You are on page 1of 9

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

100 CÂU LÝ THUYẾT – TOÀN BỘ LỚP 11 VÀ 12

CHƯƠNG 1

Câu 1: [VNA] Biết Fm và am lần lượt là lực hồi phục cực đại và gia tốc cực đại của con lắc lò xo có độ
cứng k dao động điều hòa thì chu kì T là
Fm k.Fm 1 Fm 1 Fm
A. T = 2 B. T = 2 C. T = D. T =
k.am am 2 k.am 2 k.am
Câu 2: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ bằng 0,5 s. Thời gian ngắn nhất
3
để vật đi từ vị trí có li độ x = 0 đến vị trí có li độ x =
A là
2
1 1 1 1
A. s B. s C. s D. s
4 3 12 6
Câu 3: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = Acos(ωt + φ). Tần số
dao động của vật được tính bởi công thức
A 2π ω
A. B. ωA C. D.
ω ω 2π
Câu 4: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB, gọi O là trung điểm của AB. Phát
biểu nào sau đây đúng khi nói về sự biến đổi của động năng và thế năng của vật khi chuyển động ?
A. Khi chuyển động từ O đến A, động năng của vật tăng
B. Khi chuyển động từ B đến O, thế năng của vật tăng
C. Khi chuyển động từ O đến A, thế năng của vật giảm
D. Khi chuyển động từ O đến B, động năng của vật giảm
Câu 5: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. lực cản môi trường tác dụng vào vật B. biên độ ngoại lực tuần hoàn
C. tần số ngoại lực tuần hoàn D. pha ban đầu của ngoại lực tác dụng vào vật
Câu 6: [VNA] Tại một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài , dao động điều hòa với chu kì T.
Nếu chiều dài  tăng bốn lần thì chu kì là
A. T 2 B. T C. 4T D. 2T
Câu 7: [VNA] Khi chất điểm dao động điều hòa chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. động năng giảm dần, thế năng tăng dần B. động năng tăng dần, thế năng tăng dần
C. động năng tăng dần, thế năng giảm dần D. động năng giảm dần, thế năng giảm dần
Câu 8: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A, cơ năng bằng W. Chọn gốc thế
năng tại vị trí cân bằng. Động năng của con lắc tại li độ bằng A/2 là
A. W/4 B. W/2 C. 3W/4 D. W/3
Câu 9: [VNA] Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T. Nếu tăng chiều dài của con lắc lên k lần
thì chu kì dao động điều hòa của con lắc sẽ là
T
A. Tk2 B. kT C. T k D.
k

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Dao động duy trì là dao động mà người ta
A. làm mất lực cản của môi trường tác dụng lên vật
B. truyền năng lượng cho vật dao động theo một quy luật phù hợp
C. kích thích lại dao động sau khi dao động đã bị tắt hẳn
D. tác dụng ngoại lực biến đổi theo hàm bậc nhất thời gian vào vật dao động
Câu 11: [VNA] Cơ năng của một vật có khối lượng m dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A

2π2mA 2 π2mA 2 4π2mA 2 π2mA 2
A. W = B. W = C. W = D. W =
T2 2T 2 T2 4T 2
Câu 12: [VNA] Một con lắc đơn đang thực hiện dao động nhỏ thì
A. khi đi qua VTCB lực căng của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng của vật
B. gia tốc của vật luôn vuông góc với sợi dây
C. khi đi qua vị trí cân bằng, gia tốc của vật bị triệt tiêu
D. tại hai vị trí biên gia tốc của vật tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động

