You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH 2

THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU DÙNG PLC

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dung


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tài Ba
Mã sinh viên : 11220254
Lớp : 112206.1

HƯNG YÊN - 2023

1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………

Ngày tháng năm 2023

2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành Kỹ thuật
Điện tử, đòi sống xã hội ngày càng phát triển hơn dựa trên những ứng dụng của khoa học
vào đòi sống. Vì vậy mà những công nghệ điện tử mang tính tự động hóa ngày càng được
ứng dụng rộng rãi, nhất là trong công nghiệp sản xuất, xây dựng. Cùng với nhịp độ phát
triển của đất nước trên các mặt kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở của nền kinh tế nước ta
không ngừng được cũng cố và phát triển. Do đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm đặt lên
hàng đầu.

Từ yêu cầu thực tế ấy, chúng em đã chọn đề tài :” Thiết kế và lập trình điều khiển
hệ thống vận chuyển vật liệu dùng PLC”. Mục đích chính của đề tài là thiết kế được
một chương trình điều khiển sử dung PLC cho hệ thống vận chuyển vật liệu với tính tự
động hóa và độ chính xác cao.
Mặc dù cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên trong đồ án khó tránh khỏi sai
sót, chúng em rất mong được sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn !
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Thùy Dung đã giúp chúng em hoàn
thành đồ án này!

Em xin chân thành cảm ơn !

3
MUC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................1

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................3

CHƯƠNG 1................................................................................................................7
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CỦA BĂNG TẢI.................................7
1.2 KHÁI QUÁT MÔ HÌNH VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU...................................................8
1.2.1 Khái quát chung..........................................................................................8
1.2.2 Các bộ phận cơ bản trong mô hình..............................................................9
1.2.3 Nguyên lý hoạt động ban đầu của hệ thống................................................9
1.3 GIỚI THIỆU BỘ LẬP TRÌNH PLC..........................................................................9
1.3.1 Giới thiệu chung về PLC.............................................................................9
1.3.2 Đặc điểm của hệ thống lập trình PLC.......................................................10
1.3.3 Cấu tạo chính của bộ lập trình PLC..........................................................12
1.3.4 Bộ điều khiển logic lập trình PLC Mitsubishi FX3U...............................14

CHƯƠNG 2..............................................................................................................17

TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ...............................................................................17


2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG................................17
2.2 TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ...............................................................................17
2.2.1 Tính chọn aptomat.....................................................................................17
2.2.2 Tính chọn contactor...................................................................................21
2.2.3 Tính chọn relay nhiệt................................................................................25
2.3 TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT, BẢO VỆ CHO HỆ THỐNG. 31
2.3.1 Tính chọn Aptomat...................................................................................31
2.3.2 Tính chọn công tắc tơ................................................................................31
2.3.3 Tính chọn công relay nhiệt........................................................................32

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN...................................33


3.1 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN...................................................................33
3.1.1 Sơ đồ bố trí tủ điện....................................................................................33
3.1.2 Sơ đồ kết nối đầu vào ra của PLC.............................................................35
3.1.3 Sơ đồ mạch động lực.................................................................................36
3.1.4 Hình ảnh thực tế........................................................................................37

4
3.2 LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG.........................................................39
3.2.1 Lưu đồ thuật toán......................................................................................40
3.2.2 Chương trình điều khiển...........................................................................41

5
KẾ HOẠCH THỰC HIỀN ĐỒ ÁN
Tên đồ án: Thiết kế và lập trình điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dùng PLC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dung
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tài Ba
Lớp: 112206.1
Kế hoạch thực hiện chi tiết:

STT NỘI DUNG THỜI


GIAN
1 - Tìm hiểu các sản phẩm ứng dụng trong thực tế. Tuần 1
(từ 28/8
- Phân tích yêu cầu đề tài.
đến 3/9)
- Thu thập các thông tin có liên quan.
- Chuẩn bị kiến thức phục vụ thực hiện đề tài.

2 - Viết tổng quan đề tài. Tuần 2+3


(từ 4/9 đến
- Thiết kế 1 vài phương án cho đề tài cho biết ưu nhược điểm
17/9)
từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu nhất.

3 - Tính toán và lựa chọn các tham số của linh kiện (giá trị linh Tuần 4+5
kiện loại linh kiện, điện áp, dòng điện,…) ( từ 18/9
- Lựa chọn linh kiện thực tế đến 1/10)
gần nhất với các giá trị đã tính.

4 - Lắp ráp thiết bị và test. Tuần 6


(từ 2/10
- Hiệu chỉnh tham số theo các giá trị tính toán.
đến 8/10)
- Viết thuyết minh báo cáo

5 - Kiểm tra phần cứng + Hiệu chỉnh Tuần 7+8


(từ 9/10
- Hướng phát triển đề tài trên thực tế.
đến 22/10)
- Hoàn thiện đồ án.
- Chuẩn bị bảo vệ .

