You are on page 1of 30

BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN SỐT RÉT-KÝ SINH TRÙNG Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc


CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

Số: 193/BC-KST Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2021

BÁO CÁO
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2021

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG


CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH CHUNG


Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt
cũng như vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát triển và lây
nhiễm của các bệnh ký sinh trùng. Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi
trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Nhiễm giun truyền
qua đất tác động một cách âm ỉ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng
dinh dưỡng, làm giảm sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ của con
người, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc, gây trở ngại tới sự phát
triển kinh tế. Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhiễm giun
truyền qua đất ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của con cái họ, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và
trẻ sơ sinh. Do đó trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh sản được coi là nhóm đích của
chương trình phòng chống các bệnh giun truyền qua đất.
Bên cạnh bệnh giun truyền qua đất, một số địa phương người dân có phong
tục tập quán ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, cua nướng và
rau thủy sinh không nấu chín kết hợp với sự giao lưu ẩm thực giữa các vùng
miền ngày càng phát triển đã trở thành yếu tố quan trọng gây bệnh sán lá gan,
sán lá phổi, sán dây, ấu trúng sán lợn…trong cộng đồng.
Đa số bệnh giun sán ở người có nguồn gốc từ thú nuôi và thú hoang dã, do
đó các bệnh giun sán ký sinh đã trở thành bệnh xã hội, gây nhiều tác hại cấp tính
cũng như lâu dài làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân, sự phát triển về thể
chất và tinh thần của trẻ em làm giảm nghiêm trọng năng suất lao động và tác
động xấu tới tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng.

1
II. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM 2020
2.1. Mục tiêu chung:
Làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun truyền qua đất, các bệnh giun,
sán truyền từ động vật sang người tại các vùng dịch tễ bệnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học đạt
độ bao phủ tới 75% số trường học tiểu học trên toàn quốc.
- Mở rộng mô hình phòng chống giun truyền qua đất nhằm mục tiêu làm
giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun truyền qua đất cho trẻ em từ 24 tháng
tuổi đến 60 tháng tuổi.
- Phòng chống làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các bệnh giun, sán
ký sinh truyền qua thức ăn, từ động vật sang người tại các vùng dịch tễ.
III. TÌNH HÌNH MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 2020
III.1. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất và hoạt động tẩy giun tại cộng
đồng.
III.1.1. Điều tra tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ 12-60 tháng tuổi tại 2 tỉnh: Thanh
Hoá và Điện Biên năm 2020.
Thực hiện kế hoạch của Dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm
2019” đã tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ 12-60 tháng tuổi tại 2 tỉnh:
Thanh Hóa và Điện Biên.
Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 12-60 tháng tuổi

Tỉnh Số XN Số XN (+) Tỷ lệ (%)

Điện Biên 284 14 4,9


Thanh Hóa 251 6 2,4
Tổng 535 20 3,7
Tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ 12-60 tháng tuổi năm 2020 tại tỉnh Điện Biên
là 4,9%; tại tỉnh Thanh Hóa là 2,4%.
Nhìn chung tỉ lệ nhiễm tại 2 điểm nghiên cứu thuộc 2 tỉnh Điện Biên và
Thanh Hoá tương đối thấp, thấp hơn một số điểm điều tra của các năm trước
như tỉ lệ trẻ từ 12-60 tháng tuổi nhiễm GTQĐ ở tỉnh Cao Bằng là 13%, ở Hà
Giang là 7,2% và Bắc Kạn 10,8% năm 2019. Năm 2018 điều tra đánh giá tỷ lệ

2
nhiễm giun ở trẻ từ 12-60 tháng tuổi tại Lai Châu là 28,5%; Lào Cai lên tới
62,9%.
Đây cũng là một phần nhờ công tác tẩy giun cho trẻ từ 24-60 tháng tuổi kết
hợp với vitamin A cho 22 tỉnh có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao trong nhiều năm qua.
III.1.2. Điều tra tỷ lệ nhiễm giun chương trình Y tế học đường
Thực hiện kế hoạch hoạt động Y tế trường học năm 2020, thuộc “Dự án 1-
Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm
phổ biến”, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương điều tra tỷ lệ
nhiễm giun truyền qua đất cho Học sinh tiểu học tại 04 trường điểm tại huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Tỷ lệ nhiễm giun chung ở học sinh tiểu học tại 4 trường điểm

TT Trường tiểu học Số XN Số XN (+) Tỷ lệ (%)

1 Chiềng Bằng 57 6 10,5


2 Bình Minh 70 7 10,0
3 Kim Đồng 62 3 4,8
4 Mường Giàng 61 7 11,5
Cộng 250 23 9,2
Tỷ lệ nhiễm giun chung của cả 4 trường là 9,2%. Trong đó tỷ lệ nhiễm cao
nhất là trường Mường Giàng 11,5%; trường Chiềng Bằng 10,5%; trường Bình
Minh 10,0%, thấp nhất là trường Kim Đồng 4,8%.
III.1.3. Điều tra tình hình nhiễm giun sán tại 2 xã Chiềng Bôm và Phỏng
Lập của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Hoạt động PCGS kinh phí không
thường xuyên của Bộ Y tế năm 2020).
Tại một số huyện như Thuận Châu, Mai Sơn của tỉnh Sơn La, người dân
nơi đây có tập tục ăn những món ăn sống, tái như gỏi cá, cá nhẩy, nạp….trong
nhiều năm qua và có nguy cơ nhiễm các bệnh như sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn,
sán dây, ấu trùng sán lợn, giun truyền qua đất, tuy nhiên vẫn chưa có số liệu
điều tra dịch tễ về bệnh ký sinh trùng tại các huyện này.
Một điều tra cắt ngang xác định tình hình nhiễm ký sinh trùng tại 2 xã
Chiềng Bôm và Phỏng Lập đã được tiến hành trong năm 2020 sử dụng kỹ thuật
xét nghiệm phân Kato-Katz và phỏng vấn người dân bằng bộ câu hỏi KAP.
450 người/xã đã được chọn ngẫu nhiên tham gia vào nghiên cứu, 450 mẫu
phân đã được xét nghiệm tại mỗi xã, kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là