CHƯƠNG 2

Câu 13: [VNA] Sóng truyền trên một sợi dây. Ở đầu dây cố định pha của sóng tới và của sóng phản
xạ chênh nhau một lượng bằng bao nhiêu ?
A. 3π/2 + k2π B. k2π C. π/2 + k2π D. (2k + 1)π
Câu 14: [VNA] Sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số không đổi B. bước sóng không đổi C. bước sóng giảm D. tốc độ truyền âm giảm
Câu 15: [VNA] Âm sắc phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Độ đàn hồi của nguồn âm B. Biên độ dao động của nguồn âm
C. Tần số của nguồn âm D. Đồ thị dao động của nguồn âm
Câu 16: [VNA] Một sóng ngan truyền dọc trục Ox có phương trình u = 2cos(6πt ‒ 4πx) cm trong đó
t tính bằng giây, x tính bằng mét. Tốc độ truyền sóng là
A. 1,5 cm/s B. 1,5 m/s C. 15 m/s D. 15 cm/s
Câu 17: [VNA] Đối với sóng cơ học, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào
A. tần số sóng B. bản chất môi trường truyền sóng
C. tần số và bản chất môi trường truyền sóng D. bước sóng và tần số sóng
Câu 18: [VNA] Một chiếc kèn sacxo và một chiếc sáo cùng phát ra một nốt La. Người ta phân biệt
được âm của hai loại nhạc cụ trên là nhờ vào đặc trưng nào của âm ?
A. Âm sắc B. Độ cao C. Tần số D. Độ to
Câu 19: [VNA] Trên dây AB dài 2 m có sóng dừng có hai bụng sóng, đầu A nối với nguồn dao động
(coi là một nút sóng), đầu B cố định. Tốc độ truyền sóng trên dây là 50 m/s. Tần số dao động của
nguồn là
A. 25 Hz B. 50 Hz C. 12,5 Hz D. 100 Hz
Câu 20: [VNA] Sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. lỏng và khí B. khí và rắn C. rắn, lỏng và khí D. rắn và lỏng
Câu 21: [VNA] Bước sóng lớn nhất của sóng dừng trên sợi dây dài  = 2 m bị kẹp chặt một đầu, đầu
còn lại dao động tự do là
A. 8 m B. 1 m C. 3 m D. 4 m

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 22: [VNA] Một âm cơ học có tần số 12 Hz, đây là


A. âm nghe được B. siêu âm C. tạp âm D. hạ âm
Câu 23: [VNA] Một sóng cơ có biên độ A và bước sóng λ. Quãng đường sóng truyền đi được trong
một phần tám chu kì là
A 2 λ A λ
A. B. C. D.
2 4 4 8

CHƯƠNG 3

Câu 24: [VNA] Vai trò của lõi thép trong cấu tạo của máy biến áp là
A. tăng hệ số công suất mạch sơ cấp
B. giảm sự tiêu hao năng lượng do dòng điện Fu‒cô
C. giảm sự lệch pha giữa điện áp với cường độ dòng điện
D. tạo ra mạch từ khép kín
Câu 25: [VNA] Trong mạch điện xoay chiều gồm ba phần tử là điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm
thuần L mắc nối tiếp thì
A. uC luôn nhanh hơn pha i B. uR luôn cùng pha với i
C. u luôn nhanh pha hơn i D. uL luôn chậm pha hơn i
Câu 26: [VNA] Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng
A. tạo ra lực quay máy B. tạo ra suất điện động xoay chiều
C. tạo ra từ trường D. tạo ra dòng điện xoay chiều
Câu 27: [VNA] Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu tụ điện thì
A. điện áp cùng pha với dòng điện B. điện áp ngược pha với dòng điện
C. điện áp lệch pha 45 so với dòng điện
0
D. điện áp lệch pha 900 so với dòng điện
Câu 28: [VNA] Đặt một điện áp xoay chiều u = 220 2 cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C
không phân nhánh có điện trở R = 100 Ω. Khi hệ số công suất của mạch lớn nhất thì công suất tiêu
thụ của mạch là
A. 484 W B. 115 W C. 172,7 W D.460W
Câu 29: [VNA] Điều kiện để xảy ra hiện tượng công hưởng điện trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp
được diễn tả theo biểu thức nào sau đây ?
1 1 1 1
A. ω2 = B. f 2 = C. ω = D. f =
LC 2πLC LC 2π LC
Câu 30: [VNA] Dòng điện xoay chiều chạy qua một mạch điện có biểu thức i = 2cos100πt (A). Giá
trị hiệu dụng của cường độ dòng điện là
2
A. 2 2 B. 2 D. 2 C.
2
Câu 31: [VNA] Cho các phần tử: điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L, tụ điện C. Đoạn mạch xoay
chiều nào sau đây có hệ số công suất bằng không ?
A. R, L, C nối tiếp B. L, R nối tiếp C. L, C nối tiếp D. C, R nối tiếp
Câu 32: [VNA] Cho mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, tổng trở của cả mạch là Z, cường
độ dòng điện chạy trong mạch là i = I0cosωt và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = U0cos(ωt +
φ). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
UI
A. P = I02Z B. P = 0 0 cοsφ C. P = RI02 D. P = U0 I0 cosφ
2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 33: [VNA] Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos(100πt) A. Pha của dòng điện tại thời
điểm t là
A. 50πt B. 0 C. 70πt D. 100πt
Câu 34: [VNA] Trong thực tế, khi truyền tải điện năng đi xa bằng dòng điện xoay chiều thì phương
án tối ưu được chọn là dùng
A. dòng điện khi truyền đi có giá trị lớn B. điện áp khi truyền đi có giá trị lớn
C. đường dây tải điện có điện trở nhỏ D. đường dây tải điện có tiết diện lớn
Câu 35: [VNA] Ba suất điện động xoay chiều phát ra từ một máy phát điện ba pha đang hoạt động,
từng đôi một lệch pha nhau
A. π/2 B. 2π/3 C. π D. 4π/3
Câu 36: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = 100 2 cos(100πt) V vào hai đầu một đoạn mạch thì cường
độ dòng điện qua mạch i = 2 2 cos(100πt + π/3) A. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong 1
giờ là
A. 400 J B. 720 kJ C. 200 J D. 360 kJ