6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CỦA BĂNG TẢI VÀ BỘ
ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC
1.1 Tổng quan về quá trình vận chuyển của băng tải
Băng tải là một thiết bị xử lý vật liệu cơ khí di chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi này đến
nơi khác trong một đường dẫn xác định trước . Băng tải đặc biệt hữu ích trong các ứng
dụng liên quan đến việc vận chuyển vật liệu nặng hoặc cồng kềnh. Hệ thống băng tải
cho phép vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả đối với nhiều loại vật liệu. Bên cạnh đó
là sản xuất, băng chuyền giảm nguy cơ chấn thương lưng, đầu gối, vai và chấn thương
chỉnh hình khác.
Việc sử dụng băng tải công nghiệp khác nhau tùy theo vị trí, loại sản phẩm đang được
di chuyển, khoảng cách mà đối tượng sẽ được di chuyển. Tiêu chuẩn cho băng tải
được đo lường và xác định bởi tải trọng tối đa, trọng lượng của sản phẩm, số lượng các
mảnh trên một đơn vị thời gian, tải trọng, tốc độ và dòng chảy của vật liệu.
Có hai loại chính của băng tải trong sản xuất hiện nay. Băng tải cao su là loại phổ biến
nhất. Một băng tải cao su thường là một vành đai vô tận làm của một số loại vải hay
cao su. Các vòng cao su di chuyển giữa các ròng rọc với hỗ trợ tại các điểm trung gian
dọc theo chu vi vành đai. Băng tải cao su có thể mang theo nhiều loại vật liệu khác
nhau. Các vật liệu có thể là những tảng đá có kích thước như quặng hoặc bột nguyên
chất. Tốc độ sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu của các thiết bị sản phẩm và chế biến.
Băng tải được sử dụng để sắp xếp, tham gia, riêng biệt, xác định và trộn các sản phẩm
để vận chuyển đến các địa điểm cụ thể. Sắp xếp có thể tính theo trọng lượng, kích
thước, hình dạng,... cho phép phân chia các mặt hàng một cách đặc trưng, hoặc thiết
lập các đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, một băng chuyền sẽ sắp xếp vật
liệu theo kim loại và kim loại màu.
1.1.1 Ưu điểm của băng tải:
Băng tải chuyển hàng nặng có cấu tạo rất đơn giản nhưng vận hành tốt và cho độ bền
cao. Hệ thống này có khả năng giúp vận chuyển hàng hóa, vật liệu theo chiều hướng
nằm ngang hay nằm nghiêng hoặc cũng có thể kết hợp được cả hai hướng với khoảng
cách lớn.
Băng tải chuyển hàng khi hoạt động không gây tiếng ồn cho môi trường xung quanh
và cho năng suất tiêu hao nhỏ. Sản phẩm rất phù hợp để vận chuyển các loại hàng hóa,
vật liệu như: cát, đá dăm, than và than đá từ vị trí này đến vị trí khác.
Băng tải chuyển hàng nặng có thiết kế đơn giản và chi phí sản xuất thấp nên phù hợp
với nhiều đơn vị muốn sử dụng để tối ưu hiệu quả làm việc.

7
1.1.2Nhược điểm của băng tải
Để giúp băng tải chuyển hàng nặng giữ được độ bền bỉ và cho thời gian sử dụng lâu
dài, chúng ta chỉ nên chạy ở tốc độ trung bình. Vì vậy, sản phẩm cũng hạn chế về mặt
tốc độ chạy. Bên cạnh đó, băng tải chuyển hàng chỉ có độ nghiêng nhỏ hơn 24 độ cho
nên nếu muốn vận chuyển theo hướng đường cong thì chúng ta cần phải trang bị thêm
động cơ và khung băng.
Ngoài ra, khi hệ thống này hoạt động liên tục, chúng ta cũng cần phải kiểm tra và bảo
dưỡng định kỳ con lăn bởi thiết bị có thể sẽ tì đè lên con lăn, gây hạn chế chuyển
động.
Như vậy, với các ưu nhược điểm trên của băng tải chuyển hàng thì đây là một thiết bị
rất cần thiết trong sản xuất và vận chuyển hàng. Trên thực tế, tùy thuộc vào nhu cầu
vận chuyển mà các đơn vị lựa chọn việc sử dụng một hệ thống băng tải hay tổ hợp
nhiều hệ thống băng tải kèm các thiết bị khác để nâng cao hiệu quả.

1.2 Khái quát mô hình vận chuyển vật liệu


1.2.1 Khái quát chung
Mô hình vận chuyển vật liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong công
nghiệp. Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, nhờ sự xuất hiện của băng
tải con lăn đã giảm tải được rất nhiều khâu trong quá trình sản xuất nhất là đối với các
nhà máy xí nghiệp có lượng nguyên liệu cần vận chuyển nhiều và thường xuyên.
Trong xây dựng, thiết bị này chủ yếu được dùng để chuyên chở vật liệu xây dựng từ
trên xuống dưới hay từ dưới lên trên ở một độ cao nhất định, đặc biệt trên mọi địa
hình. Băng tải công nghiệp giúp giảm tải sức lao động tối đa giúp các chủ thầu tiết
kiệm được tiền thuê nhân công.

8
Hình 1.1 Băng tải vận chuyển hàng hóa

9
Các bộ phận cơ bản trong mô hình

- Hệ thống giá đỡ (Bộ khung)


- Băng tải
- Hệ thống động lực (Động cơ băng tải, con lăn, dây đai chuyền động)
- Hệ thống điều khiển (Nút nhấn, PLC)
1.2.2 Nguyên lý hoạt động ban đầu của hệ thống
Ấn nút ON cho phép hệ thống hoạt động, ấn nút OFF thì hệ thống dừng; công tắc
MODE để chọn chế độ.
- Hệ thống hoạt động ở 2 chế độ:
(1) Chế độ bằng tay (MODE = 0): Có thể vận hành độc lập các băng tải thông qua các
nút ấn điều khiển tương ứng;
(2) Chế độ tự động (MODE = 1): Hệ thống chỉ hoạt động ở chế độ tự động khi các
băng tải dừng. Nếu khi chuyển sang chế độ tự động mà các băng tải vẫn chạy thì ấn
nút RESET để dừng băng tải. Ấn nút RUN thì băng tải 3 chạy, sau 30s thì băng tải 2
chạy, và sau 30s tiếp theo thì băng tải 1 chạy. Ấn nút STOP thì băng tải 1 dừng, sau 1
phút thì băng tải 2 dừng, và sau 1 phút tiếp theo thì băng tải 3 dừng
- Hệ thống nghỉ làm việc ngày chủ nhật hàng tuần.
1.3 Giới thiệu bộ lập trình PLC
1.3.1 Giới thiệu chung về PLC
Trong công nghiệp sản xuất, để điều khiển một dây chuyền, một thiết bị máy móc
công nghiệp…người ta thực hiện kết nối các linh kiện điều khiển rời(rơle, timer,
contactor…)lại với nhau tùy theo mức độ yêu cầu thành một hệ thống điều khiển.
Công việc này khá phức tạp trong thi công, sửa chữa bảo trì do đó giá thành cao. Khó
khăn nhất là khi cần thay đổi một hoạt động nào đó. Một hệ thống điều khiển ưu việt
mà chúng ta phải chọn được điều khiển cho một máy sản xuất cần phải hội tụ đủ các
yêu cầu sau: giá thành hạ, dễ thi công, sửa chữa, chất lượng làm việc ổn định linh
hoạt….Từ đó hệ thống điều khiển có thể lập trình được (PLC) ra đời đã giải quyết
được vấn đề trên. Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên nó được những nhà thiết kế cho
ra đời năm 1968. Tuy nhiên, hệ thống này còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử
dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế từng
bước cải thiện hệ thống đơn giản, gọn gàng, dễ vận hành, nhưng việc lập trình cho hệ
thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị lập trình ngoại vi hỗ trợ cho việc
lập trình. Đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay đầu tiên ra
đời vào năm 1969. Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ
đơn giản nhắm thay thế hệ thống relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển.