3
2,44%; giun tóc 7,11%; giun móc 19,78%; sán lá gan nhỏ 2,89%; sán dây
0,44%; giun kim 0,67%; tỉ lệ nhiễm chung các loài giun, sán là 26,44%.
Tỉ lệ người đã từng ăn gỏi cá, cá nhảy là 53,3%; trong số đó tỉ lệ người đã
ăn gỏi cá trong 3 tháng qua là 88,1%.
Tất cả những người tham gia nghiên cứu có xét nghiệm dương tính với ký
sinh trùng đã được điều trị. Cần tiến hành các biện pháp giáo dục truyền thông
phòng chống bệnh ký sinh trùng để làm giảm tỉ lệ ăn gỏi các, ăn cá chưa nấu
chín tại các điểm nghiên cứu.
III.2. Điều tra tình hình nhiễm giun sán tại 1 xã của tỉnh Sơn La (hoạt động
do Korea CDC hỗ trợ).
- Điều tra tỉnh hình nhiễm giun sán tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La cho thấy, tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chỉ là 0,83% (4/481); nhiễm giun
móc/mỏ 28,9% (139/481), nhiễm giun tóc 2,91% (14/481), nhiễm sán dây
1,87%. Mặc dù tỉ lệ người ăn gỏi cá lên tới 74,4% (358/481). Đây là lần đầu tiên
đánh giá tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ tại vùng mà người dân có thói quen ăn
gỏi cá nhẩy từ lâu nay.
III.3. Nghiên cứu tình hình nhiễn sán dây/ấu trùng sán lợn tại tỉnh Bắc
Ninh (Dự án song phương Việt Bỉ).
- Đã tiến hành điều tra sán dây, ấu trùng sán lợn cho học sinh lớp 5 thuộc 23
trường tiểu học huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tổng số mẫu phân và huyết
thanh thu được 968 mẫu.
- Đã tiến hành điều tra sán dây, ấu trùng sán lợn cho người dân tại xã Phú Hoà,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tổng số mẫu thu được là 673 mẫu.
- Hiện đang tiến hành các thủ tục mua vật tư KIT và dự kiến làm xét nghiệm đầu
năm 2021.
- Dự kiến sẽ tiến hành phát thuốc và hướng dẫn cho Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh Bắc Ninh điều trị cho các trường hợp nhiễm giun đường ruột phát hiện
được trong năm 2021.
- Toàn bộ người dương tính với kháng nguyên ấu trùng sán lợn dự kiến chụp
MRI vào đầu năm 2021 để xác định có ấu trùng sán lợn trên não hay không.
III.4. Điều tra giám sát bệnh giun Rồng tại tỉnh Yên Bái
- Tháng 6/2020 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương kết hợp với
Tổ chức Y tế thế giới WHO, Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương tiến hành
hoạt động điều tra giám sát tình hình người nhiễm bệnh ghi do giun rồng
Dracunculus sp. tại xã Phúc Ninh và xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái.
- Nội dung: giám sát thực địa người nghi ngờ nhiễm giun Dracunculus sp. Liên
hệ với cơ quan y tế liên quan tại tỉnh Yên Bái, chính quyền địa phương xác định
đối tượng nghi ngờ, đến phỏng vấn, quan sát điều kiện sống, xác định yếu tố
4
nguy cơ, người nghi nhiễm và đề xuất, khuyến cáo với cơ quan Y tế và chính
quyền địa phương về việc theo dõi và hướng xử lý người bệnh theo tình hình
thực tế.
+ Khẳng định có loại giun lạ này gây bệnh ở người cho bệnh nhân nam 23 tuổi
tại xã Phúc Ninh, Yên Bình, Yên Bái năm 2020.
+ Có 05 trường hợp đã kể lại mình từng có những biểu hiện giống bệnh nhân
mắc mới tại xã Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái cách đây 10 năm về trước.
+ Cần có hoạt động phòng chống bệnh này.
- Đã ghi nhận bệnh nhân thứ 2 nhiễm giun Dracunculus sp. là nam 35 tuổi sinh
sống tại thôn Dụt Dâng, xã Thạch Kiệt, Tân Sơn, Phú Thọ.
- Bệnh nhân thứ 3 nhiễm Dracunculus sp. là nam 36 tuổi tại thôn Làng Chạp
(thôn 2), xã Khánh Hoà, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Bệnh nhân thứ 4 ghi nhiễm Dracunculus sp. là nam, 58 tuổi, thôn Thu Vi, xã
Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
IV. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG NĂM 2020
IV.1. Tẩy giun kết hợp với uống Vitamin A cho trẻ 24-60 tháng tuổi
Thực hiện kế hoạch của Dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm
2020”, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp với Viện
Dinh dưỡng cấp thuốc tẩy giun cho 22 tỉnh dự án.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cấp 896.600 viên
thuốc tẩy giun mebendazole 500mg cho 10 tỉnh để thực hiện tẩy giun cho trẻ 24-
60 tháng tuổi đợt 1 năm 2020. Nguồn thuốc tẩy giun do Tổ chức Y tế thế giới tài
trợ.
Tổ chức Vitamin Ange hỗ trợ thông qua Viện Dinh dưỡng Quốc gia 01
triệu viên thuốc tẩy giun albendazole 400mg. Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân
bổ cho 12 tỉnh của dự án để tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng tuổi năm 2020.
Kết quả tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng tuổi năm 2020

Số trẻ
Số trẻ đã Tỷ lệ Số trẻ
24-60 Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
TT Tỉnh uống uống có
tháng TDP CCĐ CCĐ
thuốc thuốc TDP
tuổi

1 Phú Yên 47.683 47.399 99,4 0 0,00 81 0,17

2 Bắc Giang 140.075 139.578 99,6 332 0,24 497 0,35

5
3 Bắc Kạn 18.526 18.526 100,0 128 0,69 0 0,00

4 Cao Bằng 33.600 33.412 99,4 163 0,49 26 0,08

5 Điện Biên 44.338 43.324 97,7 0 0,00 0 0,00

6 Hà Giang 61.634 60.946 98,9 160 0,26 0 0,00

7 Hà Tĩnh 97.560 97.025 99,5 171 0,18 72 0,07

8 Lai Châu 42.471 41.872 98,6 186 0,44 102 0,24

9 Lào Cai 52.428 51.776 98,8 23 0,04 27 0,05

10 Nghệ An 242.192 236.807 97,8 533 0,22 5.385 2,22

11 Sơn La 93.542 91.921 98,3 0 0,00 0 0,00

12 Thanh Hóa 269.612 264.850 98,2 163 0,06 1.564 0,58

13 Yên Bái 59.831 59.690 99,8 1.118 1,87 853 1,43

14 Đắk Lắk 117.094 114.574 97,8 0 0,00 0 0,00

15 Đắk Nông 44.181 41.351 93,6 52 0,12 138 0,31

16 Gia Lai 108.164 107.270 99,2 0 0,00 0 0,00

17 Kon Tum 38.616 38.188 98,9 0 0,00 0 0,00

18 Quảng Nam 83.641 83.321 99,6 78 0,09 0 0,00

19 Quảng Trị 40.217 39.936 99,3 175 0,44 54 0,13

20 Quảng Bình 65.028 60.784 93,5 239 0,37 0 0,00

21 Bình Thuận 71.028 70.631 99,4 74 0,10 0 0,00

22 Bình Phước 65.786 63.705 96,8 7 0,01 0 0,00

Cộng 1.837.247 1.806.886 98,3 3.602 0,20 8.799 0,48


Năm 2020, có 1.806.886/1.837.247 trẻ 24-60 tháng tuổi của 22 tỉnh được
uống thuốc tẩy giun, tỷ lệ trẻ uống thuốc đạt 98,3%. Tỷ lệ trẻ có biểu hiện tác
dụng không mong muốn của thuốc tẩy giun chiếm 0,2%, tuy nhiên các biểu hiện
này xuất hiện chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua, không cần can thiệp bằng y tế.
IV.2. Tẩy giun chương trình Y tế học đường

6
Đã cấp 74.900 viên thuốc tẩy giun mebendazole 500mg cho 17 tỉnh thuộc
dự án để tẩy giun cho học sinh tiểu học tại các trường điểm 2 lần/năm 2020.

