You are on page 1of 10

LUẬN VĂN:

Giải phóng phụ nữ: từ quan điểm chủ nghĩa


Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và
thực tiễn ở nước ta
mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài


Quyền con người đã từng là vấn đề xuyên suốt của các cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử, và cho đến nay nó vẫn là một trong những vấn
đề nổi bật của thời đại chúng ta. Quyền con người, dĩ nhiên trước hết là quyền cho
mỗi cá nhân, quyền được khẳng định mình là một chủ thể với những quyền lợi, nghĩa
vụ như mọi người khác. Thế nhưng loài người đã từng vạch đôi xã hội, một nửa là
đàn ông, nửa kia là đàn bà, trong đó đàn bà đã từng bị hạn chế hoặc bị loại trừ khỏi
những quyền con người cơ bản. Chính vì lẽ đó, vấn đề giải phóng con người, đặc
biệt là giải phóng phụ nữ luôn được các nhà tử tửụỷng xã hội chủ nghĩa quan tâm và
ngày nay nó là vấn đề chung của toàn nhân loại, bởi lẽ quan tâm đến phụ nữ cũng có
nghĩa là quan tâm đến nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người.
Lịch sử xã hội đã chứng minh rằng sự tiến bộ của xã hội sẽ chậm lại nếu
trong xã hội có một bộ phận đông đảo người bị áp bức bóc lột, bị hạn chế hoặc bị
loại trừ. Vì vậy vấn đề giải phóng phụ nữ đã được đặt ra từ rất lâu. Từ giữa thế kỷ
thứ XIX chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã góp phần rất quan trọng trong việc giải
phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ (mà ngày nay theo cách gọi của các nhà
khoa học hiện đại ở Việt Nam là bình đẳng giới) như là một trong những nội dung
của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đây
cũng là một trong những đóng góp vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát
triển của khoa học giới trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ luôn giữ
vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần xây dựng truyền thống vẻ
vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính giới mình.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ nữ, ngay sau khi giành được độc lập
năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đặt nền móng cho sự nghiệp
giải phóng phụ nữ. Điều 9 trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng nam nữ. Trải qua nhiều lần sửa đổi
Hiến pháp, song tư tưởng về bình đẳng giới luôn được bổ sung và hoàn thiện. Tất cả các
Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định: phụ nữ có quyền bình đẳng với
nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra còn có hàng loạt các
văn bản, chỉ thị, nghị quyết khác khẳng định quyền bình đẳng nam nữ như Nghị
quyết 04 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 37 CT/TW, Chỉ thị 44/CT... Gần đây nhất, sau khi
thực hiện thành công Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của
phụ nữ đến năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và Kế hoạch hành động vì
sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005.
Nhìn chung, trong những năm qua việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất đáng
ghi nhận. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao
bởi những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của cả nước và sự quan tâm
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vận dụng
tiếp thu những thành tựu lý luận quan trọng mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã để lại cho
khoa học giới nên sự nghiệp bình đẳng giới vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tư
tưởng "trọng nam khinh nữ", nạn ngược đãi đối với phụ nữ, tác phong gia trưởng,
chuyên quyền, độc đoán của không ít đàn ông, sự thiếu bình đẳng trong việc ra các
quyết định lớn như đầu tư sản xuất, định hướng hôn nhân, nghề nghiệp cho con cái
vẫn đang tồn tại ở không ít nơi trong nhiều gia đình. Maởt khaực xã hội và gia đình
chưa thực sự nhìn nhận, đánh giá hết những cống hiến của phụ nữ cũng như những
khó khăn của họ, về mặt nào đó còn nặng về huy động, khai thác sự đóng góp của phụ
nữ mà chưa coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo điều
kiện cho phụ nữ phát triển, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Chính
những điều này đã làm chậm quá trình thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và bình
đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên
cứu lý luận về giải phóng phụ nữ một cách thấu đáo từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
