You are on page 1of 18

ĐIỆN VÀ TỪ

Mức độ 1:
Câu 1 Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
A)
B)
C)
D)
Đáp án
Chọn câu sai.
Câu 2
Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích
A) Phụ thuộc vào điện trường
B) Phụ thuộc vào hình dạng đường đi
C) Phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển
D) Phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối
Đáp án

Câu 3 Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh
điện giữa chúng sẽ
A) Giảm 3 lần
B) Tăng 9 lần
C) Tăng 3 lần
D) Giảm 9 lần
Đáp án
Hai điện tích đặt trong chân không cách nhau một khoảng r thì tương tác một
Câu 4 lực tĩnh điện F. Nếu hai điện tích trên đặt cách nhau một khoảng r trong chất
điện môi có hằng số điện môi là 4 thì lực tĩnh điện sẽ thay đổi như thế nào.
A) Giảm 4 lần
B) Tăng 4 lần
C) Không đổi
D) Bằng 0
Đáp án

Chọn phát biểu không đúng


Câu 5
Từ trường là môi trường vật chất
A) Tồn tại xung quanh nam châm
B) Tồn tại xung quanh dây dẫn
C) Tồn tại xung quanh điện điện tích chuyển động
D) Tồn tại xung quanh dòng điện
Đáp án
Câu 6 Dòng điện là
A) Dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
B) Dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do
C) Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
D) Dòng chuyển dời có hướng của các ion âm
Đáp án
Câu 7 Chiều dòng điện là
A) Chiều dịch chuyển của các hạt mang điện
B) Chiều dịch chuyển của các electron tự do
C) Chiều dịch chuyển của các ion dương
D) Chiều dịch chuyển của các ion âm
Đáp án
Câu 8 Để xác định chiều của cảm ứng từ ta sử dụng quy tắc
A) Nắm bàn tay phải
B) Nắm bàn tay trái
C) Bàn tay trái
D) Bàn tay phải
Đáp án
Câu 9 Để xác định chiều của vector cường độ điện trường ta sử dụng quy tắc
A) Nắm tay phải
B) Đi ra điện tích dương, đi vào điện tích âm
C) Bàn tay trái
D) Đi ra điện tích âm, đi vào điện tích dương
Đáp án
Câu 10 Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường
A) Về khả năng tác dụng lực
B) Về khả năng thực hiện công
C) Về tốc độ biến thiên của điện trường
D) Về năng lượng
Đáp án
Câu 11 Điện trường
A) Là dạng vật chất tồn tại xung quanh vật, gây ra lực điện tác dụng lên điện tích
khác đặt trong nó
B) Là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích, không gây ra lực điện tác dụng
lên điện tích khác đặt trong nó
C) Là dạng vật chất tồn tại xung quanh vật , không gây ra lực điện tác dụng lên
điện tích khác đặt trong nó
D) Là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích, gây ra lực điện tác dụng lên
điện tích khác đặt trong nó
Đáp án
Câu 12 Lực Lorenxơ là gì?
A) Là Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đặt trong từ trường
B) Là các lực tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường
C) Là lực điện tác dụng lên điện tích chuyển động trong điện trường.
D) Là Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường
Đáp án
Mức độ 2:
Câu 1 Chọn phát biều không đúng
A) Xung quanh điện tích đứng yên tồn tại từ trường
B) Hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau
C) Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực
D) Tương tác giữa nam châm và dòng điện là tương tác từ.
Đáp án
Câu 2 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A) Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật
khác.
B) Khi cho một vật nhiễm điện âm tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì
êlectron chuyển từ vật nhiễm điện âm sang vật chưa nhiễm điện.
C) Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà
điện.
D) Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì
điện tích dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.
Đáp án
Hình nào sau đây biểu diễn không đúng vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây
Câu 3 dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường mô tử như hình dưới đây

