You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II MÔN LỊCH SỬ 10

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của
quân Mông – Nguyên?
A. Đông Bộ Đầu B. Chương Dương C. Hàm Tử D. Bạch Đằng
Câu 2: Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh
giặc giữ nước là:
A. Bình Than và Diên Hồng B. Bình Than và Bạch Đằng
C. Diên Hồng và Lam Sơn D. Diên Hồng và Bạch Đằng
Câu 3: Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam
trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là:
A. Trần Quang Khải B. Trần Quốc Tuấn
C. Trần Quốc Toản D. Trần Bình Trọng
Câu 4: Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, lập
nên triều đại Lê sơ là:
A. Lê Hoàn B. Lê Lợi C. Lê Lai D. Nguyễn Trãi
Câu 5: Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng
Bạch Đằng năm 938:
A. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên trận thủy chiến lẫy lừng
B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc
C. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta
D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ
Câu 6: Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến
chống giặc ngoại xâm nào?
A. Chống quân Tống lần thứ nhất B. Chống quân Tống lần thứ hai
C. Ba lần chống quân Mông – Nguyên D. Chống quân Minh
Câu 7. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước
để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Thường Kiệt B. Trần Thủ Độ
C. Trần Hưng Đạo D. Trần Thánh Tông
Câu 8. Tình trạng chia cắt cát cứ từ thề kỷ XVI- XVIII để lại cho nước ta bài học trong quá
trình xây dựng đất nước hiện nay là:
A. Tăng cướng sự đoàn kết trong toàn đảng, toàn dân
B. Tăng cường mối quan hệ với các cường quốc
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước
D. Tang cường tính dân chủ trong nhân dân
Câu 9. Dưới triều Trần, nhân dân Đại Việt đã phải ba lần kháng chiến chống xâm lược
Mông – Nguyên, lần lượt vào các năm:
A. 1258, 1285 và 1287 – 1288 B. 1258, 1285 và 1288
C. 1255, 1285 và 1287 – 1288 D. 1258, 1285, 1289
Câu 10. Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các
tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ?
A. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên
B. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh
C. Hào khí Đông A
D. Sát thát
Câu 11. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực
hiện kế sách?
A. Ngụ binh ư nông B. Tiên phát chế nhân
C. Vườn không nhà trống D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc
Câu 12: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống
thời lý?
A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Chương Dương.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
Câu 13: vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở thuận hóa?
A.Tránh sự xung đột giữa nam- bắc triều
B.Tập hợp nhân dân khai hoang
C. Tránh âm mưu ám hại của họ trịnh
D.Thành lập chính quyền riêng
Câu 14: Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong
khi nhà Tống đang ở giai đoạn
A. Khủng hoảng B. Phát triển mạnh mẽ
C. Mới hình thành. D. Khôi phục kinh tế.
Câu 15: Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi
nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống
Tống?
A. Giai đoạn một. B. Giai đoạn hai.
C. Giai đoạn ba. D. Giai đoạn bốn.
Câu 16: một trong những chính sách của nhà Mạc góp phần ổn định lại đất nước là:
A.không chăm lo đời sống nhân dân
B.Mở rộng xâm lược ra bên ngoài
C.Tăng cường thu các loại thuế
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh?
A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.
B. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt.
D. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
Câu 18: Nhà tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỷ XI như thế nào?
A. Đánh hai nước liêu, hạ
B. Đánh chiếm chăm-pa để mở rộng lãnh thổ
C. Đánh đại việt làm cho liêu hạ kiêng nể
D. Giảng hoà với đại việt để đánh liêu, hạ
Câu 19: Hội nghị diên hồng do triều trần tổ chức triệu tập những thành phần nào để bàn kế
hoạch đánh giặc?
A.Các vương hầu, quý tộc
B.Các bậc phụ lão có uy tín
C.Đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân
D.Tất cả tầng lớp trên
Câu 20: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh của nhà hồ nă 1407 nhanh chóng bị
thất bại. Nguyên nhân nào là chủ yếu?
A.Thế giặc quá mạnh
B.Nhà hồ không đoàn kết được nhân dân
C. Nhà hồ thiếu tướng tài
D. Nhà hồ có nội phản trong triều
Câu 21: khởi nghĩa lam sơn kéo dài từ năm nào đến năm nào?
A. Từ 1418-1428 B.Từ năm 1418- 1427
C. Từ năm 1417- 1427 D. Từ năm 1417- 1428
Câu 22: Đến thế kỷ XV nước đại việt rơi vào ách đô hộ của quân xâm lược nào?
A.Quân mông- nguyên B. Quân xâm lược minh
C. Quân xâm lược tống D. Quân xâm lược nam hán
Câu 23. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng
A. Chùa Quỳnh Lâm B. Văn miếu C. Chùa Một Cột D. Quốc tử giám
Câu 24. Khoa thi đầu tiên được tổ chức tại kinh thành Thăng Long vào năm nào?
A. Năm 1070 B. Năm 1071 C. Năm 1073 D. Năm 1075
Câu 25: Nhà nước phong kiến cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ
bao giờ?