10
Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới
cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là: dạng lập trình dùng giản đồ hình thang. Trong những
năm đầu thập niên 1970, những hệ thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với
những thuật toán hỗ trợ, vận hành với các dữ liệu cập nhập. Do sự phát triển của loại
màn hình dùng cho máy tính, nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho
hệ thống càng trở lên thuận tiện hơn. Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết
nối với các hệ thống PLC riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của
từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh
hơn làm cho hệ thống PLC xử lý xử lý tốt với những chức năng phức tạp, số lượng
cổng ra/vào lớn. Một PLC có đầy đủ các chức năng như: bộ đếm, bộ định thời gian,
các thanh ghi và tập lệnh cho phép thực hiện các yêu cầu điều khiển phức tạp khác
nhau. Hoạt động của PLC hội tụ phụ thuộc vào chương trình nằm trong bộ nhớ, nó
luôn cập nhập tín hiệu ngõ vào, xử lý tín hiệu để điều khiển ngõ ra.
Những ưu điểm của PLC:
- Thiết bị chống nhiễu.
- Ngôn ngữ lập trình dễ hiểu.
- Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển, sử dụng thích hợp trong các
nhà máy công nghiệp.
- Cấu trúc dạng module dễ mở rộng, dễ bảo trì và sửa chữa.
- Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường sản xuất của các nhà máy công nghiệp.
- Sử dụng các linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ gọn hơn mạch rơle mà
chức năng vẫn tương đương.
- Giá thành cạnh tranh.
Do các đặc điểm trên nên PLC cho phép người điều hành không mất nhiều
thời gian nối dây phức tạp khi cần thay đổi chương trình điều khiển, chỉ cần lập trình
chương trình mới thay cho chương trình cũ. Việc sử dụng PLC vào các hệ thống điều
khiển ngày càng thông dụng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng này, các nhà sản
xuất đã đưa ra hàng loạt các dạng PLC với nhiều mức độ thực hiện đủ để đáp ứng các
tiêu chuẩn chính: dung lượng bộ nhớ và số tiếp điểm vào ra của nó. Bên cạnh đó cũng
cần chú ý đến các chức năng như: bộ vi xử lý, chu kỳ xung clock, ngôn ngữ lập trình,
khả năng mở rộng số ngõ vào/ra.
1.3.2 Đặc điểm của hệ thống lập trình PLC
PLC là một phần mềm cấp công nghiệp được thiết kế để thực hiện các chức năng điều
khiển — đặc biệt là cho các ứng dụng công nghiệp.
Phần lớn PLC ngày nay là dạng mô-đun, cho phép người dùng thêm nhiều loại chức
năng bao gồm đầu vào và đầu ra tương tự và rời rạc, điều khiển PID, điều khiển vị trí,
điều khiển động cơ, giao tiếp nối tiếp và mạng tốc độ cao.

11
So với các công nghệ cũ hơn như bộ chuyển tiếp, PLC dễ dàng hơn trong việc khắc
phục sự cố và bảo trì, đáng tin cậy hơn, tiết kiệm chi phí hơn và linh hoạt hơn rất
nhiều.
Modicon, được viết tắt từ ‘modular digital controller’, vừa là tên của sản phẩm PLC
đầu tiên được phát minh vào năm 1968, vừa là thương hiệu đã phát minh ra nó. Dù
hiện giờ Modicon đã thuộc sở hữu của Schneider Electric.
Mặc dù nó có thể không giống một máy tính thông thường, nhưng cốt lõi của PLC là
công nghệ giống hệt như công nghệ được thấy trong máy tính và các thiết bị thông
minh mà hầu hết mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

12
1.3.3 Cấu tạo chính của bộ lập trình PLC
PLC có cấu tạo cơ bản bao gồm:
- Nguồn cấp
- RAM, ROM – là một bộ nhớ chương trình bên trong, ta có thể thêm bộ nhớ bên
ngoài EPROM
- CPU – là bộ xử lý trung tâm có công giao tiếp dùng cho việc kết nối với PLC
- Module đầu vào/ra (I / O)

Hình 1.2 cấu tạo PLC


Tuy nhiên thì với một PLC hoàn chỉnh chúng ta sẽ có thêm một đơn vị lập trình bằng
tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa
đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị
xách tay thì RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã
được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các
PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra
chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485,…
Có thể có sự khác biệt giữa các PLC của các thương hiệu khác nhau, nhưng về cơ bản,
mục đích và tác dụng của mỗi thành phần đều giống nhau.

