You are on page 1of 20

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................6

2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6

2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................6

2.3 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................6

2.4. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................6

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ..................................................................................7

3.1. Thực trạng tiêm chủng VXVGBSS...........................................................7

3.2.Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu.......................................................7

3.2.1.Đặc điểm của trẻ:......................................................................................7

3.2.1.1 Tuần tuổi thai.........................................................................................7

3.2.1.2 Giới........................................................................................................8

3.2.1.3 Địa dư………………………………………………………………….9

3.2.1.4 Cân nặng..............................................................................................10

3.2.1.5 Phương pháp sinh................................................................................11

3.2.2. Đặc điểm của bà mẹ…………………………………………………………12


3.2.2.1 Độ tuổi……………………………………………………………………….12

3.2.2.2. Học vấn...............................................................................................12

3.2.2.3. Nghề nghiệp........................................................................................13

Page 1
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

3.2.2.4.Hiểu biết về lợi ích của tiêm chủng VCVG SS của các bà mẹ trước khi được
tư vấn................................................................................................................13

3.2.2.5 Các lý do bà mẹ không cho trẻ tiêm sau khi được cán bộ Y tế tư vấn.13

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN.............................................................................15

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN...............................................................................16

CHƯƠNG VI . KIẾN NGHỊ............................................................................17

CHƯƠNG VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................17

PHIẾU ĐIỀU TRA..........................................................................................19

Page 2
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm gan B (VGB) là bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Theo thống kê
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2012 có khoảng hai tỷ người đã và đang bị
nhiễm vi rút VGB, mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh
VGB [1]. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VGB, tiêm vắc xin là biện pháp
phòng bệnh hiệu quả nhất.Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh VGB
cao (khoảng 15% -20% dân số), trong đó 10% - 16% phụ nữ và từ 2% - 6% trẻ em
mắc VGB [2]. Theo báo cáo của Dự án TCMR quốc gia trong năm 2011 có 100% số
tỉnh triển khai tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh (VXVGBSS), năm 2012 tỷ lệ bao
phủ VX-VGBSS trên toàn quốc đạt 75%. Tuy nhiên thời gian gần đây tỷ lệ tiêm
chủng viêm gan B mũi sơ sinh có xu hướng thấp dần.Ngoài những lý do từ các tiêu
chuẩn để chỉ định tiêm cho trẻ, về phía người dân còn nhiều e ngại về tính an toàn
trong tiêm chủng, liệu có những nguyên nhân khác ảnh hưởng tới quyết định cho trẻ
tiêm hay không? Cần có những câu trả lời xác đáng.

Vũ Quang là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, kinh tế khó khăn, đời sống
dân trí còn thấp, việc tiếp cận các dịch vụ y tế nói chung và vaccine viêm gan B cho
trẻ sơ sinh nhiều lúc còn bất cập ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ. Vì vật
chúng tôi nghiên cứu kết quả tiêm vắc xin viêm gan B sau sinh tại trung tâm y tế
huyện Vũ Quang năm 2021 nhằm :

1. Mô tả thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh của trẻ tại Trung tâm y tế huyện
Vũ Quang năm 2021.

2. Xác định một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh Trung
tâm y tế huyện Vũ Quang năm 2021.

Page 3
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm
trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp,
xơ gan và ung thư gan. Trong 5 loại vi rút viêm gan, vi rút viêm gan B (VGB) có ảnh
hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Ước tính có khoảng 57% các trường hợp
xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm vi rút VGB. Theo ước tính
của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), có khoảng 257 triệu trường hợp nhiễm vi rút
VGB mạn tính. Số trường hợp tử vong do viêm gan vi rút B ước tính mỗi năm là
khoảng 1,4 triệu người. Theo kết quả nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm
2019, viêm gan vi rút là nguyên nhân đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân gây
ra tử vong cao nhất.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB cao trong khu
vực và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan gây nên. Kết quả một số
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút VGB của một số nhóm dân cư ở nước ta là khá
cao (từ 8 - 25%). Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút VGB
do Bộ Y tế phối hợp với TCYTTG thực hiện, ước tính hiện nay có khoảng 8,6 triệu
người nhiễm vi rút VGB. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do
vi rút VGB là khoảng hơn 23.000 2 người. Như vậy, nhiễm vi rút VGB đang là vấn
đề lớn đối với sức khỏe người dân nước ta hiện nay với những nguy cơ gây biến
chứng và gây tử vong.

