You are on page 1of 2

Họ và tên: Dương Thị Giang

Lớp: Kế toán K54


Mã SV: 20QB4053015

Bài tập học online số 01 


Đơn vị sự nghiệp công lập X (nhóm 4) có nghiệp vụ phát sinh như sau: 
Nhân viên A đi công tác tại Quảng Trị. Biết rằng: 
 Nơi đi: Huế; Nơi đến: Thành phố Đông Hà, Quảng trị (70km/ 1 chiều) 
 Thời gian: 7/5/2022 – 9/5/2022 
 Không có hóa đơn tàu, xe 
 Hóa đơn GTGT ở khách sạn: 1.000.000 đ/ 2 đêm 
Yêu cầu: Nghiên cứu quy định về cơ chế tài chính tại khoản 3, điều 20 của Nghị định số
60/2021/NĐ-CP và nội dung công tác phí tại Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài
chính để liệt kê các chứng từ có thể phát sinh và xây dựng quy trình luân chuyển các
chứng từ này. Xác định số tiền thanh toán công tác phí cho nhân viên A (ghi chi tiết từng
khoản mục)?  
Các anh/Chị có thể ghi ra giấy hoặc làm trên word. Cuối mỗi buổi học tôi sẽ thông báo
10 học viên phải nộp bài (hình thức nộp bài, gửi file hoặc ảnh chụp bài làm qua tin nhắn
ở Team).  
 
BÀI LÀM

1. Liệt kê các chứng từ có thể phát sinh:


- Công vụ lệnh, giấy đi đường có ký duyệt của Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ đi
công tác và xác nhận của cơ quan nơi cán bộ đến công tác.
- Vé tàu, xe, cầu, đường, phà và cước hành lý.
- Hóa đơn thuê phòng nghỉ.
2. Xây dựng quy trình luân chuyển các chứng từ trên:
B1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ;
B2: Kiểm tra và ký chứng từ; trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt;
B3: Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán;
B4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ.

3. Xác định số tiền thanh toán công tác phí cho nhân viên A:
Nhân viên A đi công tác bằng phương tiện tự túc, vì vậy áp dụng theo Thông tư
40/2017/TT-BTC thì:
Trường hợp người đi công tác tự túc phương tiện cá nhân để đi công
tác và được thanh toán tiền tự túc phương tiện đi công tác, thì số “km”
được thanh toán khoán theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5
Thông tư số 40/2017/TT-BTC là khoảng cách từ trụ sở cơ quan đến nơi
đến công tác tính theo địa giới hành chính bao gồm cả lượt đi và lượt
về: “Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố
trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan
từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng
phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc
phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành
chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”.

Ta có:

- Giá xăng tại thời điểm nhân viên A đi công tác là: 28.434 đồng

- Số km di chuyển (cả đi và về) sẽ là: 70km x 2 = 140km

- Thời gian lưu trú: 03 ngày, 2 đêm (Áp dụng theo khoản 1, Điều 6 TT
40/2017/TT-BTC)

Vậy, số tiền mà nhân viên A sẽ được thanh toán trong đợt đi công tác
này sẽ là:

- Tiền tàu xe: 140km x 0,2 x 28.434 = 796.152 đồng

- Phụ cấp lưu trú: 03 ngày x 200.000đ/ngày = 600.000 đồng

- Tiền thuê phòng nghỉ: 2 đêm x 500.000đ/đêm = 1.000.000 đồng (theo


hóa đơn thực tế)

Tổng cộng: 796.152 + 600.000 + 1.000.000 = 2.396.152 đồng.

You might also like