13
a) Khối nguồn
Nguồn điện đầu vào của PLC thường ở mức 220VAC hoặc 24VDC.
Nguồn điện áp này được truyền xuống bảng nối đa năng cung cấp năng lượng cho
CPU và các mô-đun I / O, có dạng “cards”. Các card này có thể nhanh chóng được
thêm vào hoặc tháo ra khỏi vị trí của chúng.
Điều quan trọng cần lưu ý là nguồn điện cho CPU phải được kết nối riêng. Không
được nối chung nguồn cho các thiết bị khác như sensors hoặc coils.
b) Bộ phận xử lý trung tâm (CPU)
CPU chính là ‘bộ não’ của PLC, biến nó thành một máy tính bao gồm bộ vi xử lý và
bộ nhớ.Ngay cả những PLC nhỏ, không mô-đun cũng chứa một CPU. Tín hiệu đầu
vào đến từ các thẻ I / O và các chương trình logic đưa ra quyết định dựa trên các tín
hiệu. Nếu được yêu cầu, CPU sẽ ra lệnh cho đầu ra bật và tắt khi các tín hiệu và điều
kiện thay đổi.
Các chương trình có thể bao gồm các chức năng nâng cao như các phép toán, định thời
gian, đếm và chia sẻ thông tin qua các giao thức mạng hiện đại. Đối với các hệ thống
rơ le cũ, việc thực hiện các chức năng này gần như là không thể.
c) Module xuất nhập (I/O module)
– Module nhập ( input module ) được nối với những công tắc nguồn, nút ấn, những bộ
sensor … để điều khiển và tinh chỉnh từ chương trình bên ngoài .
– Module xuất ( output module ) được nối với những tải ở ngõ ra như cuộn dây của
relay, contactor, đèn tín hiệu, những bộ ghép quang.
Chương trình tinh chỉnh và điều khiển được nạp vào bộ nhớ nhờ bộ lập trình cầm tay
( programming console ) hay bằng một máy tính. Hiện nay một số ít loại PLC được
phong cách thiết kế có những phím bấm để hoàn toàn có thể lập trình trực tiếp .
d) Thiết bị lập trình và HMI
Bên ngoài PLC chính là hai thành phần rất quan trọng: thiết bị lập trình và human-
machine interface (HMI). Thiết bị lập trình có thể là máy tính để bàn, máy tính xách
tay hoặc thiết bị cầm tay của cùng một nhà sản xuất. Một số PLC nhỏ thậm chí còn có
các nút ở mặt trước cho phép lập trình các hoạt động logic rất cơ bản mà không cần
đến máy tính.
Trong khi thiết bị lập trình cho phép người dùng xem và sửa đổi mã chạy trên PLC, thì
HMI cung cấp một phương pháp hiển thị thông tin và lấy đầu vào, mô hình hóa toàn
bộ hệ thống điều khiển. HMI thường không cung cấp bất kỳ cách nào để sửa đổi
chương trình logic.
14
Những loại màn hình tương tác này rất phổ biến và thường sẽ được gắn trực tiếp trên
vỏ PLC hoặc gần đó để người vận hành sử dụng.
Trước khi có HMI hiện đại, các nhà quản lý sản xuất, nhà máy thường kiểm soát trạng
thái hoạt động của các thiết bị bằng các đồng hồ đo chỉ số hoặc hệ thống đèn báo.
Bằng cách quản lý này, không thể thực hiện việc mở van để xả áp suất trong đường
ống hoặc giảm vòng lặp điều khiển nhiệt độ từ máy tính trong phòng điều khiển, mà
thay vào đó nhân viên kỹ thuật phải trực tiếp thao tác thủ công.
1.3.4 Bộ điều khiển logic lập trình PLC Mitsubishi FX3U
- Bộ điều khiển lập trình PLC FX3U Mitsubishi hoạt động với điện áp 24VDC và 100-
240VAC. Được sử dụng để điều khiển linh hoạt cho nhiều thiết bị khác.

Hình 1.3 hình ảnh PLC FX3U


PLC FX3U là thế hệ sản phẩm đời thứ ba của bộ điều khiển lập trình PLC FX thương
hiệu Mitsubishi. Với nhiều ưu điểm và các tính năng nổi bật, bộ lập trình PLC FX3U
đã mang lại nhiều thành công trong công nghiệp. Không chỉ với thị trường Việt
Nam, bộ lập trình PLC Mitsubishi hiện đã góp mặt tại thị trường quốc tế và được sự
ưu ái của khách hàng trên toàn thế giới.
a) Ưu điểm
Mitsubishi là thương hiệu Nhật Bản với chất lượng hàng đầu được các chuyên gia, kỹ
sư trong ngành đánh giá cao về chất lượng cũng như công nghệ bên trong thiết bị điện
công nghiệp đến từ Mitsubishi. Và bộ điều khiển lập trình PLC FX3U cũng không
ngoại lệ:
- Thiết kế nhỏ gọn: các công nghệ hiện đại về kỹ thuật điều khiển lập trình, các link
kiện, vi xử lý được sắp xếp gọn gàng trong bộ khung nhỏ gọn.
- Tốc độ xử lý nhanh, hiệu suất cao, tính năng mở rộng tốt.
- Bộ nhớ lớn, dễ dàng ghi vào/đọc từ bộ nhớ.
15
- Tuổi thọ cao, tiết kiệm được chi phí bảo hành sửa chữa đáng kể.
Mitsubishi luôn biết cách làm hài lòng các khách hàng của mình bằng những dòng
thiết bị điện cao cấp, bộ điều khiển lập trình PLC FX3U mang đến những giải pháp vô
cùng thông minh về công nghệ điều khiển cũng như các giải pháp tiết kiệm năng lượng
hiệu quả, tiết kiệm không gian cho tủ điện của bạn ,…
b) Tính năng
Bộ điều khiển lập trình PLC FX3U Mitsubishi cho phép người vận hành thực hiện linh
hoạt các hoạt động điều khiển như: điều khiển tốc độ động cơ, thời gian hoạt động của
tải,… Cung cấp đầy đủ các tính năng của mạch rơ le, PLC FX3U có thể điều chỉnh
chính xác thời gian hoạt động cho nhiều tải bằng thao tác lập trình các thuật toán điều
khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình của PLC FX3U.
Trong PLC FX3U, CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình xử lý và điều
khiển hệ thống. Chức năng của bộ điều khiển lập trình cần thực hiện sẽ được xác định
làm việc theo chương trình đã được nạp vào bộ điều khiển lập trình PLC. Với tính
năng này, người vận hành có thể thay đổi các quá trình làm việc của 1 dây chuyền sản
xuất hoặc mở rộng chức năng của quy trình sản xuất bằng cách thay đổi chương trình
cho PLC. Sự thay đổi hay mở rộng các chức năng này sẽ được thực hiện một cách dễ
dàng mà không cần có sự can thiệp vật lý nào so với sử dụng các bộ thay đổi dây nối
hay rơ le.
c) Đặc điểm
- Xuất xứ: Nhật Bản.
- Khắc phục tốt các nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối.
- Dung lượng bộ nhớ lớn giúp chứa được những chương trình điều khiển phức tạp.
- Kết nối dễ dàng với các thiết khác: máy tính,…
- Mỗi lệnh của chương trình sẽ có một vị trí riêng trong bộ nhớ.
- Có thể mở rộng truyền thông qua cổng USB.
d) Thông số cơ bản
- Điện áp hoạt động: 24VDC, 100-240VAC.
- Ngõ vào số: 8, 16, 24, 32, 40, 64.
- Đầu ra số: 8, 16, 24, 32, 40, 64, ngõ ra rơ le, Transitor(nguồn), transitor (chìm)
- Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.
- Công suất tiêu thụ: 25, 30, 35, 40, 45, 50, 65.
- Cổng truyền thông: USB, RS-232C, RS-422, RS-485.

