You are on page 1of 32

Luâ ̣n văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

NĂM 2019

Nhóm 10 – Lớp Đại học Dược 04B

Đà Nẵng, tháng 6/2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

--------
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

NHÓM 10 – LỚP ĐH DƯỢC 04B

Đà Nẵng, tháng 6/2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

--------
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

Người hướng dẫn:

ThS. Ngô Thị Bích Ngọc

ThS. Đỗ Ích Thành

BS. Trần Lê Hồng Giang

Người thực hiện:

Nguyễn Đăng Thảo

Nguyễn Thị Minh Thi

Võ Hưng Thịnh

Nguyễn Đăng Thịnh

Nguyễn Thanh Thuận

Lê Thị Hoài Thương

Đà Nẵng, tháng 6/2019

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TCM: Tay chân miệng

CST: Chăm sóc trẻ


MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ …..……………………………………..……………………………...1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………….………….3

1.1. Các khái niệm về bệnh TCM…………………………………………....................3


1.2. Các vấn đề liên quan đến bệnh TCM……………………………….......................3

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh TCM……………...................5

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….....9

2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..….....9

2.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………......9

2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu…………………………....................9

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………......................9

2.5. Biến số nghiên cứu………………………………………………………….........10

2.6. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………….....................15

2.7. Phương pháp phân tích số liệu………………………………………………..….15

2.8. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………….……..15

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………...……....16

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………...….......….16

3.2 Tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh
TCM ……………………………………………………………...………..…..16

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - DỰ TRÙ KINH PHÍ……………………………...19

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...…...21

PHỤ LỤC………………………………………………………………….................23
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết, dưới tác động của tự nhiên, của môi trường công nghiệp hóa
thời kỳ hội nhập đã làm các dịch bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con
người phát sinh ngày một nhiều, mà trong khi đó chúng ta vẫn chưa tìm được phương pháp
điều trị và vaccin dự phòng một cách hiệu quả. Và một trong những dịch bệnh đang rất được
quan tâm hiện nay đó là bệnh TCM (tên Tiếng Anh là Hand –  Foot –  Mouth Disease, viết tắt
HFMD). Đây là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ do hai nhóm tác nhân thường
gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra [3]. Bệnh có thể gây nhiều biến
chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,... dẫn tới tử vong nếu
không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do
Enterovirus 71 (EV71). Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch
tiết chứa virus gây bệnh. Nguồn lây chính từ nước bọt, bỏng nước và phân của trẻ em nhiễm
bệnh. Tại các tỉnh phía Nam bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến
tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường
gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể
như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây
truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. [3] [4]

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh TCM ngày càng tăng cao với những con
số “ khổng lồ” trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là khu vực tây Thái Bình
Dương [12]. Theo thống kê của WHO, từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 7 năm 2018, tổng cộng có
377.629 trường hợp mắc bệnh và 4 trường hợp tử vong đã được báo cáo tại Trung Quốc, tại
Nhật Bản trong tuần thứ 31 và 32, tổng cộng có 5.389 trường hợp mắc bệnh và 4.096 trường
hợp đã được báo cáo, mang lại tổng số vụ trong năm 2018 lên tới 69.041, tại Singapore trong
tuần thứ 30 năm 2018, 1.229 trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo, tổng cộng có 26.252
trường hợp đã được báo cáo từ đầu năm 2018 [13]. Tại Việt Nam, bệnh TCM được ghi nhận
từ  năm 2003 với những ca bệnh đầu tiên tại thành phố  Hồ  Chí Minh và không ngừng tăng
nhanh. Ước tính tổng số ca mắc bệnh TCM lũy tích từ năm 2003- 2010 khoảng 125.000
trường hợp. Năm 2011 bệnh TCM gia tăng đột biến ở mức độ báo động với 113.121 trường
hợp mắc và 170 ca tử vong được phát hiện và báo cáo. Năm 2012 dịch TCM ở nước ta tiếp
tục diễn biến phức tạp với số người mắc 152.287 (tăng 1,3 lần so với năm 2011) và tử vong
45 ca [2]. Trong tuần thứ 33 năm 2018, tổng cộng 2 378 trường hợp mắc bệnh không có
trường hợp tử vong đã được báo cáo từ 63 tỉnh, trong đó 961 đã phải nhập viện, tích lũy đã có
32 956 trường hợp mắc TCM được báo cáo trong năm 2018, trong đó có 17 169 trường hợp
nhập viện và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo [13].
2

Theo thống kê ở trên, chúng ta thấy tình trạng mắc bệnh TCM hiện nay trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đang ở con số đáng báo động, nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa
có vaccin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và
biến chứng, do vậy, kiến thức, thực hành của các bà mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc phòng bệnh TCM[3]. Thành phố Đà Nẵng mặc dù là nơi chưa bùng phát thành dịch lớn
như các địa phương khác, song TCM cũng là một bệnh khá phổ biến trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng, từ đầu năm đến tháng 10/2018 thành phố ghi nhận 16 ổ dịch TCM với 1.376 ca
mắc, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2017 [1]. Đáng chú ý là quận Ngũ Hành Sơn có tỷ lệ
mắc bệnh trên 100.000 dân cao nhất là 178 ca trên 80.113 dân, tương ứng tỷ lệ 222,19 [1].
Góp phần giúp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi phòng bệnh tốt cho con mình đặc biệt là các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi của quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng - quận có tỷ lệ mắc TCM
cao nhất thành phố, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu về kiến thức, thực hành và một số
yếu tố liên quan về phòng chống bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận
Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng năm 2019’’.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
năm 2019 có kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh TCM .