CHƯƠNG 4

Câu 37: [VNA] Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào
dưới đây ?
A. Mạch phát sóng điện từ B. Mạch biến điệu
C. Mạch tách sóng D. Mạch khuếch đại
Câu 38: [VNA] Cuộn cảm của một mạch dao dộng có độ tự cảm L = 50 µH. Tụ điện của mạch có
điện dung biến thiên được trong khoảng từ 60 pF – 240 pF. Tần số dao động riêng của mạch biến
thiên trong khoảng từ
A. 1,4 MHz đến 2 MHZ B. 1,45 MHz đến 2,9 MHz
C. 1,45 MHz đến 2,9 kHz D. 1,85 MHz đến 3,2 MHz
Câu 39: [VNA] Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sóng điện từ truyền đuợc trong chân không
B. Sóng điện từ mang năng luợng
C. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ
D. Sóng điện từ là sóng dọc
Câu 40: [VNA] Sóng nào sau đây không là sóng điện từ ?
A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh B. Sóng phát ra từ lò vi sóng
C. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình D. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh
Câu 41: [VNA] Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3183 nH và tụ điện
có điện dung 31,83 nF. Chu kỳ dao động riêng của mạch là
A. 2 µs B. 5 µs C. 6,28 µs D. 15,71 µs
Câu 42: [VNA] Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường
của cuộn dây được tính theo công thức
A. LI2 B. 2LI2 C. 0,5LI D. 0,5LI2
Câu 43: [VNA] Phát biểu sai khi nói về thuyết điện từ của Mắc xoen
A. Dòng điện dịch gây ra sự biến thiên điện trường trong tụ điện
B. Không có sự tồn tại riêng biệt của điện trường và từ trường
C. từ trường biến thiên càng nhanh thì cường độ điện trường xoáy càng lớn
D. điện trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện từ trường
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 44: [VNA] Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là
A. điện trường cong B. điện trường thế C. điện trường xoáy D. điện trường thẳng
Câu 45: [VNA] Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, cường độ dòng
điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng
A. π/4 B. π C. 0 D. π/2
Câu 46: [VNA] Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, đại lượng không phụ thuộc vào thời gian

A. điện tích trên một bản tụ B. năng lượng điện từ
C. năng lượng từ và năng lượng điện D. cường độ dòng điện trong mạch
Câu 47: [VNA] Để truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng phương pháp
biến điệu biên độ, trong đó sóng cao tần có tần số 800 kHz và sóng âm tần có tần số 1 kHz. Tần số
của sóng sau khi biến điệu là
A. 801 kHz B. 1 kHz C. 800 kHz D. 800 kHz
Câu 48: [VNA] Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường
B. hiệu điện thế và cường độ dòng điện
C. điện tích và dòng điện
D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
Câu 49: [VNA] Đặc điểm chung của sóng điện từ và sóng cơ nào sau đây đúng ?
A. Cả hai luôn là sóng dọc B. Cả hai đều bị phản xạ khi gặp vật cản
C. Cả hai luôn là sóng ngang D. Cả hai đều không mang năng lượng
Câu 50: [VNA] Bộ phận có trong sơ đồ khối của một mạch phát thanh đơn giản là
A. loa, anten thu, mạch tách sóng. B. micro, anten phát, mạch biến điệu.
C. loa, anten phát, mạch tách sóng. D. micro, anten thu, mạch biến điệu.