Vi rút VGB thuộc họ Hepadnaviridae, gen di truyền ADN chuỗi kép, có hình
cầu nhỏ, đường kính 40 nm, gồm 3 lớp bao ngoài dày khoảng 7 nm, vỏ capxit hình
hộp có đường kính khoảng 27 - 28 nm và lõi chứa bộ gen của vi rút.

Đường lây truyền chính của vi rút VGB là qua đường máu, đường sinh dục và
từ mẹ sang con. Lượng vi rút tập trung cao ở trong máu, huyết thanh và các vùng bị

Page 4
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

tổn thương, mức độ trung bình ở tinh trùng, nước bọt và dịch âm đạo và mức độ thấp
hoặc không thấy ở trong các dịch khác của cơ thể

Tỉ lệ nhiễm vi rút VGB ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính
ra có khoảng 10- 12 triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lưu hành cao
như nước ta hầu hết các trường hợp lây nhiễm vi rút VGB qua đường mẹ truyền sang
con. Tỷ lệ phát triển của dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng 1,8%, như vậy hàng
năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút VGB
không nhỏ vào khoảng 360.000 người mang HBsAg (+), trong số này có khoảng 1/3
vừa mang HBsAg(+) vừa mang HBeAg (+) và nguy cơ lây nhiễm cho con khoảng
85%, nghĩa là mỗi năm chúng ta có khoảng 100.000 trẻ em bị nhiễm vi rút VGB từ
mẹ.

Trước kia, khi tiêm phòng VGB chưa được thực hiện rộng rãi, thì tỷ lệ lây
truyền từ mẹ sang con xảy ra khoảng 10-30% trẻ sinh ra bởi bà mẹ có HBsAg (+), và
tới 70%-90% trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với HBsAg và HBeAg. Trước 2002, tỷ
lệ lây nhiễm vi rút VGB từ mẹ sang con khoảng 16%- 45%. Tỷ lệ lây truyền giảm
xuống đáng kể còn 3%-5% nhờ sự bao phủ của vắc xin VGB Tại Việt Nam, một
nghiên cứu về tầm quan trọng của văc xin trong việc giảm tỷ lệ nhiễm VGB mạn tính
ở trẻ em Việt Nam năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB trong tổng số 6949 trẻ được
khảo sát là 2,7% (95%CI=2.2-3.3). Một nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy trẻ sinh ra
từ bà mẹ có HBeAg dương tính có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B cao gấp 65,8 lần
so với nhóm trẻ sinh ra từ bà mẹ chỉ dương tính với HBsAg (OR: 65,8; 95%CI: 7,3 –
594,1)

Trước kia, khi tiêm phòng VGB chưa được thực hiện rộng rãi, thì tỷ lệ lây
truyền từ mẹ sang con xảy ra khoảng 10-30% trẻ sinh ra bởi bà mẹ có HBsAg (+), và
tới 70%-90% trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với HBsAg và HBeAg. Trước 2002, tỷ
lệ lây nhiễm vi rút VGB từ mẹ sang con khoảng 16%- 45% . Tỷ lệ lây truyền giảm

Page 5
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

xuống đáng kể còn 3%-5% nhờ sự bao phủ của vắc xin VGB . Tại Việt Nam, một
nghiên cứu về tầm quan trọng của văc xin trong việc giảm tỷ lệ nhiễm VGB mạn tính
ở trẻ em Việt Nam năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB trong tổng số 6949 trẻ được
khảo sát là 2,7% (95%CI=2.2-3.3). Một nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy trẻ sinh ra
từ bà mẹ có HBeAg dương tính có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B cao gấp 65,8 lần
so với nhóm trẻ sinh ra từ bà mẹ chỉ dương tính với HBsAg (OR: 65,8; 95%CI: 7,3 –
594,1)

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình Tiêm chủng mở
rộng quốc gia, cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút VGB là
thông qua tiêm phòng vắc xin VGB; Tiêm vắc xin VGB càng sớm thì hiệu quả càng
cao. Trong vòng 12-24 giờ sau sinh mũi vắc xin có khả năng phòng được 85-90% các
trường hợp lây truyền VGB từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo
từng ngày và không đạt nếu tiêm sau 7 ngày. Tiêm vắc xin viêm VGB sớm không chỉ
phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con mà còn giúp trẻ sớm được bảo vệ bởi các thành
viên khác trong gia đình.