16
e) Ứng dụng
Trong công nghiệp, bộ điều khiển lập trình PLC không thể thiếu trong các hệ thống
điều khiển hiện đại. Được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành tự động hóa và cả
những lĩnh vực không chuyên:
- Điều tốc cho máy bơm,..
- Cấp nước
- Xử lý rác thải.
- Giám sát năng lượng.
- Dây chuyền sản xuất, đóng gói, băng tải,…
Đáp ứng đúng yêu cầu cần thiết sử dụng trong đề tài

17
CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ
2.1 Giới thiệu tổng quan các thiết bị trong hệ thống
Trong đồ án ta sử dụng các thiết bị
- PLC Mitsubishi FX3U
- Contactor

- Động cơ truyền động băng tải 4,5kw


- Aptomat
- Relay nhiệt
2.2 Tính toán chọn thiết bị
2.2.1 Tính chọn aptomat
Aptomat là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện (một pha, ba
pha); có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp …

Hình 2.1 hình ảnh Aptomat

18
Hình 2.2 kí hiệu Aptomat
2.2.1.1Cấu tạo Aptomat
a) Tiếp điểm
Aptomat thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang),
hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là
tiếp điềm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp
điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm
hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để
tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
b) Hộp dập hồ quang
Để Aptomat dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người
ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của Aptomat và có lỗ thoát khí. Kiểu này có dòng
điện giới hạn cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn
hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V(cao áp).
Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới
ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đọan ngắn thuân lợi cho việc dập tắt hồ
quang.
c) Cơ cấu truyền động cắt Aptomat
Truyền động cắt Aptomat thường có hai cách : bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động
cơ điện).

19
Điều khiển bằng tay được thực hiện với các Aptomat có dòng điện định mức không
lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có
dòng điện lớn hơn (đến 1000A).

20
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn
bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén.
d) Phần tử bảo vệ
Các phần tử bảo vệ Aptomat gồm: bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ sụt áp,
bảo vệ dòng điện dư, bảo vệ tổng hợp bằng tổ hợp mạch điện tử.
Để bảo vệ thiết bị khỏi quá tải, trong Aptomat thường có phần tử bảo vệ quá tải, kết
cấu tương tự như một rơle nhiệt. Loại này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn và
không bảo vệ được ngắn mạch.
Phần tử bảo vệ ngắn mạch trong Aptomat có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch điện
chính (hoặc một phần dòng điện chính đi qua cuộn dây). Khi dòng điện vượt quá trị số
cho phép thì phần ứng bị hút làm nhả khớp rơi tự do và làm mở tiếp điểm của Aptomat
Phần tử bảo vệ sụt áp có cuộn dây được mắc vào điện áp nguồn, khi có sự cố sụt áp
hoặc mất điện áp, lực hút điện từ không đủ hút phần ứng, lò xo phản lực đẩy phần ứng
làm nhả khớp rơi tự do và làm mở tiếp điểm của Aptomat
Phần tử bảo vệ dòng điện dư, cũng như bảo vệ nhiều thông số được cấu tạo bởi các
mạch vi điện tử, trong các khối đo lường so sánh, khuếch đại và chấp hành.

21
Hình 2.3 Cấu tạo Aptomat

22
e) Nguyên lý họat động
Nó tự động ngắt mạch khi dòng điện trong mạch vượt quá trị số Icđ. Khi I > Icđ, lực
điện từ điện từ của nam châm điện 1 thắng sức cản của lò xo 3, nắp 2 bị kéo làm mấu
giữa thanh 4 và đòn 5 bật ra, lò xo ngắt 6 kéo tiếp điểm động ra khỏi tiếp điểm tĩnh,
mạch điện bị ngắt. Aptomat dòng cực đại dùng để bảo vệ mạch điện bị quá tải hoặc
ngắn mạch.

Nguyên lý hoạt động Aptomat dòng cực đại


Hình 2.4 nguyên lí hoạt động của aptomat
f) Phân loại Aptomat
Theo kết cấu gồm: Một cực, hai cực, ba cực
Theo thời gian thao tác: tác động không tức thời và loại tác động tức thời (nhanh)
Theo công dụng bảo vệ: Aptomat dòng cực đại, Aptomat dòng cực tiểu, Aptomat dòng
điện ngược
Trong một vài trường hợp có yêu cầu bảo vệ tổng hợp (cực đại theo dòng điện và cực
tiểu theo điện áp) người ta có loại Aptomat vạn năng
g) Chọn Aptomat cho mạch
Điều kiện:
Dòng điện tính toán đi trong mạch
Dòng điện cắt
Khả năng thao tác có chọn lọc
Ngoài ra lựa chọn Aptomat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc cửa phụ tải là
Aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện
làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công
nghệ.

23
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của các phần tử bảo vệ IAP không được bé hơn
dòng điện tính toán Itt của mạch:

24
Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa
chọn dòng điện định mức Aptomat bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nữa so với
dòng điện tính toán mạch. Chọn Aptomat theo các số liệu kĩ thuật đã cho của nhà chế
tạo.
2.2.2 Tính chọn contactor
Contactor là một công tắc điều khiển điện được sử dụng để chuyển đổi
một mạch điện, tương tự như một relay ngoại trừ với mức dòng điện cao hơn.
Công tắc tơ được điều khiển bởi một mạch điện trong đó mang năng lượng
thấp hơn nhiều so với mạch điện mà nó đóng cắt.

