You are on page 1of 3

Lý thuyết

1. Nồng độ đương lượng (N)


Nồng độ đương lượng của một chất oxy hóa – khử gấp n lần nồng độ mol chất đó, với n
là số điện tử mà chất đó cho hoặc nhận trong phản ứng hóa học oxy hóa-khử.
Nồng độ đương lượng của một axit hay một bazơ gấp n lần nồng độ mol chất đó, với n là
số H+ mà chất đó cho hoặc nhận trong phản ứng hóa học axit-bazơ.
Nồng độ đương lượng của một chất trong phản ứng hóa học trao đổi ion gấp n lần nồng
độ mol chất đó, với n là số mol điện tích mà chất đó cho hoặc nhận.
Nói cách khác, nồng độ đương lượng chính là số mol “đơn vị phản ứng” trong 1 lít. Một
mol đơn vị phản ứng được gọi là 1 đương lượng. Do vậy, đơn vị của nồng độ đương
lượng là đương lượng/L (equiv/L).
Khối lượng chất có chứa 1 đương lượng được gọi đương lượng gam (khối lượng đương
lượng).
Ví dụ 1: trong bán phản ứng MnO4- + 8H+ + 5e- ⇌ Mn2+ + 4H2O
Nồng độ đương lượng của ion MnO4- gấp 5 lần nồng độ mol của nó, do mỗi ion
nhận 5e-.
Phân tử khối của KMnO4 là 158.0339 g/mol. Khối lượng đương lượng của KMnO4
trong bán phản ứng này là 158.0339/5 =31.60678 g/đương lượng.

Ví dụ 2: cho phản ứng MnO4- + 8H+ + 5Fe2+ ⇌ Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O


Trong phản ứng trên, mỗi ion Fe2+ cho 1 e-. Nếu nồng độ mol của MnO4- tham gia
phản ứng là 0.1 M thì nồng độ đương lượng của ion MnO4- = 5 x 0.1 = 0.5 N (đọc
là 0.5 đương lượng/L), và nồng độ đương lượng của Fe2+ = nồng độ mol Fe2+, bất
kể phản ứng cần phải sử dụng đến 5 ion Fe2+ để cân bằng.
Ví dụ 3: trong bán phản ứng MnO4- + 4H+ + 3e- ⇌ MnO2 + 2H2O, mỗi MnO4- chỉ nhận 3
e -.
Nồng độ đương lượng của ion MnO4- lúc bấy giờ gấp 3 lần nồng độ mol của nó.
Một dung dịch có [MnO4-] = 0.06 N có chứa 0.02 M ion MnO4-.
Khối lượng đương lượng của KMnO4 trong bán phản ứng này là 158.0339/3
=52.67797 g/đương lượng.
2. Bài tập
1. Tìm nồng độ đương lượng của một dung dịch chứa 6.34 g axit ascorbic trong
250.0 mL nước, biết bán phản ứng là:

Giải:
Phân tử khối của axit ascorbic (C6H8O6) là 176.124 g/mol.
Trong 6.34 g axit ascorbic, có (6.34 g)/(176.124 g/mol) = 3.60 x 10-2 mol
Do mỗi mol axit ascorbic có chứa 2 đương lượng trong bán phản ứng trên, do đó:
(2 equiv/mol)x(3.60 x 10-2 mol) = 7.20 x 10-2 equiv.
Nồng độ đương lượng là: (7.20 x 10-2 equiv)/(0.2500 L) = 0.288 N

2. Có bao nhiêu g kali oxalat cần được hòa tan trong 500.0 mL nước để tạo ra dung
dịch kali oxalat 0.100 N sử dụng trong chuẩn độ MnO4- theo phản ứng sau:
5H2C2O4 + 2MnO4- + 6H+ ⇌ 2Mn2+ + 10CO2 + 8H2O
Giải:
Bán phản ứng H2C2O4 ⇌ 2CO2 + 2H+ + 2e-
Vậy có 2 equiv/mol axit oxalic. Dung dịch kali oxalate 0.100 N = 0.100 (equiv/L) 
0.100 (equiv/L)/2 (equiv/mol) = 0.0500 M.
Do đó phản hòa tan (0.0500 mol/L)(0.5000 L) = 0.0250 mol kali oxalat trong 500.0 mL
nước.
Phân tử khối của K2C2O4 = 166.216 g/mol  khối lượng kali oxalat cần cân là:
(0.0250 mol)(166.216 g/mol) = 4.15 g

3. Chuẩn độ một dung dịch chứa 25.0 mL axit oxalic cần sử dụng 13.78 mL dung
dịch KMnO4 0.04162 N, theo phản ứng sau:
5H2C2O4 + 2MnO4- + 6H+ ⇌ 2Mn2+ + 10CO2 + 8H2O
Tìm nồng độ đương lượng và nồng độ mol của axit oxalic
Giải:
Gọi N1, V1 lần lượt là nồng độ đương lượng và thể tích sử dụng chuẩn độ của axit oxalic.
Gọi N2, V2 lần lượt là nồng độ đương lượng và thể tích sử dụng chuẩn độ của KMnO4.
Ta có N1.V1 = N2.V2
 N1 = (0.04162 N)(13.78 mL)/(25.0 mL) = 0.02294 equiv/L
Do có 2 equiv/mol axit oxalic, nồng độ mol của axit oxalic là 0.0229 4 (equiv/L)/2
(equiv/mol) = 0.0115 M

You might also like