You are on page 1of 5

TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chương 1:
Câu 1: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong khoảng thời gian nào ?

Những năm 40 của thế kỷ XIX.

Câu 2: Điều kiện kinh tế-xã hội dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học có mâu
thuẫn về kinh tế là :

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Câu 3: Điều kiện kinh tế-xã hội dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học có mâu
thuẫn về xã hội là :

Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

Câu 4: Các thành tựu của khoa học tự nhiên trở thành tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa
xã hội khoa học thể hiện ở:

Cơ sở, luận chứng cho những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử.

Câu 5: Tiền đề tư tưởng lý luận trực tiếp nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng phê phán.

Câu 6: Giá trị của chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng phê phán là:

Đấu tranh phê phán chế độ tư bản và chế độ chuyên chế.

Đưa ra những dự kiến có giá trị về xã hội tương lai.

Góp phần thức tỉnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Câu 7: Hạn chế của chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng phê phán là:

Chưa phát hiện ra quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản.

Chưa nhìn ra được lực lượng tiên phong có thể thực hiện cách mạng.

Không chỉ ra được phương pháp đấu tranh.

Câu 8: Tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị của
C.Mác là

1
Góp phần phê triết học pháp quyền của Heghen- Lời nói đầu.

Câu 9: Cùng với tình cảnh của nước Anh, tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến lập trường
triết học và lập trường chính trị của Ph.Ăngghen là
Lược khảo khoa kinh tế- chính trị.

Câu 10: Phát kiến khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau là:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Câu 11: Phát kiến khẳng định về phương diện kinh tế sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau là:

Học thuyết giá trị thặng dư.

Câu 12: Phát kiến khẳng định về phương diện chính trị- xã hội sự sụp đổ của chủ nghĩa tư
bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau là:

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Câu 13: Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Câu 14: Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học nói lên rằng

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một học thuyết khoa học luôn bám sát trên thực tiễn.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một học thuyết mở, không ngừng được bổ sung hoàn thiện.

Chủ nghĩa xã hội khoa học đòi hỏi cần sáng tạo trong quá trình vận dụng phù hợp với thực tiễn.

Câu 15: Công lao nổi bật nhất của C.Mác và Ph,Ăngghen là

Phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học.

Câu 16: Công lao nổi bật nhất của V.I.Lênin là

Đưa chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận thành hiện thực.

Câu 17: Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên
định ............. kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoc văn hóa nhân
loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam. Trong dấu chấm là

Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát huy chủ nghĩa Mác-
Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh.

2
Câu 18: Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học vớ tư cách là một bộ phận
cấu thành lên chủ nghĩa Mác-Lênin là

Những quy luật, tính quy luật chính trị- xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển
của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.

Câu 19: Ý nghĩa của việc nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học :

......... bản chất xã hội mà Việt Nam đang xây dựng. ........... vào mục tiêu, lý tưởng và sự
thành công trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo. .......... đúng với trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.

Các từ còn thiếu trong dấu chấm lần lượt là

Hiểu rõ, tin tưởng, hành động.

Chương 2:
Câu 1: Giai cấp công nhân là sản phẩm của

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản

Quá trình phát triển của nền đại công nghiệp

Câu 2: Xét về phương diện kinh tế xã hội: Giai cấp công nhân là những người TT hay GT
vận hành nền sản xuất CN ngày càng hiện đại và mang tính XHH cao. Các từ viết tắt là:

TT: trực tiếp, GT: gián tiếp, CN: công nghiệp, XHH: xã hội hóa

Câu 3: Xét về phương diện chính trị xã hội: Giai cấp công nhân là những người KC hoặc
VCB không có tư liệu sản xuất, phải LT và bị các nhà tư bản bóc lột GTTD. Các từ viết tắt
là:

KC: không có, VCB: về cơ bản, LT: làm thuê, GTTD: giá trị thặng dư.

Câu 4: Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thông qua CĐTP, giai cấp công
nhân TC, LĐ nhân dân lao động đấu tranh XBCNTB, xóa bỏ chế độ người bóc lột người,
GP giai cấp công nhân, nhân dân và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự AB, BL,
NNLH, xây dựng xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa văn minh. Các
từ viết tắt là:

CĐTP: chính đảng tiên phong, TC: tổ chức, LĐ: lãnh đạo, CNCNTB: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản,
GP: giải phóng, AB: áp bức, BL: bóc lột, NNLH: nghèo nàn lạc hậu.

Câu 5: Nguồn gốc gây nên sự bóc lột của giai cấp này với giai cấp khác là:

3
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

Câu 6: Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân không phải là TT chế độ SHTN này bằng một CĐ sở hữu tư nhân khác mà là
XBTĐ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, do đó XBTG nguồn gốc của sự bóc lột. Các từ viết
tắt là :

TT: thay thế, SHTN: sở hữu tư nhân, CĐ: chế độ, XBTĐ: xóa bỏ triệt để, XBTG: xóa bỏ tận gốc.

Câu 7: Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là do :

Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, mang tính xã hội hóa cao.

Không có tư liệu sản xuất, bị bóc lột giá trị thặng dư

Lợi ích đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản

Lợi ích của công nhân thống nhất với lợi ích của đa số nhân dân lao động

Có những phẩm chất tiên tiến, cách mạng, kỉ luật mang bản chất quốc tế

Câu 8: Giai cấp công nhân cần gì để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản\

Cần sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng

Cần sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.

Câu 9: Sự phát triển của giai cấp công nhân thể hiện ở:

Trình độ nắm vững khoa học kỹ thuật

Trình độ giác ngộ về chính trị

Câu 10: Đảng Cộng sản là sự kết hợp của chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào

Phong trào công nhân

Câu 11: Giai cấp công nhân hiện nay còn bị bóc lột giá trị thặng dư còn

Còn bị bóc lột và ngày càng bị bóc lột nhiều hơn

Câu 12: Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh của giai cấp công nhân nói lên rằng.

Giai cấp công nhân vẫn là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất

Giai cấp công nhân có sự phân hóa thành nhiều bộ phận

4
Giai cấp công nhân có sự đa dạng cơ cấu, ngành nghề

Câu 13: Xu hướng “ trung lưu hóa” của giai cấp công nhân nói lên rằng

Đời sống của giai cấp công nhân đã được cải thiện

Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản để tiếp tục tồn tại

Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày càng tinh vi hơn

Câu 14: Sự tương đồng của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế là

Địa vị kinh tế-xã hội và địa vị chính trị-xã hội

Câu 15: Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là

Ra đời trước giai cấp tư sản

Kết quả khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Đối kháng trực tiếp với tư bản Pháp và tay sai

Trưởng thành trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến

Có mối liên hệ mật thiết với nông dân

Câu 16: Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện ở các từ sau: LĐ, ĐD,
TP, ĐĐ, NC

LĐ: lãnh đạo, ĐD: đại diện, TP: tiên phong, ĐĐ: đi đầu , NC: nồng cốt

You might also like