A) Hình 1
B) Hình 2
C) Hình 3
D) Hình 4
Đáp án
Câu 4 Một cuộn dây tròn có bán kính 5cm gồm 10 vòng dây quấn nối tiếp cách điện
với nhau đặt trong không khí. Khi có dòng điện I chạy qua mỗi vòng dây thì
cảm ứng từ ở tâm của vòng dây là 5.10-5 (T). Cường độ dòng điện có giá trị là
A) 0,4 A
B) 4 A
C) 40 A
D) 0,04 A
Đáp án
Câu 5 Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm)
cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện
chạy trên dây là
A) I=50 (A)
B) I=20 (A)
C) I=30 (A)
D) I=10 (A)
Đáp án
Câu 6 Một ống dây dài 20cm gồm 200 vòng dây cảm ứng từ bên trong ống dây là
6Л.10-4 (T) thì cường độ dòng điện đi qua ống dây là
A) 1,5A
B) 15A
C) 150A
D) 0,15A
Đáp án
Câu 7 Một ống dây hình trụ dài 20 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây
là 2 A, cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 31,4.10-4 T. Số vòng dây
của ống dây là
A) 497
B) 250
C) 150
D) 100
Đáp án
Câu 8 Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là
1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây
A) 10C
B) 20C
C) 30C
D) 40C
Đáp án
Câu 9 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương
tác giữa chúng bằng 10N. Các điện tích đó bằng
A) ± 1,6.10-11 C
B) ± 1,6.10-12 C
C) ± 4.10-5 C
D) ± 4.10-6 C
Đáp án
Câu 10 Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4
mJ. UAB là
A) 2 V
B) -2V
C) 2000 V
D) – 2000 V
Đáp án
Câu 11 Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng
lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là
A) 125 μC
B) 1,25 mC
C) 12,5 mC
D) 12,5 μC
Đáp án
Câu 12 Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích
điểm là -3,2.10-19 J. Điện thế tại điểm M là
A) 2 V
B) -2 V
C) 3,2 V
D) -3,2 V
Đáp án
Mức độ 3:
Câu 1 Một khung dây tròn có đường kính 10cm gồm 12 vòng dây. Tính cảm ứng từ
tại tâm của khung dây biết cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,5A
A) 7,5.10-5 (T)
B) 1,26.10-5 (T)
C) 3,77.10-5 (T)
D) 2,4.10-5 (T)
Đáp án
Câu 2 Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là
31,4.10-6T. Đường kính của dòng điện đó là
A) 22 cm
B) 10 cm
C) 20 cm
D) 26 cm
Đáp án
Câu 3 Hai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn đặt cách nhau một đoạn 4 cm trong
không khí. Dòng điện trong hai dây dẫn ngược chiều nhau có cường độ
I1=10A, I2=20A. Độ lớn cảm ứng từ tại M nằm trong mặt phẳng hai dây và
nằm trong khoảng 2 dây, cách I1 1cm.
A) 6,67.10-5 T
B) 3,3.10-4 T
C) 2,09.10-4 T
D) 1,047.10-3 T
Đáp án
Câu 4 Hai điện tích điểm q1 = - 10-6C và q2 = + 6.10-6C đặt lần lượt tại A và B cách
nhau 100cm. Tính vector cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường
thẳng AB, ngoài đoạn AB và MA = 20cm.
A) 1,34.106 V/m
B) 2,625.105 V/m
C) 1,875.105 V/m
D) 3,09.105 V/m
Đáp án
Câu 5 Hai điện tích q1=80 nC và q2= -30 nC lần lượt đặt tại M và N cách nhau một
khoảng d=10cm trong không khí. Tính điện thế tại điểm A cách M và N đều
là 10cm.
A) 4,5 kV
B) 9,9 kV
C) 99V
D) 45V
Đáp án

QUANG HỌC
Mức độ 1:
Câu 1 Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A) Ánh sáng bị phản xạ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường

B) Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi
trường
C) Ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi
trường
D) Cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường

Đáp án

Câu 2 Chất quang hoạt là:

A) Là chất làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng tự nhiên

B) Là chất tạo ra ánh sáng phân cực khi chiếu ánh sáng tự nhiên qua nó.