2. Mô tả các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh TCM của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng năm 2019.

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về bệnh TCM

- Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do
virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và
Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng bỏng nước ở
các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể
gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến
tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng
thường do EV71.
3

1.2. Các vấn đề liên quan đến bệnh TCM

1.2.1. Lâm sàng


Triệu chứng lâm sàng:
- Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng,
biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét
miệng, phát ban dạng bỏng nước, sốt nhẹ, nôn…Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ
biến chứng.

- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến
chứng.

1.2.2. Cận lâm sàng


- Các xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện),
đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi…
- Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng: Khí máu khi có suy hô hấp, Troponin I, siêu
âm tim khi nhịp tim nhanh, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc, dịch não tủy...
- Xét nghiệm phát hiện virus từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt.
- Chụp cộng hưởng từ não.
1.2.3. Chẩn đoán
- Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có virus gây bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt: Các bệnh có biểu hiện loét miệng, các bệnh có phát ban da, viêm não
màng não, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi…
1.2.4. Biến chứng
- Biến chứng thần kinh.
- Biến chứng tim mạch, hô hấp.
1.2.5. Phân độ lâm sàng
Bảng 1.1. Phân độ lâm sàng
Độ 1 Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ Độ 2a Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc
2 khám; Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39OC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy
khóc vô cớ.
Độ Nhóm Có một trong các biểu hiện sau: Giật mình ghi nhận lúc khám; Bệnh
4

2b 1 sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút; Bệnh sử có giật mình kèm theo một
dấu hiệu sau: Ngủ gà, mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên,
không sốt), sốt cao ≥ 39OC không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Nhóm Có một trong các biểu hiện sau: Thất điều; Rung giật nhãn cầu, lác
2 mắt; Yếu chi hoặc liệt chi; Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng
nói…
Độ 3 Mạch nhanh > 170 lần/phút; Một số trường hợp có thể mạch chậm
(dấu hiệu rất nặng); Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; Huyết áp
tăng; Thở nhanh, thở bất thường; Rối loạn tri giác (Glasgow < 10
điểm); Tăng trương lực cơ.
Độ 4 Sốc; Phù phổi cấp; Tím tái, SpO2 < 92%; Ngưng thở, thở nấc.

1.2.6. Điều trị


Nguyên tắc điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng
kháng sinh khi không có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

1.2.7. Phòng bệnh


Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu.

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu
hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:


- Cách ly theo nhóm bệnh.

- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các
ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại
theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

Phòng bệnh ở cộng đồng:


- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc
5

với phân, nước bọt).

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-
14 ngày đầu của bệnh.

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh TCM

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

- Theo nghiên cứu của tác giả WANG Xia và cộng sự, năm 2015 “Khảo sát về kiến thức, thái
độ và thực hành về bệnh TCM ở trẻ mẫu giáo Cha mẹ ở huyện Shibei, thành phố Thanh Đảo”
cho kết quả của 2203 bậc cha mệ được khảo sát, tỷ lệ nhận thức về các biểu hiện lâm sàng,
đường lây truyền chính và thời gian cách ly là hơn 70% ở các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ
nhận thức về mùa xảy ra cao và các biểu hiện cho các trường hợp nghiêm trọng chỉ là 50% .
70% cha mẹ đã được chuẩn bị tiêm vắc-xin HFMD cho trẻ em, nhưng chỉ có 35% cha mẹ
dính vào quyết định vắc-xin nếu được cung cấp vắc-xin chỉ nhắm vào một loại virus. Nguồn
kiến thức phòng ngừa chính của HFMD là các kênh truyền thông đại chúng như TV, báo và
Internet cha mẹ.[11] http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-YXWX201501007.htm

- Theo nghiên cứu của tác giả Dingmei Zhang và cộng sự, năm 2016 “Rửa tay: Chiến lược
chính để tránh bệnh tay, chân và miệng” cho thấy rằng rửa tay là một chiến lược chính để
ngăn ngừa nhiễm trùng HFMD. Hơn nữa, chúng ta cần cẩn thận hơn khi đề xuất phát sóng ra
giường cho công chúng.[9] https://www.mdpi.com/1660-4601/13/6/610/htm
- Theo nghiên cứu của tác giả Q. Liao và cộng sự, năm 2017 “Quan điểm của phụ huynh về
bệnh tay, chân và miệng ở trẻ em ở Hồng Kông”. Kết quả: Khoảng 19% số người được hỏi
báo cáo rằng con của họ trước đó đã bị nhiễm HFMD và tỷ lệ lây nhiễm được báo cáo cao
hơn ở những gia đình có nhiều hơn một đứa trẻ trong độ tuổi mục tiêu nhóm hơn những người
chỉ có một con (26% so với 15%, P = 0,001). Chỉ có 24% số người được hỏi cho biết ít nhất
một số lo lắng về việc con họ bị nhiễm HFMD và chỉ 5% nhận thấy khả năng cao là con họ sẽ
bị nhiễm HFMD. Khoảng hai phần ba số người được hỏi nhận thấy rằng con của họ ít nhất có
khả năng phải nhập viện và hơn 60% dự đoán ít nhất một số điều hối tiếc nếu con của họ bị
nhiễm HFMD.[10] https://www.cambridge.org/core/journals/epidemiology-and-
infection/article/parental-perspectives-on-hand-foot-and-mouth-disease-among-children-in-
hong-kong-a-longitudinal-study/B9AA0FE990BC27C40BC229B1DCF835A5/core-reader
- Theo nghiên cứu của tác giả Zhongzhou Yang và cộng sự, năm 2017 “Ước tính thời gian
6