Kết quả tẩy giun cho các trường điểm đợt 1 năm 2020

Số Số
Số
HSTH Tỷ lệ Số HSTH
HSTH Tỷ lệ Tỷ lệ
TT Tỉnh của các uống HSTH trong
uống TDP CCĐ
trường thuốc có TDP diện
thuốc
điểm CCĐ

1 Lai Châu 1.481 1.468 99,1 0 0,0 0 0,0

2 Quảng Nam 2.417 2.417 100,0 0 0,0 0 0,0

3 Điện Biên 1.638 1.638 100,0 0 0,0 0 0,0

4 Hà Giang 2.090 2.080 99,5 0 0,0 0 0,0

5 Bắc Kạn 1.539 1.539 100,0 32 2,1 0 0,0

6 Yên Bái 2.770 2.770 100,0 26 0,9 0 0,0

7 Sơn La 1.800 1.800 100,0 0 0,0 0 0,0

8 Cao Bằng 1.072 1.072 100,0 2 0,2 0 0,0

9 Quảng Ngãi 2.321 2.321 100,0 0 0,0 0 0,0

10 Ninh Thuận 2.813 2.741 97,4 562 20,5 72 2,6

11 Lạng Sơn 1.065 1.065 100,0 0 0,0 0 0,0

12 Hòa Bình 1.948 1.944 99,8 0 0,0 4 0,2

13 Thanh Hóa 1.336 1.334 99,9 0 0,0 0 0,0

14 Bình Phước 3.872 3.750 96,8 0 0,0 0 0,0

15 Lào Cai 1.293 1.293 100,0 0 0,0 0 0,0

16 Quảng Bình 1.367 1.359 99,4 0 0,0 0 0,0

17 Quảng Trị 2.126 2.114 99,4 3 0,1 0 0,0

Cộng 32.948 32.705 99,3 625 1,9 76 0,2

Đợt 1 năm 2020 có 32.705/32.948 học sinh tiểu học tại các trường điểm của
17 tỉnh thuộc dự án uống thuốc tẩy giun đạt 99,3%. Tỷ lệ tác dụng không mong

7
muốn của thuốc tẩy giun chiếm 1,9%, không có trường hợp nào có biểu hiện tác
dụng phụ nghiêm trọng.

Kết quả tẩy giun cho các trường điểm đợt 2 năm 2020

Số
Số HSTH Số
Tỷ lệ HSTH
của các Số HSTH HST Tỷ lệ Tỷ lệ
TT Tỉnh uống trong
trường uống thuốc H có TDP CCĐ
thuốc diện
điểm TDP
CCĐ

1. Lai Châu 1.447 1.437 99,3 0 - 0 -

2. Điện Biên 1.676 1.676 100,0 0 - 0 -

3. Hà Giang 2.184 2.170 99,4 0 - 0 -

4. Bắc Kạn 1.539 1.539 100,0 0 0 0 0

5. Yên Bái 3.230 3.230 100,0 0 - -

6. Sơn La 1.800 1.800 100,0 0 - -

7. Cao Bằng 1.048 1.048 100,0 19 2 -

8. Quảng Ngãi 2.449 2.449 100,0 0 - -

9. Lạng Sơn 1.055 1.055 100,0 0 - -

10. Hòa Bình 1.948 1.944 99,8 0 - 4 0

11. Bình Phước 3.872 3.780 97,6 0 - 0 -

12. Lào Cai 1.321 1.321 100,0 0 - 0 -

13. Quảng Trị 2.123 2.113 95,5 0 0 0 0

14. Quảng Bình 1.352 1.352 1000 0 0 0 0

15. Ninh Thuận 2.829 2.829 100,0 0 0 0 0

16. Quảng Nam 2.417 2.318 95,9 0 0 0 0

17. Thanh Hóa 1.336 1.336 100,0 0 0 0 0

Cộng 28521 28391 99,5 19 0.06 4 0.01

8
Đợt 2 năm 2020, 17 tỉnh đã triển khai xong hoạt động tẩy giun cho học sinh
tiểu học tại các trường điểm, tỷ lệ uống thuốc đạt 99,5%.
Tổng cộng có 2.731.303 /2.777.677 trẻ em từ 24-60 tháng tuổi và học sinh
tiểu học đã được uống thuốc tẩy giun góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật do
bệnh giun truyền qua đất gây nên. Các chiến dịch tẩy giun diễn ra an toàn và độ
bao phủ đạt 98,3%.
IV.3. Tẩy giun cho học sinh tiểu học năm 2020
Hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học năm 2020 đã triển khai tại 6 tỉnh
có tỷ lệ nhiễm giun cao, theo kế hoạch của WHO.
Kết quả tẩy giun cho học sinh tiểu học năm 2020

Số Số
Số Tỷ lệ Số
T HSTH HSTH Tỷ lệ Tỷ lệ
Tỉnh HSTH uống HSTH
T uống có TDP CCĐ
cả tỉnh thuốc CCĐ
thuốc TDP

1 Điện Biên 72.197 72.164 99,95 0 0,00 0 0,00

2 Hòa Bình 85.879 85.845 99,96 1455 1,69 34 0,04

3 Hà Giang 101.589 101.320 99,74 137 0,14 0 0,00

4 Quảng Ninh 131.279 126.634 96,46 0 0,00 4378 3,33

5 Thanh Hóa 341.369 333.070 97,57 80 0,02 7,224 2,12

6 Sơn La 146.648 144.288 98,39 0 0,00 0 0,00

Cộng 878.961 863.321 98,22 1672 0,19 11636 1,32


Có 863.321/878.961 học sinh tiểu học của 06 tỉnh được uống thuốc tẩy giun
năm 2020 đạt 98,22%. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn của thuốc tẩy giun
chiếm 0,19%, có 1,32% trường hợp trong diện chống chỉ định uống thuốc tấy
giun do gia đình đã tự mua thuốc cho học sinh uống trước chiến dịch.
IV.4. Tổ chức “Lễ trao tặng, tiếp nhận thuốc tẩy giun và Phát động chiến
dịch tẩy giun cho Học sinh tiểu học tại Việt Nam năm 2020”.
Vào tháng 11/2020, tại Trường tiểu học số 1 xã Na Tông, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp

9
với Tổ chức Y tế thế giới, Sở Y tế tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ trao tặng và tiếp
nhận thuốc tẩy giun do Tổ chức Y tế tài trợ cho Việt Nam.
Thành phần tham dự buổi lễ: Tổ chức Y tế thế giới; Viện Sốt Rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng Trung ương (NIMPE); Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Điện Biên; Trung tâm Y tế, Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên; UBND xã, giáo viên Trường tiểu học và cán bộ trạm Y tế xã Na
Tông cùng 400 học sinh tham dự buổi lễ.
Tại buổi lễ, TS. Kidong Park đại diện cho WHO tại Việt Nam đã trao tặng
7,8 triệu viên thuốc tẩy giun cho Việt Nam, số thuốc này được dùng để tẩy giun
cho các đối tượng nguy cơ nhiễm giun cao tại các tỉnh như học sinh tiểu học, trẻ
em 24-60 tháng tuổi, phụ nữ tuổi sinh sản trong năm 2021 và 2022.
Kết quả hoạt động tẩy giun tại Việt Nam 2016-2019

Đối
MDA 2016 2017 2018 2019 2020
tượng
22 22 22 22 22
Số tỉnh
(2 MDA) (2 MDA) (2 MDA) (2 MDA) (1 MDA)
Tổng số đối
Trẻ 3.465.529 3.541.293 3.458.706 3.668.559 1.837.247
tượng
Mầm
Non Số đối
tượng uống 3.385.572 4.467.159 3.385.947 3.603.474 1.806.886
thuốc

Tỷ lệ (%) 97.7 97.9 97.9 98,2 98,3

34 (2 30 (2
Số tỉnh 24 30 6
MDA) MDA)
Tổng số đối
Học 5.277.725 4.929.767 1.940.214 4.808.590 940.187
tượng
sinh
tiểu Số đối
học tượng uống 5.204.780 4.877.046 1.907.200 4.743.950 924.417
thuốc