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chọn ngẫu nhiên các bà mẹ có trẻ được sinh từ ngày 15/01/2021 đến hết
15/12/2021 tại Trung tâm y tế huyện Vũ Quang.

2.2. Phương pháp nghiên cứu


Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang ở 2 nhóm trẻ được tiêm
chủng và nhóm không được tiêm để xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định.
2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Công cụ thu thập thông tin định lượng: Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc đã thiết
kế sẵn.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Page 6
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng tiêm chủng VXVGBSS

Biểu đồ 1: Thực trạng tiêm chủng VX-VGB

Trẻ được tiêm


97% Trẻ không tiêm

3%

Nhận xét: Trên 90% trẻ đẻ ra được tiêm chủng Vắc xin viêm gan B.
3.2.Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.2.1.Đặc điểm của trẻ:
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu của 480 trẻ được sinh ra từ ngày 15 tháng
01 năm 2021 đến 15 tháng 12 năm 2021 tại khoa Sản Trung tâm y tế huyện Vũ
Quang được cán bộ Y tế tư vấn tiêm chủng Vắc xin Viêm gan B trong 24 giờ đầu sau
đẻ.
3.2.1.1 Tuần tuổi thai
Bảng 2.1. Phân bố theo tuổi thai của trẻ bị được tiêm và trẻ không được tiêm

Tình trạng Được tiêm Không được tiêm

Page 7
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Tuổi thai

<38w 30 73,2% 11 26,8%

38-42W 411 99,5% 2 0,7%

>42W 25 96,2% 1 3,8%

Tổng số 466 97% 14 3%

Nhận xét: Số trẻ được sinh ra trong độ tuổi thai 38-42 tuần chiếm đa số trong
nghiên cứu.
3.2.1.2 Giới
Bảng 2.2. Phân bố về giới ở 2 nhóm được tiêm và không được tiêm

Nam Nữ
Giới
Tình trạng n % n %

Được tiêm 253 96,9% 213 97,3%

Không được tiêm 8 3,1% 6 2,7%

Tổng số 261 54,4% 219 45,6%

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ đẻ ra cùng thời điểm, do đó tỷ lệ
trẻ nam được tiêm cũng cao hơn so với trẻ nữ nhứng không có sự khác biệt về ý
nghĩa thống kê( p>0.05)

Page 8
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Biểu đồ 2. Phân bố về giới trong 2 nhóm trẻ được tiêm và không được tiêm

100%

90%

80%

70%

60%

50% Được tiêm


Không được tiêm
40%

30%

20%

10%

0%
Nam Nữ

3.2.1.3 Địa dư

Bảng 2.3. Phân bố giữa 2 nhóm được tiêm và không được tiêm

Địa dư Nông thôn Thị trấn

Phân loại n % n %

90,6
Được tiêm 437 97,5% 29
%

Không được tiêm 11 2,5% 3 9,4%

Tổng số 448 93,3% 32 6,7%

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ được tiêm ở nông thôn thấp hơn thị trấn (p<0.05)

Page 9
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Biểu đồ 3. Phân bố địa dư giữa 2 nhóm được tiêm và không được tiêm

100%

90%

80%

70%

60%

50% Được tiêm


Không được tiêm
40%

30%

20%

10%

0%
Nông thôn Thị trấn

3.2.1.4 Cân nặng


Bảng 2.4. Cân nặng của trẻ với thực trạng tiêm chủng

< 2500gr >= 2500gr


Cân nặng
Thực trạng n % n %

Được tiêm 30 73,2% 436 99,3%

Không được tiêm 11 26,8% 3 0,7%

Tổng số 41 8,5% 439 91,5%

Nhận xét: Trẻ dưới 2500gr ít được tiêm hơn so với trẻ trên 2500 gr

Page 10
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Biểu đồ 4:

100.00%

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00% Được tiêm


Không được tiêm
40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%
< 2500gr >= 2500gr

3.2.1.5 Phương pháp sinh


Bảng 2.5. Phương pháp sinh với thực trạng tiêm chủng

Phương pháp sinh Sinh thường Mổ lấy thai

Thực trạng n % n %

Được tiêm 407 97,4% 59 95.2%

Không được tiêm 11 2,6% 3 4,8.8%

Tổng số 418 87% 62 13%

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sinh thường và sinh mổ được và không được tiêm không có
sự khác biệt.

Page 11
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

3.2.2. Đặc điểm của bà mẹ


3.2.2.1 Độ tuổi

Tình trạng Được tiêm Không được tiêm

Tuổi mẹ n % n %

Dưới 20 tuổi 5 1,1% 0 0%

Từ 20-35 tuổi 426 91,4% 11 78,6%

Trên 35 tuổi 35 7,5% 3 21,4%

Tổng số 466 97,1% 14 2,9%

Bảng 2.6. Độ tuổi của mẹ với tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ


Nhận xét: Số trẻ có mẹ trong độ tuổi từ 20-35 chiếm tỷ lệ cao trong số các trẻ đẻ
ra tại Trung tâm y tế.
3.2.2.2. Học vấn
Bảng 2.7. Học vấn của mẹ với tình trạng tiêm chủng

Học vấn Từ THPT trở xuống Trên THPT

Thực trạng n % n %

Được tiêm 48 19.2% 35 14%

Không được tiêm 133 53.2% 34 13.6%

Tổng số 181 72.4% 69 27.6%


Page 12
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Nhận xét: Các bà mẹ có trình độ từ THPT trở xuống chiếm đa số 72.4%. Tuy nhiên
trẻ của mẹ có trình độ trên THPT được tiêm nhiều hơn điều này có ý nghĩa thống kê
(p<0.05)

Biểu đồ 5:

100.00%
90.00%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00% Được tiêm
Không được tiêm
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
Từ THPT trở
xuống Trên THPT

3.2.2.3. Nghề nghiệp


Bảng 2.8. Nghề nghiệp của mẹ với tình trạng tiêm chủng

Tình trạng Được tiêm Không được tiêm

NN của mẹ n % n %

Nông dân 431 92,5 14 100%


%

Page 13
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Công nhân 25 5,3% 0 0%

Cán bộ CNVC 10 2,2% 0 0%

Tổng số 466 97% 14 3%

Nhận xét: Các mẹ có nghề nghiệp nông dân và công nhân chiếm đa số trong
nghiên cứu
3.2.2.4.Hiểu biết về lợi ích của tiêm chủng VC-VGB SS của các bà mẹ trước khi
được tư vấn.
Biểu đồ 6.

Hiểu biết của bà mẹ về lợi ích của VC-VGB

36.00%
Các bà mẹ hiểu về lợi ích
của VC-VGB
Không hiểu về lợi ích VC-
64.00% VGB

Nhận xét: tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về lợi ích của VC-VGBSS trước khi tư vấn
là 67.60%
3.2.2.5 Các lý do bà mẹ không cho trẻ tiêm sau khi được cán bộ Y tế tư vấn.
Biểu đồ 7:

Page 14
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Lý do các mẹ không cho trẻ tiêm

6%

Thấy trẻ nhỏ quá


25% Sợ trẻ phản ứng
43% Sợ bỏ bú
Sợ đau
Lý do khác

14%

12%

Nhận xét: Nguyên nhân thấy trẻ còn nhỏ quá và sợ trẻ đau là những lý do chính
khiến bà mẹ không cho trẻ tiêm VC-VGBSS.

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN


4.1. Thực trạng tiêm vắc xin VGBSS tại TTYT Vũ Quang.
• Tỷ lệ trẻ được tiêm VX-VGBSS trong nghiên cứu là 97% cao hơn so với mục
tiêu của dự án TCMR quốc gia (65%). Kết quả này cũng cao hơn so cới các
nghiên cứu của các tác giả khác tại các địa bàn khác như Bắc Giang 55.2%, Kon
Tum 84.5%, Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang(2012) 88.8%...