ủ bệnh TCM của trẻ em ở các nhóm tuổi khác nhau” cho kết quả: ước tính thời gian ủ bệnh
trung bình của HFMD là 4,4 (95% CI 3,8, 5,1) ngày đối với học sinh mẫu giáo khoảng 2 đến
5 tuổi, phù hợp với khoảng 3 đến 7 ngày thường được trích dẫn bởi các cơ quan y tế khác
nhau. Thời gian ủ bệnh trung bình ước tính của HFMD là 5,7 (95% CI 4,6 Lần 7.0) đối với
học sinh trung học khoảng 12 đến 18 tuổi và dường như dài hơn, mặc dù sự khác biệt không
đạt được ý nghĩa thống kê với cỡ mẫu nhỏ trong nghiên cứu. Thời gian ủ ước tính có thể dài
hơn 10 ngày đối với 8,8% và 23,2% học sinh mẫu giáo và trung học cơ sở, dựa trên phân phối
được trang bị. Thời gian ủ bệnh ước tính cho trẻ tiểu học (n = 9) có độ biến thiên tương đối
thấp khi so sánh với các nhóm khác, có lẽ là do dữ liệu được lấy từ một trường duy nhất và do
đó có khả năng là do một mầm bệnh gây ra. Ngược lại, sự thay đổi tương đối cao của thời
gian ủ bệnh ước tính ở học sinh trung học (n = 73) có thể được giải thích bằng sự không đồng
nhất cao hơn trong các phản ứng miễn dịch của vật chủ do tiếp xúc nhiều hơn với các mầm
bệnh khác nhau.[14] https://www.nature.com/articles/s41598-017-16705-7

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

- Theo nghiên cứu của tác giả Đoàn Ngọc Minh Quân và cộng sự, năm 2013 về đặc điểm dịch
tễ bệnh TCM tại khu vực phía Nam, giai đoạn 2013 – 2016, kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh
xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi khác nhau, tập trung chủ yếu ở nhóm dưới 5 tuổi chiếm 95,7%,
trẻ dưới 3 tuổi có 91,7%. Các trường hợp bệnh TCM xảy ra rải rác trong các tháng đầu năm,
tăng mạnh từ tháng 5 và đạt đỉnh dịch ở tháng 9, tháng 10 và sau đó giảm dần vào các tháng
cuối năm. Tác nhân gây bệnh TCM có độ lâm sàng từ 2b trở lên chủ yếu là virus EV71
(27,8% – 67,6%) và các virus đường ruột khác (15,6% - 21,7%). Hiện tại chưa có vaccin
phòng ngừa bệnh TCM, việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào các biện pháp thường quy đối với
bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp.[8] http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-
hoc-du-phong/2017/11/dac-diem-dich-te-benh-tay-chan-mieng-tai-khu-vuc-phia-nam-giai-
doan-2013-2016-o81E206AB.html?
fbclid=IwAR3Tph1qb2E5WQeUIKG_uaaZ8QP6iL7gn7kQnPVLHI_tEewwev8oNAJH6lI

- Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thiên Ngân và cộng sự, năm 2014 “Thực hành phòng
bệnh TCM tại cộng đồng: nghiên cứu cắt ngang tại khu vực phía Nam năm 2014” cho kết quả
cho thấy có 64,4% người CST thực hành đúng các biện pháp phòng bệnh, tuy nhiên chỉ có
0,1% người CST biết dấu hiệu chuyển nặng của bệnh. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê về
trình độ người CST có trình độ đại học/cao đẳng thực hành đúng cao hơn 15,1 lần so với
người chưa học hết cấp 1; mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp với việc thực
hành: người CST là cán bộ công chức thực hành đúng gấp 8 lần công nhân (p<0,001 và KTC
7

95% = 0,71 – 0,9); gấp 4,5 lần nông dân (p <0,0001 và KTC là 0,37 – 0,56); và gấp 8 lần nội
trợ (p =0,005 và KTC 95% là 0,71 - 0,94). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mối
quan hệ thân nhân với trẻ và thực hành như Ông/bà thực hành đúng cao hơn 7,7 lần cha mẹ
(p= 0,003 và KTC 95% là 0,65 - 0,91). [7]http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-
du-phong/2015/05/thuc-hanh-phong-benh-tay-chan-mieng-tai-cong-dong-nghien-cuu-cat-
ngang-tai-khu-v-o81E202DB.html

- Theo nghiên cứu của tác giả Lê Quang Minh và Nguyễn Thanh Dương, năm 2015 “Tìm hiểu
kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh tay - chân - miệng của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng - Hà Nam năm 2015” cho kết quả nghiên cứu cho
thấy số bà mẹ có kiến thức đúng đạt từ 58,3% (hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh) đến 69,4%
(hiểu biết về đường lây bệnh). Nhóm đối tượng có kiến thức đúng cao là người có trình độ
học vấn từ phổ thông trung học trở lên (78,4%) và dưới 35 tuổi (71,4%). Tỷ lệ các bà mẹ thực
hành phòng chống bệnh TCM cho trẻ từ 38,2% (rửa tay bằng xà phòng trước khi bế trẻ) đến
56,6% (rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn). Nhóm đối tượng < 35 tuổi và công chức có kỹ
năng thực hành tốt là 51,2%; 71,4%. [6]http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-
phong/2017/02/tim-hieu-kien-thuc-va-thuc-hanh-ve-phong-chong-benh-tay-chan-mieng-cua-
cac-ba-me-o81E20522.html

- Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nhật Duyên và cộng sự, năm 2018 “Kiến thức, thực
hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh TCM của người chăm sóc chính trẻ dưới 5
tuổi tại xã ba cụm bắc, huyện “Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, năm 2018” cho kết quả nghiên
cứu cho thấy có 20,6% người chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi có kiến thức chung về phòng
bệnh TCM đạt và 21,4% người chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi có thực hành chung về phòng
bệnh TCM đạt. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức,
dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, số lượng nguồn thông tin về
phòng bệnh TCM mà đối tượng nghiên cứu được tiếp cận với thực hành phòng bệnh TCM
(p<0,001).[5] http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-phong/2018/04/kien-thuc-
thuc-hanh-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-phong-benh-tay-chan-mieng-cua-o81E20729.html

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng năm 2019.
8

- Tiêu chí lựa chọn: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi; Thường trú tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng trong năm 2019 kể từ thời điểm chọn mẫu.

- Tiêu chí loại trừ: Người tham gia phỏng vấn vắng nhà; từ chối trả lời hay không có khả năng
giao tiếp.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang.

2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu: 1/1/2019- 1/6/2019.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

P (1−P)
2.4.1. Cỡ mẫu: n = Z2

n: cỡ mẫu

Z: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z = 1,96.

P: tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có thực hành đúng về phòng chống bệnh TCM,
tham khảo từ tài liệu nghiên cứu của Lê Thị Nhật Duyên và cộng sự (2018), P = 0,214.
[5]

d: độ chính xác kỳ vọng d = 0,05.

Theo công thức trên thì cỡ mẫu tối thiểu đưa vào là 259 người, dự phòng 10% đối tượng từ
chối, không tham gia vào nghiên cứu (26 người).

Như vậy, cỡ mẫu cần là 285 đối tượng.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu chùm, gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chọn cụm theo phường, dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn được 2
phường ngẫu nhiên trong 4 phường là phường Hòa Qúy và Hòa Hải.

- Giai đoạn 2: Chọn hộ gia đình có bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Số hộ gia đình ở mỗi cụm
(phường) được họn vào mẫu tỷ lệ với kích thước của cụm. Chọn hộ gia đình ở mỗi cụm theo
phương pháp chọn mẫu hệ thống theo danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các cụm.

2.5. Biến số nghiên cứu


9

STT Tên Mô tả biến Phân


biến loại

1 Tuổi Tuổi hiện tại của đối tượng nghiên cứu (tuổi dương lịch cụ thể) Biến liên
tục

2 Trình 1. Mù chữ 2. Biết đọc, biết viết 3. Cấp I Biến thứ


độ học 4. Cấp II 5. Cấp III 6.Trung cấp hạng
vấn 7. Cao đẳng/Đại học 8. Trên Đại học
3 Ngành 1. Không có việc/Thất nghiệp/Đang kiếm việc làm Biến
nghề 2. Nông 3. Sinh viên 4. Nội trợ danh
5. Có một nghề nào đó 6. Nhân viên văn phòng 7. mục
Khác (ghi rõ)
4 Kiến B1. Có từng nghe về bệnh TCM? Có/Chưa B1: Biến
thức về B2. Nghe từ đâu? nhị phân
bệnh 1. Cán bộ y tế
B2-B14:
TCM 2. Truyền hình
Biến
3. Truyền thanh
định tính
4. Sách báo, tạp chí, pano áp phích…
5. Từ người thân, bạn bè, hàng xóm
6. Khác (ghi rõ)
B3. Bệnh TCM có lây truyền không?
1. Có 2. Không
B4. Bệnh TCM lây truyền bằng cách nào?
1. Qua đường hít thở không khí chứa mầm bệnh
2. Qua ăn uống thức ăn, nước uống,… bị nhiễm tác nhân gây
bệnh
3. Cầm nắm, tiếp xúc các dụng cụ, đồ chơi, bàn ghế… bị nhiễm
tác nhân gậy bệnh
4. Qua vật dụng (chén, cốc, thìa …) bị nhiễm tác nhân gây bệnh
5. Tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng của người bệnh
6. Do truyền máu, tiêm chích, muỗi đốt...
7. Khác (ghi rõ) 8. Không biết
B5. Lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM nhất là:
1. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi 2. Trẻ lớn trên 5 tuổi
3. Thanh thiếu niên/ người trưởng thành
10

4.Người già 5. Không biết


B6. Yếu tố nào làm cho trẻ dễ mắc bệnh TCM?
1. Do lây nhiễm bệnh từ người chăm sóc trẻ
2. Do lây nhiễm bệnh từ các trẻ khác chơi chung (tại nhà trẻ,
nơi tập trung trẻ chơi đông, …)
3. Do vệ sinh cá nhân trẻ kém; trẻ hay mút tay, ngậm đồ chơi,
dùng tay bốc thức ăn…
4. Do sức đề kháng của trẻ kém
5. Khác (ghi rõ) 6. Không biết
B7. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh TCM không?
1. Sốt 2. Đau họng/ đau loét miệng
3. Ban, bỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông
4. Nôn, tiêu chảy 5. Khác (ghi rõ) 6. Không biết
B8. Các dấu hiệu cho thấy bệnh trở nặng cần đưa trẻ đến ngay
có sở y tế là:
1. Sốt cao kéo dài 2. Nôn ói
3. Giật mình khi ngủ
4. Trẻ vật vã - li bì, đi loạng choạng, rung chi
5. Khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh
6. Khác (ghi rõ) 7. Không biết
B9. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh TCM nên:
1. Đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế
2.Thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất
3. Để ở nhà theo dõi và điều trị 4. Khác (ghi rõ)
B10. Hiện nay đã có vaccin phòng bệnh TCM chưa?
1. Có 2. Chưa 3. Không biết
B11.Bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu chưa?
1. Có 2. Chưa 3. Không biết
B12. Bệnh TCM có nguy hiểm không?
1. Có nguy hiểm 2. Không nguy hiểm
3. Không biết
B13. Bệnh TCM có thể phòng ngừa được không?
1. Có 2. Chưa 3. Không biết
B14. Nếu phòng ngừa được, các cách phòng bệnh TCM:
11

1. Tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh


2. Vệ sinh cá nhân, rửa tay cho trẻ, không cho trẻ mút tay hay
ngậm đồ chơi
3. Không dùng chung khăn ăn, khăn tay, khăn lau mặt,... cho
trẻ.
4. Vệ sinh cá nhân của người chăm sóc trẻ: rửa tay thường
xuyên bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ và sau khi đi vệ
sinh
5. Vệ sinh ăn uống: cho trẻ ăn chín, uống chín; dùng riêng bát
thìa cho trẻ
6. Thường xuyên lau sạch các vật dụng tiếp xúc hằng ngày như
đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà, mặt bàn/ghế,…bằng xà
phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
7. Xử lý triệt để phân, chất thải của trẻ
8. Không biết 9. Khác (ghi rõ)
5 Thực C1. Có rửa tay trước khi chăm sóc trẻ (cho trẻ ăn, ẵm, thay quần C1-C3;
hành áo..) C5-C8:
phòng 1. Luôn luôn 2. Thỉnh thoảng 3. Hiếm khi Biến định
chống C2. Có rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tả hoặc làm vệ tính
bệnh sinh cho trẻ
C4: Biến
TCM 1. Luôn luôn 2. Thỉnh thoảng 3. Hiếm khi
nhị phân
C3. Có thường rửa tay bằng
1. Nước sạch đơn thuần
2. Nước sạch kèm xà phòng
3. Khác (ghi rõ)
C4. Có vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng tuần
1. Có 2. Không
C5. Vệ sinh đồ chơi của trẻ
1.Lau chùi cho sạch bụi
2. Rửa bằng nước sạch
3. Rửa bằng nước sạch và xà phòng
4. Ngâm rửa bằng dung dịch khử khuẩn
5. Khác (ghi rõ)
C6. Sàn nhà, bàn ghế,tủ… trong nhà có được lau chùi
1. Thường xuyên hằng ngày
12

2. Ít khi
3. Thỉnh thoảng, vài 3 ngày/ lần
4. Hầu như không
C7. Thường lau chùi bàn ghế, sàn nhà bằng
1.Lau chùi cho sạch bụi
2. Chùi rửa bằng nước sạch
3. Chùi rửa bằng nước sạch và xà phòng
4. Chùi rửa bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường
5. Khác (ghi rõ)
C8 . Cần làm gì để phòng bệnh TCM cho trẻ (Nhiều chọn lựa)
1. Tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh
2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay trẻ, không cho trẻ
mút tay, ngậm đồ chơi,…
3. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày
4. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ học tập của trẻ
bằng nước sạch và xà phòng
5. Cho trẻ ăn chín, uống chín
6. Dùng riêng bát thìa cho mỗi trẻ khi cho ăn
7. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất
tẩy rửa thông thường
8. Phân, chất thải của trẻ được thu gom và đổ vào nhà tiêu
9. Không làm gì
10.Khác (ghi rõ)
6 Các C1. Trẻ đang ở mức độ tuổi nào C1-C4;
yếu tố 1. Dưới 1 tuổi 2. Trên 1 tuổi C6 : Biến
nguy cơ C2. Giới tính của trẻ nhị phân
1. Trai 2. Gái
C5; C7 :
C3. Trẻ có được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Biến
1. Có 2. Không
định tính
C4. Trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không?
1. Có 2. Không
C5. Thể suy dinh dưỡng của trẻ
1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi
3. Suy dinh dưỡng thể gầy còm
13

C6. Nền/ Sàn nhà


1. Xi măng 2. Đất
C7. Nguồn nước sinh hoạt là
1. Nước giếng 2. Ao hồ 3. Nước máy

2.6. Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền.

2.7. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS.

2.8. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghiên
cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế.

- Toàn bộ thông tin và số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không có mục đích
nào khác.

- Công bằng trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu không gây nguy hiểm và tác dụng xấu đến đối tượng nghiên cứu.

- Bảo đảm số liệu vẹn toàn, không làm giả, dối số liệu thống kê.

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều tự nguyện tham gia.

- Tất cả các số liệu thu thập được nếu mang tính chất cá nhân thì phải giữ bí mật.

Chương 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


14

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)


Nhóm tuổi
Từ 30 tuổi trở xuống
Trên 30 tuổi
Trình độ học vấn
Mù chữ
Biết đọc, biết viết
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Trung cấp
Cao đẳng/ Đại học
Trên Đại học
Ngành nghề
Không có việc/Thất nghiệp/Đang kiếm việc làm

Nông
Sinh viên
Nội trợ
Có một nghề nào đó
Nhân viên văn phòng
Khác
Nhận xét:….

3.2. Tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống
bệnh TCM:

Bảng 3.2. Kiến thức chung của các bà mẹ về phòng bệnh TCM ở trẻ em

Kiến thức chung Tần số (n) Tỷ lệ (%)


Đạt
Không đạt
Tổng 285 100
Nhận xét:….