Tỷ lệ (%) 98,6 98,9 98,3 98,7 98,3

10
Số tỉnh 16 - - - -

Tổng số đối
Phụ nữ 4,757,534 - - -
tượng
tuổi
sinh Số đối
sản tượng uống 4,377,620 - - -
thuốc

Tỷ lệ (%) 92% - - -

IV.5. Hoạt động giám sát và hỗ trợ kỹ thuật hoạt động tẩy giun tại các tỉnh
- Các địa phương có xây dựng kế hoạch tẩy giun cụ thể từ tuyến tỉnh đến tuyến
xã, phối hợp với ngành GD&ĐT và các ban ngành để triển khai tẩy giun.
- Công tác tuyên truyền và chuẩn bị trước khi tẩy giun tốt qua đó được sự hưởng
ứng ủng hộ của phụ huynh học sinh.
- Có kế hoạch giám sát hoạt động của chương trình kết hợp với các công tác xử
lý các tác dụng ngoài ý muốn trong ngày tẩy giun.
- Cách tổ chức triển khai uống thuốc tẩy giun và vitamin A đạt yêu cầu.
- Công tác tẩy giun tiến hành thuận lợi do có sự phối hợp của các ban ngành tại
địa phương: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ban giám hiệu trường mầm non.
- Học sinh tiểu học và trẻ 24-60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun tại thời điểm
đoàn giám sát của đa số các điểm uống thuốc đạt tỷ lệ cao, đa số >80%. Không
phát hiện trường hợp nào có biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc tẩy
giun.
- Tuy nhiên qua giám sát và hỗ trợ kỹ thuật hoạt động tẩy giun tại các tỉnh đoàn
công tác còn ghi nhận một số mặt tồn tại sau:
+ Người dân hiểu biết về chương trình còn hạn chế.
+ Nhân lực chuyên môn còn thiếu.
+ Chưa chủ động huy động được các nguồn kinh phí hỗ trợ tại địa phương.
IV.6. Tập huấn về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh sán lá gan nhỏ tại tỉnh Yên
Bái.

11
- Tiến hành 1 lớp tập huấn cho cán bộ xét nghiệm và bác sỹ làm công tác điều trị
của 2 huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái.
- 14 cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã được tập huấn về xét nghiệm, chẩn đoán, điều
trị bệnh sán lá gan nhỏ tại cộng đồng.
- Lớp học đạt kết quả tốt.
- Các đơn vị đã triển khai hoạt động xét nghiệm và điều trị bệnh sán lá gan nhỏ
tại địa phương sau tập huấn.
IV.7. Hoạt động Giám sát sau Loại trừ Bệnh giun chỉ bạch huyết tại Việt
Nam.
- Theo hướng dẫn của WHO về hoạt động giám sát, đánh giá sau khi được công
nhận Loại trừ bệnh GCBH cần phải được tiến hành nhằm ngăn chặn bệnh bùng
phát trở lại.
- Đã tiến hành giám sát thực trạng chăm sóc và quản lý bệnh nhân phù voi tại 2
tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.
- Đã tiến hành giám sát tại 08 trạm y tế xã có bệnh nhân phù voi cho thấy cán bộ
y tế có kiến thức cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, có tài liệu tập huấn tại trạm, cơ
sở vật chất, hạ tầng, nước sạch và thuốc thiết yếu đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên,
vấn đề giám sát ca bệnh tại trạm chưa tốt. Số lượng bệnh nhân thực tế chưa cập
nhật phù hợp với hiện tại. Bệnh nhân còn chưa đến khám tại trạm mà chủ yếu tự
mua thuốc uống nên không kiểm soát được.
- Đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 2 tỉnh lập danh dách bệnh nhân phù
voi tính đến năm 2020. Hiện đã có tỉnh Bắc Ninh báo cáo số ca bệnh còn lại trên
địa bàn tỉnh là 7 bệnh nhân so với năm 2018 là 20 bệnh nhân.

IV.8. Tình hình một số bệnh ký sinh trùng khác


Theo thống kê, những năm gần đây rất nhiều bệnh nhân đến các cơ sở
khám chữa bệnh chuyên ngành như Phòng khám của Viện Sốt rét - KST- CT
Trung ương, Viện Sốt rét - KST- CT Quy Nhơn, Viện Sốt rét - KST - CT TP.
Hồ Chí Minh, một số cơ sở khám chữa bệnh tại các tỉnh và được chẩn đoán
dương tính với các loại ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, ấu
trùng giun lươn, ấu trùng giun đầu gai, ấu trùng giun đũa chó mèo, sán dây/ấu
12
trùng sán lợn, amip đường ruột với số lượng lên tới hàng chục nghìn ca bệnh
một năm, số người nhiễm phối hợp các loài ký sinh trùng trên.
IV.8.1.Bệnh sán lá gan lớn
Phân bố ca bệnh sán lá gan lớn theo vùng miền

Năm Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng (100%)

2012 701 (13.6%) 4.382 (85%) 72 (1.4%) 5.155

2013 599 (14%) 3.467 (81.2%) 204 (4.8%) 4.270

2014 1.024 (60.4%) 1.694 (56.6%) 276 (9.2%) 2.994

2015 724 (20.6%) 1.912 (54.5%) 876 (25.0%) 3.512

2016 2.547 (55.9%) 1.780 (39.1%) 228 (5.0%) 4.555

2017 3.126 (26,7%) 7.728 (66.0%) 852 (7,3%) 11.706

2018 2.308 9.166 (9 tháng) - > 11.474

4.107 (NIMPE,
2019 Nghệ An, - - -
Thanh Hoá)

2020 1.750 - - -

Năm 2020 có 1.750 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đặng
Văn Ngữ trực thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, giảm
17,7% so với năm 2019. Năm 2019, số bệnh nhân sán lá gan lớn được điều trị
tại Khoa Khám bệnh chuyên ngành của bệnh viện là 2.113 ca bệnh. Tại Trung
tâm PC Sốt rét - KST - CT tỉnh Nghệ An là 1.863 ca. Tại Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh Thanh Hoá là 131 ca. Tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Quy Nhơn 8.202 ca nhiễm sán lá gan lớn được điều trị.