đến thực tiễn Việt Nam, góp phần khẳng định và tìm ra những điều kiện cơ bản, giải pháp
chủ yếu nhằm thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thời
sự cấp bách, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn đảng, toàn dân, trước hết là các ngành, các cấp,
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Chính thực tế trên đã thôi thúc tôi
chọn đề tài: "Giải phóng phụ nữ: từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn ở nước ta" làm
luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Vấn đề giải phóng phụ nữ từ lâu đã được nhiều nhà tư tưởng và các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm nghiên cứu và được đề cập rất sớm trong
nhiều tác phẩm, điển hình như: "Mác - Ăngghen - Lênin về giải phóng phụ nữ"; "Ba
cuộc cách mạng với vấn đề giải phóng phụ nữ" (1976); "Bác Hồ với sự nghiệp giải
phóng phụ nữ" (1990). Ngoài ra còn có những tác phẩm lý luận quan trọng của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin như: "Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh"; "Gia đình thần
thánh"; "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"; "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của nhà nước"; "Chủ nghĩa tư bản và lao động nữ"…
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu của cách mạng
cũng giành sự quan tâm thích đáng trong việc đề ra chủ trương, đường lối, chính
sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Với sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, sự tâm huyết của các nhà khoa
học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu phụ nữ đã được đặt ra, xem xét và
có hướng giải quyết đúng đắn. Nhiều cuộc Hội thảo khoa học ở các Trung tâm
nghiên cứu đã đi vào các khía cạnh khác nhau về vai trò của phụ nữ như những công
trình: "Thực trạng gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong đình" (1990); "Gia
đình, người phụ nữ và giáo dục gia đình" (1993); "Gia đình Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề xây dựng con người" (1995); "Đánh giá sự tiến
bộ của phụ nữ từ 1985-1995" (1995). Những công trình trên đã chỉ ra thực trạng vai
trò của phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội ở nước ta, nêu lên những kiến nghị nhằm
thay đổi và bổ sung những chính sách xã hội đối với phụ nữ để họ có điều kiện phát
huy hết vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới. Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết với
quyển "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" đã làm nổi bật vai trò phụ nữ Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, từ buổi đầu dựng nước đến những năm 1968.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về vai trò của phụ nữ
trong gia đình như: "Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam" do Giáo sư Lê Thi làm chủ nhiệm; "Phụ nữ giới và phát
triển" (1996) của tác giả Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng; "Phụ nữ và bình đẳng
giới trong đổi mới ở Việt Nam" (1998) của Giáo sư Lê Thi; "Luận cứ về khoa học
cho việc đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình" do Phó giáo sư Trần
Thị Vân Anh làm chủ nhiệm. Tất cả những công trình trên đều phản ánh những thay
đổi về vai trò của phụ nữ trong gia đình và bước đầu đã có một số kiến nghị nhằm
phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong công cuộc đổi mới. Ngoài ra còn có
các luận văn, luận án như "Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng hiện nay" (2002) của tác giả Chu Thị Thoa; "Gia đình Việt Nam và vai trò của
người phụ nữ trong gia đình hiện nay" của tác giả Dương Thị Minh; "Học thuyết Mác -
Lênin về phụ nữ và liên hệ với thực tiễn hiện nay ở nước ta" (2002) của tác giả Lê Ngọc
Hùng... Đó là những tác phẩm, luận văn, luận án bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phương pháp tiếp cận giới - một phương pháp nghiên
cứu mới mẻ nhưng lại rất hiệu quả. Các công trình nghiên cứu kể trên là những tư liệu
tham khảo hết sức quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, những nghiên cứu chuyên sâu các quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về phụ nữ còn rất ít. Trong thư mục các công trình
nghiên cứu và bài viết đã công bố, xuất bản của cán bộ Trung tâm nghiên cứu khoa
học về gia đình và phụ nữ có rất ít ấn phẩm chuyên bàn về vấn đề giải phóng phụ nữ.
