng.
 Thông tin liên hệ.
 Địa chỉ mặc định của khách hàng.
 Nhãn.
Ngoài ra, ở giao diện màn hình này, shop có thể thực hiện 1 số chức năng khác như:
 Gửi email mời tạo tài khoản.

58
Hình 4.4 14: Gửi email mời tạo tài khoản

-> Giao diện hiện ra như phía dưới, nhập nội dung gửi đến khách hàng sau đó tiến
hành lưu.

Hình 4.4 15: Thư mời tạo tài khoản

 Xem chi tiết tất cả đơn hàng. Sau khi bấm chọn “Xem tất cả.

Hình 4.4 16: Để xem chi tiết đơn hàng

59
-> Giao diện Danh sách đơn hàng sẽ xuất hiện như bên dưới.

Hình 4.4 17: Giao diện danh sách đơn hàng của một khách hàng

 Thêm nội dung lịch sử ghi chú.

Hình 4.4 18: Thêm nội dung ghi chú

 Cập nhật thông tin liên hệ hoặc địa chỉ mặc định của khách hàng.

Hình 4.4 19: Cập nhật thông tin liên hệ hoặc địa chỉ khách hàng

 Thêm nhãn dán cho đơn hàng.

60
Hình 4.4 20: Thêm nhãn dán đơn hàng

4.4.4 Tạo các chương trình khuyến mãi

Để tạo các chương trình khuyến mãi ta làm như sau:


Bước 1: Vào mục Khuyến mãi → Tạo khuyến mãi 

Hình 4.4 21: Danh sách khuyến mãi

Chọn Tạo Mã khuyến mãi hoặc Chương trình khuyến mãi trong giao diện mở ra
tiếp theo.

61
Hình 4.4 22: Chọn loại tạo khuyến mãi

Bước 2: Một giao diện mới hiện ra để nhập thông tin mã khuyên mãi
 Tại mục Mã khuyến mãi nhập mã và thêm mô tả nếu có

Hình 4.4 23: Thông tin mã khuyến mãi

 Chọn Loại khuyến mãi và các thuộc tính của nó như mức giảm, loại sản phẩm,
điều kiện áp dụng 

62
Hình 4.4 24: Chọn loại khuyến mãi và các thuộc tính

 Tiếp tục chọn đối tượng khách hàng áp dụng, kênh áp dụng, chi nhánh, khu
vực, giới hạn sử dụng và thời gian hiệu lực. 

63
Hình 4.4 25: Các thông tin khác của mã khuyến mãi

Bước 3: Nhấn Lưu để hoàn tất.

4.4.5 Các báo cáo

4.4.5.1 Báo cáo tổng quan

Ở thanh menu bên tay trái, chọn “Tổng quan”. Khi đó, giao diện màn hình sẽ xuất
hiện như bên dưới.
64
Hình 4.4 26: Tổng quan

Tại đây, ở phần menu chính giữa có hiển thị gợi ý dành cho người mới bắt đầu, ví
dụ như Thêm sản phẩm, Điều chỉnh giao diện, Thiết lập tên miền, Thiết lập địa điểm,
Khám phá giao diện bán hàng,…
Khi lướt xuống dưới là phần kết quả kinh doanh của shop cùng với trạng thái đơn
hàng và hướng dẫn sử dụng.

Hình 4.4 27: Kết quả kinh doanh hôm nay

65
Hình 4.4 28: Hướng dẫn sử dụng

Thống kê hoạt động trên website.

Hình 4.4 29: Thống kê hoạt động

4.4.5.2 Báo cáo chi tiết

66
Ở mục menu bên tay trái màn hình, chọn “Báo cáo”.

Hình 4.4 30: Báo cáo

Giao diện báo cáo xuất hiện như hình trên. Những mục mà shop có thể xem bao
gồm: “Tổng quan”, “Báo cáo đơn hàng”, “Báo cáo tài chính”, “Báo cáo website”. Khi
bấm vào mỗi tab sẽ hiện ra biểu đồ thống kê số liệu và các thông tin cần thiết.
Biểu đồ doanh thu thuần bán hàng của website.

Hình 4.4 31: biểu đồ doanh thu thần bán hàng của website

67
Theo dõi tình hình bán hàng của website ở từng danh mục: Doanh thu thuần từ
kênh bán hàng, Doanh thu thuần theo nguồn lưu lượng, Doanh thu thuần từ kênh POS,
Top chi nhánh POS theo doanh thu thuần, Sản phẩm bán chạy, Top nhân viên bán
hàng

Hình 4.4 32: Để theo dõi tình hình bán hàng của website của từng danh mục

Theo dõi các báo cáo bán hàng ở danh mục “Báo cáo bán hàng”.

Hình 4.4 33: Báo cáo bán hàng

Theo dõi các báo cáo tài chính ở danh mục “Báo cáo tài chính”.

68
Hình 4.4 34: Báo cáo tài chính

Và cuối cùng là danh mục báo cáo website

Hình 4.4 35: Báo cáo website

4.5 Liên kết kênh bán hàng trên Haravan với Facebook
Để đạt được hiệu quả hơn trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, chúng em đã
lựa chọn liên kết kênh bán hàng từ trang web của Haravan với Facebook. Lý do là vì
Facebook là ứng dụng có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam nên nếu có thể tận dụng
tốt kênh này Mật ong Thục Linh sẽ được tiếp cận với một lượng khách hàng vô cùng
lớn. Để liên kết chúng ta thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang facebook doanh nghiệp

69
Hình 4.5 1: Fanpage của doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện liên kết giữa harasocial với fanpage của doanh nghiệp để thực hiện
cách chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn .

Hình 4.5 2: Thêm kết nối giữa harasocial và facebook

70
Hình 4.5 3: Nhấn kết nối giữa harasocial và facebook

Sau khi thực hiện cách liên kết ta có thể sử dụng các ứng dụng của harasocial ở bên
thanh công cụ để tạo các chiến dịch cho fanpage như : Bán hàng livestream , tạo chiến
dịch , quản lý bán hàng , công cụ tăng trưởng …v.v. Từ những công cụ đấy giúp vận
hành quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp trên fanpage trở nên dễ dàng cũng như
hiệu quả hơn.

Hình 4.5 4: Hoạt động trên harasocial

Tiếp sau khi thực hiện chiến dịch trên harasocial như đăng bài chạy quảng cáo thu
hút khách hàng thì trên trang fanpage cũng có những bài đăng sẽ gắn link của website

71
nhằm thu hút lượng khách hàng ghé thăm cũng như mua hàng trên website của doanh
nghiệp.

Hình 4.5 5: Thực hiện chiến dịch quảng cáo facebook 

Sau khi khách hàng ấn vào link website có trên fanpage thì khách hàng cũng có thể
tham khảo các sản phẩm của doanh nghiệp cũng như tiến hành mua hàng tại đây .

Hình 4.5 6: Website của doanh nghiệp

Về chiều ngược lại khi thực hiện chạy các bài viết cũng như blog trên trang website
thì doanh nghiệp cũng có thể gắn link fanpage của mình để khách hàng có thể qua nền
tảng mạng xã hội quen thuộc mà thực hiện mua hàng ở bên fanpage

72
  

Hình 4.5 7: Thiết lập theme

Sau đó thực hiện các thao tác sau để gắn link fanpage doanh nghiệp lên website
vào mục Trang chủ → thao tác ở mục Cuối trang → gắn link ở mục fanpage

Hình 4.5 8: Trang chủ ở tùy chọn theme

73
Hình 4.5 9: Tùy chọn cuối trang ở mục trang chủ

Hình 4.5 10: Gắn link fanpage lên website

Sau khi thực hiện gắn link thì trên website của doanh nghiệp sẽ có đường link đẫn
thẳng tới fanpage để khách hàng có thể thực hiện mua hàng hay tham khảo ở các nền
tảng khác nhau của doanh nghiệp .

74
KẾT LUẬN

Với sự phát triển của công nghệ - kỹ thuật hiện nay và xu hướng mua sắm online
của người tiêu dùng thì một kế hoạch thương mại điện tử là rất cần thiết cho các
doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của các đối
thủ. Công ty có thể phát triển kế hoạch thương mại điện tử của mình thông qua đưa
sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử hoặc trên các trang mạng xã hội hay lập cho
mình một website bán hàng riêng cho doanh nghiệp.

Với đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử cho Mật ong Thục
Linh”, nhóm chúng em đã tập trung xây dựng một website riêng cho doanh nghiệp
theo mô hình B2C có kết hợp với B2B nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động mua
sắm của người tiêu dùng một cách thân thiện và đem đến lợi nhuận cho công ty. Để
có một kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử hoàn thiện nhất thì việc phân tích
các yếu tố ảnh hưởng là vô cùng cần thiết, trong đó có các yếu tố bên trong và bên
ngoài đối với công ty.

Cùng với sự biến động nhanh chóng của xã hội dẫn đến sự thay đổi thị hiếu của
người tiêu dùng thì cần thiết phải tinh chỉnh kế hoạch thường xuyên để kịp thời đáp
ứng nhu cầu của khách hàng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Chính vì thế ngoài tập trung phát triển sản phẩm thì việc tối ưu hóa website
cho doanh nghiệp cũng là một việc vô cùng cần thiết.

75
THAM KHẢO

1. Hoàng Hiệp (2022), Xuất khẩu mật ong sang Mỹ giảm 90%, thấp nhất trong hơn 10
năm, truy cập ngày 30/07/2022, <https://trungtamwto.vn/chuyen-de/20760-xuat-khau-
mat-ong-sang-my-giam-90-thap-nhat-trong-hon-10-nam>

2. Trần Lê Phương Uyên (2022), 18 tác dụng của mật ong và cách sử dụng mật ong hiệu quả,
truy cập ngày 30/07/2022, <https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-
duong/18-tac-dung-cua-mat-ong/>

3. Trần Đáng (2022), 60.000 tấn mật ong đang lo bí đầu ra vì một thói quen của người
Việt, truy cập ngày 30/7/2022, <https://danviet.vn/60000-tan-mat-ong-dang-lo-bi-dau-
ra-vi-mot-thoi-quen-cua-nguoi-viet-20220217130735071.htm>

4. Hải Yến (2021), Giải pháp để mật ong xuất khẩu “né” được phòng vệ thương mại,
truy cập ngày 31/7/2022, https://baodautu.vn/giai-phap-de-mat-ong-xuat-khau-ne-
duoc-phong-ve-thuong-mai-d154939.html

76

You might also like