13
Đa số các bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn tại miền Bắc từ các tỉnh thành
như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc
và rải rác ở các tỉnh phía Bắc khác. Tuy nhiên một số lượng lớn bệnh nhân
nhiễm sán lá gan lớn tập trung tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Yếu tố
nguy cơ là do ăn rau thuỷ sinh sống không nấu chín như rau ngổ, rau muống, rau
cải xoong, rau cần nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn tại các vùng dịch tễ bệnh. Bộ Y
tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn vào năm
2006. Một số tỉnh thành có thể chẩn đoán và điều trị được bệnh tại tuyến tỉnh
như Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên… Năm 2018-2019 Tổ chức Y
tế thế giới hỗ trợ một phần thuốc Egaten điều trị bệnh sán lá gan lớn tại Việt
Nam. Đa số bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn được chẩn đoán và điều trị tại các
Viện Sốt rét-KST-CT và một số tỉnh thành có nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh.
IV.8.2.Bệnh sán lá gan nhỏ
Năm 2020 có 250 bệnh nhân sán lá gan nhỏ đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Đặng văn Ngữ, con số này nhiều hơn năm 2019.
Bệnh sán lá gan nhỏ gặp nhiều ở các tỉnh Hoà Bình, Hà Nội, Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hoá, Phú Yên, Bình Định….Tại các vùng dịch tễ bệnh đã
được tiến hành điều trị cho đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng. Tuy nhiên sau
nhiều vòng điều trị tỉ lệ nhiễm bệnh tại các vùng này vẫn còn khá cao. Cần tiến
hành các hoạt động giáo dục truyền thông để làm giảm tỉ lệ ăn gỏi cá từ đó sẽ
giảm tỉ lệ nhiễm bệnh tại cộng đồng.
Trong năm 2019, số bệnh nhân sán lá gan nhỏ được điều trị tại Khoa Khám
bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương là
87 ca bệnh. Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá là 26 ca. Năm
2019, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tiến hành “Đánh giá
thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người, động vật và vật chủ trung gian tại 5
xã thuộc vùng Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái, nơi người dân có thói quen ăn gỏi cá từ
lâu nhưng chưa có số liệu đánh giá”. Tỉ lệ nhiễm chung các loài giun sán tại các
điểm điều tra là 37,83%; tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 33,38%. Một số xã có tỉ lệ
nhiễm sán lá gan lớn cao trên 50% như Mông Sơn, An Phú huyện Yên Bình. Tỉ
lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam giới là 50,52%; nữ giới là 21,63%. Nhóm tuổi
20-39 tuổi nhiễm sán lá gan nhỏ cao nhất 43,74%; nhóm tổi 40-59% là 33,77%.
Tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người ăn gỏi cá là 61.25%, trong khi 16,3% người
không ăn gỏi cá có nhiễm sán lá gan nhỏ. Cần có các biện pháp can thiệp làm

14
giảm tỉ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật do sán lá
gan nhỏ tại vùng hồ Thác Bà trong những năm tới.
IV.8.3.Bệnh ấu trùng sán lợn

Năm Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng

2012 346 (4,6%) 7.041 (94,2%) 84 (1,1%) 7.471

2013 357 (6,6%) 4.872 (90,5%) 156 (2,9%) 5.385

2014 344 (15,8%) 1.563 (71,6%) 276 (12,6%) 2.183

2015 292 (10,4%) 2.204 (78,2%) 324 (11,5%) 2.820

2016 1.210 (29,6%) 2.862 (70,1%) 12 (0,3%) 4.084

2017 1.452 (21,6%) 5.532 (78,4%) 0 (0,0%) 6.984

2018 1.465 7.274 (9Tháng) - - >7.000

NIMPE: 1.148
2019 - - - - -
Nghệ An: 56

2020 NIMPE: 918 - - - - -

Bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn được chẩn đoán và điều trị tại Viện Sốt
rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương gặp chủ yếu tại các tỉnh thành như
Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hoá,… Theo số liệu tổng hợp
từ các năm trước, số lượng bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn gặp nhiều trường
hợp dương tính với ELISA tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Bộ Y tế đã
ban hành hướng dẫn điều trị bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn năm 2002. Hiện nay
Trung tâm Phòng chống Sốt rét/Trung tâm Y tế Dự phòng và Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật các tỉnh gần như không tiến hành hoạt động chẩn đoán và điều trị
ca bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn. Các bệnh nhân tập trung chủ yếu điều trị tại các
bệnh viện tỉnh và các cơ sở chuyên ngành điều trị bệnh ký sinh trùng.
Tháng 3 năm 2019, tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh xuất hiện nhiều
thông tin trẻ em mầm non ăn thịt lợn có nhiễm ấu trùng sán lợn gây hoang mang

15
về nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn ở trẻ, nhiều trẻ từ tỉnh Bắc Ninh đã đến Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Bệnh Viện các bệnh nhiệt đới
quốc gia để khám và chữa bệnh. Các trẻ này đã được khám, xét nghiệm và tư
vấn về phòng chống và điều trị bệnh.
Số bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn được điều trị tại Khoa Khám bệnh
chuyên ngành của NIMPE là 1.148 ca bệnh. Tại Trung tâm PC Sốt rét - KST -
CT tỉnh Nghệ An là 56 ca.
Năm 2020, số bệnh nhân Ấu trùng sán lợn đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Đặng Văn Ngữ là 918 bệnh nhân giảm 16,3% so với năm 2019.
IV.8.4.Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo
Tổng hợp ca bệnh Toxocariasis tại Việt Nam

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam


Năm Tổng
Ca bệnh (%) Ca bệnh (%) Ca bệnh (%)

2012 25 (0,1%) 24.909 (95,2%) 1.224 (4,7%) 26.158


2013 32 (0,2%) 12.369 (93,8%) 792 (6,0%) 13.193
2014 101 (1,6%) 4.524 (70,3%) 1.812 (28,1%) 6.437
2015 152 (3,9%) 1.811 (45,9%) 1.980 (50,2%) 3.943
2016 2.880 (36,1%) 2.599 (32,6%) 2.496 (31,3%) 7.975
2017 5.968 (43,6%) 5.645 (41,2%) 2.083 (15,2%) 13.696
2018 1.985 - - -

2019 NIMPE: 6.662 - - -


NA: 4.962; TH: 234
2020 NIMPE: 4.100 - - -

Người nhiễm giun đũa chó mèo gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên, một số tỉnh miền Bắc và miền Nam. Theo con số thống kê của Khoa
Khám bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng Trung
ương tại miền Bắc các ca bệnh gặp chủ yếu tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hà Nội. Trong năm 2019, số bệnh nhân nhiễm
ấu trùng giun đũa chó mèo được điều trị tại Khoa Khám bệnh chuyên ngành của

16
NIMPE là 6.662 ca bệnh. Tại Trung tâm PC Sốt rét - KST-CT tỉnh Nghệ An là
4.962 ca. Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá là 234 ca bệnh.
Năm 2020 số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đặng
Văn Ngữ giảm 39,9% với 4.100 bệnh nhân.
Nguyên nhân chủ yếu do ăn phải trứng giun đũa chó mèo từ môi trường
nhiễm vào đường tiêu hoá qua thức ăn và nước uống. Công tác chẩn đoán, điều
trị và phòng chống bệnh gặp nhiều khó khăn do thể bệnh đa dạng, không có
triệu chứng điển hình, không có xét nghiệm đặc hiệu và buộc phải điều trị kéo
dài.
IV.8.5.Bệnh ấu trùng giun lươn
Tổng hợp ca bệnh giun lươn tại Việt Nam

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam


Năm Tổng
Ca bệnh (%) Ca bệnh (%) Ca bệnh (%)

2012 10 (0,2%) 3.954 (98,6%) 48 (1,2%) 4.012


2013 10 (0,3%) 2.823 (97,6%) 60 (2,1%) 2.893
2014 2 (0,2%) 1.221 (93,4%) 84 (6,4%) 1.307
2015 41 (2,6%) 1.126 (72,6%) 384 (24,8%) 1.551
2016 124 (5,7%) 1.905 (87,2%) 156 (7,1%) 2.185
2017 156 (4,4%) 3.407 (95,6%) 0 (0,0%) 3.563

2018 237 - - -

2019 207 - - -

2020 253 - - -

Năm 2019, số bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun lươn được điều trị tại Khoa
Khám bệnh chuyên ngành của NIMPE là 207 ca bệnh.
Bệnh do giun lươn đường ruột gặp chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền
Nam, năm 2018 có 237 bệnh nhân nhiễm giun lươn đến điều trị tại Khoa Khám
bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương,
bệnh nhân phân bố rải rác ở các tỉnh miền Bắc. Công tác chẩn đoán và điều trị

