You are on page 1of 5

NỮ QUYỀN

1. Khái niệm

Chủ nghĩa nữ quyền là một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích
xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng
cho phụ nữ. Điều này bao gồm tìm cách thiết lập cơ hội bình đẳng cho phụ nữ
trong giáo dục và việc làm. Người theo chủ nghĩa nữ quyền là người vận động hoặc
ủng hộ các quyền và bình đẳng của phụ nữ.

Các vấn đề thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm: cơ thể toàn
vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; được trả lương như nhau; quyền sở
hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền;
quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo…1
2. Bối cảnh ra đời
Chủ nghĩa nữ quyền ra đời do sự bất bình đẳng giới. Tuy nhiên không phải từ
trước đến nay người phụ nữ đều chịu thiệt thòi.
Từ thời nguyên thủy, hình thức thị tộc đầu tiên của xã hội loài người chính là thị
tộc mẫu hệ. Đây là loại hình thị tộc mà người phụ nữ nắm vai trò điều hành toàn bộ
hoạt động trong gia đình và xã hội thị tộc, con cái sinh ra tính theo họ mẹ, hôn nhân cư
trú bên nhà vợ. Nhưng sau khi chuyển từ đời sống hái lượm săn bắt sang định canh
định cư với nông nghiệp làm chủ đạo, vai trò người đàn ông dần lớn lên. Nhất là thời
kỳ đồ đá chuyển sang đồ đồng. Với sức khỏe, đàn ông sử dụng các nông cụ kim loại
tốt hơn phụ nữ, dần dần, việc nặng giao cho đàn ông làm, phụ nữ mất vai trò trong việc
nuôi sống gia đình, từ đó người đàn ông nắm giữ gia đình chứ không còn là phụ nữ
nữa. Và chế độ phụ hệ đã dần thay thế mẫu hệ2. Kể từ đó, người đàn ông càng ngày
càng có nhiều quyền lực trong gia đình, họ xem phụ nữ là tài sản riêng của mình, cướp
bỏ nhiều quyền cơ bản của phụ nữ, tự cho mình cái quyền dạy vợ, quyền đòi hỏi sự
phục vụ từ người vợ và bắt vợ thực hiện những yêu cầu của mình.

1
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_n%E1%BB%AF_quy%E1%BB
%81n#Reference-idGoldstein1982
2
https://sites.google.com/site/traidattoantap/lich-su/tai-sao-bo-lac-nguoi-nguyen-thuy-lai-chuyen-tu-che-do-
mau-he-sang-che-do-fu-he
Công việc của người phụ nữ là chăm sóc gia đình, dạy bảo con cái và nghe lời đàn ông

Sự bất bình đẳng giới này đã đẫn đến nhiều tiếng nói nữ quyền ra đời, không phải
chỉ xuất hiện ở vài thế kỉ gần đây mà đã được đề cập từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, tư tưởng
bình đẳng lúc này vẫn còn nhiều hạn chế, không xem xét được hết tất cả các khía cạnh,
có xuất hiện biểu tình đấu tranh của phụ nữ nhưng rất hiếm và quy mô nhỏ lẻ. Đến tận
năm 1837, từ “ Chủ nghĩa nữ quyền” được cho là lần đầu tiên xuất hiện được đặt bởi
nhà triết gia người Pháp Charles Fourier 3 đã mở ra một thời kỳ lớn mạnh cho
công cuộc đấu tranh đòi quyền của nữ giới.
3. Quá trình phát triển
Theo Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo (The New Catholic Encyclopedia) của
Thomas Carson, lịch sử của phong trào nữ quyền phương Tây hiện đại được chia thành
ba "làn sóng”. Mỗi làn sóng xử lý các khía cạnh khác nhau của các vấn đề nữ quyền
giống nhau.
a. Làn sóng thứ nhất: Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 – cuộc tranh đấu dành
quyền bầu cử và bình đẳng chính trị.
Vào khoảng những năm 1850, 1860, các cuộc tranh luận về quyền bầu cử của phụ nữ
diễn ra rất gay gắt với sự ra đời của rất nhiều tổ chức như: Hiệp hội quốc gia về quyền
bầu cử của phụ nữ (National Union of Women’s Suffrage), Hội liên hiệp quốc gia các
hiệp hội vì quyền bầu cử của phụ nữ (National Union of Women’s Suffrage Societies,
NUWSS), Liên hiệp tự do của phụ nữ (Women’s Freedom League, WFL), Hội liên
hiệp xã hội và chính trị của phụ nữ (Women’s Social and Political Union, WSPU),…

3
 Goldstein 1982, p.92.Goldstein, L (1982). "Early Feminist Themes in French Utopian Socialism: The St.-
Simonians and Fourier", Journal of the History of Ideas, vol.43, No. 1.
Đến cuối thế kỷ 19, mục tiêu đòi quyền bầu cử cho nữ giới đã thành tựu ở nhiều quốc
gia, cụ thể : New Zealand (1893), Finland (1906), Anh, Canada và Nga (1917), Mỹ
(1920).