CHƯƠNG 5
Câu 51: [VNA] Thiết bị điều khiển từ xa được chế tạo dựa trên tính chất và công dụng của tia nào
dưới đây?
A. Tia gamma B. Tia tử ngoại C. Tia Ron-ghen D. Tia hồng ngoại
Câu 52: [VNA] Quang phổ gồm một dải màu đỏ đến tím là
A. quang phổ liên tục B. quang phổ vạch hấp thụ
C. quang phổ vạch phát xạ D. quang phổ của nguyên tử Hiđrô
Câu 53: [VNA] Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, lam và vàng vào một chất huỳnh quang
thì có một trường hợp chất huỳnh quang này không phát quang. Ánh sáng kích thích không gây ra
hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A. vàng B. chàm C. cam D. đỏ
Câu 54: [VNA] Bước sóng nào sau đây có thể là bước sóng của ánh sáng màu lam
A. 748 nm B. 495 nm C. 615 nm D. 404 nm
Câu 55: [VNA] Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
A. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gamma, sóng vô tuyến và tia hồng ngoại
B. tia gamma, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại và sóng vô tuyến
C. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy. tia tử ngoại, tia X, tia gamma và sóng vô tuyến
D. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma
Câu 56: [VNA] Trong các tia: tử ngoại, Rơn‒ghen, β, γ, tia nào có bản chất khác các tia còn lại ?
A. Tia tử ngoại B. Tia Rơn‒ghen C. Tia β D. Tia γ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 57: [VNA] Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tia laze ?
A. Dùng làm dao mổ trong phẫu thuật mắt, mạch máu
B. Dùng để cắt, khoan những chi tiết nhỏ trên kim loại
C. Dùng trong việc điều khiển các con tàu vũ trụ
D. Dùng trong y học trợ giúp chữa bệnh còi xương
Câu 58: [VNA] Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có
bước sóng khác. Đó là hiện tượng
A. tán sắc ánh sáng B. khúc xạ ánh sáng C. quang ‒ phát quang D. quang điện
Câu 59: [VNA] Tia nào có khả năng đâm xuyên rất mạnh, chỉ yếu hơn khả năng đâm xuyên của tia
gamma ?
A. Tia X B. Tia laze C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại
Câu 60: [VNA] Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng
A. có tính chất sóng B. là sóng siêu âm C. là sóng dọc D. có tính chất hạt
Câu 61: [VNA] Ứng dựng của việc khảo sát quang phổ liên tục là xác định
A. hình dạng và cấu tạo của vật sáng
B. nhiệt độ của các vật phát ra quang phổ liên tục
C. thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó
D. nhiệt độ và thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó
Câu 62: [VNA] Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu
lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát:
A. Khoảng vân tăng lên. B. Vị trí vân trung tâm thay đổi.
C. Khoảng vân giảm xuống. D. Khoảng vân không thay đổi.

CHƯƠNG 6

Câu 63: [VNA] Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A. Sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
B. Cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
C. Sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
D. Sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử Hidrô.
Câu 64: [VNA] Một đám nguyên tử hidrô đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động
trên quỹ đạo dừng N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát
xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch
A. 3. B. 6. C. 1. D. 4.
Câu 65: [VNA] Một vật có khối lượng nghỉ 60 kg chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng
trong chân không) thì khối lượng tương đối tính của nó là
A. 75 kg. B. 100 kg. C. 60 kg. D. 80 kg.
Câu 66: [VNA] Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.10 W. Năng lượng mà Mặt Trời tỏa ra trong
26