C) Là chất làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng phân cực.

D) Là chất tạo ra ánh sáng tự nhiên

Đáp án

Câu 3 Tia phản xạ bị phân cực thẳng khi

A) Góc tới phụ với góc khúc xạ

B) Góc tới bù với góc khúc xạ

C) Góc tới bằng góc khúc xạ

D) Góc tới bằng góc phản xạ

Đáp án
Câu 4 Chọn phát biểu Sai
A) Kính phân tích dùng để phân tích ánh sáng phân cực.
B) Kính phân cực dùng để tạo ánh sáng phân cực
C) Cường độ sáng qua hai kính phụ thuộc vào góc hợp bởi quang trục của hai
kính
D) Kính phân cực và kính phân tích có cấu tạo khác nhau
Đáp án
Câu 5 Chất quang hoạt được phân làm mấy loại
A) 4
B) 3
C) 2
D) 1
Đáp án
Câu 6 Công thức định luật khúc xạ ánh sáng
A)

B)

C)

D)

Đáp án
Câu 7 Công thức tính cường độ sáng truyền qua 2 bản tuamalin
A) I2 = I0cos2θ
B) I2 = I0cosθ
C) I2 = I1cosθ
D) I2 = I1cos2θ
Đáp án
Câu 8 Ánh sáng phân cực là
A) Ánh sáng phân cực là ánh sáng mà vector cảm ứng từ phân bố không đối
xứng xung quanh tia sáng.
B) Ánh sáng phân cực là ánh sáng mà vector cường độ điện trường phân bố
không đối xứng xung quanh tia sáng.
C) Ánh sáng phân cực là ánh sáng mà vector cảm ứng từ phân bố đối xứng xung
quanh tia sáng.
D) Ánh sáng phân cực là ánh sáng mà vector cường độ điện trường phân bố đối
xứng xung quanh tia sáng.
Đáp án
Câu 9 Điều kiện phản xạ toàn phần
A) Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang
kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.
B) Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang
hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.
C) Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang
kém và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn.
D) Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang
hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn.
Đáp án
Câu 10 Hiện tượng phân cực quay là
A) Là hiện tượng một số chất có khả năng làm quay mặt phẳng phân cực của ánh
sáng phân cực
B) Là hiện tượng ánh sáng truyền qua một số chất bất đẳng hướng về mặt quang
học để tạo ánh sáng phân cực
C) Là hiện tượng ánh sáng phân cực khi truyền từ môi trường này sang môi
trường khác
D) Là hiện tượng ánh sáng tự nhiên truyền qua cặp kính phân cực và kính phân
tích thì cường độ sáng bị giảm đi.
Đáp án
Câu 11 Sóng điện từ có bước sóng càng nhỏ thì
A) Năng lượng càng lớn và thể hiện tính chất hạt là chủ yếu
B) Năng lượng càng lớn và thể hiện tính chất sóng là chủ yếu
C) Năng lượng càng nhỏ và thể hiện tính chất hạt là chủ yếu
D) Năng lượng càng nhỏ và thể hiện tính chất sóng là chủ yếu
Đáp án
Câu 12 Sóng điện từ là
A) Sóng có vector cường độ điện trường E và vector cảm ứng từ B vuông góc
với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
B) Sóng có vector cường độ điện trường E và vector cảm ứng từ B vuông góc
với phương truyền sóng.
C) Sóng có vector cường độ điện trường E và vector cảm ứng từ B song song với
nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
D) Sóng có vector cường độ điện trường E và vector cảm ứng từ B song song với
nhau và song song với phương truyền sóng.
Đáp án

Câu 13 Dãy Laiman nằm trong vùng

A) Ánh sáng nhìn thấy.


B) Tử ngoại
C) Ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
D) Hồng ngoại
Đáp án

Câu 14 Dãy Banme nằm trong vùng

A) Ánh sáng nhìn thấy.


