You are on page 1of 2

Bài 23.

Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

BT 1:

a)

Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác
1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0
2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1
2005 217,6 191,8 256,8 382,3 160,0 142,3

Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác
2005 100,0 100 100 100 100 100
2010 119,6 112,3 133,4 133,2 127,4 84,1
2013 133,6 124.7 147,5 152,9 137,7 88,9

b) Nhận xét:

-  Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt:

+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (382,3% năm 2005 và 152,9% năm 2013),
tiếp đến là rau đậu (256,8% và 147.5%), cả hai nhóm này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn
ngành trồng trọt nói chung (217,6% và 133.6%). Tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị
sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng tăng lên.

+ Cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng
trưởng ngành trồng trọt (lần lượt là 191,8%; 160,0% và 142,3%). Tỉ trọng ba nhóm cây này trong
cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi trên phản ánh:

+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có sự đa dạng hóa sản phẩm, các loại rau đậu được
đẩy mạnh phát triển.

+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa có giá trị cao.

BT 2

a)

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp  ở nước ta, giai đoạn 1975 - 2017

Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm
1975 54,9 45,1
1980 59,2 40,8
1985 56,1 43,9
1990 45,2 54,8
1995 44,3 55,7
2000 34,9 65,1
2005 34,5 65,5
2010 28,4 71,6
2015 23,9 76,1
2017 21,6 78,4

Nhận xét

- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng khá nhanh từ 382,9 lên 2831.6 nghìn ha (gấp 7.4
lần).

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm:

+ Cây công nghiệp lâu năm tăng từ 172,8 lên 1633,6 nghìn ha (gấp 9,4 lần).

+ Cây hằng năm tăng từ 210,1 lên 861,5 nghìn ha (gấp 4 lần).

=> Cây CN lâu năm tăng ổn định, cây cn hàng năm ko ổn định

- Về sự thay đổi cơ cấu diện tích:

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống 34,5%
(2005).

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1% (1975) lên 65,5% (2005).

b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong
phân bố sản xuất cây công nghiệp, chủ yếu là cây CN lâu năm

You might also like