Hình 2.5 hình ảnh Contactor

a) Kí hiệu Contactor

25
Hình 2.6 kí hiệu của
Contactor

26
b) Cấu tạo Contactor

Nam châm điện: Nam châm điện gồm có 4 thành phần:


+ Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
+ Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: phần cố định, và phần nắp di động.
Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
+ Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi ngừng cung cấp
điện vào cuộn dây.
Hệ thống dập hồ quang điện: Khi công tắc tơ chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện
làm các tiếp điểm bị cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách
ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm
chính của công tắc tơ.
c) Hệ thống tiếp điểm của Contactor

- Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ.
Tùy theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của công tắc
tơ thành hai loại:
- Tiếp điểm chính: có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn
A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại
khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc tơ làm mạch từ công tắc tơ hút lại.
- Tiếp điểm phụ: có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A.
Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: thường đóng và thường hở,
- Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau
giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong công tắc tơ ở trạng thái nghỉ (không
được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi công tắc tơ ở trạng thái hoạt động.
Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
- Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực,
còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển (dùng điều khiển việc
cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các công tắc tơ theo quy trình định
trước).
- Theo một số kết cấu thông thường của công tắc tơ, các tiếp điểm phụ có thể
được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ cotactor; tuy nhiên cũng có một vài
nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi công tắc tơ; còn các tiếp
điểm phụ được chế tạo thành những khối rời riêng lẻ. Khi cần sử dụng ta chi ghép
thêm vào trên công tắc tơ, số lượng tiếp điểm phụ trong trường hợp này có thể bố trí
tùy ý.

27
Hình 2.7 cấu tạo công tắc tơ
d) Nguyên lý hoạt động công tắc tơ
Khi cấp nguồn có điện áp định mức vào cuộn dây công tắc tơ, trong mạch từ sinh ra
lực hút lớn hơn lực cản của lò xo. Lõi thép tĩnh hút chặt lõi thép động về phía nó. Làm hệ
thống các tiếp điểm thay đổi trạng thái, tiếp điểm thường đóng thì mở ra, tiếp điểm thường
mở thì đóng lại.
Ngắt nguồn ra khỏi cuộn dây công tắc tơ, các tiếp điểm trở về vị trí bàn đầu nhờ lò xo
hản hồi.

Trạng thái ban đầu của công tắc tơ khi chưa tác động

28
Hình 2.8 Trạng thái của công tắc tơ khi đã tác động

29
e) Phân loại công tắc tơ

Theo nguyên lý truyền động

- Công tắc tơ kiểu điện từ


- Công tắc tơ kiểu khí nén
- Công tắc tơ kiểu thủy lực
Theo dòng điện

- Công tắc tơ một chiều


- Công tắc tơ xoay chiều
Theo kết cấu

- Công tắc tơ dùng ở nơi hạn chế chiều cao


- Công tắc tơ dùng ở nơi hạn chế chiều rộng
Theo kết cấu bảo vệ: có các loại công tắc tơ hở, bảo vệ, chống bụi, chống nổ,
chống thấm nước.
f) Tính toán lựa chọn công tắc tơ
Khi chọn công tắc tơ cần chú ý các thông số kĩ thuật sau

+ Dòng điện định mức trên công tắc tơ (A). Đây là dòng điện lớn nhất cho phép công
tắc tơ làm việc trong thời gian lâu dài mà không bị hư hỏng.
+ Điện áp định mức: Phụ thuộc điện áp làm việc của công tắc tơ (lưu ý điện áp làm
việc của tiếp điểm chứ không phải điện áp của cuộn hút).
+ Điện áp định mức cuộn hút: Điện áp lựa chọn phải phù hợp điện áp của mạch điều
khiển.
+ Điện áp làm việc của công tắc tơ: Đây là điện áp cách điện an toàn giữa các bộ phận
tiếp điện với vỏ của công tắc tơ. Điệp áp này không được chọn nhỏ hơn điện áp cực đại của
lưới điện.
+ Về nguyên tắc khi chọn công tắc tơ thì dòng điện định mức của công tắc tơ không
được nhỏ hơn dòng điện tính toán của tải. Dòng điện này chủ yếu do tiếp điểm của công tắc
tơ quyết định. Để tiết kiệm người ta thường chọn Iđm= (1,2 ÷1,5).Itt

30
2.2.3 Tính chọn relay nhiệt
Relay nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải,
thường dùng kèm với công tắc tơ
Relay nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn,
phải có thời gian phát nóng, do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài phút.

Hình 2.9 Relay nhiệt


a) Kí hiệu relay nhiệt

Hình 2.10 Kí hiệu relay nhiệt

31
b) Cấu tạo relay nhiệt

Hình 2.11 Cấu tạo relay nhiệt

Theo hình relay nhiệt có cấu tạo như sau:

- (1) Đòn bẩy


- (2) Tiếp điểm thường đóng
- (3) Tiếp điểm thường mở
- (4) Vít chính dòng điện tác động
- (5) Thanh lưỡng kim
- (6) Dây đốt nóng
- (7) Cần gạt
- (8) Nút phục hồi

c) Nguyên lý hoạt động relay nhiệt

Nguyên lý chung của rơ-le nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện làm
giãn nở phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép gồm hai lá kim loại có hệ số giãn nở khác
nhau (hệ số giãn nở hơn kém nhau 20 lần) ghép chặt với nhau thành một phiến bằng phương
pháp cán nóng hoặc hàn . Khi có dòng điện quá tải đi qua, phiến lưỡng kim được đốt nóng,
uốn cong về phía kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại và chuyển đổi hệ
thống tiếp điểm phụ.