B) Tử ngoại
C) Ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
D) Hồng ngoại
Đáp án

Câu 15 Dãy Pasen nằm trong vùng

A) Ánh sáng nhìn thấy.


B) Tử ngoại
C) Ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
D) Hồng ngoại
Đáp án

Câu 16 Dãy Ban-me ứng với sự chuyển êléctron từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo
nào sau đây?
A) Quỹ đạo K.
B) Quỹ đạo L.
C) Quỹ đạo M.
D) Quỹ đạo N.
Đáp án

Câu 17 Dãy Lyman ứng với sự chuyển êléctron từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo
nào sau đây?
A) Quỹ đạo K.
B) Quỹ đạo L.
C) Quỹ đạo M.
D) Quỹ đạo N.
Đáp án

Câu 18 Dãy Pasen ứng với sự chuyển êléctron từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo
nào sau đây?
A) Quỹ đạo K.
B) Quỹ đạo L.
C) Quỹ đạo M.
D) Quỹ đạo N.
Đáp án

Câu 19 Chọn phát biểu Đúng. Trạng thái dừng của nguyên tử là

A) Trạng thái đứng yên của nguyên tử.


B) Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.
C) Trạng thái trong đó mọi êléctron của nguyên tử đều không chuyển động đối
với hạt nhân.
D) Một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà electron có thể tồn
tại.
Đáp án

Câu 20 Chọn phát biểu Đúng. ở trạng thái dừng, nguyên tử

A) Không bức xạ và không hấp thụ năng lượng.


B) Không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng.
C) Không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng.
D) Vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng
Đáp án

Câu 21 Cường độ của chùm sáng đơn sắc truyền qua môi trường hấp thụ

A) Giảm tỉ lệ với độ dài đường đi của tia sáng


B) Giảm tỉ lệ với bình phương độ dài đường đi của tia sáng
C) Giảm theo hàm số mũ của độ dài đường đi của tia sáng
D) Giảm tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi của tia sáng
Đáp án
Mức độ 2:
Câu 1 Chọn phát biểu đúng về ánh sáng
A) Ánh sáng có tính chất sóng.
B) Ánh sáng khả kiến có bước sóng từ 380μm đến 760μm
C) Thành phần từ trường của sóng ánh sáng là thành phần gây ra cảm giác sáng
D) Ánh sáng là sóng điện từ lan truyền trong không gian
Đáp án
Câu 2 Xếp theo thứ tự giảm dần bước sóng của các ánh sáng đơn sắc sau
A) cam, chàm, lam, lục
B) vàng, lục, lam, chàm
C) cam, lam, lục, chàm
D) Chàm, lam, lục, vàng
Đáp án

Câu 3 Xếp theo thứ tự tăng dần bước sóng của các sóng điện từ sau

A) Radio, tia X, khả kiến, tử ngoại.


B) Tử ngoại, tia X, khả kiến, radio
C) Radio, khả kiến, tử ngoại, tia X
D) Tia X, tử ngoại, khả kiến, radio
Đáp án
Câu 4 Trong nguyên tử hiđrô, với r0 là bán kính Bohn thì bán kính quỹ đạo dừng của
electron không thể là
A) 9r0
B) 12r0
C) 16r0
D) 25r0
Đáp án