• Nhưng kết quả này phản ánh đúng thực tế tiêm VX-VGBSS hiện nay, điều này có
được là do nhận thức của các bà mẹ sau khi được tư vấn trước và trong quá trình
mang thai, nên rất mong muốn con mình được tiêm VX sớm trong 24 giờ sau
sinh là tất yếu. Tuy nhiên do đã có những tại biến sau tiêm (như ở Hướng Hóa –
Quảng Trị năm 2013) và tâm lý ngại con đau nêm có nhiều bà mẹ còn chần chừ
không tiêm cho trẻ.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến tiêm Vắc xin VGBSS

Page 15
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

• Việc tiêm chủng vắc xin e viêm gan B sơ sinh có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả tiêm ngoài những yếu tố chống chỉ định như là: Trẻ sốt, cân nặng dưới
2000gr, dị tật bẩm sinh. Nghiên cứu của chúng tôi quan tâm đến các yếu tố ảnh
hưởng đến việc quyết định tiêm VX-VGBSS đối với những trẻ có đủ điều kiện
tiêm.

• Kết quả cho thấy về phía trẻ cân nặng dưới 2500gr thì có tỷ lệ tiêm thấp hơn trẻ
trên 2500gr( 73m2% so với 99,3%), cũng dễ hiểu bởi vì cân nặng thấp thì mẹ của
trẻ và gia đình sẽ lo lắng sợ trẻ không chịu được tác dụng của thuốc.Còn các yếu
tố khác như giới tính của trẻ, phương pháp sinh, địa dư…không có sự khác biệt.

• Về phía người mẹ, có nhiều yếu tố liên quan đến quyết định tiêm như: Tuổi me,
nghề nghiệp, trình độ học vấn, sự hiểu biết của mẹ về việc cần thiết phải tiêm
Vắc xin VGBSS cho trẻ trong 24h sau đẻ…Kết quả cho thấy trình độ học vấn và
sự hiểu biết là yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức và hành vi. Các bà mẹ có
trình độ học vấn cao( Trên THPT) thì dễ dàng quyết định cho trẻ tiêm( đạt
100%). Sự hiểu biết về lợi ích cho trẻ khi tiêm Vắc xin VGBSS sớm trong vòng
24h sau đẻ rất cao , mặc dù Vũ Quang là huyện miền núi, trình độ dân trí còn
thấp, đời sống kinh tế khó khăn, nhưng việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn giáo
dục sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho bà mẹ mang thai trong suốt quá
trình thai kỳ được chú trọng, làm tốt. Kết quả này cũng tương đồng với các
nghiên cứu của các tác giả khác[3],[6],[7].

• Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm hiểu về một số lý do mà người mẹ đưa ra để
từ chối tiêm cho trẻ trong đó lý do thường gặp là mẹ thấy trẻ còn nhỏ quá chưa
muốn tiêm liền, và sợ trẻ đau sau khi tiêm chiếm đa số 68%.

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN

Page 16
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

• Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin VGBSS cho trẻ trong 24h đầu sau đẻ tại Trung tâm
Y tế huyện Vũ Quang là 97% tỷ lệ này cao hơn so với mục tiêu của chương trình
tiêm chủng mở rộng ( >65%)
Những yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng Vắc xin VGB cho trẻ sơ sinh:
Ngoài các yếu tố chống chỉ định tiêm như: Trẻ bị sốt, cân nặng thấp(<2000gr), dị tật
bẩm sinh, thì các vấn đề như trình độ học vấn, kiến thức của bà mẹ về lợi ích của việc
tiêm chủng Vắc xin VGBSS là hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc quyết
định chấp nhận cho trẻ sơ sinh tiêm hay không

CHƯƠNG VI. KIẾN NGHỊ


Tăng cường công tác truyền thông tư vấn về lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng
nói chung và tiêm Vắc xin VGBSS cho trẻ trước 24h sau sinh nói riêng.
Tăng cường tập huấn công tác tư vấn cho cán bộ y tế mà trực tiếp là Bs Sản
khoa và Nhi khoa, Hộ sinh
Cung cấp vắc xin, hệ thống bảo quản tốt nhằm đem đến sự đầy đủ, tiện lợi và an
toàn nhất cho trẻ được tiêm