một ngày là
A. 3,3696.1030 J. B. 3,3696.1029 J. C. 3,3696.1031 J. D. 3,3696.1032 J.
Câu 67: [VNA] Một chất có khả năng phát ra ánh sáng với tần số 6.1014 Hz. Khi dùng ánh sáng có
bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang
A. 0,55 µm. B. 0,45 µm. C. 0,38 µm. D. 0,40 µm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 68: [VNA] Trong nguyên tử hidrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10‒11 m. Ở một trạng thái kích thích
của nguyên tử Hidrô, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r = 2,12.10‒10 m. Quỹ
đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
A. O. B. L. C. N. D. M.
Câu 69: [VNA] Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôton do laze phát ra có
A. độ sai lệch tần số rất nhỏ. B. độ sai lệch năng lượng rất lớn.
C. độ sai lệch bước sóng rất lớn. D. độ sai lệch tần số rất lớn.
Câu 70: [VNA] Biết công thoát electron của các kim loại canxi, kali, bạc, đồng lần lượt là 2,89 eV;
2,26 eV; 4,78 eV; 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 µm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện
tượng quang điện không xảy ra với các kim loại này sau đây
A. Kali và đồng. B. Canxi và bạc. C. Bạc và đồng. D. Kali và canxi.
Câu 71: [VNA] Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với
A. kim loại đồng. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại bạc.
Câu 72: [VNA] Chùm sáng laze không được ứng dụng
A. làm dao mổ y học. B. trong truyền tin bằng cáp quang.
C. làm nguồn phát siêu âm. D. trong đầu đọc đĩa CD.
Câu 73: [VNA] Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.
B. tăng nhiệt độ của một chất khí bị chiếu sáng.
C. giảm điện trở của một chất khí bị chiếu sáng.
D. thay đổi màu của một chất khí bị chiếu sáng.
Câu 74: [VNA] Trong dụng cụ nào dưới đây không có các lớp tiếp xúc?
A. Điôt chỉnh lưu. B. Cặp nhiệt điện. C. Quang điện trở. D. Pin quang điện.
Câu 75: [VNA] Điện trở của một quang điện trở có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị rất lớn. B. Có giá trị rất nhỏ. C. Có giá trị không đổi. D. Giá trị thay đổi.
Câu 76: [VNA] Pin quang điện hoạt động dựa vào
A. hiện tượng quang điện ngoài B. hiện tượng quang điện trong.
C. hiện tượng tán sắc ánh sáng D. sự phát quang của các chất
Câu 77: [VNA] Chọn câu sai.
A. Tia laze là một bức xạ không nhìn thấy được B. Tia laze là chùm sáng kết hợp
C. Tia laze có tính định hướng cao D. Tia laze có tính đơn sắc cao

CHƯƠNG 7

Câu 78: [VNA] Trong hiện tượng phóng xạ nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Phóng xạ là quá trình biến đổi xảy ra bên trong hạt nhân
B. Tia phóng xạ β‒ có bản chất là chùm electron được phóng ra từ trong hạt nhân
C. Theo định luật phóng xạ thì ban đầu có 10 hạt nhân phóng xạ sau 1 chu kì chắc chắn sẽ còn lại
5 hạt
D. Hằng số phóng xạ λ và chu kì T phóng xạ của một chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho
chất phóng xạ, nó không đổi theo thời gian
230 210
Câu 79: [VNA] Số nuclôn của hạt nhân 90 Th nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân 84 Po là
A. 6 B. 126 C. 20 D. 14

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 80: [VNA] Cho phản ứng hạt nhân: X + 199 F → 24 He + 168 O . Hạt X là
A. anpha B. nơtron C. đơteri D. prôtôn
Câu 81: [VNA] Nhiên liệu phân hạch khi hấp thụ một nơtron chậm, thường dùng trong các lò phản
ứng hạt nhân là
239 234 235 238
A. 92 U. B. 92 U. C. 92 U. D. 92 U.
Câu 82: [VNA] Phản ứng phân hạch được thực hiện trong lò phản ứng hạt nhân. Để đảm bảo hệ số
nhân nơ tron k = 1, người ta dùng các thanh điều khiển. Những thanh điều khiển có chứa
A. Urani và Plutoni B. nước nặng C. Bo và Cadimi D. kim loại nặng
Câu 83: [VNA] Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nuyên tử
A. chỉ phát ra sóng điện từ và biến đổi thành hạt nhân khác
B. bị vỡ ra thành hai hạt nhân có số khối trung bình
C. tự động phát ra tia phóng xạ và thay đổi cấu tạo hạt nhân
D. khi bị kích thích phát ra các tia phóng xạ như α, β, γ
Câu 84: [VNA] Trong một thí nghiệm nghiên cứu đường đi của các tia
‒ ‒ ‒
phóng xạ, người ta cho các tia phóng xạ đi vào khoảng không gian của hai
(1) (2)
bản kim loại tích điện trái dâu có điện trường đều. Kết quả thu được quỹ
(3)
đạo chuyển động của các tia phóng xạ như hình bên. Tia α có quỹ đạo là (4)
A. đường (4) B. đường (2) + + +
C. đường (3) D. đường (1)
226 222
Câu 85: [VNA] Hạt nhân 88 Ra biến đổi thành hạt nhân 86 Rn do phóng xạ
A. α B. β+ C. β‒ D. α và β‒
Câu 86: [VNA] Phản ứng hạt nhân không tuân theo
A. định luật bảo toàn điện tích B. định luật bảo toàn số nuclon
C. định luật bảo toàn năng lượng D. định luật bảo toàn số proton
235
Câu 87: [VNA] Biết số A‒vo‒ga‒dro là 6,02.10 mol‒1. Số notron trong 0,5 mol 92
23 U là
A. 8,8.1025 B. 2,2.1025 C. 4,3.1025 D. 1,2.1025
Câu 88: [VNA] Trong các phản ứng hạt nhân dưới đây, đâu là phản ứng phân hạch ?
A. 12 H +13 H →42 He +10 n B. 10 n + 92
235
U →95
39
Y +138
53
I + 301 n
C. 12 H +12 H →42 He D. 14
6
C →14
7
N + 0−1 e + 00 v
Câu 89: [VNA] Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ ?
A. Tia β+ B. Tia X C. Tia α D. Tia γ