17
giun lươn được tiến hành tại các cơ sở khám chữa bệnh chyên khoa ký sinh
trùng.
Trong khi đó năm 2020 có số bệnh nhân nhiễm giun lươn đến khám và
điều trị là 253 ca, tăng 27,3% so với năm 2019.
IV.8.6.Bệnh ấu trùng giun đầu gai
Năm 2019, số bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đầu gai được điều trị tại
Khoa Khám bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương là 192 ca bệnh. Môt số bệnh nhân nhiễm sán dây, nhiễm giun
móc/mỏ thường gặp ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…Bệnh do ấu
trùng giun đầu gai gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
Công tác chẩn đoán, điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó số bệnh nhân nhiễm ấu trùng di chuyển dưới da được điều trị
tại Khoa Khám bệnh chuyên ngành của NIMPE là 201 ca bệnh vào năm 2019.
Năm 2020 là 196 ca.
Tổng hợp ca bệnh giun đầu gai tại Việt Nam

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam


Năm Tổng
Ca bệnh (%) Ca bệnh (%) Ca bệnh (%)

2012 0 633 (96,3%) 24 (3,7%) 657

2013 0 618 (92,8%) 48 (7,2%) 666

2014 0 190 (66,4%) 96 (33,6%) 286

2015 0 659 (90,2%) 72 (9,8%) 731

2016 5 (0,6%) 840 (92,8%) 60 (6,6%) 905

2017 4 (0,2%) 1.614 (99,8%) 0 (0%) 1.618


2018 4 - - -

2019 201 - - -

2020 196

Do nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống các bệnh ký sinh trùng rất
hạn chế, do đó không có các hoạt động tập huấn, chẩn đoán, điều trị, phòng

18
chống các bệnh ký sinh trùng mới nổi theo ngành dọc. Công tác chẩn đoán điều
trị các bệnh ký sinh trùng mới nổi được tiến hành tại các cơ sở khám chữa bệnh,
các bệnh viện chuyên ngành.
Cần nâng cao chất lượng kỹ thuật chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng cũng
như xây dựng tiêu chẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh, tăng cường công tác
nghiên cứu về mặt dịch tễ học, bệnh học, chẩn đoán, điều trị và phương pháp
phòng chống cũng như làm giảm các chi phí khám chữa các bệnh ký sinh trùng
trên.
IV.9. Các hoạt động chỉ đạo tuyến
Đã trình Bộ Y tế phê duyệt 10 Hướng dẫn chẩn đoán phòng chống một số
bệnh Ký sinh trùng vào tháng 6/2020.
Đã xây dựng Kế hoạch Phòng chống các bệnh Ký sinh trùng giai đoạn
2021-2025, đã thông qua hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế và đang đề nghị
Cục Y tế tế Dự phòng tiến hành các thủ tục để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê
duyệt.
Đã xây dựng, chỉnh sửa và trình bày Hướng dẫn Giám sát và Phòng chống
bệnh Ký sinh trùng trước Hội đồng thẩm định của Bộ năm 2020, đang trình Bộ
Y tế phê duyệt.
V. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÁC
BỆNH KÝ SINH TRÙNG

Mặc dù đã được Bộ Y tế, WHO hỗ trợ, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương và các Viện Sốt rét khu vực quan tâm đến công tác phòng
chống giun sán trong cả nước, nhưng bệnh giun sán phân bố rộng rãi, có tính
chất bệnh đa dạng phức tạp, phân bố không đồng đều phụ thuộc vào tính chất xã
hội, điều kiện khí hậu các vùng sinh thái khác nhau của nước ta do đó cần có sự
quan tâm hơn nữa của Chính phủ, các bộ ban ngành và của toàn xã hội.
Tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán trong cộng đồng còn cao, tác hại của bệnh
đối với sức khoẻ và đời sống nhân dân, nhất là trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh
sản, nhưng triệu chứng bệnh âm thầm và bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính và
các nguy cơ khác nên chưa được các cấp lãnh đạo, cộng đồng và xã hội quan
tâm đúng mức.
Điều kiện kinh tế, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi
trường, trong nhà trường cũng như ở cộng đồng, nhất là vùng nông thôn và miền

19
núi nhìn chung còn yếu kém đã làm tăng các nguy cơ lây nhiễm và hạn chế hiệu
quả của các biện pháp phòng chống.
Hệ thống phòng chống các bệnh Ký sinh trùng còn thiếu và yếu, nhiều tỉnh
có Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng trực thuộc các Trung tâm kiểm soát bệnh tật
mới được thành lập, trình độ chuyên môn và trang bị kỹ thuật phục vụ công tác
phòng chống Ký sinh trùng còn rất hạn chế. Các điều tra cơ bản, các kỹ thuật
chẩn đoán, điều trị và mô hình phòng chống cũng chưa được nghiên cứu, tiến
hành một cách đầy đủ, bài bản,…
Chưa hình thành hệ thống giám sát, theo dõi, báo cáo về bệnh ký sinh trùng
từ trung ương đến địa phương.
Kinh phí dành cho công tác PCCBGS còn quá khiêm tốn, việc cung cấp các
loại thuốc điều trị giun sán cũng chưa được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ
thống (chủ yếu còn dựa vào viện trợ và sự chi phối của thị trường tự do,…),
Chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành liên quan như y tế, giáo dục,
thú ý, môi trường sinh thái trong công tác phòng chống giun sán. Việc phòng
chống bệnh giun sán chỉ do ngành Y tế đảm nhiệm chính đã hạn chế hiệu quả
ngăn ngừa và hạn chế tác hại của bệnh.

20
PHẦN II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG NĂM 2021

I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung:
Làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun truyền qua đất và sán truyền
qua thức ăn tại các tỉnh dịch tễ bệnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát, phòng chống các bệnh Ký sinh trùng
tại các tuyến.
- Tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động tẩy giun phòng chống bệnh giun truyền
qua đất cho học sinh tiểu học đạt độ bao phủ tới 75% số trường học tiểu học trên
toàn quốc.
- Mở rộng mô hình phòng chống giun truyền qua đất nhằm mục tiêu làm giảm tỷ
lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun truyền qua đất cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến
60 tháng tuổi và phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 15-45 tuổi.
- Phòng chống làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các bệnh ký sinh trùng
truyền qua thức ăn, truyền qua động vật tại các vùng dịch tễ.
- Xây dựng bản đồ phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam 2021
II. Các hoạt động chính trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng
năm 2021
1. Xây dựng hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh Ký sinh trùng, xây
dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Ký sinh trùng, xây dựng kế hoạch
Phòng chống bệnh Ký sinh trùng giai đoạn 2021-2025.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống các bệnh ký sinh trùng 2021
gắn với chương trình mục tiêu phòng chống Suy dinh dưỡng trẻ em, chương
trình mục tiêu truyền thông y tế trường học và các hoạt động phòng chống bệnh
giun sán nguồn kinh phí của Bộ Y tế, nguồn kinh phí từ các tỉnh cũng như các tổ
chức quốc tế hỗ trợ.