A. Thế kỉ XI – triều Lý B. Thế kỉ X – triều Tiền Lê
C. Thế kỉ XV – triều Lê sơ D. Thế kỉ XIV – triều Trần
Câu 26: Tìm hiểu và cho biết tác giả của “Bạch Đằng giang phú” là ai?
A. Trần Hưng Đạo B. Nguyễn Hiền
C.Trương Hán Siêu D. Phạm Sư Mạnh
Câu 27: Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, ra đời từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XV gắn
liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn là
A. Văn học mang tư tưởng Phật giáo B. Văn học chữ Hán
C. Văn học chữ Nôm D. Văn học dân gian
Câu 28: Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà nho được triều đình trọng dụng nhất?
A. Trương Hán Siêu. B. Chu Văn An.
C. Nguyễn Trãi. D. Phạm Sư Mạnh
Câu 29: Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu?
A. Ở Lam Sơn (Thanh Hoá). B. Ở Chí Linh (Thanh Hoá).
C. Ở Thăng Long. D. Ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá).
Câu 30: Năm 1527 vương triều nhà Mạc được thành lập do:
A. Các tướng lĩnh trong triều lê sơ suy tôn mạc đang dung làm vua.
B. Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung
C. Mạc đăng dung ép vua lê nhường ngôi
D. Nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đang Dung.
Câu 31:Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mô hình
nào?
A. Theo mô hình nhà nước thời Lý Trần
B. Theo mô hình cũ của nhà Lê
C. Theo mô hình nhà Minh
D. Theo mô hình nhà nước thời Tiền Lê
Câu 32: Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh để làm gì?
A. Chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh
B. Chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra
C. Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam
D. Chuẩn bị đối phó với các lực lượng chống lại nhà Mạc.
Câu 33: Thế kỷ XVII nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện:
A. Nam triều- bắc triều B. Đàng trong - Đàng ngoài
C. Vua Lê- Chúa Trịnh D. Nhà Mạc- nhà Trịnh
Câu 34: Chiến tranh Nam- Bắc triều kết thúc vào năm nào?
A. Năm 1545 B. Năm 1590 C. Năm 1592 D. Năm 1627
Câu 35: Cuộc chiến tranh của hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài gần 50 năm
trong thế kỷ XVII là:
A. Chiến tranh Nam- Bắc triều B. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn
C. Chiến tranh Lê- Trịnh D. Chiến tranh đàng trong- đàng ngoài
Câu 36: Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong ,Đàng ngoài:
A. Sông Gianh B. Sông Bến Hải C. Sông Bé D. Sông Mã
Câu 36: Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi của nhà nước phong kiến Việt Nam
trong các thế kỷ XVI- XVIII?
A. Cục diện Nam triều- Bắc triều
B. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính
C. Cục diện Đàng trong – Đàng ngoài
D. Cục diện Vua Lê- Chúa Trịnh.
Câu 37: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiêp nước ta cuối thế kỉ XV –
đầu thế kỉ XVI:
A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại
B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất
C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra
D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển
Câu 38. Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định phát triển
trở lại vào thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XVI B. Nửa cuối thế kỉ XVI
C. Nửa đầu thế kỉ XVII D. Nửa cuối thế kỉ XVII
Câu 39. Đến thế kỉ XVII, lãnh thổ đất nước ta được mở rộng về phía
A.Tây B. Bắc C. Đông D. Nam
Câu 40. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Nghề làm gốm, sứ, dệt vải lụa B. Nghề rèn sắt, đúc đồng
C. Nghề làm giấy, làm đồ trang sức D. Nghề in bản gỗ, làm đồng hồ
Câu 41. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ
XVI – XVIII là:
A. Có nhiều làng nghê thủ công
B. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
C. Một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng
D. Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước
Câu 42. Câu ca sau chứng tỏ điều gì:
Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển
D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa
Câu 43. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI
– XVIII là:
A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên
B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng
C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán
D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong kv
Câu 44. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạng mẽ trong
các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền
Trịnh, Nguyễn
B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến
buôn bán
C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương
D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài
Câu 45. Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là:
A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu
B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nướca
C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài
D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu
Câu 46. Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì:
A. Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chới, hưởng thụ
B. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị
C. Chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu
D. Bị cạnh tranh bởi các nước trong kv
Câu 47. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI –
XVIII là:
A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Hội An (Quảng Nam)
C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế) D. Kinh Kì (Kẻ Chợ)
Câu 48. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất Đàng Trong là:
A. Hội An (Quảng Nam) B. Nước Mặn (Bình Định)
C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh) D. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
Câu 50: vị vua nào cho lập văn miếu ở kinh đô thăng long ?
A.Vua lý thái tổ B.Vua lý thái tông
C.Vua lê thánh tông D.Lý thánh tông
II.PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỷ
X- XV trên các tiêu chí: tên cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, thời gian, quân xâm lược,
người lãnh đạo, trận quyết chiến.
Câu 2: Trình bày sự phát triển của giáo giục, văn học nước ta thế kỷ XI- XV. Ý nghĩa việc
dựng bia ghi tên tiến sĩ?
Câu 3: Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế
kỷ XVI- XVIII? Nguyên nhân của sự phát triển đó.
Câu 4: Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ? Vì sao nhà Mạc mất ủng hộ
của nhân dân?

You might also like