You are on page 1of 2

Qua bài tiểu luận với đề tài được giao là “Vấn đề con người trong thời kỳ quá độ

lên CNXH. Liên hệ đến việc phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức trong hoạt động
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay”, nhóm nghiên cứu một lần nữa khẳng định lại
vai trò và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, đặc biệt là vấn đề con người, các mối quan hệ xã hội, giai cấp giữa người với người
và giữa con người với các hoạt động sản xuất trong thời kì đó. Việc dựa trên chủ nghĩa
Mác- Lênin kết hợp cùng các phương pháp phân tích, so sánh, kết hợp nhiều nguồn tài
liệu,...đã phần nào giải đáp cũng như làm rõ vấn đề con người trong thời kỳ quá độ lên
CNXH. Ta có thể thấy rằng con người chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội loài người,
tức “ bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Những lý luận về con
người của chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng lý luận cho việc phát huy vai trò của con
người trong cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Chủ Tịch Hồ Chí Minh
của chúng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp với điều
kiện lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người cũng đã thể
hiện nhiều yếu tố nội dung khác nhau như: giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và
phát triển con người là toàn diện. Trong điều kiện hiện nay thì việc phát huy vai trò con
người luôn được Đảng Cộng Sản Việt Nam chú trọng, nhấn mạnh trong các kì đại hội.
Thứ nhất, đấu tranh không khoan nhượng, chống thoái hóa biến chất, suy thoái về chính
trị tư tưởng, đạo đức,… Thứ hai, việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước hiện nay với những đức tính quan trọng. Như vậy có thể thấy việc
phát huy vai trò con người là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi
mới và phát triển đất nước. Và cũng chính từ đó, liên hệ đến việc phát huy vai trò của đội
ngũ nữ trí thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù tồn
tại những khó khăn, bất cập như chính sách nghỉ hưu, lương bổng; định kiến về giới tính;
hay chưa có được sự khuyến khích, động viên theo đuổi các ngành nghề khoa học kĩ
thuật,… Nhưng bằng những giải pháp nâng cao nhận thức, xây dựng và cụ thể hóa các
chính sách mang tính bình đẳng giới về hoạt động nghiên cứu KH&CN cũng như phát
triển giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nữ trí thức,… những hạn chế và thách thức trên đã
phần nào được khắc phục để phát huy tối đa nguồn lực lao động trí thức nói chung và trí
thức nữ nói riêng. Đội ngũ nữ trí thức dần khẳng định rõ hơn tầm quan trọng của mình,
đóng góp rất nhiều cho đời sống xã hội từ văn hóa nghệ thuật cho tới các nghiên cứu
khoa học tự nhiên. Từ nông nghiệp đến khoa học, từ giáo dục đến y tế, giao thông… Lực
lượng lao động này ngày càng cho thấy rõ sức ảnh hưởng và được nhà nước chú trọng
phát triển. Cũng từ đó dần xóa bỏ đi những định kiến lạc hậu và tạo ra sự bình đẳng về
giới tính. Cuối cùng, sau khi hoàn thành việc nghiên cứu tiểu luận, nhóm 17 lớp L06
chúng em nhận ra được ý nghĩa quan trọng của đội ngũ trí thức trong việc đi lên chủ
nghĩa xã hội nói riêng và trong cuộc sống nói chung, lực lượng nữ trí thức là bộ phận
luôn có những đóng góp thầm lặng và thành tích vẻ vang, là nguồn động lực để Việt Nam
tiếp tục đào tạo, là nguồn nhân lực để đất nước tận dụng trong nghiên cứu khoa học,
trong công cuộc đưa nước ta từ nước đang phát triển gia nhập vào các nước phát triển.

You might also like