Bảng 3.3. Hiểu biết về khả năng lây truyền bệnh TCM

Hiểu biết về khả Không biết Có lây nhiễm Không lây nhiễm
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
năng lây truyền bệnh
(n) (%) (n) (%) (n) (%)
TCM ở các phường
Hòa Hải
Hòa Quý
15

Khuê Mỹ
Mỹ An
Phường
Nhận xét:….

Bảng 3.4. Kiến thức về đường lây truyền bệnh TCM ở trẻ em

Hiểu biết về đường Biết nguyên nhân do Biết con đường Biết thời gian bùng
lây truyền bệnh virus lây lan bệnh phát dịch bệnh
Tần số (n) Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số (n) Tỷ lệ (%)
TCM ở các phường
(%) (n) (%)
Hòa Hải
Hòa Quý
Khuê Mỹ
Phường Mỹ An
Tổng
Nhận xét:…..

Bảng 3.5. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh TCM ở trẻ em

Hiểu biết về triệu Không biết Có lây nhiễm Ý nghĩa


Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%)
chứng bệnh TCM thống kê
Hòa Hải
Hòa Quý
Khuê Mỹ
Phường Mỹ An
Nhận xét:…..

Bảng 3.6. Thực hành phòng bệnh TCM ở trẻ em

Thực hành phòng bệnh TCM Tần số (n) Tỷ lệ (%)


Đạt
Không đạt
Tổng
Nhận xét:…..
16

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Các nội dung, công việc thực hiện 1 2 3 4 5 6 7


Viết đề cương nghiên cứu
Bảo vệ đề cương nghiên cứu
Thu thập số liệu tiến hành nghiên cứu
Xử lí số liệu
Viết đề cương nghiên cứu
Bảo vệ đề cương nghiên cứu
17

DỰ TRÙ KINH PHÍ

STT Nội dung Đơn giá Số lượng Thành tiền


1 Văn phòng phẩm 200.000
2 Phiếu điều tra thu thập số liệu 2.500 300 750.000
3 In đề cương 22.000 5 110.000
4 In bài báo cáo 37.000 10 370.000
5 Đối tượng nghiên cứu 10.000 285 2.850.000
Tổng cộng 4.280.000
(Bằng chữ: Bốn triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng)
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Tuấn, Số ca mắc TCM ở Đà Nẵng chưa đến mức bùng phát dịch (19/10/2018).
http://www.dangcongsan.vn/khoa-giao/so-ca-mac-tay-chan-mieng-o-da-nang-chua-den-muc-
bung-phat-dich-502044.html

2. Bộ Y tế (2012), Báo cáo tình hình bệnh TCM và các biện pháp phòng chống dịch đã triển
khai.

3. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 về việc “Ban hành hướng
dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng.’’

4. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/2/2012 về việc “Hướng dẫn giám sát
và phòng chống bệnh TCM”.

5. Lê Thị Nhật Duyên , Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh
TCM của người chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi tại xã ba cụm bắc, huyện “Khánh Sơn, tỉnh
Khánh Hòa, năm 2018. http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-
phong/2018/04/kien-thuc-thuc-hanh-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-phong-benh-tay-chan-
mieng-cua-o81E20729.html

6. Lê Quang Minh , Tìm hiểu kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh tay - chân - miệng
của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng - Hà Nam năm 2015.
http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-phong/2017/02/tim-hieu-kien-thuc-va-
thuc-hanh-ve-phong-chong-benh-tay-chan-mieng-cua-cac-ba-me-o81E20522.html

7. Hồ Thị Thiên Ngân, Thực hành phòng bệnh TCM tại cộng đồng: nghiên cứu cắt ngang tại
khu vực phía Nam năm 2014. http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-
phong/2015/05/thuc-hanh-phong-benh-tay-chan-mieng-tai-cong-dong-nghien-cuu-cat-ngang-
tai-khu-v-o81E202DB.html

8. Đoàn Ngọc Minh Quân, Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh TCM tại khu vực phía Nam,
giai đoạn 2013 – 2016. http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-
phong/2017/11/dac-diem-dich-te-benh-tay-chan-mieng-tai-khu-vuc-phia-nam-giai-doan-
2013-2016-o81E206AB.html?
fbclid=IwAR3Tph1qb2E5WQeUIKG_uaaZ8QP6iL7gn7kQnPVLHI_tEewwev8oNAJH6lI
19

9. Dingmei Zhang, Nghiên cứu “Rửa tay: Chiến lược chính để tránh bệnh tay, chân và miệng.
https://www.mdpi.com/1660-4601/13/6/610/htm

10. Q. Liao, Quan điểm của phụ huynh về bệnh tay, chân và miệng ở trẻ em ở Hồng Kông.
https://www.cambridge.org/core/journals/epidemiology-and-infection/article/parental-
perspectives-on-hand-foot-and-mouth-disease-among-children-in-hong-kong-a-longitudinal-
study/B9AA0FE990BC27C40BC229B1DCF835A5/core-reader

11. WANG Xia, Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh TCM ở trẻ mẫu giáo
Cha mẹ ở huyện Shibei, thành phố Thanh Đảo. http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-
YXWX201501007.htm

12. WHO (2013), WPRO, Hand, Foot and Mouth Disease Situation Update, 8 January 2013,
Western Pacific Regional Office of the World Health d

13. WHO (2018), Hand, Food and Mouth Disease Situaton Update 2018, Regional Office for
the Western Pacific.

14. Zhongzhou Yang, Ước tính thời gian ủ bệnh TCM của trẻ em ở các nhóm tuổi khác
nhau. https://www.nature.com/articles/s41598-017-16705-7

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi khảo sát nghiên cứu về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng
chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà
Nẵng năm 2019
Phụ lục 2: Bảng phân công công việc
20

Phụ lục 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG Mã số phiếu:…..

