You are on page 1of 5

Câu 18: : Nêu các nội dung chính của CN nữ quyền( khái niệm, nội

hàm…) Trong tiến trình lịch sử CNNQ đã làm thay đổi nhận thức
xã hội như thế nào?
1. Các nội dung chính:
- Khái niệm:
* “Chủ nghĩa nữ quyền” – là học thuyết được gọi với nhiều tên gọi
và định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, tiếp cận nhiều góc độ
khác nhau, có sự phê phán nhau, xung đột lẫn nhau.
+ Các cách gọi khác nhau: “Chủ nghĩa nữ giới”, “trường phái lý
thuyết nữ quyền”, “Chủ nghĩa duy phụ nữ”, “Lý thuyết về phụ
nữ”….2
+ Vấn đề nữ quyền nảy sinh từ thực tiễn các phong trào nữ quyền:
tính đa dạng và khác biệt từ các phong trào đó.
- Quá trình phát triển:
Được nhìn nhận thông qua lịch sử các Phong trào nữ quyền – “Làn
sóng nữ quyền” : giải quyết các khía cạnh khác nhau trong vấn đề
quyền bình đẳng cho phụ nữ
1.1. Làn sóng nữ quyền thứ nhất: (cuối tk XIX (1848) - đầu tk
XX)
- 1848: Hội nghị lần thứ nhất về các quyền phụ nữ tại NewYork.
- Nội dung chính: Đấu tranh vì sự bình đẳng trong vị thế pháp lý
của nữ và nam trong xã hội và trong đời sống cá nhân: trong giáo
dục, việc làm, sở hữu tài sản, thừa kế, bầu cử, …vv Đấu tranh cho
quyền bầu cử của người phụ nữ là tâm điểm của làn sóng thứ Nhất.
“Nghề nghiệp không có giới tính”: Nhằm đấu tranh cho sự bình
đẳng trong nghề nghiệp
Quyền “sở hữu thân thể của người phụ nữ” – lĩnh vực tự do cá nhân
1.2. Làn sóng nữ quyền thứ hai: (1918-1968)
Mục tiêu chính: Đấu tranh trực tiếp vào các cải cách xã hội: quyền
được chăm sóc sức khỏe, quyền tự do lao động, quyền riêng tư…vv
* Simone de Beauvoir (nhà văn, nhà triết học, nhà nữ quyền (Pháp)
viết tác phẩm “Giới tính thứ hai”, 1949
“Giới tính không phải sự tiền định..mà là hiện tượng mang tính xã
hội được huyền thoại hóa”. “Người ta không sinh ra là đàn bà mà
đúng hơn là trở thành đàn bà …và là sản phẩm của toàn thể các nền
văn minh…”
Phụ nữ phải tự ý thức về mình và đấu tranh cho tự do của mình
*Betty Friedan (nhà văn, hoạt động xã hội, nhà nữ quyền người
Mỹ), “Sự huyền diệu của phụ nữ” (Feminine Mystique), 1963 –
được coi như Tuyên ngôn cho phong trào nữ quyền Mỹ và thế giới
+ Điểm chính cho đấu tranh ở phong trào nữ quyền đó là: được
quyền đi làm, sự bình đẳng trong trả lương, quyền bình đẳng đối xứ
trong công việc và quyền cá nhân. Nhất là quyền bình đẳng trong
chính trị-đây là cơ sở cho sự ra đời nghiên cứu về nữ giới
1.3. Làn sóng nữ quyền thứ ba: (1968-nay)
Mục tiêu chính: Là sự kế thừa có phê phán những tư tưởng của làn
sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai
Mục tiêu là làm rõ hơn sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới; đánh
giá lại giá trị và mở rộng thêm các vấn đề mà hai làn sóng trước đã
đề cập; đặc biệt nhấn mạnh đến việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham
gia vào các ngành nghề và chú trọng vào việc trang bị kiến thức,
nâng cao hiểu biết cho người phụ nữ.
• Các trường phái của CNNQ:
1. Lý thuyết nữ quyền tự do
+ Xuất hiện rất sớm từ thế kỷ XVIII
+ Nội dung chủ yếu: bình đẳng nam-nữ về giáo dục -> tiến tới đấu
tranh về bình đẳng quyền công dân và kinh tế (XX) ->quyền tự do
và bình đẳng trên mọi lĩnh vực
+ Ảnh hưởng bởi: chủ nghĩa tự do cổ điển
+ Các luận điểm chính:
- Trí tuệ không mang bản sắc giới -> phụ nữ phải được bình đẳng
trong giáo dục
- Tự do bình đẳng được nhìn nhận là sự bình đẳng hợp tác giữa
nam giới và nữ giới và không bên nào tước quyền của bên nào.
- Nhấn mạnh đến quyền tự do cá nhân của người phụ nữ mà đặc
biệt là tự do tài chính
2. Lý thuyết nữ quyền macxit
+ Xuất phát đầu tiên từ một trường phái nữ quyền ở Canada
+ Nội dung chủ yếu: nhấn mạnh nguyên nhân sự bất bình đẳng của
phụ nữ có nguyên nhân từ bất bình đẳng về sở hữu tài sản và xã hội
có giai cấp dưới thiết chế tư bản chủ nghĩa
+ Ảnh hưởng bởi: Học thuyết macxit
+ Các luận điểm chính:
- Đấu tranh giai cấp, xóa bỏ chế độ tư bản
- Có quyền tham gia vào quá trình sản xuất và lao động của xã hội
- Áp bức phụ nữ là sản phẩm của các cơ cấu kinh tế, chính trị, xã
hội gắn liền với chủ nghĩa tư bản.
- Giải phóng phụ nữ, đem lại sự công bằng cho phụ nữ đi kèm với
xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. Lý thuyết nữ quyền triệt để/cấp tiến (Radical Feminism)
+ Lý thuyết có quan điểm mạnh mẽ và đấu tranh triệt để vì bình
đẳng giới
+ Phụ nữ là giai cấp khác với nam giới, họ là nạn nhân của hệ thống
nam quyền – hệ thống đặt ra tôn ti trật tự của nam giới trải qua
nhiều hình thái kinh tế xã hội. + Phụ nữ là nhóm bị áp bức đầu tiên,
tồn tại hầu như ở mọi xã hội, cả trong mối quan hệ gia đình và sự
xoá bỏ nó rất khó khăn do không nhận thức được sự tồn tại của nó
+ Phản đối quan niệm “trật tự tự nhiên” của những người nữ quyền
bảo thủ và cho rằng không tồn tại điều này về mặt sinh học