Làn sóng thứ nhất kết thúc thắng lợi, nhưng phụ nữ vẫn bị thua thiệt ở nhiều lĩnh vực
và phải xác định lại mục tiêu của cuộc tranh đấu, tức cần có nhiều suy tư và phân tích
hơn để thấy rõ bản chất của người nữ cũng như bản chất của những sự đàn áp phụ nữ.
Và đấy là lúc làn sóng thứ hai được xác định.
b. Làn sóng thứ hai: Thập niên 60, 70 của thế kỷ 20 – vận động cho bình đẳng
pháp lý và xã hội đối với phụ nữ
Kể từ khi Thế chiến I nổ ra, tiếp sau đó là cuộc Đại suy thoái và Thế chiến II, các
phong trào nữ quyền trải qua một giai đoạn tạm lắng xuống. Lý do là bởi thời điểm đó
chiến tranh khiến nữ giới có thêm công việc ở các công xưởng. Đấu tranh nữ quyền
chỉ bắt đầu bước vào làn sóng thứ hai khi đàn bà mất đi những cơ hội việc làm này bởi
sự trở lại từ chiến tranh của đàn ông. Vậy là làn sóng thứ hai được khai sinh. Làn sóng
tiếp theo này lại đi kèm với những phong trào đòi quyền bình đẳng phổ quát cho đàn
bà, không chỉ giới hạn ở quyền chính trị như làn sóng thứ nhất. Cụ thể, mục tiêu đấu
tranh chính yếu của phong trào nữ quyền giờ đây chuyển sang các quyền bình đẳng xã
hội: quyền được trả lương ngang nhau, quyền được hưởng nền giáo dục tương đương
với nam giới, quyền sở hữu tài sản, quyền phá thai… Tuy vậy, làn sóng chưa triệt để
giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc: các học giả nữ quyền da trắng xem nhẹ quyền
bình đẳng của phụ nữ da đen. Mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm này cùng với sự thiếu
thống nhất về đường hướng hoạt động đã dẫn đến sự tan rã của phong trào vào những
năm 1980.
Một cuộc diễu hành vì quyền của phụ nữ ở Boston (Mỹ), tháng 8/1970.4

c. Làn sóng thứ ba: từ những năm 90 của thế kỉ XX- tính toàn cầu hóa của lý luận
nữ quyền
Làn sóng nữ quyền thứ ba bắt đầu từ sự xuất hiên của các nhóm bạo loạn
Grrrl trong âm nhạc những năm 1990.

Đội Dresch “Personal Best” (1995)5


Ban đầu, làn sóng thứ ba tập trung vào các vụ xâm hại tình dục và hoạt động để
tăng số lượng nữ giới nắm giữ các vị trí quyền lực. Sau đó, chịu ảnh hưởng của phong
4
Nguồn ảnh: Getty Images
5
Nguồn ảnh: https://vi.eferrit.com/top-10-ban-ghi-riot-grrrl/
trào hậu hiện đại, phong trào nữ quyền giai đoạn này tìm cách đặt câu hỏi, tái khẳng
định và tái định nghĩa những ý tưởng, nhận xét, và cả truyền thông đại chúng vốn là
phương tiện truyền bá những ý tưởng về phụ nữ, giới tính, sắc đẹp, tính dục, nữ tính và
nam tính. Trên một phương diện nào đó, những gì làn sóng thứ ba đang thể hiện có
phần xung đột với làn sóng thứ hai, thay vì cổ súy cho lối sống “đàn bà” (women), làn
sóng nữ quyền thứ ba này tập trung xây dựng hình ảnh “cô gái” (girl, grrrl) ( như trang
điểm và xu hướng high-femme (những người đồng tính nữ dịu dàng, bẽn lẽn)…)
d. Làn sóng thứ tư
Khác với ba làn sóng trước, làn sóng nữ quyền thứ tư không tập trung vào đòi các
quyền tự do chính trị và xã hội của đàn bà, mà nhấn mạnh vào kêu gọi công lý trước
những vụ việc miệt thị ngoại hình (body shaming), quấy rối tình dục (sexual
harassment) và xâm hại tình dục (sexual assault). Ngoài ra, làn sóng này cũng mở rộng
chương trình hành động của mình bằng cách thúc đẩy thêm đòi quyền trả lương ngang
nhau cho hai giới cũng như quyền được làm chủ cơ thể của mình. Đáng chú ý, các nhà
đấu tranh của làn sóng thứ tư tận dụng rất tốt các phương tiện truyền thông đại chúng
và internet: Facebook, Twitter, blog… tạo ra văn hóa “bóc phốt” nơi những nhà nữ
quyền tập trung vào vi chính trị và ngôn từ hàng ngày trên mạng. Một ví dụ là
phong trào #metoo (#tôicũngvậy), sử dụng hashtag để tuyên truyền nhận thức về
vấn đề nữ quyền.. Điều này đã giải quyết các khó khăn mà những làn sóng trước gặp
phải: thiếu phương tiện liên lạc để chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm lẫn nhau.

Phong trào Me too ở Seoul, Hàn Quốc với gần 200 người tham dự ( năm 2018)6

6
Nguồn ảnh: https://www.nocutnews.co.kr/news/4933724

You might also like