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG Ngày khảo sát:…/ …/2019

BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT


NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG


21

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

Chào bạn !

Chúng tôi là sinh viên lớp Đại học Dược 04B, Khoa Dược, trường Đại học Kỹ Thuật Y-Dược
Đà Nẵng. Chúng tôi đang thực hiện “Nghiên cứu về kiến thức, thực hành và một số yếu tố
liên quan về phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
Quận Ngũ Hành Sơn năm 2019’’. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các bạn sinh viên nhận
thức được về kiến thức liền quan về phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con
dưới 5 tuổi tại Quận Ngũ Hành Sơn năm 2019

Những thông tin mà các bạn cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn và phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu vui lòng đánh dấu (X) vào ô trống bên dưới.

Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu.

Rất mong được sự giúp đỡ của các bạn!

Phần 1. Thông tin chung.

Mã Câu hỏi Câu trả lời Trả


câu lời
hỏi
A1 Họ và tên của bạn ? ……………………………………....
A2 Tuổi ( dương lịch cụ thể ) ………………………………………
A3 Trình độ học vấn Mù chữ
Biết đọc, biết viết
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Cao đẳng/Đại học
Trên Đại học
A4 Ngành nghề Không có việc/Thất nghiệp/Đang kiếm
việc làm
Nông
Sinh viên
Nội trợ
22

Có một nghề nào đó


Nhân viên văn phòng
Khác (ghi rõ):
……………………………………
Phần 2. Kiến thức về bệnh tay chân miệng.

Mã Bộ Câu hỏi Câu trả lời Trả


câu lời
hỏi
B1 Chị có từng nghe nói về bệnh 1.Có nghe.
2.Chưa nghe.
tay chân miệng (TCM) chưa?
B2 Nếu có, chị nghe được từ đâu? 1.Cán bộ y tế.
2.Truyền hình.
(Nhiều lựa chọn )
3.Truyền thanh.
4.Sách báo tạp chí, pano, áp phích.
5.Từ bạn bè, người thân.
6. Khác ( ghi rõ ): .……………………….
B3 Theo chị bệnh TCM có lây 1.Có.
2.Không.
truyền không?
3.Không biết.
B4 Nếu có, theo chị, bệnh TCM lây 1.Qua đường hít thở không khí chứa mầm
truyền bằng cách nào? bệnh.
2.Qua ăn uống thức ăn, nước uống,… bị
nhiễm tác nhân gây bệnh.
3.Qua vật dụng (chén, cốc, thìa …) bị nhiễm
tác nhân gây bệnh.
4.Tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng của
người bệnh.
5.Do truyền máu, tiêm chích, muỗi đốt...
6.Khác (ghi rõ): ..…………………………
7.Không biết.
B5 Theo chị, lứa tuổi dễ mắc bệnh 1. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
2. Trẻ lớn trên 5 tuổi.
TCM nhất là
3. Thanh thiếu niên/ người trưởng thành.
4.Người già.
5. Không biết.
B6 (Nếu trả lời trẻ nhỏ dưới 5 tuổi) 1. Do lây nhiễm bệnh từ người chăm sóc trẻ.
2. Do lây nhiễm bệnh từ các trẻ khác chơi
Yếu tố nào làm cho trẻ dễ mắc
chung (tại nhà trẻ, nơi tập trung trẻ chơi đông,
bệnh TCM?
…).
3. Do vệ sinh cá nhân trẻ kém; trẻ hay mút
tay, ngậm đồ chơi, dùng tay bốc thức ăn…
4. Do sức đề kháng của trẻ kém.
5. Khác(ghi rõ):
23

………………………………………
6. Không biết.
B7 Chị có biết các biểu hiện đặc 1. Sốt.
2. Đau họng/ đau loét miệng.
trưng của bệnh TCM không?
3. Ban, bỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn
chân, gối, mông.
4. Nôn, tiêu chảy.
5. Khác (ghi rõ)
………………………………………
6. Không biết.
B8 Theo chị, các dấu hiệu cho thấy 1. Sốt cao kéo dài.
2. Nôn ói.
bệnh trở nặng cần đưa trẻ đến
3. Giật mình khi ngủ.
ngay cơ sở y tế là: 4. Trẻ vật vã - li bì, đi loạng choạng, rung chi.
5. Khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, chân tay
lạnh.
6. Khác (ghi rõ)
…………………………………
7. Không biết.
B9 Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu 1. Đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
2.Thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
nghi ngờ mắc bệnh TCM, chị sẽ
3. Để ở nhà theo dõi và điều trị.
làm gì? 4.Khác (ghi rõ): …………………………..
B10 Theo chị, hiện nay đã có vắc xin 1. Có.
2. Chưa.
phòng bệnh TCM chưa?
3. Không biết.
B11 Theo chị.bệnh đã có thuốc điều 1. Có.
2. Chưa.
trị đặc hiệu chưa?
3. Không biết.
B12 Theo chị, bệnh TCM có nguy 1. Có nguy hiểm.
2. Không nguy hiểm.
hiểm không?
3. Không biết.
B13 Theo chị, bệnh TCM có thể 1. Có.
2. Không.
phòng ngừa được không?
3. Không biết.
B14 Nếu phòng ngừa được, chị hãy 1. Tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh.
2. Vệ sinh cá nhân, rửa tay cho trẻ, không cho
kể các cách phòng bênh TCM
trẻ mút tay hay ngậm đồ chơi.
mà chị biết?
3. Không dùng chung khăn ăn, khăn tay, khăn
lau mặt,... cho trẻ.
4. Vệ sinh cá nhân của người chăm sóc trẻ:
rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước
khi chăm sóc trẻ và sau khi đi vệ sinh.
5. Vệ sinh ăn uống: cho trẻ ăn chín, uống
24

chín; dùng riêng bát thìa cho trẻ.