Trước tình hình đó, tác giả chọn đề tài: "Giải phóng phụ nữ: từ quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và
thực tiễn ở nước ta" với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nỗ lực
chung của toàn xã hội đối với vấn đề giải phóng phụ nữ cả về phương diện lý luận lẫn
thực tiễn.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giải phóng phụ nữ, tác giả luận
chứng những điều kiện cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải phóng phụ nữ,
thực hiện bình đẳng giới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về
vấn đề giải phóng phụ nữ và làm rõ sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
giải phóng phụ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng vấn đề giải phóng phụ nữ ở nước ta hiện nay.
- Phân tích những điều kiện cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng giới trong tình hình hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tiến trình giải phóng phụ nữ của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta trong lịch sử cũng như hiện nay ở Việt Nam, cả về lý
luận và thực tiễn.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải phóng phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới.
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch sử;
phân tích và tổng hợp tư liệu thực tế để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn
cũng đã kế thừa các công cụ phân tích giới để tìm hiểu, phân tích, lý giải thực trạng
bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Lần đầu tiên vấn đề giải phóng phụ nữ trong lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta được nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống.
Tác giả luận văn bước đầu đã kết hợp chặt chẽ quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với phương pháp tiếp cận
giới trong xem xét và lý giải vấn đề bình đẳng giới, đây được coi là bước phát triển
lôgíc của quá trình nhận thức, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới.
- Luận văn chỉ ra những điều kiện cơ bản và những giải pháp chủ yếu thực
hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với những đóng góp mới về mặt khoa học trên đây, luận văn góp phần vào
việc nghiên cứu những vấn đề lý luận đối với công cuộc giải phóng phụ nữ, thực
hiện bình đẳng giới đồng thời cung cấp thêm các cơ sở khoa học, các căn cứ cho việc
hoạch định chiến lược tổng thể và chính sách cụ thể vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực
hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhằm phát huy mọi khả năng sáng tạo của họ trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy về gia đình, về giới trong hệ thống các
trường Đảng, các trường đào tạo cán bộ nữ và các trường trung cấp lý luận chính trị
ở nước ta.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

1.1. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN BÀN VỀ ĐỊA VỊ NGƯỜI PHỤ NỮ


TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1.1.1. Địa vị người phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
“Vấn đề giải phóng phụ nữ” từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nói đến giải
phóng phụ nữ là nói đến địa vị người phụ nữ trong xã hội có giai cấp đối kháng. Loại ý
kiến khác lại cho rằng, giải phóng phụ nữ là vấn đề có tính lịch sử nên trong xã hội có giai
cấp đối kháng giải phóng phụ nữ thực chất là bàn về địa vị người phụ nữ trong xã hội.
Còn trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giải phóng phụ nữ là đề cập đến vai trò phụ nữ trong
gia đình và ngoài xã hội. Nhìn chung, mỗi loại ý kiến đều có tính hợp lý của nó, song một
cách hệ thống và khái quát thì các quan niệm trên đều chưa đạt tới, còn loại bỏ tính phong
phú, đa dạng của thuật ngữ này.
Khi bàn về cách mạng Trung Quốc với việc giải phóng phụ nữ vào năm 1923, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề giải phóng phụ nữ là:
Quyền bình đẳng về giáo dục, kinh tế, chính trị cho cả đàn ông cũng như
cho cả đàn bà thi hành hệ thống trường học thống nhất, tức là thành lập trường
học, trong đó con trai và con gái cùng học, trả công như nhau cho sự lao động
như nhau. Quyền được nghỉ ngơi và tiền trợ cấp cho trường hợp đau ốm, có
mang [38, tr.11].
Các nhà khoa học xã hội Xô viết trước đây quan niệm rằng:
Vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề địa vị người phụ nữ dưới chủ nghĩa
tư bản, về những con đường và phương pháp giải phóng lao động phụ nữ về
mặt xã hội và thực hiện sự bình đẳng thực sự của họ, về sự tham gia của họ
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản [58, tr.390].