21
3. Xây dựng và tiến hành hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh Ký sinh trùng năm
2021.
4. Giảm tác hại của các bệnh giun sán với sức khoẻ cộng đồng. Duy trì mô hình
phòng chống giun truyền qua đất đạt 75% học sinh tiểu học được uống thuốc tẩy
giun ít nhất 1 lần/năm. Tiếp tục hoạt động tẩy giun cho các đối tượng khác như
trẻ em 24-60 tháng tuổi, phụ nữ tuổi sinh sản 15-45. Nguồn thuốc chủ yếu dự
vào sự hỗ trợ của WHO và các nhà tài trợ khác với các chỉ tiêu tẩy giun tại cộng
đồng theo hướng dẫn mới 2018 của Bộ Y tế. Nguồn kinh phí hoạt động do các
địa phương tự túc.
5. Tiến hành các hoạt động điều trị và phòng chống các bệnh giun sán truyền
qua thức ăn, các bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người.
6. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống các bệnh Ký sinh trùng tại
trường học và tại cộng đồng.
7. Tăng cường hợp tác với các Tổ chức Quốc tế về phòng chống các bệnh Ký
sinh trùng và NTDs.
III. Các giải pháp trọng tâm
1. Về tổ chức và xây dựng chính sách kế hoạch
- Các Trung tâm Phòng chống Sốt rét/Trung tâm Y tế Dự phòng/Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh hoàn thiện cơ cấu nhân sự làm công tác phòng
chống Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo liên tục, tập huấn cho cán bộ
của Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng. Học tập nâng cao khả năng, kỹ năng chẩn
đoán, điều trị và phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
- Xây dựng Kế hoạch phòng chống các bệnh Ký sinh trùng như phòng chống
bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn và các bệnh ký
sinh trùng khác phù hợp với từng đặc điểm tình hình của các tỉnh thành và huy
động nguồn kinh phí của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, điều tra đánh giá phát hiện các vùng dịch tễ,
các vùng có nguy cơ cao nhiễm các bệnh ký sinh trùng như giun truyền qua đất

22
cho các đối tượng, sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn… sử dụng nguồn kinh phí địa
phương và của chương trình Suy dinh dưỡng, Y tế học đường…
- Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp với các Viện
Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn, và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ về chuyên môn, thuốc tẩy giun cho các tỉnh.
2. Về chuyên môn kỹ thuật: Xây dựng hệ thống báo cáo, theo dõi giám sát bệnh
ký sinh trùng theo tháng từ trung ương đến địa phương. Xây dựng, cập nhật
hướng dẫn điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng. Tăng cường hệ thống
Labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn phục vụ cho công tác chẩn đoán phát hiện sớm
và điều trị, đáp ứng xét nghiệm ký sinh trùng đảm bảo cho công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Xây dựng và tiến hành hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh Ký sinh trùng năm
2021.
3. Về truyền thông: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống các
bệnh ký sinh trùng tại trường học và tại cộng đồng.
4. Về nghiên cứu khoa học: Tiếp tục triển khai các nghiên cứu các bệnh ký sinh
trùng, các biện pháp phòng chống có hiệu quả đặc biệt là xây dựng mô hình
phòng chống dựa vào cộng đồng.
5. Về hợp tác quốc tế: Hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế về phòng
chống các bệnh ký sinh trùng.
6. Đầu tư nguồn lực: Xây dựng dự án phòng chống các bệnh ký sinh trùng báo
cáo Bộ y tế, Uỷ ban nhân dân các cấp để có đầu tư phù hợp.
IV. Nội dung xây dựng kế hoạch phòng chống các bệnh Ký sinh trùng năm
2021 tại các tỉnh.
4.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn.
- Các tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo liên tục cho các cán
bộ mới, các cán bộ làm công tác phòng chống Ký sinh trùng tại các tuyến tỉnh
huyện, xã phù hợp với điều kiện của mỗi tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn nâng cao khả năng chẩn đoán, điều
trị và phòng chống các bệnh ký sinh trùng, có kế hoạch tập huấn trọng tâm,

23
trọng điểm cho từng loại bệnh ký sinh trùng, cho từng đối tượng và phù hợp với
từng tỉnh, từng huyện như đối với các bệnh giun truyền qua đất, các bệnh giun
sán truyền qua thức ăn như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây/ấu trùng sán
lợn, giun đầu gai, giun lươn, ấu trùng giun đũa chó mèo…
4.2. Xây dựng kế hoạch nhu cầu trang thiết bị thiết yếu cho công tác nghiên
cứu, xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị, phòng chống bệnh ký sinh
trùng tại các tỉnh.
Các tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu trang bị những trang thiết bị yếu
như kính hiển vi, các dụng cụ hoá chất, các bộ sinh phẩm, các bộ kít, test, các
máy móc về xét nghiệm miễn dịch thiết yếu cần cho Khoa Ký sinh trùng - Côn
trùng tại các tỉnh phục vụ công tác xét nghiệm, nghiên cứu chẩn đoán các bệnh
ký sinh trùng phù hợp với từng tỉnh thành, từng địa phương.
4.3. Cập nhật các hướng dẫn, các phác đồ chẩn đoán, điều trị, phòng chống,
giám sát bệnh Ký sinh trùng do Bộ Y tế hoặc các Viện ban hành.
- Các tỉnh cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng chống các bệnh Ký
sinh trùng do Bộ Y tế ban hành để áp dụng vào công tác thực tế tại địa phương.
- Cập nhật các hướng dẫn giám sát phòng chống hoặc các SOP về chẩn đoán
điều trị bệnh ký sinh trùng do các Viện chuyên ngành ban hành để có cơ sở xây
dựng hoặc áp dụng vào công tác nghiên cứu, phòng chống các bệnh Ký sinh
trùng tại địa phương.
4.4. Xây dựng kế hoạch điều tra đánh giá, thu thập số liệu về tình hình bệnh
Ký sinh trùng tại từng địa phương.
- Các tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra đánh giá tình hình bệnh ký sinh trùng phù
hợp với từng loại bệnh và từng đối tượng ưu tiên như ví dụ như các tỉnh tây bắc
tập trung nhiều vào bệnh giun truyền qua đất cho cả 3 đối tượng ưu tiên như học
sinh tiểu học, trẻ em 12-60 tháng tuổi, phụ nữ tuổi sinh sản; các tỉnh như Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An có thể xem xét ưu tiên đánh giá
tình hình nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn; các huyện như Kỳ Sơn - Hoà Bình, Ba
Vì - Hà Nội, Yên Bình, Lục Yên - Yên Bái; Nghĩa Hưng, Hải Hậu - Nam Định,
các huyện của tỉnh Ninh Bình, Nga Sơn, Hà Trung - Thanh Hoá có thể tập trung