32
Để rơ-le nhiệt làm việc trở lại, phải đợi phiến kim loại nguội và kéo cần reset của rơ-le
nhiệt.
d) Phân loại relay nhiệt

- Theo kết cấu: rơ-le nhiệt chia thành hai loại: kiểu hở và kiểu kín.
- Theo yêu cầu sử dụng: loại một cực và hai cực.
- Theo phương thức đốt nóng:
+ Đốt nóng trực tiếp: dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại kép. Loại này có cấu tạo
đơn giản, nhưng khi thay đổi dòng điện định mức phải thay đổi tấm kim loại kép, loại này
không tiện dụng.
+ Đốt nóng gián tiếp: dòng điện đi qua phần tử đốt nóng độc lập, nhiệt lượn toả ra gián
tiếp làm tấm kim loại cong lên. Loại này có ưư điểm là muốn thay đổi dòng điện định mức
ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt nóng. Khuyết điểm của loại này là khi có quá tải lớn, phần tử
đốt nóng có thể đạt đến nhiệt độ khá cao nhưng vì không khí truyền nhiệt kém, nên tấm kim
loại chưa kịp tác động mà phần tử đốt nóng đã bị cháy đứt.
+ Đốt nóng hỗn hợp: loại này tương đối tốt vì vừa đốt trực tiếp vừa đốt gián tiếp.
Nó có tính ổn định nhiệt tương đối cao và có thể làm việc ở bội số quá tải lớn.
e) Tính toán lựa trọn relay nhiệt

- Đặc tính cơ bản của rơ-le nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy qua và
thời gian tác động của nó (gọi là đặc tính thời gian - dòng điện, A-s). Mặt khác, để
đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài của thiết bị theo đúng số liệu kỹ thuật đã
cho của nhà sản xuất, các đối tượng bảo vệ cũng cần đặc tính thời gian - dòng điện.
- Lựa chọn đúng rơ-le nhiệt là sao cho đường đặc tính A-s của rơ-le gần sát
đường đặc tính A-s của đối tượng cần bảo vệ. Nếu chọn thấp quá sẽ không tận dụng
được công suất của động cơ điện, chọn cao quá sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần
bảo vệ.
- Trong thực tế, cách lực chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của rơ-le
nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, rơ-le sẽ tác động ở giá trị
Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải
được xem xét.

33
Hình 2.12 Các đường đặc tính thời gian dòng điện của relay nhiệt

2.2.4 Nút nhấn


a) Khái quát và công dụng
Nút nhấn hay là nút điều khiển là loại khí cụ điện dùng để đóng, ngắt từ xa các thiết bị
điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điều khiển tín
hiệu, liên động, bảo vệ… Nút nhấn dùng trong mạch điện một chiều điện đến 440 V và
trong mạch điện xoay chiều điện áp đến 500 V.
Nút nhấn là loại khí cụ điện kết hợp với một số thiết bị khí cụ điện khác như công-tắc-
tơ, khởi động từ, rơ le trung gian, rơ le thời gian… đóng hay cắt mạch điện từ xa, để khởi
động, dừng, đảo chiều quay động cơ điện, chuyển đổi, liên động mạch điều khiển tín hiệu.
Nút nhấn thường đặt trên các bảng điện điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút
nhấn thường được chế tạo để làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hơi hóa
chất và bụi. Nút nhấn có độ bền tới 100.000 lần đóng cắt không tải và 200.000 đóng cắt có
tải.

34
b) kí hiệu nút nhấn

Hình 2.13 Kí hiệu nút nhấn


c) Phân loại và cấu tạo
Theo hình dạng bên ngoài nút nhấn được phân thành loại hở, loại kín, loại chống
nước, chống bụi, chống nổ…
Theo chức năng có loại nút nhấn đơn, nút nhấn kép, loại nút nhấn thường hở, nút nhấn
thường đóng…
Theo yêu cầu điều khiển chia ra loại 1 nút nhấn, 2 nút nhấn và 3 nút nhấn. Theo kết
cấu bên trong có loại nút nhấn có đèn và nút nhấn không có đèn. Vật liệu để chế tạo
tiếp điểm là bạc, đồng và hợp kim của đồng.

Đế và vỏ của nút nhấn chế tạo bằng nhựa tổng hợp hay kim loại, tùy thuộc vào chức năng
bảo vệ, nút nhấn kiểu bảo vệ nó được đặt trong một vỏ nhựa hay vỏ sắt có hình hộp; nút
nhấn bảo vệ chống nước được đặt trong một vỏ kín để tránh khỏi nước loạt vào; nút nhấn
kiểu bảo vệ chống bụi, nước được đặt trong một vỏ đúc kín để chống ẩm và bụi lọt vào; nút
nhấn kiểu chống nổ được dùng trong các hầm lò mỏ than hoặc nơi có khí nổ lẫn không khí
và cấu tạo của loại này đặc biệt kín để không lọt được tia lửa ra ngoài, đặc biệt vững chắc
để không bị phá vỡ khi nổ. Lò xo phản liên kết với cần tiếp điểm động.Khi ấn nút đối với
nút nhấn thường hở thì tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh (đóng mạch); nút nhấn
thường đóng thì tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh (hở mạch).

Hình 2.14 Hình ảnh nút nhấn

35
d) Thông số kỹ thuật và đặc điểm sử dụng
Khi sử dụng nút nhấn cần chú ý thông số điện áp và dòng điện chạy qua nút nhấn phù
hợp thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Trên mạch điện có gắn thiết bị bảo vệ quá tải và ngắn mạch nhằm bảo vệ công tắc và
thiết bị điện.
Chú ý tiếp điểm của nút nhấn cho dòng điện bé đi qua do đó không lắp nút nhấn trên
mạch điện có công suất trung bình và công suất lớn, chỉ lắp trên mạch điện điều khiển.
e) Sửa chữa nút nhấn điều khiển
Khi lắp đặt nút điều khiển trên mạng điện hoặc cho thiết bị điện cần phải chú ý hai
thông số dòng điện và điện áp định mức của nút điều khiển.
Chỉ đóng cắt khi sử dụng nút điều khiển trên mạch điều khiển.
Các ốc vít bắt không chặt hoặc không đúng qui định sẽ ảnh hưởng rất xấu đến chất
lượng của nút điều khiển, ốc vít bắt điện lỏng dễ gây mất điện hoặc gây chạm chập, quá
nhiệt ở chỗ tiếp xúc làm cháy dây.
Khi mặt tiếp xúc của các tiếp điểm của nút điều khiển bị bẩn phải lau sạch, nếu cần thì
đánh sạch mụi than và vết cháy.
Nếu mặt tiếp xúc bị rỗ thì phải giũa lại cho phẳng rồi dùng giấy nhám mịn đánh sạch.
Không được bôi dầu để làm sạch bề mặt tiếp xúc vì sau đó khi đóng cắt thì hồ quang xuất
hiện làm cháy mặt tiếp xúc.
Không có điện qua nút điều khiển có thể tiếp xúc không tốt hay đứt cầu chì, tìm
nguyên nhân và sửa chữa. Tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh bị biến dạng do sự cố quá tải
hay ngắn mạch có thể thay thế từng bộ phận hay mua mới