6. Thường xuyên lau sạch các vật dụng tiếp
xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập,
sàn nhà, mặt bàn/ghế, ,..bằng xà phòng hoặc
chất tẩy rửa thông thường.
7. Xử lý triệt để phân, chất thải của trẻ.
8. Không biết.
9. Khác (ghi rõ): ………………………..
……………

Phần 3. Thực hành phòng chống bệnh Tay Chân Miệng

Mã Câu hỏi Câu trả lời Trả


câu lời
hỏi
C1 Chị có rửa tay trước khi chăm 1. Luôn luôn.
2. Thỉnh thoảng.
sóc trẻ không (cho trẻ ăn, ẵm,
3. Hiếm khi.
thay quần áo..)?
C2 Chị có rửa tay sau khi đi vệ sinh, 1. Luôn luôn.
2. Thỉnh thoảng.
sau khi thay tả hoặc làm vệ sinh
3. Hiếm khi.
cho trẻ không?
C3 Chị thường rửa tay bằng gì? 1. Nước sạch đơn thuần.
2. Nước sạch kèm xà phòng.
3. Khác (ghi rõ):
……………………………………

C4 Chị có vệ sinh đồ chơi của trẻ 1. Có.


2. Không.
hàng tuần không?
C5 Nếu có, chị vệ sinh đồ chơi của 1.Lau chùi cho sạch bụi.
2. Rửa bằng nước sạch.
trẻ như thế nào?
3. Rửa bằng nước sạch và xà phòng.
4. Ngâm rửa bằng dung dịch khử khuẩn.
5. Khác (ghi rõ):
…………………………………

C6 Sàn nhà, bàn ghế,tủ… trong nhà 1. Thường xuyên hằng ngày.
2. Thỉnh thoảng, vài ba ngày/ lần.
chị có được lau chùi không?
3. Ít khi.
4. Hầu như không.
C7 Chị thường lau chùi bàn ghế, sàn 1.Lau chùi cho sạch bụi.
25

nhà bằng gì? 2. Chùi rửa bằng nước sạch.


3. Chùi rửa bằng nước sạch và xà phòng.
4. Chùi rửa bằng các dung dịch tẩy rửa thông
thường.
5. Khác (ghi rõ):

…………………………………
C8 Chị đã làm gì để phòng bệnh 1. Tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh.
2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay trẻ,
TCM cho trẻ ? (Nhiều chọn lựa)
không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi,…
3. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều
lần trong ngày.
4. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ
học tập của trẻ bằng nước sạch và xà phòng.
5. Cho trẻ ăn chín, uống chín.
6. Dùng riêng bát thìa cho mỗi trẻ khi cho ăn.
7. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên bằng xà
phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
8. Phân, chất thải của trẻ được thu gom và đổ
vào nhà tiêu.
9. Không làm gì.
10.Khác (ghi rõ): …..
……………………………………

Phần 4. Các yếu tố nguy cơ bệnh tay chân miệng

Mã câu hỏi Câu hỏi Câu trả lời Trả lời


C1 Trẻ đang ở mức độ tuổi nào ? 1. Dưới 1 tuổi.
2. Trên 1 tuổi.
C2 Giới tính của trẻ: 1. Trai.
2. Gái.
C3 Trẻ có được bú mẹ hoàn toàn 1. Có.
2. Không.
trong 6 tháng đầu?
C4 Trẻ có bị suy dinh dưỡng hay 1. Có.
2. Không.
không?
26

Phụ lục 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

% đóng Ký tên
STT Họ và tên Nhiệm vụ
góp
1 Nguyễn Đăng Thảo Phần 1.3.1. 16.5
Chương 2: 2.1, 2.3,
2.6, 2.7.
Bộ câu hỏi.
2 Nguyễn Thị Minh Thi Phần 1.3.2. 17
Chương 2: sửa chữa
2.4, biến số 2.5, 2.8.
27

Chương 3: Dự kiến
nghiên cứu.
Bộ câu hỏi.
3 Võ Hưng Thịnh Phần 1.1, 1.2. 16.5
Chương 2: tham gia
thảo luận 2.1, 2.3,
2.6, 2.7
Trình bày đề cương.
4 Nguyễn Đăng Thịnh Phần 1.3.2. 16.5
Chương 3: Tham gia
thảo luận dự kiến
nghiên cứu.
Kế hoạch nghiên cứu,
dự trù kinh phí.
5 Nguyễn Thanh Thuận Phần 1.1, 1.2. 16.5
Chương 2: tham gia
thảo luận 2.1, 2.3,
2.6, 2.7.
Bộ câu hỏi.
6 Lê Thị Hoài Thương Viết phần đặt vấn đề, 17
làm mục lục, tài liệu
tham khảo.
Chương 1: làm phần
1.1, 1.2, 1.3.
Chương 2: làm phần
2.1, 2.2, 2.3, 2.4.
Chương 3: tham gia
thảo luận các phần
của chương 3.
Tham gia thảo luận
bộ câu hỏi
Tổng 100%

You might also like