Câu 5 Vạch quang phổ có bước sóng 0,6563 m là vạch thuộc dãy

A) Laiman
B) Banme
C) Pasen
D) Banme hoặc pasen
Đáp án
Câu 6 Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 µm. Mỗi phôtôn của ánh
sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng
A) 4,97.10-25 J
B) 4,97.10-19J
C) 2,49.10-19J
D) 2,49.10-25J
Đáp án
Câu 7 Chất Nicotin (chất lỏng tinh khiết) đựng trong một bình trụ thủy tinh dài d =
1,2dm có góc quay cực riêng là 16,90. Khối lượng riêng của Nicotin ρ=
1,01(g/cm3). Xác định góc quay của mặt phẳng phân cực của ánh sáng vàng
Na.
A) 11,660
B) 116,60
C) 204,80
D) 20,480
Đáp án
Câu 8 Góc Brewter bằng bao nhiêu khi chiếu ánh sáng từ thủy tinh ra không khí.
Biết chiết suất thủy tinh là 1,57
A) 57030’
B) 370 30’
C) 75030’
D) 32029’
Đáp án
Câu 9 Ánh sáng phản xạ trên một mặt thủy tinh đặt trong không khí sẽ bị phân cực
toàn phần khi góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất của thủy tinh là
A) 1,73
B) 1,5
C) 1,6
D) 1,33
Đáp án
Mức độ 3:
Câu 1 Mức năng lượng của các quĩ đạo dừng của nguyên tử hiđrô lần lượt từ trong
ra ngoài là E1 = -13,6 eV ; E2 = -3,4 eV ; E3 = -1,5 eV ; E4 = -0,85 eV. Nguyên
tử ở trạng thái cơ bản có khả năng hấp thụ các phôtôn có năng lượng nào
dưới đây, để nhảy lên một trong các mức trên?
A) 12,2 eV
B) 3,4 eV
C) 10,2 eV
D) 1,9 eV
Đáp án
Câu 2 Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo N sang quĩ
đạo K thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng
A) 0,156 m
B) 1,56 m
C) 0,0974 m
D) 0,974 m
Đáp án
Câu 3 Khi nguyên tử chuyển từ mức L lên mức N thì hấp thụ hay bức xạ một phô
tôn có tần số bằng bao nhiêu
A) Hấp thụ 6,16.1014 Hz
B) Hấp thụ 1,62.10-15 Hz
C) Bức xạ 6,16.1014 Hz
D) Hấp thụ 1,62.10-15 Hz
Đáp án
Câu 4 Trong quang phổ của hidro vạch thứ nhất của dãy Laiman = 0,1216μm; vạch
Hα của dãy Banme =0,6560μm. Bước sóng của vạch thứ hai của dãy Laiman
bằng
A) 0,0973μm
B) 0,1026μm
C) 1,1250μm
D) 0,486 μm
Đáp án
Câu 5 Trong quang phổ của hidro vạch Hα của dãy Banme =0,6560μm; vạch đầu
tiên của dãy Pasen 1=1,8751μm. Bước sóng của vạch thứ hai của dãy banme
bằng
A) 0,0973μm
B) 0,1026μm
C) 1,1250μm
D) 0,486 μm
Đáp án
Câu 6 Một chùm sáng sau khi truyền qua chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì
phản xạ trên đáy bình. Tia phản xạ bị phân cực toàn phần khi góc tới trên đáy
bình là 45037’. Tính chiết suất chất lỏng đựng trong bình, biết chiết suất của
bình thủy tinh là 1,5
A) 1,63
B) 1,47
C) 1,53
D) 1,8
Đáp án
Câu 7 Một bản thạch anh có bề dày 2mm được đặt vuông góc với quang trục và ở
giữa hai kính phân cực và kính phân tích (quang trục 2 kính song song với
nhau) thì mặt phẳng phân cực bị quay 530. Tính chiều dài bản thạch anh để
ánh sáng không qua được kính phân tích
A) 2,5mm
B) 3,4mm
C) 4,1mm
D) 4,7mm
Đáp án
Câu 8 Một chùm sáng tự nhiên sau khi truyền qua cặp kính phân cực và phân tích
thì cường độ sáng giảm đi 6 lần, coi phần ánh sáng bị hấp thu không đáng kể.
Góc hợp bởi quang trục của hai kính là
A) 54,730; 125,270
B) 450; 1350
C) 300; 1500
D) 30; ±125,270
Đáp án
*** Nếu bạn muốn nhập nhiều hơn 50 câu hỏi thì trước hết lưu vào ngân hàng câu hỏi,
sau đó lặp lại bước “Thêm ngân hàng câu hỏi” !. Hoặc bạn cũng có thể copy và dán nối
tiếp vào bảng nhập câu hỏi ở trên.

You might also like