CHƯƠNG VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO


7.1. Tiếng Việt
1.Tổchức Y tế thế giới, Viêm gan B: Những điều cần biết, truy cập ngày 25/11/2014,
tại trang Web

http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet/vi.
2. Nguyễn Trần Hiển và Nguyễn Văn Cường. Hỏi đáp về bệnh viêm gan B và
tiêmvắcxinviêmganB.NXBYhọc,HàNội,2008.
3. Nguyễn Thị Vân và Cộng sự.Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại Trung
tâm y tế huyện tỉnh Kon Tumnăm 2012.Tạp chí Y học thực hành, 2013.18(2).

Page 17
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

4. Nguyễn Thị Xuân Loan và Nguyễn Thị Từ Vân. Kiến thức, thái độ, hành vi của
các bà mẹ về chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ tại thành phố Long Xuyên, An
Giang. Tạp chí Y học thực hành, 2013.17(1).
5. Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Báo cáo tổng kết dựán tiêm chủng mở rộng năm
2014, kế hoạch hoạt động dự án năm 2015, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương,2015.
6. Dương Thị Hồng, Trần Thị Kiều Anh và CS: Thực trạng tiêm Vắc xin Viêm Gan
B sơ sinh tại Huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang nawm và một số yếu tố liên quan

7. Bùi Thị Dung. Kiến thức, thái độ và một số yếu tốliên quan tới tiêm vắc xin viêm
gan B sơ sinh của các bà mẹ có con dưới ba tháng tuổi trên địa bàn huyện Lương
Sơn, Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ YTCC, Đại học Y tế Công cộng, 2014.

7.2. Tiếng Anh

1. Zhou Y et al.Coverage of and influences on timely administration of hepatitis B


vắc xin birth dose inremote rural areas of the People's Republic of China. Am J Trop
Med Hyg, 2009. 81(5): 869-874.

2. Omer Qutaiba B Al-lelahttp://www.biomedcen-tral.com/1471-2431/14/20/ - ins1et


al, Are parents' knowledge and practice regarding immunization related to pediatrics’
immunization compliance? a mixed method study,http://www.biomedcentral.
com/1471-2431/14/20/, accessed 6/10/2014.

3. Wang L et al. Hepatitis B vaccination of newborn infants in rural China:


evaluation of a village-based, out-of-cold-chain delivery strategy. Bull World Health
Organ, 2007. 85(9): 688-694.

Page 18
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

PHIẾU ĐIỀU TRA


I. PHẦN VỀ MẸ
- Họ và tên sản phụ............................................................................................
- Tuổi:..........................
- Ngày vào viện:......./........../...........: Số bệnh án:............................................
- Địa chỉ:............................................................................................................

- Nghề nghiệp: Nông dân Công nhân Cán bộ CNVC

- Trình độ học vấn: Tiểu học Trung học CS THPT


Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

- Số lần mang thai: Con so Con rạ

- Hiểu biết của bà mẹ về lợi ích của tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh trước
khi được CBYT tư vấn

Có Không

- Lý do bà mẹ không cho tre tiêm sau khi được CBYT tư vấn:

Thấy trẻ quá nhỏ không muốn tiêm

Sợ trẻ đau Sợ phản ứng thuốc

Page 19
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B SAU SINH TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ QUANG NĂM 2021

Sợ bỏ bú Lý do khác:………………………….

II. PHẦN VỀ TRẺ


-Giới tính: Nam Nữ

- Tuần tuổi khi sinh: < 38W 38-42W >42W

- Phương pháp sinh: Sinh thường Sinh mổ


- Cân nặnglúc sinh: <25000gram >= 2500gram
- Sốt: Có Không
- Dị tật bẩm sinh ngoài : Có Không
- Trẻ đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine Viêm gan B: Có Không

- Trẻ được đồng ý tiêm: Có Không

- Thời gian tiêm: <24h >= 24h

- Phản ứng của trẻ sau sinh: Có Không

Ngày.........tháng..........năm 2021
Người thực hiện

Page 20

You might also like