LỚP 11

Câu 90: [VNA] Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là
A. điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ
B. hiệu điện thế đặt vào tụ càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn
C. điện dung của tụ càng lớn thì tụ tích được điện lượng càng lớn.
D. điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F)
Câu 91: [VNA] Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, góc tới
là i và góc khúc xạ là r. Khi i = 2r thì biểu thức đúng là
A. n = sinr B. n = 2sini C. n = 2cosr D. n = sini

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 92: [VNA] Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của
A. các ion dương cùng chiều trong điện trường
B. các electron tự do ngược chiều điện trường
C. các electron cùng chiều điện trường
D. các ion âm ngược chiều điện trường
Câu 93: [VNA] Các đường sức từ của từ trường dòng điện trong dây dẫn thẳng dài có dạng là các
đường
A. thẳng vuông góc với dòng điện
B. tròn đồng tâm trong một mặt phẳng song song với dòng điện
C. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện
D. thẳng song song với dòng điện
Câu 94: [VNA] Mắt điều tiết tối đa khi quan sát vật đặt ở
A. vô cực B. điểm cực cận C. điểm cực viễn D. điểm cách mắt 25 cm
Câu 95: [VNA] Dòng điện không đổi là dòng điện có
A. chiều không thay đổi theo thời gian
B. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
C. cường độ không đổi không đổi theo thời gian
D. điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian
Câu 96: [VNA] Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện
B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
C. khả năng tích điện cho hai cực của nó
D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện
Câu 97: [VNA] Vào mùa hanh khô, trong bóng tối, nhiều khi kéo áo len qua đầu ta thấy có vệt sáng
trên áo len và có tiếng nổ lách tách. Đó là do
A. hiện tượng nhiễm điện cọ xát B. do va chạm giữa các sợi vải của áo
C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng D. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc
Câu 98: [VNA] Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt song song với mặt đất và có hướng từ Bắc
sang Nam. Đặt vào một từ trường đều mà đường sức từ thẳng đứng hướng lên. Khi đó lực từ tác
dụng lên đoạn dây
A. hướng từ Nam đến Bắc B. hướng từ Đông sang Tây
C. hướng từ Bắc đến Nam D. hướng từ Tây sang Đông
Câu 99: [VNA] Một cặp nhiệt điện có nhiệt độ hai mối hàn là T1, T2, hệ số nhiệt điện động là αT. Độ
lớn suất điện động nhiệt điện xuất hiện trong cặp nhiệt điện này được xác định bởi biểu thức
A. E = T|T12 − T22 | B. E = T |T1 − T2 | C. E = T T12 + T22 ( ) D. E = T (T1 + T2 )
Câu 100: [VNA] Một từ trường đều có phương thẳng đứng, hướng xuống. Hạt α chuyển động theo
hướng Bắc địa lý bay vào từ trường trên. Lực Lorenxơ tác dụng lên α có hướng
A. Đông ‒ Bắc B. Tây C. Đông D. Nam

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9

You might also like