Tổng hợp các ý kiến trên có thể nhận thấy: “Vấn đề giải phóng phụ nữ” về thực
chất là bàn về địa vị, vai trò của phụ nữ trong xã hội và những con đường giải phóng phụ
nữ, đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội nhằm phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã
hội.
“Địa vị người phụ nữ” là phức thể các điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng cho cuộc
sống lao động sản xuất và sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Để khắc họa địa vị
người phụ nữ trong xã hội, nhất là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, các nhà kinh điển đã sử dụng
hàng loạt các khái niệm khác nhau như “địa vị xã hội”; “sự thống trị ”; “sự bất công”; “sự bất
bình đẳng xã hội”...
Nói đến địa vị người phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác và
Ph.Ăngghen đã tố cáo kiểu bóc lột tư bản chủ nghĩa đối với lao động nữ. Bọn chủ tư bản
đã bỏ tiền ra mua sức lao động của phụ nữ và bắt họ làm việc đến kiệt sức trong điều kiện
không đảm bảo vệ sinh dẫn đến bệnh tật, tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ bao giờ
cũng cao hơn nam giới. C.Mác chỉ rõ: “trong những nghề nghiệp của phụ nữ như bông,
len, lụa và đồ gốm tỷ lệ bình quân chết vì bệnh phổi trong 100 nghìn người đàn bà là 643
người nhiều hơn so với tỷ lệ đàn ông là 610 người” [34, tr.428].
Như vậy, hội chứng “chết vì lao động quá sức” đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX
đặc biệt là đối với người phụ nữ, điều này đã được các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi lớn:
phải chăng với những điều kiện lao động dưới chủ nghĩa tư bản như vậy phụ nữ mới mắc
những chứng bệnh hiểm nghèo? Các ông cũng tìm ra câu trả lời rằng: trong xã hội tư bản
chủ nghĩa, có thể nói lao động như nô lệ của phụ nữ đã dẫn đến tình trạng trên. Phụ nữ làm
việc lẫn lộn với đàn ông, họ làm việc hết sức nặng nhọc trong những điều kiện không phù
hợp với sức khỏe và nhân phẩm, C.Mác viết: "Công nhân gồm đàn ông và đàn bà, người
lớn và trẻ em thuộc cả hai giới… trong một số ngành thì ban đêm đàn bà và nữ thanh niên
làm việc lẫn lộn với đàn ông” [34, tr.377].
Bọn chủ tư bản bóc lột sức lao động của phụ nữ bằng cách kéo dài thời gian lao
động của họ trong môi trường thiếu vệ sinh, thiếu không khí. Họ phải làm việc cật lực trung
bình ngày 16 giờ và trong mùa may mặc thì có khi làm một mạch 30 giờ không nghỉ. Hậu
quả của tình trạng trên dẫn đến sức khỏe suy sụp về tinh thần và thể xác, thậm chí tử vong.
Động cơ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận, là làm giàu nên họ bất chấp tất cả.
C.Mác viết:
Tất cả các nữ công nhân may mặc, nữ công nhân may thời trang, nữ công
nhân may áo và nữ công nhân may thông thường đều chịu 3 thứ tai họa: lao
động quá sức, thiếu không khí và thiếu ăn… Nếu một nữ công nhân may áo
tạo ra được một ít khách hàng, thì sự cạnh tranh bắt buộc người đó phải làm
việc cho đến chết ở nhà để giữ khách và nhất định phải bắt người giúp việc
mình cũng làm quá mức như thế [34, tr.374]
Không những vậy họ còn phải chịu những điều kiện khắc khổ của cuộc sống, nơi
ở rất chật chội, bẩn thỉu, thiếu ánh sáng, thiếu không khí. C.Mác đã miêu tả họ phải sinh
hoạt trong những điều kiện giống thú vật hơn là giống người: “Tình trạng chen chúc chật
chội đến cao độ hầu như nhất định phải dẫn đến chỗ bỏ hết mọi thứ lịch sự, chung đụng
một cách bẩn thỉu về thân thể và về những chức năng của cơ thể, trai gái lõa lồ, đến nỗi
tất cả đều giống như thú vật hơn là giống người” [34, tr.922].