24
vào việc đánh giá và phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ. Các tỉnh thành như Hà
Nội, Thanh Hoá, Nghệ An xem xét đánh giá và phòng chống bệnh sán lá gan lớn
lại cộng đồng. Tại tất cả các tỉnh thành khác có thể xây dựng kế hoạch lựa chọn
điều tra đánh giá các bệnh ký sinh trùng khác nhau tại các vùng ưu tiên của từng
địa phương.
- Các tỉnh xây dựng các đề tài nghiên cứu, các nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở, cấp
tỉnh, về Ký sinh trùng tại cộng đồng, tại trường học, tại các vùng ưu tiên phù
hợp với tình hình bệnh ký sinh trùng của từng địa phương.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tiến hành hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký
sinh trùng năm 2021.
4.5. Xây dựng kế hoạch huy động nguồn ngân sách từ địa phương
- Dựa trên các số liệu nghiên cứu, số liệu điều tra từ các năm gần đây, xây dựng
bản đồ dịch tễ và nêu được gánh nặng bệnh tật của các bệnh ký sinh trùng để
xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng trình và kêu gọi sự ủng hộ
về kinh phí và nguồn lực từ uỷ ban nhân dân các cấp như tỉnh, huyện.
- Dựa trên các kế hoạch phòng chống của các dự án, của các Viện trung ương để
xây dựng kế hoạch phòng chống các bệnh Ký sinh trùng xin hỗ trợ kinh phí từ
uỷ ban nhân dân các cấp như tỉnh, huyện, xã cho các hoạt động cụ thể của từng
địa phương như phòng chống bệnh giun truyền qua đất, các bệnh sán lá gan nhỏ,
sán lá gan lớn, sán dây/ấu trùng sán lợn và các bệnh ký sinh trùng khác.
4.6. Xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống một số bệnh ký sinh trùng phù
hợp với tình hình bệnh ký sinh trùng và phù hợp với điều điều kiện của
từng địa phương.
4.6.1. Phòng chống các bệnh giun truyền qua đất:
- Các tỉnh xây dựng kế hoạch tẩy giun tại cộng đồng cho các đối tượng có nguy
cơ cao sử dụng nguồn kinh phí huy động từ địa phương bao gồm các hoạt động
như tập huấn cho cán bộ Y tế và giáo viên, truyền thông tại trường học và tại
cộng đồng, hoạt động cấp phát thuốc tẩy giun tại cộng đồng và tại trường học.
- Xác định đối tượng và dự trù số lượng thuốc tẩy giun cần thiết cho các đối
tượng.

25
- Hoạt động thiết kế và in ấn các tài liệu truyền thông như tờ rơi, poster, đồ dùng
dụng cụ truyền thông tại trường học, băng rôn….
- Nhận và phân phối thuốc tẩy giun cho tuyến dưới.
- Tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thông trước, trong và sau khi tẩy giun
tại trường học và tại cộng đồng sử dụng các vật liệu truyền thông
- Tiến hành tẩy giun tại trường học và tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế
đã ban hành.
- Hoạt động giám sát, theo dõi trước, trong và sau khi tẩy giun.
- Hoạt động thống kê báo cáo kết quả tẩy giun.
- Tổ chức điều tra, đánh giá hiệu quả của các hoạt động tẩy giun.
4.6.2. Hoạt động phòng chống các bệnh giun sán truyền qua động vật, bệnh
giun sán truyền qua thức ăn
- Các tỉnh lựa chọn các bệnh giun sán truyền qua động vật, bệnh giun sán truyền
qua thức ăn ưu tiên tại từng tỉnh, từng huyện, từng vùng của địa phương để xây
dựng kế hoạch phòng chống cụ thể như các bệnh sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn,
sán dây/ấu trùng sán lợn, sán lá phổi, giun lươn, ấu trùng giun đũa chó mèo,
giun đầu gai, giun xoắn...
- Lựa chọn các đối tượng ưu tiên để tiến hành công tác phòng chống.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng cho từng
bệnh.
- Phát triển các vật liệu truyền thông.
- Học tập nâng cao công tác xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, phòng chống và áp
dụng tại địa phương.
- Tiến hành phát hiện và điều trị ca bệnh cho một số bệnh giun sán truyền qua
động vật, bệnh giun sán truyền qua thức ăn.
- Tiến hành tẩy sán tại cộng đồng như sán lá gan nhỏ tại một số địa phương.
- Xây dựng kế hoạch giám sát, báo cáo cho một số bệnh giun sán truyền qua
động vật, bệnh giun sán truyền qua thức ăn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
của từng địa phương.
VIỆN TRƯỞNG

26
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự kiến cấp thuốc tẩy giun cho Học sinh tiểu học năm 2021
TT Tỉnh Đợi 1 Đợt 2
1 Bắc Giang - 165.000
2 Bắc Kạn 30.000 30.000
3 Bình Phước 95.000 -
4 Cao Bằng 52.000 52.000
5 Đăk Nông 72.000 -
6 Đăk Lăk 190.000 190.000
7 Điện Biên 75.000 75.000
8 Đồng Nai 110.000  
9 Gia Lai 170.000 170.000
10 Hà Giang 100.000 100.000
11 Hà Nam   80.000
12 Hà Tĩnh 120.000 120.000
13 Hòa Bình 87.000 87.000
14 Khánh Hòa   105.000
15 Kon Tum 65.000 65.000
16 Lai Châu 60.000 60.000
17 Lâm Đồng 130.000 -
18 Lạng Sơn 70.000 70.000
19 Lào Cai 85.000 85.000
20 Nam Định   170.000
21 Nghệ An 310.000 310.000
22 Ninh Thuận 60.000 -
23 Phú Thọ   145.000
24 Phú Yên 75.000 -
25 Quảng Bình 120.000 -
26 Quảng Nam 120.000 120.000
27 Quảng Ngãi 105.000 -
28 Quảng Ninh   135.000
29 Sơn La 145.000 145.000
30 Tây Ninh 102.000 -
31 Thái Bình - 180.000
32 Thái Nguyên - 115.000
33 Thanh Hóa 330.000 330.000
34 Thừa Thiên Huế 100.000 -
35 Vĩnh Phúc   130.000
27
36 Yên Bái 85.000 85.000
  Cộng 3.063.000 3.319.000

28
Phụ lục 2: Dự kiến cấp thuốc tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng tuổi
tại 12 tỉnh dự án năm 2021

Tẩy giun trẻ 24-60 tháng tuổi


TT Tỉnh Đợi 1 Đợt 2
1 Thanh Hóa 273.000 273.000
2 Đắk Lắk 115.000 115.000
3 Gia Lai 104.000 104.000
4 Kon Tum 39.000 39.000
5 Quảng Nam 83.000 83.000
6 Quảng Trị 40.600 40.600
7 Quảng Bình 63.000 63.000
8 Bình Thuận 72.000 72.000
9 Đắk Nông 43.000 43.000
10 Bình Phước 64.000 64.000
1 Bắc Giang 142.000 142.000
2 Bắc Kạn 22.000 22.000
3 Cao Bằng 44.000 44.000
4 Điện Biên 49.000 49.000
5 Hà Giang 66.000 66.000
6 Hà Tĩnh 97.000 97.000
7 Lai Châu 44.000 44.000
8 Lào Cai 72.000 72.000
9 Nghệ An 246.000 246.000
10 Sơn La 99.000 99.000
11 Yên Bái 65.000 65.000
12 Phú Yên 52.000 52.000
Cộng 1.894.600 1.894.600

29
Phụ lục 3: Dự kiến cấp thuốc tẩy giun cho Phụ nữ tuổi sinh sản
tại 16 tỉnh năm 2021

Số PNTSS 15 - 45 Số thuốc dự trù cấp


TT Tình
tuổi (người) (viên)
1 Bắc Ninh 333.342 340.000
2 Cao Bằng 115.603 120.000
3 Hà Giang 192.004 200.000
4 Hòa Bình 176.804 180.000
5 Sơn La 314.574 320.000
6 Điện Biên 140.000 145.000
7 Lào Cai 156.020 160.000
8 Yên Bái 180.575 185.000
9 Thái Nguyên 273.065 280.000
10 Nam Định 443.822 450.000
11 Thanh Hóa 833.174 850.000
12 Hà Tĩnh 262.172 270.000
13 Quảng Nam 370.970 375.000
14 Đắk Lắc 417.452 420.000
15 Tây Ninh 263.894 270.000
16 Bình Phước 230.000 240.000
Cộng 4.703.471 4.805.000

30

You might also like