4. Lý thuyết nữ quyền hiện sinh


+ Xuất hiện và phát triển mạnh ở Pháp – Tôn vinh giá trị cá nhân
và cuộc sống hiện tại trong xã hội hiện đại
+ Phân biệt giới không phải yếu tố tiền định, không phải yếu tố tự
nhiên mà là sản phẩm của xã hội (định kiến, quy định, huyền thoại
hóa,….)
+ Tìm cách luận giải nguyên nhân căn bản của tình trạng áp bức,
phân biệt đối xử với phụ nữ và đề ra các giải pháp giải phóng phụ
nữ

“THOÁT KHỎI ĐỊNH KIẾN”


“Tự nhận thức-Tự giải phóng-Đấu tranh cho sự thay đổi cấu trúc xã
hội, pháp luật, phong tục tập quán”

5. Lý thuyết nữ quyền hậu hiện đại


+ Còn nhiều quan điểm gây tranh cãi với nhiều xu hướng khác
nhau
+ Nhấn mạnh yếu tố liên minh của chính trị nữ quyền
+ Phạm trù giới cần phải xem xét cụ thể trong từng hoàn cảnh nhất
định
+ Có sự hợp tác giữa nam và nữ trong đấu tranh vì nữ quyền chứ
không phải sự loại bỏ

2. Thay đổi nhận thức


- Về mặt Kinh tế: Thúc đẩy vai trò chủ động, tính độc lập về kinh tế
– xã hội và cảm xúc của phụ nữ
- Về mặt Chính trị: Tối ưu hóa sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ
trong những lĩnh vực do nam giới chiếm ưu thế trong xã hội.
- Về mặt Văn hoá: Xóa bỏ các tín ngưỡng và hành vi văn hóa được
thúc đẩy bởi định kiến giới
Mang lại các cải cách về luật pháp và xã hội nhằm nâng cao vị
thế của phụ nữ
- Về mặt Đời sống - Xã hội.:
Nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề bất bình đẳng giới;
Củng cố vị thế, cơ hội và kết quả bình đẳng cho cả nam và nữ.
Qua đó, tạo cơ hội xây dựng nên xã hội tốt đẹp hơn
Củng cố quyền cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc của phụ nữ
Thách thức các chuẩn mực giới mà xã hội đặt ra cho phụ nữ làm
kìm hãm sự phát triển của họ
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quyền
sinh sản và sự bảo vệ khỏi bạo lực, qua đó đem lại ảnh hưởng
tích cực đến tuổi thọ và sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
Đối với nam giới, nữ quyền có thể là nguồn cảm hứng để hướng
tới mối quan hệ tình cảm và tình bạn bình đẳng; phân chia đồng
đều việc chăm sóc, trách nhiệm công việc; cùng hành động
hướng tới giảm bớt tình trạng bạo lực.

You might also like