36
2.3 Tính toán và lựa chọn các thiết bị đóng cắt, bảo vệ cho hệ thống
Động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc có điện áp 220/380V, công suất động cơ
truyền động băng tải : 4,5 kW, hệ số cosφ = 0,8; hiệu suất động cơ 𝜂 = 0,8; Hệ số mở máy
Kmm= 6, điều kiện khởi động nặng α = 1,6
Dòng điện định mức cửa động cơ truyền động băng tải:

2.3.1 Tính chọn Aptomat

Để xác định ở chế độ nặng nề nhất ta coi kđt= 1

+ Dòng điện định mức > 40,05 A


+ Điện áp định mức ≥ 380V
Vậy ta chọn Aptomat của hãng LS có thông số kĩ thuật
+ Dòng điện định mức 50A
+ Điện áp định mức 400V
2.3.2 Tính chọn công tắc tơ

Tính chọn công tắc tơ động cơ truyền động băng tải


Itt = 1,2.Iđmdc1 = 1,2.10,68 = 12,816 (A)

Ta chọn công tắc tơ:


+ Dòng điện định mức > 12,816 A
+ Điện áp định mức ≥ 380 V
+ Điện áp định mức cuộn hút = 220V

37
Vậy ta chọn công tắc tơ hãng LS có thông số kĩ thuật
- Điện áp định mức: 400 V-AC
- Điện áp định mức cuộn hút: 220 V-AC
- Dòng điện định mức: 15 A
2.3.3 Tính chọn công relay nhiệt

Tính chọn relay nhiệt động cơ di chuyển cầu trục

Itt = 1,2.Iđmdc1 = 1,2.10.68 = 12,816 (A)

Ta chọn relay nhiệt:


+ Dòng điện định mức > 12,816 A
+ Điện áp định mức ≥ 380V
Ta chọn relay nhiệt LS có thông số kĩ thuật:
- Dải dòng từ 15-20 A
- Điện áp 400 V-AC

38
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
3.1 Thiết kế mạch điện điều khiển
3.1.1 Sơ đồ bố trí tủ điện

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí mặt tủ điện.

39
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí tủ điện

40
3.1.2 Sơ đồ kết nối đầu vào ra của PLC

Hình 3.3 sơ đồ mạch điều khiển

41
3.1.3 Sơ đồ mạch động lực

Hình 3.4 sơ đồ mạch động lực

42
3.1.4 Hình ảnh thực tế

Hình 3.5 Hình ảnh mặt tủ

43
Hình 3.6 Hình ảnh thiết bị trong tủ

44
3.2 Lập trình điều khiển hệ thống
- Ấn nút ON cho phép hệ thống hoạt động, ấn nút OFF thì hệ thống dừng; công tắc
MODE để chọn chế độ.
- Hệ thống hoạt động ở 2 chế độ:
(1) Chế độ bằng tay (MODE = 0): Có thể vận hành độc lập các băng tải thông qua các
nút ấn điều khiển tương ứng;
(2) Chế độ tự động (MODE = 1): Hệ thống chỉ hoạt động ở chế độ tự động khi các băng
tải dừng. Nếu khi chuyển sang chế độ tự động mà các băng tải vẫn chạy thì ấn nút
RESET để dừng băng tải. Ấn nút RUN thì băng tải 3 chạy, sau 30s thì băng tải 2 chạy,
và sau 30s tiếp theo thì băng tải 1 chạy. Ấn nút STOP thì băng tải 1 dừng, sau 1 phút thì
băng tải 2 dừng, và sau 1 phút tiếp theo thì băng tải 3 dừng
- Hệ thống nghỉ làm việc ngày chủ nhật hàng tuần.

45
3.2.1 Lưu đồ thuật toán

46
3.2.2 Chương trình điều khiển
3.2.2.1 Bảng SYMBOL

Kí hiệu Địa chỉ


ON X0
OFF X1
MODE X2
RUN X3
STOP X4
RESET X5
BT1 X6
BT2 X7
BT3 X10
ĐC BT1 Y0
ĐC BT2 Y1
ĐC BT3 Y2
NĂM D0
THÁNG D1
NGÀY D2
GIỜ D3
PHÚT D4
GIÂY D5
THỨ D6

Hình 3.7 Bảng symbol

47
3.2.2.1 Chương trình điều khiển

48
49
50
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô
Nguyễn Thị Thùy Dung, chúng em đã hoàn thành đồ án chuyên ngành 2. Trong quá trình
làm đồ án chúng em đã hoàn thành hệ thống theo đúng yêu cầu và trong thời gian quy
định.
Tuy đã hoàn thành đồ án nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm, nên em chưa hoàn thành đề tài một cách chọn vẹn. Chúng em mong muốn nhận
được sự đóng góp từ thầy/cô để hoàn thiện đồ án hoàn chỉnh hơn.
2. Phương hướng phát triển đề tài
Đề tài: “Thiết kế và lập trình điều khiển hệ thống vận chuyển vật liệu dùng PLC”
là một đề tài hấp dẫn, nó có ứng dụng vô cùng thiết thực trong đời sống của con người
cũng như trong lĩnh vực công nghiệp. Với đề tài này, phương hướng phát triển là chúng
em là điều khiển, giám sát trên màn hình HMI để hiển thị giám sát và điều khiển cũng
như trách việc hư hỏng nút ấn do chịu nhiều tác động.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy/cô trong khoa đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đồ án này.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

51

You might also like