Vào những năm 1844, 1845 C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra một xu hướng
chung về việc sử dụng lao động của giới chủ tư bản, đó là việc bọn chủ tư bản tăng cường
tuyển dụng lao động phụ nữ và trẻ em gái, tất cả là vì mục đích lợi nhuận, vì lao động của
đàn bà và trẻ em rẻ hơn lao động của đàn ông. Đây là sự tính toán tinh vi của giới chủ tư
bản nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao nhất. Tính tham lam, bỉ ổi của giai cấp tư sản đã tạo
nên bao nhiêu là bệnh tật. Phụ nữ không thể sinh đẻ, trẻ con tàn tật, đàn ông yếu đuối
xanh xao, chân tay tàn phế, toàn bộ nhiều thế hệ bị hủy hoại, hom hem yếu đuối, tất cả chỉ
là để nhét cho đầy túi của giai cấp tư sản - giai cấp vỗ ngực là từ bi và không vụ lợi nhưng
thực tế chỉ có mục đích duy nhất là nhét đầy túi với bất cứ giá nào.
Không những thế bọn chủ xưởng tư bản còn dùng những biện pháp hà khắc tàn
khốc nhất để bòn rút những khoản tiền phạt giáng vào đầu công nhân, cắt xén từng xu,
từng nửa xu của những người vô sản xác xơ để làm tăng thêm lợi nhuận của chúng. “Li-
sơ kể lại rằng ông ta nhiều lần thấy nhiều nữ công nhân có mang gần đẻ vì ngồi nghỉ một
lát trong thời gian làm việc, mà bị phạt 6 pen-ni” [31, tr.72]. Do không khí ngột ngạt của
nơi làm việc và nơi ở, do phải thường xuyên ngồi còng lưng gập ngực, do đồ ăn không
tốt, khó tiêu và chủ yếu là do thời gian lao động quá dài, thiếu không khí trong sạch nên
sức khỏe họ bị tàn phá ghê gớm
Không mấy chốc họ đã thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược, ăn mất ngon,
đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, nhất là đau đầu; sau đó là xương sống bị vẹo,
hai vai nhô cao và biến dạng, gầy mòn, mắt sưng, chảy nước mắt và nói chung
nhức nhối, cận thị, ho, ngực lép, khó thở và mọi thứ bệnh phụ nữ [31, tr.589].
Với những đức tính gần như thiên bẩm của phụ nữ “dịu dàng, nết na, ngoan
ngoãn, hiền thục, dễ bảo” đã bị bọn chủ tư bản lợi dụng. C.Mác đã tố cáo sự lợi dụng, sự
bóc lột tinh vi, dã man và tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Phụ nữ phải lao động nặng nhọc
trong những điều kiện hết sức khắc khổ, bị đối xử còn kém hơn cả so với súc vật, họ
chẳng có chút địa vị, vai trò nào trong xã hội. Chúng ta thấy rõ, ngay ở nước Anh, đất
nước của nền đại công nghiệp phát triển rất sớm nhưng phụ nữ còn phải làm những công
việc tốn nhiều sức lực như kéo thuyền thay cho ngựa. C.Mác đã miêu tả tình cảnh đó như
sau: “để kéo thuyền dọc sông Đào, thỉnh thoảng người ta vẫn còn dùng phụ nữ thay cho
ngựa” [34, tr.568].
Như vậy, dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu đựng một nghịch lý: vai trò thì lớn
nhưng địa vị thì thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, họ luôn chịu cảnh bất bình
đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hóa. Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, các hình

You might also like